Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Có lẽ ảnh hưởng từ bài hát này mà mình bị đuổi học,

Mời nghe bài hát trước:

(Không thấy giới thiệu người hát, TC đoán chính là tác giả)

phan_ni_tan_5
Thiếu úy Phan Ni Tấn (1970)

Nhạc sĩ: Phan Ni Tấn
Phan Ni Tấn sinh năm 1946 tại Ban Mê Thuột
Quê nội Cần Giuộc, quê ngoại Thừa Thiên, Huế.
1960, cựu HS Trung học Ban Mê Thuột,
1969, cựu sinh viên Đại học Khoa học Sài Gòn,
01/1970, cựu SVSQ Võ Bị Thủ Đức
1975, tù cải tạo tại Ban Mê Thuột
1979, vượt biên qua Thái Lan,
Hiện định cư tại Toronto, Canada

-----------------

Trước 1975 bài hát này được phổ biến trong giới SVHS theo lối truyền miệng nên dễ tam sao thất bổn hoặc có thể người khác cải biên. Sau biến cố 75, theo nhạc sĩ thì bản gốc bài hát bị thất lạc. Mình chép lại lời theo clip trên (mà mình cho rằng chính tác giả hát)::
Bài ca học trò
Kính thưa thầy đây bài chính tả của con
Bài chính tả viết về nước Mỹ
Con viết hai lần sai chữ America
Con viết hai lần sai chữ communist
Con viết hai lần sai chữ liberty
Làm sao được, làm sao được, bỡi anh con vừa chết
Kính thua thầy đây bài luận triết của con
Một cái nhà và một trái phá
Một đám cưới hồng bên cạnh một đám ma
Một kiếp sống tàn dưới biển người no ấm
Ôi tiếng hát nào bên lệ em tuôn mau
Làm sao thuộc bài con học để vinh thân đời sau
Kính thưa thầy đây bài toán của con
Những đường cong, đường thẳng đều có gài mìn
Đường trong thành phố có bạn, có Mỹ con, con gái học trò
Đường vào rừng có chông sắt, có hầm hố cá nhân
Đường vào đời có đao kiếm, có xương máu căm hờn
Con đã chứng minh nhiều lần,
Đường ngoằn ngoèo qua Mỹ, qua Paris, thật ngắn
Nhưng không thể nối liền Sài gòn, Hà Nội
Nhưng không thể nối liền thành phố với làng quê
Con không đậu tú tài để đi sĩ quan Đà Lạt
Con không đậu tú tài để thành bác sĩ, kỹ sư
Kính thưa thầy đây bài thuộc lòng của con
Tổ quốc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến
Một trăm năm Pháp thuộc, hai mươi năm đọa đầy
Làm sao con thuộc được chuyện Kiều Nguyễn Du
Những bài thơ mùa thu Nguyễn Khuyến
Những bài công dân sử địa
Những bài học con ngại ngùng không dám đọc to trên hè phố hay giữa vùng ngoại ô xa
Kính thưa thầy đây là quyển vở của con,
Suốt năm chưa một tờ có chữ
Con để dành ép khô những giọt nước mắt
Của cha con, của mẹ con, của chị con và của cháu con
_____________


Kính anh Tấn :sau khi kiểm chứng với vài thân hữu tôi chép lại bài ca học trò sau đây;

1/Bài ca học trò.

.Em học trò,sao hôm nay em không đi học.
Vì đường mưa vẫn vắng người qua âm thầm
Chân em rất nhỏ,làm ơn chỉ dùm em lối nhỏ em đến trường
.Em học trò,sao hôm nay em không đi học
Nghe con dế gáy,sao em thương cái góc nhà
Ngoài kia có người nào vừa mới thở dài
Bây giờ đã hoàng hôn hay chỉ mới sớm mai
. Em học trò,sao hôm nay em không đi học
Sao bỏ lớp ra chơi dưới gầm cầu
Soi đôi mắt xanh trong giòng nước chảy
Tưởng là giọt lệ dành cho ngày lớn khôn
Em học trò ,sao hôm nay em không đi học
Trong sân trường em có biết
Gió vẫn lạnh đìu hiu.
. Em học trò,sẽ không bao giờ em còn được đi học.

2/ Lời thú tội.

Nếu đôi lúc nghe giảng bài con ngủ gục
Hoặc reo hò như một chỗ không ai
Thày tha thứ cho con đừng gắt gỏng
Vì bây giờ không còn chỗ vui chơi
Tuổi mới lớn,thèm đôi chân của biển
Thèm sân cỏ, thèm một giòng sông
Thèm ca hát,để thấy mình được sống
Được nâng niu từng chút giấc mơ hồng
Nhưng gai lửa thu đời vui bé lại
Mỗi bước đi,mũi súng hướng bên mình
Mỗi tiếng nói ra rập rình giáo mác
Con bàng hoàng ngơ ngác ngó xung quanh
ĐK: Cuộc chém giết chưa đến hồi ngã ngũ
Nên máu xương nhuộm đỏ nỗi thù hằn
Nên giới tuyến người lui về cố thủ
Và bày trò đánh lén ở sau lưng
Lũ chúng con một vài thằng gục ngã
Rất âm thầm như những giọt sương khuya
Làng quê con băng mình trong lửa đạn
Đường trở về nghẽn lối phân chia
. Con lớn lên thấy mình bơ vơ quá
Mẹ cha xa,bè bạn cũng nghi ngờ
Không chỗ nghỉ chân,không nơi nương tựa
Đời con quanh quẩn một mình
Cùng nỗi nhớ bao la
Vào lớp học mới thấy mình còn trẻ
Còn tự do,thở hít chút ân tình
Dù bé mọn ,thày cho con được giữ
Trong thế tình,mỗi lúc một chông chênh...

Xem thêm: Những câu chuyện xoay quanh tác giả và tác phẩm  
_____________


"Bài ca học trò" trên từ nguồn Nam Chi, có thể là bài thơ của Cao Huy Khanh (TC dẫn)

Khi hai mươi hai tuổi

Em học trò sao hôm nay em không đi học
Mà đường đi vẫn vắng người qua vẫn nhiều
Tay em rất nhỏ em ôm cặp sách
Làm ơn chỉ giùm em lối nhỏ em vào rừng.
Em học trò sao hôm nay em không đi học
Những ảo mộng nào em không nói cho ai nghe
Có người tử trận ngoài biên giới
Có người nằm ngủ trên hè phố đêm nay.
Em học trò sao hôm nay em không đi học
Nghe con dế gáy sao em thương cái góc nhà
Ngoài kia có người nào mới thở dài
Bây giờ đã hoàng hôn hay chỉ mới sớm mai.
Em học trò sao hôm nay em không đi học
Đã có biết bao nhiêu chuyến tàu đưa em về quê
Em đứng làm chi trên bến nước
Con sóng miền xa có chở em đâu một tuổi rất buồn.
Em học trò sao hôm nay em không đi học
Sao bỏ lớp ra chơi dưới gầm cầu
Thả cho con mắt trôi theo dòng nước
Rồi để dành giọt lệ cho một ngày lớn khôn.
Em học trò không bao giờ em còn đi học
Trong sân trường em có biết lá vẫn rụng đìu hiu.
____________

Phan Ni Tấn thuật lại:
"Năm 1972, Phan Ni Tấn có người anh cả tử trận tại Pleiku. Mang tâm trạng đó, lại được xem một bài thơ của một tác giả cùng lứa tuổi với những suy tư như mình, Phan Ni Tấn phổ thành “Bài ca học trò” và hát cùng với bạn bè trong sinh hoạt phong trào “Du Ca Lòng Mẹ” tại Ban-Mê-Thuột.
Không rõ thế nào mà bài ấy lan xuống Saigon và phổ biến, nhất là trong giới thanh niên."( RFA)
_______________


Thợ Cạo

Ngày đó không khí chiến tranh đã phả vào học đường, đến với sinh viên và học sinh lớp lớn. Năm lớp 11C, có lẽ ảnh hưởng phần nào từ bài hát trên mà mình đã "trả treo" lại với thầy Trần Thinh là người mình nể trọng (thầy đang ở Mỹ), nhớ chuyện đại khái thế này:

Thầy gọi một bạn học đứng lên trả bài... bạn í cà lăm, thầy bảo:
anh học thế này sao trở thành thầy cô dạy lại cho thế hệ sau?...

Mình ngồi bàn đầu nghe nên dị ứng nói:
thưa thầy, đâu nhất thiết học rồi sẽ làm thầy cô...

Thầy: vậy anh học để làm gì?

Mình: thưa thầy, em chỉ học cho biết...

Thầy: tôi chỉ dạy cho học sích sau này thành những công dân có ích cho xã hội, anh ra khỏi lớp tôi ngay, tôi không dạy những người như anh.

Mình ôm sách vở ra khỏi lớp, lên gặp thầy giám thì để kiện, lý sự tiếp:
thưa thầy, chưa ra toà (ý nói hội đồng kỷ luật của trường), chưa kết luận đúng sai thì chưa có tội, em phản đối quyết định...
Nói thì nói, chẳng ai xử, từ ngày đó trở đi, tới giờ môn anh văn mình ở ngoài chơi thơ thẩn, phải tự học ở nhà.