Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Những vay mượn từ người Tàu

Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa là một trong những tác động chính trong việc vay mượn về ngôn ngữ. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố khác như địa lý, lịch sử, chính trị và xã hội trong việc hình thành ngôn ngữ vay mượn. Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vốn là một “melting pot”, dễ dàng hòa nhập với các nền văn hóa khác từ tiếng Tàu, tiếng Pháp và cuối cùng là tiếng Anh.
Có thể lấy bài hát Gia tài của mẹ của Trịnh Công Sơn để giải thích sự vay mượn của ngôn ngữ Việt: “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày…” Như vậy, Việt Nam đã trải qua ba thời kỳ ảnh hưởng, lần lượt theo thứ tự thời gian là của Tàu, sau đó đến Pháp và cuối cùng là Mỹ trong những năm chiến tranh gần đây nhất.
Trước hết, xin được bàn về ảnh hưởng của Trung Hoa mà ta thường gọi nôm na là Tàu cùng những biến thể như Người Tàu, Ba Tàu, Các Chú, Khách Trú và Chệt hoặc Chệc. Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16/2/1870) giải thích:

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

"Hú hồn chú chuột, răng cũ về mày, răng mới về tao"



Nhổ răng, ôi thật là cơn ác mộng của tụi trẻ con! Thế là để "thi vị" hóa công cuộc nhổ răng, dân gian ta đã sáng tác ra những tục thú vị để "dụ" răng mọc thật là nhanh bằng cách ném răng hàm trên lên mái nhà, răng hàm dưới thì ném xuống gầm giường cho chuột tha, lại còn nghĩ hẳn những câu bùa chú cho trẻ con thành tâm niệm niệm.
Chuột tha răng đi thì răng mới mọc lại. Các bé háo hức lắm, vậy là quên đi cái đau, cái lỗ hổng buồn buồn trong miệng. Còn việc ném lên mái nhà hay gầm giường thì có người giải thích rằng răng trên răng dưới sẽ nhớ nhau, muốn gặp nhau nên sẽ mau mau mọc lại.
Thế mới biết, để dỗ trẻ con, người xưa cũng lắm mẹo thật hài và thật hóm nhỉ!


Nhớ cải trời cho.

Cải trời còn có tên là rau tàu bay, gọi thế vì bông nó khi già, gió thổi bay khắp nơi, bay đến đâu gặp mưa thì nó nẩy mầm tái sinh. Với lính chiến thiếu vitamin nghiêm trọng. Mỗi khi thèm chất rau, bộ đội ta đi tìm nó để nấu canh. Rau này mọc hoang, xem lẫn trong bãi cỏ nên dễ thấy. Có mưa nó lên xanh mơn mởn, ngắt hái về ăn. Rau có mùi thơm, vị ngọt hơi hăng và nhẩn nhẹ. Nấu ăn rất ngon mà không phải nêm thêm bột ngọt.
Có đứa bảo ăn nhiều sẽ bị thiếu máu, sốt rét nên lính ta hơi ngán, không dám ăn nhiều thường xuyên. Nay, tìm hiểu thì nó vô hại, lại hổ trợ trị được một số bênh. Có điều: nếu ăn nhiều có thể gây khó thở, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt... Người ta bảo khi nấu nên vớt váng tinh dầu nổi trên nước ăn đỡ hăng mùi xăng.
Hôm nào mình thấy, sẽ hái về ăn lại xem sao.

Trùng thế khó chơi!

Nhiều đơn vị quân VN quần nhau bể mình bể mẩy với Kh'mer Đỏ. Có những khi khó khăn gian khổ, thương tật không thua gì thời chống Mỹ. Bõi vì phương châm tác chiến của chúng là:
“Địch tiến, ta lùi; địch dừng, ta quấy; địch mệt, ta đánh; địch rút, ta truy”

"Chuông nguyện hồn ai"

Đám kền kền, mới gặp thấy đã kinh! Chúng thường sống ở những bãi cát ven sông Mê Kông. Đầu nó lơ phơ lông, cổ dài ngoằn trụi lủi, khoác cái áo tơi lá, toàn thân một màu mốc khính. Đi dứng rù rụ như trù ẻo người chết. Dưới lớp lông của nó đầy ký sinh trùng đu bám. Chiến hữu Nguyễn Tam Mỹ nhớ lại kể: có lần bỏ vào nồi trụng lông để làm thịt thì từ trong họng nó ọc ra lúc nhúc những dòi. Hãi quá, vứt luôn. Còn cái nồi, rửa kiểu gì cũng không hết mùi hôi thúi.
Dân CPC đói khổ mấy cũng không ăn thịt nó. Thế mà, lính thiếu thốn thèm chất tươi nên chơi đại! Trinh sát đơn vị tôi không biết, dùng súng M79 bắn chết 4 con. Đem làm thịt, chưa kịp ăn thì 5 chú đã mất mạng do lính đơn vị khác bắn nhầm, kéo theo 5 dân oan uổng...












Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Vì sao Việt Nam chỉ cần nửa tháng để thắng hơn 20 sư đoàn Khmer Đỏ?

(Kiến Thức) - Ưu thế vượt trội về trang bị vũ khí là một trong những yếu tố quyết định giúp Quân đội Nhân dân Việt Nam phản công "thần tốc" đánh bại hoàn toàn 20 sư đoàn quân chính quy Khmer Đỏ chỉ trong nửa tháng.

Sau một thời gian kìm chân, tiêu hao sinh lực địch quân Khmer Đỏ ở khu vực biên giới, ngày 23/12/1978, QĐND Việt Nam tung lực lượng lớn gồm nhiều sư đoàn tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận biên giới Tây Nam.
Chỉ trong vòng nửa tháng, quân ta đã giải phóng thủ đô Phnom Pênh và nhiều TP lớn khác ở Campuchia. Đồng thời, chúng ta cũng đánh tan hàng vạn quân Khmer Đỏ, giải thoát cho hàng triệu người Campuchia trước sự tàn bạo của Pol Pot.
Việc có thể đánh bại 20 sư đoàn chính quy của Khmer Đỏ chỉ trong một thời gian ngắn như vậy đã khiến thế giới đặt ra nhiều câu hỏi tại sao chúng ta - QĐND Việt Nam có thể làm nên chiến thắng "thần tốc, kỳ diệu" tới vậy.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

Cạo cắn linh tinh... 7



"Cái giá sau mùi thuốc súng!"

Các Cựu chiến binh thân yêu cùng Các bạn trẻ!

Đa phần các bạn trẻ ngày nay hiểu đại khái từng có hai cuộc chiến gần đây: Một Chiến tranh Biên giới Tây Nam, sau đó quân Việt Nam vượt biên giới tiến công sang nước Campuchia và Chiến tranh Biên giới Phía Bắc. Vì lẽ đơn giản nhà trường chỉ dạy qua loa cho có lệ, gọi là lịch sử! Tôi không có ý định để lèo lái chính trị, không phân tích sâu cuộc chiến. Mà đơn giản tìm một sự đồng cảm trong tình người, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc mình. Và nói về trách nhiệm của Chính phủ là người thay mặt dân đối xử với những người đã cống hiến, kế thừa truyền thống giữ nước của cha ông.

Thế hệ chúng tôi những người cầm súng trực tiếp chiến đấu trong hai cuộc chiến đó khắc cốt ghi tâm hai ngày cùng trong năm 1979: ngày 07 tháng 1 giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng và ngày 17 tháng 2 chống Trung Quốc xâm lược vào phía Bắc lãnh thổ nước ta. Thời gian thật không chỉ là cột mốc hai ngày này mà kéo dài mười mấy năm từ 1975 đến 1989. Viết đến đây thôi, tôi đã xúc động đến rươm rướm nước mắt, nhớ lại đồng đội của mình đã ngã xuống và những bạn bè cùng chung ngọt xẻ bùi với mình. Những đồng đội trở về, giờ đây họ sống chết ra sao?.

"Ăn chắc, mặc bền, đi... Suzuki là khỏi... thắc mắc"

Xem lại quảng cáo bán xe Suzuki những ngày đầu vào Miền Nam.

Quý ông kịch lãm hãy nhớ đứng sát hơn nữa


Đời người trải qua ba bửa tiệc lớn


"Tiếng Việt còn, nước ta còn"

Mắc cười cho mấy chú tự nhận là nhà khoa học trẻ.

Liên lạc với Gs Nguyễn Văn Tuấn, tức là những người có thật. Nhờ Giáo sư công bố "tâm thư" gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Còn Trẻ mà háo danh kèn cựa cái chức GS, PGS.
Gọi Phó Thủ tướng bằng Kính thưa thầy, xưng Em, ký tên thì Nhóm nhà khoa học trẻ cầu tiến. Lôm côm, oải chè đậu!
Hy vọng tương lại đất nước gì ngữ ấy?

Môn chém đồng đội


Ngừ ta mơ nhà 2 mặt tiền còn quơ tui Và Vang có 2 mặt ruộng.

Bữa giỗ cha, H rủ ba bạn học đến dự cho biết nhà, mình nói đùa "mấy ông đi cho biết Và Vang nay không còn Cộng sản nữa". Giới thiệu với bạn là ông anh đang thủ gôn từ đường.
Ở cái xóm nhỏ hơn chục nóc nhà, xung quanh toàn là đồng ruộng. Cách xóm 300 mét là hòn núi nhỏ, người ta trồng hoa màu và cây bạc hà...
Tại quê mình mấy chục năm nay, chính quyền kiểm soát đất nông nghiệp rất tốt, không để dân lấn đất ruộng làm nhà. Con người ngày càng sinh sôi, chủ nhà chia đất vườn còn lại cho con cháu có gia đình ra riêng ở. Cho nên hầu như nhà nào cũng chỉ còn lại khoảng sân, cái chuồng bò và miếng đất vườn bé tẹo...

Đo mực nước nấu cơm


Tìm kiếm Blog này