Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt: 'Chúng ta đừng ru ngủ mình'

Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với báo Quốc Tế về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...

ongkiet-1348651818_480x0.jpg
Ông Võ Văn Kiệt. Ảnh: Tuổi Trẻ
- Là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông suy nghĩ gì về sự kiện này?
- Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây hàng chục năm, chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là, tôi mong chiến tranh thực sự phải thuộc về quá khứ - một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
- "Khép lại" là một khái niệm không đơn giản?
- Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.
- Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó?

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Lính mộng du

NHỮNG ÂN NHÂN CỦA ĐỜI TÔI
NGUYỄN VĂN CỦA ( trích trong mùa chinh chiến ấy )
Hàng ngày, tôi thường xuống hồ tập bơi. Bởi nhiều tin lính chết đuối từ các đơn vị khác dội về. Năm nào trung đoàn tôi cũng có vài người chết đuối. 
....
Một đêm, đang ngủ trên đỉnh đồi, tôi bỗng nghe thấy tiếng kêu. Không biết là tiêng mang tác hay tiếng người gọi. Tôi định thần lại thì nghe thấy có tiếng người kêu rất xa. Tôi nhìn thấy ở dưới hồ có hai đứa trẻ đang bị đuối nước. Hai chị em. Đứa chị chừng 9 tuổi. Đứa em chừng 6-7 tuổi. Hai chị em đang chìm trong nước. Chúng kêu gào khóc lóc, đưa tay lên vẫy. Xung quanh, mặt nước đen ngòn, sóng vỗ mạnh. Hai chị em chấp chới giữa hồ. Tôi vội vùng dậy, chạy một mạch từ ngôi nhà trên đỉnh đồi xuống . Chạy hết sức nhanh. Nhất định cứu được hai chị em. Nhanh lên, không chúng nó chết mất. Tôi vừa chạy đến chân đồi, thấy anh nuôi Nguyễn Văn Của, người Bình Định, đang bê rổ gạo đi vo. Cạnh đó, bếp lửa đang cháy. Của hỏi tôi:’’ Đồng hương chạy đi đâu thế?’’-‘’ Cứu người chết đuối. Hai chị em đang chết đuối ngoài hồ kia kìa!’’-tôi vội nói.’’Ngoài hồ nào? Bây giờ mới 4 giờ sáng. Làm gì có ai ngoài đó?’’-Của nói.-‘’ Thật mà. Có người chết đuối!’’-tôi gạt Của sang bên. Nhưng anh tóm tôi lại. Của đẩy tôi xuống bao tải măng, dùng hai bàn tay ướt xoa vào mặt tôi. Lúc đó tôi chợt bừng tỉnh. Nhìn ra xung quanh, tôi thấy trời tối đen như mực. Chỉ bếp lửa mới nhóm là sáng. Tôi biết mình vừa tỉnh cơn mơ. Nếu không gặp Của lúc ấy, có lẽ tôi đã lao ra, nhảy thẳng xuống hồ và…chết đuối . Chết trong lúc mộng du. Chết kiểu này không biết có đau đớn không?
Cả ngày hôm đó, tôi như người mất hồn. Không làm được gì hết. Máy móc giao hết cho Thành. Tôi cũng không dám ra ngoài, không dám nhìn xuống hồ. 
.....
Trích từ: 
https://www.facebook.com/375707592849530/photos/a.377042146049408/656300328123587/

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Con top Viet Nam ngop hơi !!!!


Bản thân lính tráng chúng tôi rất ngại chuyện khiêng thương binh, tử sỹ qua các phum Campuchia. Khiêng trong rừng thì thế nào cũng được. Lính mình biết với nhau. Khiêng qua phum, dân nhìn vào, chẳng ra thể thống gì. Thương binh thì máu me dính đầy ra võng. Mà đã qua phum thì phải dừng lại nghỉ, bởi ở phum có nhiều bóng mát. Tất nhiên, qua phum Campuchia đâu phải như qua làng Việt. Chúng tôi không dám vào nhà dân. Bởi nhà nào cũng có anh em, họ hàng, con cháu,… tham gia quân đội Pol Pot. Hơn nữa, dân Khmer không cởi mở như dân mình. Xin miếng nước còn khó chứ đừng nói đến giúp đỡ này nọ. May lắm là có dịp ngồi lại, giở cơm nắm ra ăn , dân dòm ngó xem " con tóp" ăn gì . có gì đâu toàn muối rang với cá khô vừa ăn vừa xấu hổ. Vì thế, sau này, lính tráng bảo nhau, qua phum, kiên quyết không dừng. Dù đói, dù khát, cứ đi thật nhanh qua rồi mới tính chuyện nghỉ.

Qua thời gian tỉnh mộng, bói không ra ai là tư bản dân tộc?.

Ai thấy chỉ cho tôi rửa mắt. TC nghĩ ngày xưa thì có, nay thì không. Vì nước ư, nghe mỹ miều quá, sặc mùi mỵ dân! 
Tư bản chỉ yêu tiền thôi. Có thể trong thâm tâm họ, ban đầu có thiện ý đó nhưng vào vòng xoáy hổn loạn của chính trị - kinh tế Việt Nam nên đã thay đổi dần... Mà không nhanh tay, quan to đỡ đầu không còn ghế, chính sách thay đổi thì thằng khác nó đớp mất!..Rồi tự biện hộ: có làm giàu cho mình, tích tụ thật nhiều tiền bằng đất đai, mới có điều kiện lo cho người lao động, góp phần đẩy nền kinh tế đất nước đi lên.
Chuẩn của TC đơn giản: Ai làm gì có lợi cho người dân tiêu dùng, đấy là yêu nước. Còn không hãy cứ làm giàu, khỏi cần bày trò từ thiện, đừng nói phét! Người nghèo cũng thơm lây, tự hào nước Việt có triệu phú, tỷ phú đô la mà!?.
- Cảm tưởng, nhân xem cái stt của ông Lưu Trọng Văn: Vì sao gã né công kích Phạm Nhật Vượng?.
Lão chả là gì, tư duy cũ rích, tầm thấp như ngọn cỏ. Nên cũng nghĩ ông LTV sao hiểu ý đồ, chiêu thức của các đại gia có số má. Hãy để đám trẻ, các nhà kinh doanh tầm cỡ bàn về tư bản. Còn mình viết văn về nhân tình thế thái và vấn đề: dân tộc này sẽ đi về đâu, thì hay hơn!.
Gọi đích danh là tư bản đỏ.

Về Tư lệnh Lê Đức Anh.

Kỷ niệm với Tư lệnh Lê Đức Anh.
Khoảng năm 1981, tôi từ Campuchia về dự hội nghị tại Đoàn 478 (thuộc Tiền phương Bộ Quốc phòng) - nay ở khu vực Trung tâm Nhiệt đới Nga và Siêu thị, gần góc Ngã 6 dân chủ, SG. Lúc ấy, ông là Thứ trưởng Bộ QP kiêm Tư lệnh Mặt trận 719, còn tôi chỉ là lính lác quèn, cấp thiếu uý. Tôi được tổ chức chỉ định báo cáo về tình hình và kinh nghiệm thực tế trong công tác ở cơ sở. Trước đó Bộ đã có Phương án nhưng có lẽ muốn nghe các cấp dưới phản ánh về tình hình cũng như khó khăn của người trực tiếp hoạt động để chỉ huy cấp cao củng cố quyết tâm. Ngay sau đó, MT 719 triển khai Phương án dùng biện pháp tổng hợp, đẩy mạnh tấn công địch với 3 mũi giáp công: Dân vận, Địch vận và Tác chiến.
Tầm cỡ như ông vẫn chịu khó lắng nghe đến cấp xã, tôi nghĩ ông là người sâu sát. Không biết nhiều về ông, nhớ vậy thôi chứ đại ùi gùe khoe mẽ làm chi !.
Không biết ông Lê Đức Anh có lưu ý chuyện tôi kể trong lần ấy?
- Tôi là người ăn cùng mâm với 2 hàng binh Pol Pot. Dám cấp lại súng và đạn cho họ mà không kịp xin thỉnh thị của cấp trên, chẳng sợ họ bắn lại. Làm vậy để họ có lòng tin, buột họ dẫn đi đánh vào hang ổ chúng. Trận đó diễn ra ban đêm trên núi, nổ súng khoảng 2 phút, chớp nhoáng như film, phía ta chỉ với 6 khẩu AK. Đã xoá sổ một đội vũ trang truyền cấp huyện của địch, có hàng binh, có tù binh, có tiêu dịêt và thu vũ khí. Bạn nào quan tâm, xem thêm trận đánh nhớ đời liều mạng của tôi:
https://tongkhothocao.blogspot.com/…/04/tran-anh-nho-oi.html

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Trận đánh nhớ đời

Đầu năm 1981, Tiểu đoàn 12 của Đoàn 5503 thuộc Mặt trận 579, chúng tôi đứng chân trên địa bàn huyện Siem Bouk, tỉnh Stung Treng, Campuchia. Vào thời gian Ban chỉ huy Tiểu đoàn đi tập huấn hay họp hành gì đó ở cấp trên nên vắng mặt, ủy quyền chỉ huy tại đơn vị cho anh Trần Quốc Tuấn - Trợ lý Chính trị.
Tổ trưởng tổ phái viên Nguyễn Văn Hùng trực tiếp phụ trách xã Sre Krosang về nước nghỉ phép. Tôi Trần Văn Hùng là Tổ phó phụ trách xã Siem Bouk tạm kiêm nhiệm luôn hai xã.

Một ngày nọ, Chính quyền địa phương báo có 2 tên Pol Pot (bộ đội Việt Nam thường gọi quân Khmer đỏ như vậy) ra hàng mang theo 2 súng AK báng xếp. Trước đó có những dấu hiện nghi ngờ địch lén lút về hoạt động lôi kéo dân nên tôi tức tốc đi xuống phum để gặp ngay. Xác định đối tượng xong, thông qua ý kiến Chính quyền bạn, tôi xin đưa 2 tên về Ban chi huy Tiểu đoàn.
Trước khi khai thác thác tin tức, cách làm của tôi là nói anh em đơn vị cho họ ăn no. Tôi thân thiện ân cần hỏi thăm họ về cuộc sống trong rừng. Cam kết không bắt bỏ tù, động viên họ cung cấp tin tức và dẫn Ta đến chỗ đồng bọn. Tôi hứa danh dự chỉ nhằm gọi hàng chứ không chủ đích dẫn quân đi đánh. Hứa khen thưởng, tạo điều kiện về sống với gia đình với răng đe hù dọa, ép buột…

Được biết một người tên Chanh – Đội phó, người kia tên Luân – Đội viên của đội VTTT. Địch có chừng 10-12 tên (2 nữ không súng), trực tiếp chỉ huy là Bí thư huyện. Chỗ ẩn náu trên núi thuộc tỉnh Krotie giáp ranh với tỉnh Stungtreng, không bố phòng chông mìn, đi cắt rừng khoảng một ngày rưỡi đường là tới.

Ngày hôm sau, họ dẫn đơn vị đi lấy vũ khí chúng dấu ém trong rừng, thu được 5 súng.

Tôi nhận định 2 người ra hàng cách xa đợn vị địch, chắc chắc tin ra hàng chưa thể đến tai địch ở căn cứ. Trong đầu tôi hình thành ngay quyết tâm đánh vào căn cứ xuất phát của chúng và phải tiến hành nhanh nhất có thể.


Vấn đề đầu tiên là làm sao động viên đã thông tư tưởng, vừa ép buột để hai hàng binh chịu dẫn đi, vì lẽ thường tình không ai muốn dẫn đối phương xa lạ đánh đồng bào, đồng đội - những người chia cơm xẻ cật với mình.
Hai hàng binh lưỡng lự dùng dằng, đồng thời lo sợ gặp nguy hiểm…Tôi bảo, nếu các anh dẫn chúng tôi đi, tôi sẽ giao lại súng cho hai anh - đó là lòng tin tôi đặt nơi các anh. Tôi hứa danh dự sẽ tìm cách bắt sống, trừ trường hợp chống đối, buột lòng chúng tôi mới tiêu diệt. Hai anh sẽ đi sát với tôi và chúng ta sẽ bàn nhau cách ứng phó trong mọi tình huống… Cuối cùng họ đồng ý.

Tôi lên gặp Quyền chỉ huy, đề xuất thông qua Phương án.
Điểm gay cấn và nguy hiểm nhất là khả năng quân ta đánh quân mình. Vì Tiểu đoàn điện báo lên Đơn vị cấp trên, rồi qua nhiều cấp nữa mới liên lạc với đơn vị bộ đội Việt Nam thuộc mặt trận 779 đang hoạt động thuộc tỉnh Kroche ở khu vực giáp ranh 2 tỉnh là không kịp.
Tôi thuyết phục không thể chờ, thắng hay bại ăn nhau ở thời gian, nếu chậm địch hay tin đã lộ sẽ phục kích hoặc bố phòng chông mìn đối phó…
Anh Tuấn quyền chỉ huy nghe tôi vẽ chiến công ngon ăn hấp dẫn không thể bỏ qua, nên cũng xuôi lòng với kế hoạch đầy mạo hiểm.

Vậy là chúng tôi đi đánh địch mà không có quyết định từ cấp cao hơn, theo kiểu ngẫu hứng Lý qua cầu, tùy nghi xử lý tình huống cụ thể.

Kế hoạch của tôi là thế này:

Tổ chức thật gọn nhẹ, hàng binh dẫn bộ đội ta theo đường mòn của chúng thường đi, xuyên rừng đến căn cứ trên núi. Tiếp cận mục tiêu, trinh sát, đêm xuống sẽ áp sát bao vây, gọi hàng bắt sống, nếu địch nổ súng chống cự ta tiêu diệt.

Yếu tố bí mật – bất ngờ được đặt lên hàng đầu.

Giả định tình huống và cách sẽ xử lý như sau:

1/ Tình huống gặp đơn vị khác thuộc MT 779 trên đường đi.
Rất khó thể xảy ra vì đó là đường mòn bí mật chỉ quân Pol Pot mới biết. Nếu có chăng là tình cờ hành quân cắt ngang qua gặp quân ta.
Khả năng thứ hai rất hạn hữu là có thể đụng đầu nếu họ đang truy quét địch ở khu vực này, đã đánh chiếm căn cứ địch.
Nhưng tôi tin đi đầu đội hình với tôi là 2 hàng binh, họ rất nhạy cảm, phát hiện mọi dấu vết và bóng người nhanh hơn hẳn bộ đội Việt Nam, chắc chắn mình sẽ chủ động xử lý được.

2/ Tình huống gặp địch giữa đường, một hai tên Pol Pot dọc đường đi là có thể xảy ra nhưng chắc chắn là không đáng ngại, sẽ không đánh mà né cho qua.
Nếu đã bị lộ tin, địch ở hậu cứ tổ chức bố phòng thì qua những dấu hiệu lạ, hàng binh đi cùng sẽ biết vì cùng một ruột chiến thuật, ở cùng một nhà với nhau. Ta không thể rơi vào bẩy, bỏ cuộc, quay về.

Đội hình hành quân được tổ chức:
Tôi và 5 chiến sĩ (lấy từ trung đội trinh sát tiểu đoàn), 6 người trang bị 6 AK, mỗi người 2 băng đạn, 2 lựu đạn. 2 hàng binh, 2 AK, mỗi người 3 viên đạn. Không có cứu thương, không máy thông tin, không sung hỏa lực.
Chúng tôi đi vào vùng đất mà mình hoàn toàn không rõ, chỉ mường tượng trên bản đồ, mọi chuyện ở phía trước, không thể lường sẽ ra sao?.

Chúng tôi xuất phát.
Ngày thứ ba; tức là sau 48 giờ kể lúc 2 hàng binh đầu thú.

Đội hình chia thành 2 tốp nhỏ: Tôi mặc áo xanh, mũ vải thường phục nghi binh và 2 hàng binh đi đầu. Phía sau là 5 chiến sĩ, luôn giữ khoảng cách trong tầm nhìn để liên lạc và hổ trợ chiến đấu (khoảng 10 đến 15 mét tùy địa hình). Quy định thống nhất dù gặp địch, không ai được nổ sung khi chưa có lệnh của tôi .

Trưa ngày đầu tiên,
Chúng tôi đang lầm lũi bước thì bỗng nghe tiếng sột soạt và thấy bóng người chạy dạt vào ven rừng. Chúng tôi không bắn truy đuổi. Một lúc sau nghe tiếng vài phát súng; chúng bắn làm tín hiệu để liên lạc lại với nhau.
Tôi hỏi thì hàng binh cho biết đó là quân của Đội chúng, theo dấu chân thì đó là thằng A với thằng B trên đường đi về Phum (bản làng), tình cờ gặp quân ta chiều ngược lại. Chúng phát hiện trước, núp vào ven đường khi thấy tốp lính ta phía sau, biết là gặp phải bộ đội VN mới bỏ chạy.
Tôi nghi ngờ hàng binh biết trước nhưng không ra dấu hiệu cho tôi, cố làm cho lộ cho đồng bọn bỏ chạy, tôi để bụng, không trách móc gì.
Tôi nói: Rứa là yên tâm, địch chưa hề biết các anh đã ra hàng nên mới đi bất ngờ gặp như vậy.
Hai hàng binh ngần ngại, sợ không muốn đi tiếp, tôi tiếp tục động viên tinh thần cho họ…
Chiều xuống, chúng tôi nghỉ qua đêm…

Dọc đường, quan sát mọi dấu vết cho thấy không có gì đáng ngại…

Ngày thứ hai,
Chúng tôi vượt biên giới, sang đất tỉnh Kroche. Bắt đầu leo núi không cao lắm, khu vực chúng ở bình độ cao vài trăm mét.
Xế chiều,
Đến gần khu vực đóng quân của địch ước chừng khoảng 3 km, tôi cho tạm dừng ém quân. Tôi bảo 2 hàng binh dẫn tôi đi trinh sát, tiếp cận mục tiêu thấy một bãi phân còn mới. Vào gần hơn, nhìn qua khoảng trống, bên kia rặng cây, thấy một cô gái với thằng nam ở trần dáng mập, chúng đang làm và tán chuyện với nhan gì đó.
Một sinh hoạt bình thường, tôi chỉ cần vậy, yên tâm là đối phương chưa hề hay biết chuyện ra hàng.
Ba chúng tôi quay về nơi ém quân.

Ăn uống xong, tôi họp thống nhất cách đánh ban đêm cụ thể:

Lực lượng chia làm 3 mũi, mỗi mũi 2 chiến sĩ. Mũi hướng chính: Tôi và 1 chiến sĩ cùng 2 hàng binh.

Như phương án đã định ban đầu, tất cả bí mật bò vào áp sát mục tiêu hình, thành thế bao vây. Tuỳ địa hình địa vật, các mũi vào gần địch, sát nhất theo khả năng có thể được. Đâu vào đó ổn rồi thì 2 hàng binh sẽ lén vào lấy súng đưa ra (đêm lạnh trong rừng chúng ngủ say thoải mái). Xong, tôi gọi hàng, bắt sống, tên nào chống cự, nổ súng tiêu diệt.

6 giờ chiều trời vừa sẩm tối,
Chúng tôi lên đường... 2 tiếng sau đến mục tiêu. Từ xa đã thấy đóm lửa, tôi rất mừng là vì hồi chiều mình vào trinh sát có để lại dấu vết gì không? e bị lộ. Khi nghe ngóng tình hình bên trong êm ắng, tôi khoát tay chỉ các mũi tiến vào theo mục tiêu định hướng là đống lửa.
Chúng tôi nhắm hướng ánh lửa, nhẹ nhàng đi khom tiếp cận, tiếp nữa là bò vào áp sát. tôi nghe tiếng động khẻ lộp bộp của bước chan và va chạm vũ khí của 2 mũi còn lại nhưng địch không hề hay biết.
Mũi của tôi vào cách địch nằm chừng 7 mét, nằm chờ, bò tiếp còn 5 mét.
Từ lùm cây, tôi quan sát thấy khá rõ vì nhờ ánh sáng của đống lửa (ở trên núi, ban đêm lạnh nên chúng cần đốt củi sửa ấm).
Gần nhất là1 tên nằm võng, bên cạnh là sạp cây có 3 tên nằm, kế bên nữa 1 tên nằm võng. Tôi thầm thì với hàng binh: Bí thư huyện là thằng nào, hàng binh chỉ vào tên đang nằm võng.

Tầm 10 giờ,
Khi thấy chúng có vẻ đã ngủ thật say, tôi khoát tay ra dấu 2 hàng binh vào lấy súng như phương án đã vạch, độ chừng mấy phút sau, tôi thấy 2 hàng binh chạy ngược ra, miệng la. Thế là bể kể hoạch!.
Loáng thoáng bóng người nhào khỏi vị trí chụp súng.

Tôi ngồi bật dậy, quất một loạt súng vào cái võng, rồi bước lên đứng khom bắn găm, quất tiếp mấy loạt nữa vào chỗ sạp cây. 2 mũi kia đồng loạt nổ súng dòn dã...
3 mũi giáp công một mục tiêu nhỏ, nên tôi thấy ánh sáng từ súng AK mũi kia phụt lửa ra dài ngoằng như nổ về hướng mình tát rạt. Bắn ở cự ly cực gần, diễn ra chớp nhoáng trong khoảng 2 phút, mường tượng như cảnh trong phim Hollywood.

Tiếng súng AK chan chát giữ đêm khua, tiếng sột soạt người chạy, tiếng la í ới của ta lẫn địch…
Khi không còn nghe tiếng động người chạy. Tôi lệnh dừng bắn, nghe ngóng tình hình.
Chỉ còn lại là tiếng kêu la của mấy tên trúng đan. Tôi nói hàng bình xác đinh tên Bí thư đã chết cho chắc chắn. Rồi bảo đi tìm gom hết súng về chỗ đống lửa, được 5 khẩu AK.
Kiểm tra tình hình sơ bộ: 3 tên chết tại chỗ, 2 tên trúng nhiều đạn bị thương rất nặng. máu me tùm lum.

2 con nữ chạy dạt ra ngoài, la í éo. Tôi bảo Chanh, Luân hàng binh hãy xưng tên cho chúng biết và kêu gọi 2 con nhỏ ra hàng chỗ đống lửa. Là bộ đội Việt Nam đang bao vây toàn bộ khu vực, không chạy lung tung sẽ trúng mìn và bị bắn chết ((hù cho sợ!).
Một lát sau, Chanh dẫn vào 2 cô gái.

Chiếm lĩnh trận địa xong, đến việc giải quyết hậu sự:

Chúng tôi không trói 2 cô gái tù binh.
Gay nhất là 2 tên bị thương, kêu mẹ ơi, cha ơi, chết con rồi, nghe rất chùng lòng và chúng réo tên 2 hàng binh hãy cứu chúng, vang trong rừng nghe đến nổi gai ốc!.
Biết là trúng đạn như thế, chắc chắn là không sống được nhưng không thể bắn bồi cho nó chết trước mặt hàng, tù binh chứng kiến, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh quân đội ta.
Tôi buột phải nói lính băng bó cho qua chuyện. 30 phút sau một tên chết. 2 giờ sau tên còn lại tắt thở vì mất máu. Thần kinh không còn tra tấn bỡi những tiếng kêu ghê rợn giữa đêm thanh vắng.
Chúng tôi giãn đội hình ra xa nơi nổ súng để phòng địch phản công và tránh ngửi mùi tanh của máu.
Tôi bảo Chanh hàng binh kiếm giấy viết lời kêu gọi cho đồng bọn, bò vào túi ny long, kẹp lên nhánh cây, để đồng bọn chúng có quay trở lại chỗ đánh này tìm xác, xem thấy ra hàng.

Đêm đó ngủ thức chập chờn, sáng hôm sau chúng tôi rút quân.

Trên đường về,
Chúng tôi có ghé qua một phum để ăn uống, xả hơi. Lúc mới vào đầu phum, dân làng hoảng hốt khi thấy Pon Pot đi cùng bộ đội Việt Nam…

Phía ta tuyệt đối an toàn, Tôi bắn 4 loạt hết chỉ 16 viên đạn, các chiến sĩ còn lại bắn nhiều hơn một tí.

Tôi tò mò hỏi hàng binh Chanh, Luân có ai nổ súng không? Luân cho hay: em có bắn một phát vì nó bắn lại mình (tôi đoán là Luân thấy mũi bộ đội ta ở hướng đối diện bắn quá gần nên tưởng địch bên trong đánh trả)


Kết quả toàn cuộc và mấy điều suy nghĩ:

Mình nghĩ sai là bao vây gọi hàng, sẽ bắt sống được địch là điều không thực tế vì địch đang ngủ say, khi nghe tiếng lạ hoặc sự cố thì theo phản xạ tự nhiên là sẽ nhào quơ lấy súng chống cự, chạy thoát thân.
Bình tâm nghĩ lại: Địa hình rừng núi hoàn xa lạ, chỉ dựa vào hàng binh dẫn đường, ngộ nhỡ lạc thì sao?

Gọi địch ra hàng 2, diệt tại chỗ 5 (có 1 Bí thư huyện), bắt sống 2, thu cả thảy 10 súng các loại.
Cơ bản xóa sổ một đội Vũ trang truyên truyền nguy hiểm của địch, góp phần mở thế kềm kẹp của địch đối với quần chúng nhân dân ở địa bàn.

Là một người quyết định từ A tới Z, Từ điều tra khai thác thông tin đến lên kế hoạch, tổ chức, chỉ huy tác chiến, tôi nghĩ:

Có thể tự hào đây là một thành tích tuyệt vời kết hợp tốt giữa dân vận và địch vận, giữa vận động quần chúng và tác chiến. Dẫn đến một trận đánh khá đặc thù, đầy mạo hiểm với sự liều lĩnh có tính toán.

Sự thành công trước hết phải nói là nhờ biết dựa vào bạn Campuchia. Đòi hỏi một bản lĩnh chính trị vững vàng, có niềm tin với dân và ngay với kẻ địch đã ra hàng, lôi kéo họ đứng về phía mình. Biết nắm bắt và tận dụng thời cơ. Áp dụng biện pháp tổng hợp mới tạo nên được sự thành công như đã kể.

- Không biết trên chiến trường Campuchia có ai dám trao súng và đạn cho hàng binh mới về, dẫn đường đi đánh địch như tôi không?
- Có ai dám dùng 5 chiến sĩ, đa phần chưa từng nổ súng bắn địch (không phải là lính ruột của tôi trực tiếp chỉ huy trước đó), không có súng hoả lực, mà biết trước sẽ chạm với 10 tên địch?
- Đi 2 ngày đường vượt địa giới tỉnh, không điện đài liên lạc, không y tá, dám đánh vào tận hang ổ địch?

Số lượng địch bị tiêu diệt là không nhiều, nhưng xóa sổ một Đội Vũ trang truyên của địch là chuyện hiếm, ý nghĩa chính trị của nó không hề nhỏ.

Sau đó, số anh em đi cùng làm nhiệm vụ được biểu dương, tặng bằng khen tập thể (tôi đoán thế!). Tôi được tặng bằng khen, bình bầu danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ quyết thắng cấp Quân khu.

Hồi ấy, tôi cũng chẳng mấy quan tâm chuyện đó, có thành tích đã là vui rồi.

Hướng đi và vị trí địch:



Nhưng ngẫm lại,
Tôi cho là Cấp trên chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của chiến công đó.

Lẽ ra tôi được tặng cỡ Huân chiến công hạng II. Xét lại quá trình hoạt động của cá nhân bám địa bàn cơ sở, quần thảo đánh bật địch trong dân, địch ngoài rừng (năm 1980, tôi từng phá một ổ địch ngầm khống chế đến 80% Chính quyền, công an, xã đội).

4 năm sau, tôi đạo diễn tiếp vụ khác, chỉ huy một đại đội Việt Nam phối hợp với một đại đội bạn Campuchia truy quét tìm được căn cứ lõm của địch, đánh tiêu diệt 4 tên, tôi bị thương nhẹ, được tặng Huân chiến công hạng III. So với trận trên, ý nghĩa của nó chỉ là 1 phần 10.

Khi làm báo cáo thành tích đều phải viết là được lãnh đạo của Đảng ủy và sự chỉ huy của Tiểu đoàn, đó là luật bất thành văn, ai trái là tự cao, tự mãn, cá nhân chủ nghĩa... Thực tế như trên, đôi khi một cá nhân có thể đóng góp đến 90% cho một chiến công tập thể.

Với tôi, không ân hận việc đã cống hiến hết mình cho quân đội, cho Tổ quốc. Góp phần gìn giữ, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia.

Trách ai đó không thấy hết để mình bị thiệt thòi không tương xứng với công trạng, cũng chả làm gì bây giờ!

Viết để nhớ mình từng làm nên chiến công, để con mình biết cha của nó không xoàng, dù là phải cướp đi tính mạng của người khác.
Đã đánh nhau ắt phải có kẻ chết để người khác sống. Bạn bè hy sinh đau vài ngày rồi thôi, giết vài tên địch chẳng gì áy náy, quy luật của chiến tranh là thế!

Viết để chia sẽ là người Việt rất thông minh, sáng tạo, gan lỳ trong trận mạc. Có lý tưởng, họ có thể làm nên nhiều kỳ tích vượt giới hạn không ngờ!
Bản chất ai cũng sợ chết cả, cái cực kỳ quan trọng là ý chí quyết chiến, sự chủ động, cái bình tĩnh của người chỉ huy, nó có sức lôi kéo, lan tỏa làm người lính bình thường cũng dám dấn bước theo sau…



Cạo em thượng sĩ đảng diên - Tác giả kịch bản kiêm Tổng đạo diễn



Cùng các chiến sĩ Đội công tác


Với Chính trị viên Tiểu đoàn và Đồng đôi


Đội hình Tổ phái viên Tiểu đoàn 12 giúp Bạn
Ặc ặc. Chuẩn quý em lão Kạo sao giống Tham miu trưởng Quân khu thế này, hổng biết?

Nói giọng như ông nội người ta, dìm hàng cho về đuổi gà là phải!. ha ha...

Th09
15.06.2013

Miên man về cái đọc.

Nhân xem bài: Cần bắt buột thầy cô phải đọc sách.
https://vnexpress.net/…/thay-vi-to-chuc-thi-day-gioi-hay-ba…
Nghe thảm cho nền giáo dục XHCH làm sao!. Đa số độc giả phản ứng... Đúng, vì không có tính khả thi nhưng ngẫm có lẽ người comment từng qua thời đi học như vậy nên không khác mấy với thầy cô ngày nay. Thói quen đọc sách hình thành từ khi còn trẻ, giờ thì muộn, tâm hồn đã xơ cứng rồi.
Thế hệ học sinh chúng tôi thụ hưởng nền giáo dục thời VNCH. Có bạn đọc sách từ tiểu học, truyện tranh, truyện cố tích. Số ít, có bạn đã tiếp xúc dần với kiến thức khoa học, chính trị xã hội... Lớn lên, đa số bắt đầu đọc nhiều từ cấp trung học, nhất là vào mấy năm cuối cấp, khi chuẩn bị bước vào đời. Ai cũng ít nhiều đều đọc một thể loại nào đó để bổ túc cho vốn học ở sách giáo khoa hoặc đơn giản để thoả mãn sở thích. Coi việc xem sách là thú vui giải trí sau giờ học. Không nhà trường nào, thầy cô nào định hướng hay ép buột phải đọc sách này sách nọ.
Có nhiều nguồn sách: bỏ tiền ra mua, thuê tiệm, mượn sách ở thư viên hoặc của bạn bè. Người ít đọc "chí bét" cũng vài chục cuốn, cá biệt có người đọc lên đến cả ngàn. Chúng tôi xem đa dạng, đủ các thể loại sách "đông tây kim cổ". Ngoài của Việt Nam ra, xem nhiều nhất là tiểu thuyết đủ các nền văn học. Từ truyện lịch sử, kiếm hiệp Tàu đến tiểu thuyết Nhật, Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Mỹ Latin... Đa số chúng đều hay vì có hấp dẫn, có giá trị nhân văn, người ta mới dịch.
Người đọc kỹ, người đọc lướt ngấu nghiến "hầm bà lằn", dù sao "không bổ bề dọc thì cũng bổ bề ngang" và làm cho đời mình phong phú. Còn ai chỉ mê sách, TV lịch sử Tàu, nhập tâm chỉ làm cho người đối với người mưu mẹo, thâm độc hơn mà thôi. Ai chỉ biết có văn học cách mạng, thì chỉ thấy đời đầy hoa theo những lối mòn.
TC nhớ và nghĩ vậy!.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

Vương Trí Nhàn
Đối chiếu với những điều bọn tôi được dạy bảo từ nhà trường phổ thông và sau này từng coi là phương hướng suy nghĩ, với các tài liệu mới đọc được, càng thấy trong khi khác biệt với GDMN, thì GDMB cũng khác nhiều so với thế giới. Đủ hiểu tại sao sau khi đào tạo trong nước, ra tiếp xúc với xã hội hiện đại, cánh học sinh sinh viên miền Bắc bọn tôi thường ú ớ, lạc lõng, trong khi những người được GDMN đào tạo thì hội nhập rất tự nhiên và hiệu quả.
Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm. Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy. 
Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn họcVN phải hiểu văn học thế giới. Thế thì để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lảng tránh việc nghiên cứu văn học miền Nam được.
Đối với giáo dục cũng vậy. Từ sau 30-4-75, tôi vẫn sống ở Hà Nội. Sự tiếp xúc với giáo dục miền Nam (dưới đây viết là GDMN), chỉ dừng ở mức sơ sài bề ngoài. Tuy nhiên, do việc tìm hiểu chính nền giáo dục miền Bắc (GDMB) ở tôi lâu nay kéo dài trong bế tắc, trong khoảng mươi năm gần đây tôi tìm thấy  ở GDMN một điểm đối chiếu.

Tìm kiếm Blog này