Thời gian Tháng 5 năm 1975 - tháng 12 năm 1989
Địa điểm Việt Nam - Campuchia (không tính Thái Lan)
Tham chiến: Giữa quân đội CHXHCN Việt Nam, CHND Campuchia với quân đội Campuchi Dân chủ
(không tính quân đội Hoàng gia Thái Lan và các phe phái khác ở Campuchia).
Lực lượng tham chiến
Theo Vi.wikipedia
3 quân đoàn cùng các đợn vị thuộc quân khu: 180.000 quân Việt Nam, hỗ trợ bởi khoảng 20.000 quân nổi dậy CPC (Trong đó, để chuẩn bị phản công toàn tuyến, giải phóng CPC, VN đã tăng viện thêm 80.000 quân)
19 sư đoàn với 70.000 tới 90.000 quân Campuchi Dân chủ - năm 1979 (nguồn phương Tây)
Tổn thất nhân mạng
Theo Đại sứ Nguyễn Chiến Thắng
Trong sổ tay của anh Lý Quang Bích, tham tán công tác tại Sứ quán Việt Nam ở Cămpuchia, có đoạn ghi : số quân Việt Nam bị thương vong trong chiến tranh chống bọn Pôn Pốt : chết 55 000 người, bị thương tương tự như trên. Thời kỳ 1977-1978, bộ đội Việt Nam hy sinh ở biên giới là 30.000 người. Từ sau 1979 và trong năm 1980 là 15000 người. Từ 1981 đến hết 1988 là 10.000 người.
Đó là ghi chép của anh Lý Quang Bích để nói với báo chí. Còn theo số liệu mà hai tác giả Harish C.Mehta và Julie B.Metha đưa ra trong cuốn Hun Sen, Người hùng của Campuchia (Hun Sen, Strongman of Cambodia, Graham Brash, Singapore, 1999, p.86) thì con số cao nhất phải tới 220.300, trong đó 55.300 người chết, 110.000 người bị thương nặng và 55.000 người bị thương nhẹ.
Theo http://www.enigmaterial.com/icsnap/asia-2b.html, số quân Việt Nam hy sinh trong toàn cuộc chiến là 55 ngàn người, trong đó có 30 ngàn người mất trước khi Việt Nam đánh sang Campuchia tháng 12 năm 1978. Theo http://www.johnpilger.com/page.asp?partid=82 thì có tổng cộng 80 ngàn binh lính Việt Nam bị chết và bị thương trong 10 năm chiếm đóng Campuchia.
Cũng theo Vi.wikipedia
Việt Nam
Tới 1-1979: 8.000 chết hoặc bị thương
Toàn cuộc chiến (tới năm 1988, bao gồm cả thời kỳ chiếm đóng Campuchia): ~10.000 tới 25.300 chết, ~20.000 bị thương. 55.300 thương vong (kể cả dân thường) từ năm 1977 tới tháng 10-1989
Campuchia
12-1978 tới 5-1979: 30.000 chết và bị thương, hàng vạn bị bắt
Tới 1988: 100.000 chết, hàng chục ngàn dân thường chết vì bệnh tật và đói khát
Trong các đợt tấn công đó, Khmer Đỏ đã thực hiện thảm sát đối với người Việt Nam, một ví dụ là vụ thảm sát Ba Chúc vào tháng 4 năm 1978 với 3157 dân thường bị giết hại. Từ năm 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới.[12] Việt Nam cố gắng giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao, nhưng Khmer Đỏ từ chối đàm phán, Trung Quốc không chịu làm trung gian hòa giải, còn Liên Hợp Quốc không có biện pháp gì phản hồi lại các phản đối của chính quyền Việt Nam về các hành động gây hấn của Khmer Đỏ.[13] Việt Nam phải chuyển sang sử dụng vũ lực để giải quyết cuộc xung đột.
Từ tháng 12 năm 1977 đến 14 tháng 6 năm 1978, theo số liệu không chính thức từ một nhà nghiên cứu hải ngoại, phía Việt Nam bị thương vong 30.642 bộ đội, trong đó số chết là 6902 người. Hơn 30 vạn người phải tản cư về phía sau, bỏ hoang 6 vạn ha đất sản xuất. Còn theo cuốn "Cuộc chiến tranh bắt buộc" của Đại tá QĐNDVN Nguyễn Văn Hồng, có thể ước lượng Việt Nam bị thương vong 8.500 bộ đội, trong đó số chết là gần 3.000 người[14].
Ngày 13 tháng 12 năm 1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, Khmer Đỏ đã huy động 10 trong 19 sư đoàn (khoảng 50.000 đến 60.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xã Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh khu vực Bảy Núi (An Giang), 1 sư đoàn đánh Trà Phô, Trà Tiến (Kiên Giang). Tại những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Việt, như đã làm với người Khmer.
Quân đội Việt Nam đã chống trả quyết liệt và đã kìm chân bước tiến, đồng thời tiêu hao sinh lực của quân Khmer đỏ. Các hướng tiến quân của Khmer Đỏ bị chặn lại và không thể phát triển được. Ngoại trừ Hà Tiên bị chiếm giữ trong thời gian ngắn, không một thị xã nào của Việt Nam bị chiếm. Theo thống kê từ Việt Nam, từ tháng 6-1977 đến tháng 12-1978, họ đã tiêu diệt 38.563 quân Khmer đỏ, bắt sống 5.800 lính khác[1]. Theo Tạp chí Time, quân Việt Nam tiến hành các cuộc không kích và giao tranh trên bộ, đánh vào các đơn vị quân Khmer Đỏ dọc biên giới nhằm làm suy yếu quân Khmer Đỏ trước khi quân Việt Nam bắt đầu chiến dịch đã tiêu diệt khoảng 17 ngàn quân Khmer Đỏ.[15]
____________
Chắc chắn rằng bộ đội VN đánh nhau với quân Campuchia Dân chủ không thể ác liệt bằng thời chiến tranh đánh Mỹ - VNCH. Nhưng so sánh tỉ lệ số thương vong trên tổng số quân tham chiến không hề nhỏ, tại sao?
Ta và địch thương vong nhiều nhất vào năm 1977-79 ở tuyến biên giới từ Tây Ninh đến Kiên Giang, nội địa CPC và năm 1983-85 ở tuyến biên giới CPC - Thái Lan. Gần như là quy luật, vào mùa mưa hai bên án binh, quân Pôn Pốt quấy rối tiêu hao sinh lực VN, quân VN truy quét quanh địa bàn đóng quân. Vào mùa khô phía VN chủ động mở chiến dịch đánh lớn vào các căn cứ tàn quân Pôn Pốt để đẩy quá trình thoát khỏi vũng lầy CPC.
Vì sao Bộ đội Việt Nam bị chết và bị thương nhiều tại chiến trường Campuchia?
Một thành viên trang Vi.wikipenia, trong phần thảo luận viết thế này:
Tôi là một người lính chiến đấu mang số hiệu Quân nhân 77317523 thuộc Đại đội Pháo mặt đất 130 ly, E 4, Sư đoàn 31, Quân đoàn 3 nhận thấy :
1. Chúng tôi không được phổ biến kinh nghiệm chiến đấu trước khi đưa chúng tôi vào chiến trường K.
2. Vào chiến trường chúng tôi không được cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước uống ; Bộ đội chúng tôi phải tự vào rừng tìm kiếm rau xanh, quả xanh, thường trúng mìn và bị phục kích của lính Pôn Pốt.
3. Hơn 1 năm ở chiến trường K tôi phải làm quá nhiều nghề : Trinh sát, thông tin vô tuyến, thông tin hữu tuyến, pháo thủ, chỉ huy trận địa pháo. Đồng đội tôi cũng vậy, làm sao tinh nhuệ được; Chết là phải !
4. Bộ đội Việt Nam rất chủ quan, khinh địch. Cụ thể : Tháng 03 năm 1979 trong đơn vị tôi tại biên giới CPC và Thái lan, lực lượng địch rất đông và chiếm bình địa rộng lớn thì bộ đội Việt Nam chúng tôi ở rải rác, lực lượng mỏng, cán bộ (Đại đội trưởng)lại không rành địa hình chiến đấu rất hay dẫn chúng tôi đi nhầm đường lạc vào ổ phục kích của địch, bộ đội chết và bị thương rất nhiều ; Quân đoàn trưởng Kim Tuấn của chúng tôi (Chủ quan) đã bị lính Pôn Pốt phục kích bắn bằng súng B40 vào cột sống. Chúng tôi lặng người đi trong nỗi đau đồng đội lúc bấy giờ.
Tháng 7 năm 1979 chúng tôi về Việt Nam để tiến quân về Biên giới Việt Trung. Lòng tôi tràn đầy nỗi nhớ : Nhớ đồng đội đã bỏ xác ở chiến trường K và nhớ người dân Căm Pu Chia hiền lành đức độ đã che chở chúng tôi từ hớp nước uống và điếu thuốc dê... Xin cảm tạ trang thông tin cho tôi cơ hội để bày tỏ nỗi niềm người lính.
15:33, ngày 20 tháng 5 năm 2010 Thục 0913705505
Thợ cạo nghĩ với con số tham khảo như trên thì quân VN tổn thất nhân mạng trong 2 năm ở biên giới gần bằng số tổn thất 9 năm ở Campuchia. Đánh nhau ở đất Viêt thì dân Việt chết, đánh nhau ở đất Cam thì dân Cam chết.
Ở chiến trường biên giới Tây Nam những năm 1977-78, tuy phía ta quân số có trội hơn nhưng ở thế bị động, ta với địch đánh nhau ngang ngửa và tổn thất xem xem nhau.
Sau khi giải phóng CPC, ta thế mạnh áp đảo, địch là tàn quân, đánh nhau chỉ ác liệt khi ta mở chiến địch tấn công căn cứ chúng.
Còn lại trong nội địa CPC: quân ta chết vì nhiều lý do: Đánh nhau trực diện với địch, kế nữa là đạp phải mìn địch cài, tiếp là chết do bắn nhầm nhau là chuyện thường tình, sốt rét ốm đau, bất cẩn vũ khí, chết đuối nước và đủ thứ linh tinh khác…Tóm lại là xuất phát từ nguyên nhân chính của một đạo quân viễn chinh không chuyên nghiệp. Lạ nước lạ cái, rải quân khắp nơi cuốc bộ là chính, chỉ huy thiếu kinh nghiệm, lính lác lơ tơ mơ không được huấn luyện kỹ, thiếu thông tin liên lạc, thiếu phương tiện vận chuyển kịp thời, hậu cần kém .v.v...
Đơn cử như đại đội của tôi, anh C trưởng là người duy nhất nhập ngũ năm 1974 (không rõ có từng đánh nhau chưa). Cả đại đội chỉ có một máy thông tin, các trung đội đi truy quét gặp địch lấy gì báo về chỉ huy xin chi viên. Từ đơn vị về tiểu đoàn phải mượn thuyền dân qua sông ngược dòng, đi mất cả buổi thì bị thương nặng làm sao cứu kịp...
BBC 26 tháng 9 2014
Bao nhiêu lính VN thiệt mạng ở Campuchia?
Tròn
25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống
kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở
đất nước Chùa Tháp.
Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm
25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện
Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam
thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.Tuy nhiên, theo số liệu mà một cựu chuyên viên tổ nghiên cứu về Campuchia của Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra con số tử vong có thể lên tới năm chục ngàn, hoặc thậm chí cao hơn nữa.
"Trong tay tôi có con số thống kê của ngành Quân y, Tổng cục Hậu cần, số thương vong trong mười năm, cả bị thương và hy sinh là hơn 156.000.
"Trong đó, hy sinh gần 39.000. Đây là số liệu của ngành Quân y, của Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam", Đại tá Thắng nói với BBC.
Từ Paris, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy đưa ra một số liệu khác.
Ông nói: "Những con số đưa ra hiện nay cũng chưa chính xác lắm... Nhưng người ta nói khoảng 55.000 binh sỹ, tức là bộ đội cộng với thanh niên xung phong Việt Nam đã hy sinh trên chiến trường Campuchia thời gian đó."
Theo ông Huy, năm 1979, khi Việt Nam bắt đầu phát động phong trào đưa các lực lượng sang Campuchia, nhiều thanh niên Việt Nam được vận động sang quốc gia láng giềng để dọn dẹp chiến trường.
Tiến sỹ Huy nói: "Thanh niên Việt Nam được vận động trong những đội thanh niên xung phong để qua đó dọn chiến trường và đồng thời để chuẩn bị cơ sở khi bộ đội tiến quân, thì họ đi sau lưng để dọn chiến trường.
"Tôi thấy số người chết năm 1979 không biết là bao nhiêu, nhưng trong suốt mười năm, tôi nghĩ con số khoảng 55 ngàn người."
'Tài liệu mật'
"Tôi cũng là người theo dõi Campuchia và theo dõi cuộc chiến Việt Nam ở Campuchia, qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó,
"Thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt ở Campuchia", ông Hùng nói:
Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã nói một câu rất chí lý là vì vấn đề thương vong đó, cho nên từ nay không bao giờ Việt Nam gửi quân đội ra hải ngoại đấu tranh nữa. Đó là kết luận rất lý chí và điểm đó cũng rất đúng với chiến trường của các nước khác khi mà ở lại quá mức cần thiếtGS. Tạ Văn Tài, Hoa Kỳ
"Ngoại trưởng (Việt Nam) Nguyễn Cơ Thạch đã nói một câu rất chí lý là vì vấn đề thương vong đó, cho nên từ nay không bao giờ Việt Nam gửi quân đội ra hải ngoại đấu tranh nữa.
"Đó là kết luận rất lý chí và điểm đó cũng rất đúng với chiến trường của các nước khác khi mà ở lại quá mức cần thiết. Ví dụ như là Hoa Kỳ ở lại Trung Đông bây giờ."
Theo chuyên gia về luật học này, bài học rút ra là phải biết cách 'thoát ra khỏi' một cuộc chiến tranh ra sao.
Ông Tài nói: "Nguyên tắc căn bản là đã vô chiến tranh, thì phải có một lối ra, phải có một 'exit', một tư duy 'exit' thì mới được."
'Biết ơn'
Nhìn lại sự kiện diễn ra 25 năm về trước, cũng như đánh giá ý nghĩa cuộc can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam, vốn dẫn đến sự sụp đổ của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ từ năm 1979 ở Campuchia, nhân dịp này, Tiến sỹ Vannarith Chheang, nhà nghiên cứu người Campuchia từ Đại học Leeds, Anh quốc nói:"Về vấn đề nhân đạo, tôi nghĩ người Campuchia, phần lớn người Campuchia biết ơn đối với sự hy sinh của quân đội nhân dân Việt Nam là giải phóng người Campuchia."
Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia đang nghiên cứu tại Trung tâm Hòa bình và Hợp tác này, tình hình chính trị ở Campuchia và nhận thức của các đảng phái ở Campuchia hiện nay cũng có sự không thống nhất về hành động can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam trước đây.
Về vấn đề nhân đạo, tôi nghĩ người Campuchia, phần lớn người Campuchia biết ơn đối với sự hy sinh của quân đội nhân dân Việt Nam là giải phóng người Campuchia
Là một phóng viên theo các chuyển biến gần đây trong quan hệ Campuchia - Việt Nam, phóng viên Hồng Nga của BBC tiếng Việt chia sẻ thêm với tọa đàm.
"Đối với một bộ phận những người đã tìm hiểu lịch sử, hay những người đã sống trong thời kỳ Khmer Đỏ chẳng hạn, tôi nghĩ rằng chắc chắn họ vẫn có một sự hàm ơn đối với quân đội Việt Nam, bởi vì đã đặt dấu chấm hết cho một thể chế vô cùng tàn bạo như vậy. Thế nhưng đối với giới trẻ có một sự quan ngại, bởi vì họ không biết được về lịch sử của nước họ.
"Nó cũng giống như giới trẻ ở bất cứ đất nước nào, không riêng gì ở Việt Nam chẳng hạn, thì họ không nắm được những gì đã xảy ra. Và tinh thân bài Việt Nam thật sự gây lo ngại trong lúc này. Khi tôi nói chuyện với một số thanh niên, thì cảm thấy rằng thứ nhất họ không biết gì về lịch sử, và thứ hai là họ có một cái nhìn khá phiến diện đối với sự tham gia của Việt Nam trong vòng mười năm, trong một thập niên như vậy ở đất nước Campuchia."
Tự mâu thuẫn?
Liên Hợp quốc ngày nay không chỉ lên án chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ, mà còn đem ra xét xử nhiều thành viên của chính quyền này về các tội ác chống nhân loại.Khi được hỏi, liệu LHQ có tự mâu thuẫn gì hay không khi cũng chính chế độ này mấy chục năm về trước lại được LHQ công nhận cho giữ một chiếc ghế đại diện ở quốc tế, Tiến sỹ Vannarith Chheang nêu quan điểm:
"Khi đó thời gian đang là chiến tranh lạnh, như vậy vấn đề LHQ chấp nhận chiếc ghế của Khmer Đỏ cũng phản ánh chính sách của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ cùng các nước phương Tây khác và cả Trung Quốc nữa, cũng ủng hộ Khmer Đỏ, để làm thế nào không cho ảnh hưởng của Việt Nam lan truyền hiệu ứng Domino (domino effects) ở trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Đông Dương. Như vậy đó là vấn đề chính trị và trong thời gian chiến tranh lạnh."
Chính quyền cộng sản miền Bắc đã tiến chiếm miền Nam, đã gây ra một phong trào thuyền nhân rất vĩ đại. Chính vì vậy, cái nhìn của thế giới đối với chế độ, chính quyền VN lúc đó rất là xấu, mặc dù VN đã đưa quân qua, sang Campuchia để giải phóng dân tộc Campuchia khỏi nạn diệt chủng
"Từ sau năm 1975, chính quyền cộng sản miền Bắc đã tiến chiếm miền Nam, đã gây ra một phong trào thuyền nhân rất vĩ đại. Chính vì vậy, cái nhìn của thế giới đối với chế độ, chính quyền Việt Nam lúc đó rất là xấu, mặc dù Việt Nam đã đưa quân qua, sang Campuchia để giải phóng dân tộc Campuchia khỏi nạn diệt chủng.
"Nhưng mà hình ảnh Việt Nam, một quốc gia xua đuổi người ra biển một cách khủng khiếp như vậy, thành ra người ta có một cái nhìn xấu. Như vậy, mặc dù Việt Nam đã đuổi chế độ diệt chủng Pol Pot ra khỏi biên giới, nhưng thế giới vẫn không có một cái nhìn thiện cảm với Việt Nam, mà nghĩ Việt Nam là một quốc gia xâm lăng...
"Thành ra tôi thấy vấn đề này hết sức tế nhị, vấn đề hoàn toàn là chính trị, chứ không liên quan gì đến nhân đạo hết. Thành ra tôi nghĩ rằng nếu trở lại vấn đề này, phải nhìn lại vấn đề khách quan thời đó là nước Việt Nam dưới con mắt của thế giới rất là xấu, người ta nhìn Việt Nam như một quốc gia không tôn trọng nhân quyền cũng như là sự bình yên của miền Nam thời đó."
'Con bài mặc cả'
Trung Quốc được cho là quốc gia đã từng ủng hộ, hậu thuẫn chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ mạnh mẽ nhất từ khi lực lượng này nắm quyền ở Campuchia năm 1975 cho tới năm 1979, và Bắc Kinh cũng tiếp tục ủng hộ Khmer Đỏ sau khi chính quyền này sụp đổ, tan rã.Được hỏi liệu ngoài những nguyên nhân chính trị ra, liệu Trung Quốc có gặp vấn đề gì về mặt 'đạo lý' ở đây hay không khi được cho là đã 'tiếp tay' cho Khmer Đỏ 'diệt chủng' và gây nhiều tội ác chống nhân loại ở Campuchia, Tiến sỹ Vannarith Chheang nói:
"Cũng có vấn đề đạo lý đối với Trung Quốc về vấn đề chế độ Khmer Đỏ và đặc biệt là Tòa án xét xử chế độ Khmer Đỏ hiện nay đang diễn ra ở Campuchia, thì phía Trung Quốc cũng không ủng hộ nhiều để đem lại vấn đề lịch sử, đặc biệt là sự liên kết của Trung Quốc trong việc ủng hộ Khmer Đỏ."
Việt Nam muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mà Việt Nam chỉ có con bài lúc đó rất mạnh đó là vấn đề Campuchia, do đó việc đi đến thỏa thuận Thành Đô, là việc đi đến bình thường hóa quan hệ hai nước gắn chặt với việc giải quyết vấn đề Campuchia
"Lúc đó, để bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, chúng ta (Việt Nam) một mặt đã tuyên bố đơn phương rút quân, không kèm thêm điều kiện gì nữa, chúng ta đơn phương rút quân khỏi Campuchia, và rút quân hoàn toàn vào tháng 9/1989.
"Cùng lúc đó chúng ta đã sửa lại lời nói đầu của Hiến pháp, sửa lại Điều lệ Đảng, bỏ cái "Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp". Tất cả những sự kiện như thế, để chuẩn bị cho vấn đề bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc...
"Việt Nam muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mà Việt Nam chỉ có con bài lúc đó thế mạnh đó là vấn đề Campuchia, do đó việc đi đến thỏa thuận Thành Đô, là việc đi đến bình thường hóa quan hệ hai nước gắn chặt với việc giải quyết vấn đề Campuchia," cựu quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC.
_______________
Bài liên quan:
Vụ án P.A.S - Tử hình TMP trung đoàn vì cưỡng hiếp gái Campuchia, 3/1979
Nghĩ lại về Chuyện tử hình Bộ đội tình nguyện VN hiếp dâm ở Campuchia.
Một câu chuyện Chiến đấu ác liệt, trong đau thương, hận thù... ở An Giang, 1977
Đêm nằm mơ “Pot ở đầu phum Ta cuối phum”.
Đại úi Cạo ngồi tính sổ với Tàu
Chuyện tôi:
Trận đánh để đời của tôi.
Bà đỡ kẻ vô thần.
Quân ta đánh quân mình - một vụ có một không hai.
Một ngày, hai lần chống lệnh Hà Bá.
Chuyện dẫn quân đi lạc suốt đêm trong rừng.
Bạn có bao giờ bị chập dây chưa?
Đêm nằm mơ “Pot ở đầu phum Ta cuối phum”.
Đại úi Cạo ngồi tính sổ với Tàu
Chuyện tôi:
Trận đánh để đời của tôi.
Bà đỡ kẻ vô thần.
Quân ta đánh quân mình - một vụ có một không hai.
Một ngày, hai lần chống lệnh Hà Bá.
Chuyện dẫn quân đi lạc suốt đêm trong rừng.
Bạn có bao giờ bị chập dây chưa?