Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Nhớ chiện Đội công tác của lão ở K ăn chơi hổng giống ai.

Cạo Thợ với Nguyễn Tam Mỹ.
Giai đoạn năm 79-80 đời sống anh em bộ đội rất khó khăn. Tối ngủ treo võng hoặc sạp từ thân tre nứa, róc bỏ ruột đập bẹp ra làm vạt giường, mùng màn đơn sơ, chăn đắp không đủ ấm, sốt rét lên bờ xuống ruộng, có người chống gậy đi xiêu vẹo. Đi lùng sục địch, quần áo ẩm ướt, tắm nước ao hồ, lây nhau bệnh ngoài da hắc lào. Xức iod vô từng mảng da hình đồng tiền ở chỗ kín, lính ta nhảy cà tưng vừa quạt vừa thổi, rát ôi thôi khỏi nói, trông rất mắc cười. Cho nên người ta gọi "lính lác" là vậy (!).
Quân trang màu xanh được cấp phát thì cái đậm cái nhạt, mũ mềm mũ cối đội lung tung. Quần áo giày dép rách, quân nhu cấp bổ sung không kịp nên lính không có đồ thay. Sếp Cạo đội trưởng lúc mặc quần Jeans, lúc mặc áo xanh dân sự, cổ quấn croma (khăn rằng khmer). Lính thì hai thằng xài chung đôi giày, ưu tiên thằng đi lùng địch, thằng ở nhà đi dép hoặc chân đất. Thậm chí có thằng dép cũng không luôn nên nảy ra sáng kiến lấy gỗ mềm nhẹ đẽo thành guốc, tắm rửa, tối nhủ cho sạch chân. Có thằng quần rách đít và đầu gối, học sáng kiến từ đơn vị khác, vá xong mặc xoay ngược sau ra trước, cái ba ghết (cái khuy chỗ đái nằm sau đít). Trông quân viễn chinh Đại Nam quốc thảm hại vô cùng!.
Trong chiến tranh thời nay, gọi bộ binh có lẽ đúng nhất với quân tình nguyện ở CPC. Cuốc bộ hết rừng này đến núi nọ, hành quân hết ngày này qua ngày khác, cho đến khi được lên xe về nước. Quân tư bản trang bị tận răng còn quân Việt mà trang bị nhiều thì lính đi xa cũng lén vứt bớt thôi.
Đội công tác của mình tuy lạnh lưng với địch vì xa đơn vị, bù lại sướng hơn về khoản tự do.
Thanh niên mới lớn lên nhiều lính chưa từng biết tình yêu là gì, khi mới sang K thấy gái khmer chê đen hôi, ở lâu dần cũng thành quen mắt. Gái khmer cũng thích bộ đội Việt trắng, lanh lợi. Lính tráng thích nhất là múa rom vông, mỗi tháng thường có một đến 2 lần. Dân làng già trẻ lớn bé tụ tập uống rượu, đánh bài, ăn quà bánh, nhảy múa với bất kỳ sự kiện gì, từ hoạt động chính trị địa phương đến cưới hỏi, ma chay.., đám thanh niên phum còn nói đùa nhau "sao lâu qúa không thấy ai chết". Chì cần 2 cái đờn cò, 1 cái trống da, 1 cái đờn dây kéo chế bằng can xăng để tạo nhịp pass là đủ dàn âm thanh. Dân khmer đã chơi là chơi vô tư tới bến, từ đầu đêm có khi đến mặt trời mọc lên mới thôi. Chưa bao giờ mình chứng kiến đám thanh niên uống rượu gây gỗ với nhau dù rằng khác phum xóm.

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Hàn Quốc: Hoá rồng, độc tài và dân chủ

  •  HỒ SĨ QUÝ *
  • Thứ hai, 21 Tháng 11 2011 15:15
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Hàn Quốc là tấm gương chưa từng có tiền lệ trong lịch sử để các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo. Nhưng con đường tăng trưởng, phát triển rồi hóa rồng thông qua phương thức độc tài để đi đến dân chủ ở Hàn Quốc là một quá trình nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn và không nên đánh giá một cách giản đơn.
Bài viết này muốn tìm hiểu quá trình phức tạp này.
I.
Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được tiến hành từ năm 1961 đến năm 1991. Trong ba thập kỷ đó, Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn, lại bị tàn phá trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, trở thành một trong những nước công nghiệp mới (NIC - Newly Industrialized Countries) hùng mạnh nhất về mặt kinh tế của thế giới thứ ba. Tính từ năm 1963 đến 1978, GNP thực tế của Hàn Quốc tăng với tốc độ hàng năm gần 10% và với tốc độ tăng trưởng thực tế trung bình hơn 11% trong suốt những năm từ 1973 đến 1978. Hơn thế nữa, tính đến nay chất lượng tăng trưởng của Hàn Quốc vẫn thuộc loại cao nhất so với các nước cùng có tốc độ tăng trưởng cao trên dưới 10%. Năm 1963, GDP theo đầu người ở Hàn Quốc mới đạt 100 USD. Đến đầu những năm 80 đã vượt quá 2000 USD, đầu những năm 90 vượt qua ngưỡng 10.000 USD và đến 2010 đã vượt quá 30.000 USD. Theo đánh giá của một số học giả, Hàn Quốc là tấm gương nổi bật nhất về phát triển kinh tế dài hạn thành công[1].
Sự phát triển nhanh và ngoạn mục của Hàn Quốc trong 3 thập niên, trước hết, là kết quả của sự kết hợp một cách hữu hiệu các nhân tố kinh tế với các nhân tố xã hội trong điều kiện thuận lợi của hoàn cảnh quốc tế: Sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, chính sách hợp lý và kiên quyết của chính phủ những năm 60-70 nhằm vào các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và ưu tiên xuất khẩu, tính linh hoạt rất cao trong quản lý và thái độ sẵn sàng ứng phó trước những tín hiệu phát sinh từ nền kinh tế, tỉ lệ ngày càng cao về người lớn biết chữ và sự cần cù của dân chúng, “sự chống lưng” của Mỹ và những lợi thế được hưởng từ dòng chu chuyển vốn quốc tế, trật tự thương mại quốc tế nửa cuối thế kỷ XX và những ưu tiên của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh... - đó chắc chắn là những nhân tố đã làm cho Hàn Quốc hóa rồng và tiếp tục phát triển.
Nhưng dù những nhân tố nói trên có quan trọng đến mấy, thì đến nay nhiều học giả vẫn cho rằng, nhân tố con người mới là cái quyết định trong quá trình công nghiệp hoá của Hàn Quốc: Ý chí cháy bỏng vươn tới thịnh vượng của người dân và lãnh đạo đất nước, sự quản lý nghiêm minh, hà khắc và độc đoán của nhà cầm quyền... đã là cái rất đáng kể làm nên một Hàn Quốc như thế giới được chứng kiến hôm nay.

Ba bài thơ hay về lính chiến trường K của Phạm Sỹ Sáu.

Điểm danh đồng đội

Hãy sắp hàng vào cho tao điểm danh
Những thằng lính ở miền xa rất trẻ
Hãy sắp hàng vào để nghe tao kể
Chuyện đánh nhau và chuyện... yêu nhau
A! Có thằng nào còn mang băng trắng trên đầu
Tiến một bước, nếu thấy còn chỗ trống
Đừng băn khoăn nếu có thằng hy sinh
và thằng... chạy trốn.
Còn lại tụi mình thì vẫn cứ thương nhau
Hãy vì nhau mà đừng để lòng sầu
Bởi cái chết chẳng thể nào tự đến

Đêm vượt Mê-kông có thằng nào ngờ tới bến
Nhưng vẫn qua rồi lại... vẫn qua
Thằng Vinh, thằng Hùng, thằng Dũng đi xa
Cho những Thắng, những Thân vào đội ngũ
Khi ở Sài Gòn bọn đỏ đen bày trò ăn thua đủ
Thì tụi mình nhịn khát... hành quân
Có thằng mới từ thành phố lên khóc vì rộp bàn chân
Lâu cũng quen và tự chê mình yếu đuối
Giặc bao vây mỗi thằng được dành dăm quả cối
Vài trái B.40 và hàng ngàn đạn AK
Bình yên thì xa còn chiến tranh thì gần trong
ngón tay cò súng
Vì chẳng thể bỏ nhau nên tụi mình mưu dũng
Hết khói đạn rồi điểm mặt vẫn đủ tên
Có thể có thằng cho đó là điều hên
Mà số phận chẳng thằng nào biết được
Cha mẹ nhớ thương con, người yêu nhớ người yêu – phía trước
Còn tụi mình cần nhớ nhất số quân
Mất hay còn chỉ là một dấu chân
Trên bãi cát băng từ của cô nhân viên điện toán
Tụi mình sống với nhau có phút nào thấy chán
Những gương mặt phong trần mà rất đỗi dễ thương
Lính 76, lính 78, lính 80 rồi cũng bình thường
Cũng là lính với trái tim tràn nỗi nhớ
Hãy để chỗ sâu lắng trong tim cho những thằng xanh cỏ
Tụi mình còn mắc nợ đời, mắc nợ với nhau

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Đoàn Thạch Hãn / Đoàn Kế Tường: Hai tên gọi, một cuộc đời bi thảm.

29 Tháng Bảy 2015
Du Tử Lê

Trong số những bạn trẻ của tôi, ở lãnh vực văn chương hay báo chí, không ít người có tuổi thơ cháy nám! Nhưng khi bước vào tuổi trưởng thành, giai đoạn trung niên, hoặc gần cuối đời, cũng có lúc họ nhận được nụ cười ân hận của định mệnh. Nhưng, Đoàn Thạch Hãn, hay Đoàn Kế Tường (tên thật Đoàn Văn Tùng), thì không! Tuyệt nhiên không! Tới những năm tháng năm tháng cuối đời, Đoàn vẫn bị định mệnh truy sát, với những bản án nghiệt oan, không nguyên cớ!!!

Trước tháng 4-1975, tôi không hề có thời gian làm việc chung với Đoàn Kế Tường. Nhưng tôi thân thiết với Tường, ngay sau lần tôi rủ Tường đi Huế, thăm T. Đó là một buổi trưa tình cờ gặp nhau, tôi nói ngày mai, tôi đi Huế. Tường có muốn đi? Tường trả lời ngắn gọn “đi” – Và không hề hỏi lại: Đi bằng phương tiện nào? Ăn ngủ đâu? Bao lâu thì về lại? Thời gian đó, hình như Tường đang là phóng viên cho nhật báo Sóng Thần; đồng thời phụ trách báo chí cho TĐ 8 / TQLC(?) Trưa đó, tôi điện thoại cho Phan Lạc Giang Đông, ở Bộ TLKQ/ Saigon, nhờ xin 2 chỗ trên một chuyến C-130 đi Huế. Sau đấy, chúng tôi cũng có dịp đi với nhau, đôi lần rong chơi bè bạn ở Đà Nẵng, Pleiku… Tính cách “giang hồ, gió bụi” bất kể ngày mai của Tường là điều khiến tôi thích nhất, nơi người bạn trẻ này.

Dù có nhiều ngày lang thang với nhau, từ thành phố này tới thành phố khác, nhưng tôi tuyệt đối tôn trọng đời sống riêng của Tường và, Tường cũng hiếm khi nói về chuyện cá nhân, tình cảm của mình.

Biến cố tháng 4-1975 xẩy ra, toàn thể hai mươi mấy triệu người dân miền Nam, như nắm cát vụn bị bàn tay định mệnh hắt tung trăm hướng, điêu linh.

Ở quê người, đầu thập niên 1980, tôi được tin Đoàn Kế Tường bị 10 năm tù vì dính vào một vụ án chính trị… Rồi, tin Tường được thả, trở thành cộng tác viên đắc lực của tuần báo CA/TPHCM, với bút hiệu mới: Đoàn Thạch Hãn. Vài năm sau, tôi lại được tin Đoàn Thạch Hãn viết một cuốn sách gì đó, giễu cợt những người ôm mộng…“phục quốc”…

Sự kiện Mayaguez - Mỹ kết thúc chiến tranh VN với thất bại ê chề!

Trận chiến cuối cùng của Mỹ ở Đông Dương

Trận đánh cuối cùng của Mỹ trong toàn bộ cuộc chiến tranh Đông Dương vào tháng 5.1975 lại là thất bại đẫm máu của quân đội nước này.


Trực thăng thả lính thủy đánh bộ Mỹ xuống đảo Koh Tang - Ảnh: US Air Force


Tháng 5.1975, Tổng thống Mỹ Gerald Ford đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ là cuộc khủng hoảng Mayaguez, trận chiến chính thức cuối cùng của Mỹ trong chiến tranh Đông Dương. Danh tính hàng chục lính Mỹ tử trận trong cuộc đụng độ với lực lượng Khmer Đỏ ở Campuchia là những cái tên cuối cùng được điền vào Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam.

Phút cuối cùng của tên bạo chúa Pol Pot.

Pol Pot bị Ta Mok giam lỏng trong một nhà tạm tại khu rừng sát biên giới Thái Lan trước khi bị đau tim chết.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Nguyễn Thanh Dũng trong âm mưu chống người Việt.

MXH cụ thể là facebook đã đưa người Việt gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ và lên án cái ác cái bất công, cổ vũ nhưng gương ngươi tốt việc tốt. Tuy nhiên điều đáng nói là nó cũng làm cho người Việt bầy đàn hơn trong ứng xử và làm mất đi suy nghĩ độc lập của cá nhân. Nhờ FB mà chúng ta cao thượng hơn chăng?
Xem clip mới đây, qua tin mạng đám thanh niên tìm và "trừng trị" ông bố trẻ đánh con bằng thắt lưng. Nó trở thành sự kiện nóng trong khi việc bố mẹ trong lúc thiếu kiềm chế đánh con từ xưa đến nay diễn ra ở đâu cũng có. Ở đây không bình đến việc thằng bố ngáo đá lợi dụng con.
Vụ thanh niên hành hạ trẻ em ở CPC dậy sóng dư luận là một ví dụ điển hình. Hàng vạn comment của cư dân mạng nguyền ruả, không ít người đòi chặt tay lấy mạng tên biến thái. Hàng trăm bài báo ăn theo "đổ dầu vào lửa" để câu view.
Hầu hết ai cũng thấy hành vi của thanh niên trong clip có phần quái đản, khó hiểu vì vừa hành hạ vừa có cử chỉ nhẹ nhàng với đứa bé. FB của người ta vẫn còn đó nhưng mấy ai tìm hiểu về con người này: https://www.facebook.com/dung.thanh.526
TC có suy nghĩ khác đám đông. Lão tin bản chất con người ác không bao giờ gần gũi trẻ, dù có lừa dư luận thì cũng không thể có cử chỉ hồn nhiên với trẻ. Qua tâm tư, hình ảnh ở FB cá nhân, nó cho thấy Dũng là người có nhận thức, gần gũi và thương yêu trẻ nhỏ dù là những đứa bé đen nhẻm, hôi hám của gia đình dân tộc CPC. Được bao nhiêu người có ảnh trẻ nhỏ không phải con cháu mình tràn ngập trang nhà như Dũng. Xem hình ảnh và 4 clip (ở phần dưới cùng):
https://www.facebook.com/dung.thanh.526/photos…
Vấn đề đặt ra: Sự việc được phát hiện tố cáo từ VN, sao cảnh sát CPC ra tay bắt người nhanh đến vậy? Tiếp liền là cảnh sát và con gái của Hun Sen nhanh tay đưa gia đình và mấy đứa bé về Phnôm Pênh chăm sóc, tặng quà?. Họ nhanh miệng tung tin tội tổ chức mua bán, tra tấn, xâm hại tình dục, giết 3 đưa trẻ rồi chôn xác?.
Họ ứng xử chẳng văn minh hơn Việt và họ cũng chẳng thương gì "đám" dân tộc thiểu số ở xó núi Moldolkiri miền Đông Bắc CPC đâu. Họ có ý đồ biến sự việc đơn giản thành sự kiện mang màu sắc chính trị. Họ lợi dụng sự việc để kích động dân CPC ác cảm với người Việt, gây áp lực chính quyền "tống cổ"những người làm ăn bên đó về nước.
Hoan nghênh Cảnh sát VN bắt Nguyễn Thanh Dũng. Không phải vì sợ Dũng bị CPC bắt sẽ xử nặng hơn mà nó chính là hoá giải đòn tấn công phi chính thống mới của thế lực thù địch CPC nhắm vào
Việt Nam. Cảnh sát VN yêu cầu phía Campuchia tiến hành giám định thương tích đối với em bé bị hành hạ trong clip và làm rõ có hay không việc xâm hại tình dục đối với trẻ em. Chắc chắn là phía cảnh sát CPC cứng họng.
Không có cơ sở nào để toà án VN xử Dũng tội nặng. Cái "roi điện" mà Dũng chích đứa bé là độ từ vợt đuổi muỗi, chỉ giật tê người... TC tin bản chất Dũng là người tốt bị rối loạn tâm lý và hành vi đó xảy ra trong lúc phê ma tuý.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Tình hình lũ lụt và nguy cơ do phá rừng làm thuỷ điện

Cạo Thợ đã thêm 2 ảnh mới.
12 giờ ·
Gọi đập thuỷ điện là bom nước trên đầu dân, có cường điệu không?

Đơn cử từ 2 hình chụp tổng quát khu vực thuỷ điện Hố Hô và Sông Tranh 2. Vòng ô van là thung lũng gom nước từ các núi xung quanh cho thấy đã không còn cây, thảm thực vật để cản nước làm chậm dòng chảy. Màu xanh của núi mà ta thấy là cây tạp còn lại sau phá rừng và các loại dây leo rễ cạn không dẫn nước thấm sâu dưới đất. Ô vuông là nới có đập thuỷ điện đựng đứng hai bên là núi chắn ngang dòng chảy, có độ cao vài chục mét. Phía dưới là khu vực dân cư.

Làm sao tin được đập chịu nổi sức nước hội tụ về đây với áp lực lớn hơn dù có xả tràn qua nếu giả như mưa lớn kéo dài hơn những năm qua.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
________________
Cạo Thợ
21 giờ ·
Xem lại sự cố vỡ đường dẫn thủy điện, cảnh dân chạy lũ trong vòng 6 phút, nếu xảy ra ban đêm thì sao?

Cạo Thợ
22 Tháng 12 2016 9:46
So sánh số liệu trận lũ lụt lịch sử năm 1999 và đợt lũ năm 2016

Trận lụt lịch sử miền Trung gần cuối năm 1999 được xem là trận lụt lớn nhất từ trước đến nay xảy ra tại Việt Nam. Lũ lụt đã làm ngập trắng 10 tỉnh, thành phố của miền Trung, trong đó 20 huyện thị bị nhấn chìm. Mưa lũ khiến 595 người chết, 41.846 ngôi nhà bị cuốn trôi; 570 trường học bị cô lập và phá hủy, thiệt hại ước đạt 3.773 tỷ đồng (tương đương với 488 triệu USD vào thời điểm năm 1999). Việt Nam đã kêu gọi sự hỗ trợ từ quốc tế.
(theo wiki tổng hợp)

Từ đầu năm đến nay, thiên tai làm 235 người chết và mất tích, thiệt hại hơn 37.600 tỷ đồng. Giữa tháng 10 đến nay, miền Trung xảy ra liên tiếp 5 đợt mưa lũ bất thường. Mưa lũ hai tháng qua làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; hơn 300.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại. Tổng thiệt hại ước tính trên 8.500 tỷ đồng. Chủ tịch UBND Bình Định cho rằng sau 5 đợt mưa lũ, cơ sở hạ tầng của Bình Định đã quay lại "10 năm về trước"
(theo BCĐ TƯ về phòng chống thiên tai)
____________

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Nếu không có Mỹ, VN chưa đủ tự tin để mua 6 chiếc tàu ngầm kilo.

Thợ cạo bàn chơi, nhân sự kiện TQ cướp chiếc UUV của Mỹ:

Có tiền mua đồ chơi tầm tầm đâu khó, Nga Ấn giúp huấn luyện chẳng vấn đề gì đáng nói. Cái đặc biệt quan trọng mà báo chí chưa bao giờ đề cập: Ai giúp VN nắm chắc lòng biển để tàu ngầm hoạt động an toàn - Đó là Mỹ kẻ thù cũ của VN.

Để tránh sự theo dõi của đối phương nên tàu ngầm cần phải lặn sâu, mò mẫm di chuyển như người mù dưới đáy biển. Mà đáy Biển Đông sâu cạn bất thường, rất phức tạp, chỉ có Mỹ là nước nắm bắt rành nhất bản đồ địa hình cũng như thuỷ văn... Thời chiến tranh VN, Hạm đội 7 từng làm mưa làm gió vùng này.

Mỹ đã từ lâu (không chính thức) cung cấp tin tức tình báo Biển Đông cho VN. Trong thập niên 80, hải quân VN và TQ tranh nhau chiếm đóng các bãi đá ở Trường Sa, Thợ cạo tin trước hết là Mỹ, sau đến Nga đã hổ trợ tin tức tình báo cho phía VN.

5/2016, Tổng thống Obama rời Việt Nam để lại 1 trong những món quà là 40 triệu USD để hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải - đó là đơn vị T1 trực thuộc TCII Bộ Quốc phòng. Hiểu đơn giản, nó là trung tâm trao đổi tin tức, phối hợp hoạt động tình báo giữa hải quân Mỹ-Việt ở Biển Đông.
_____________

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Chuyện quân hàm quân hiệu LLVT Việt nam

Phong quân hàm trước thời hạn cho những người trong LLVT bị nạn có nên không?

Vụ nổ trong đêm tại kho lưu trữ vật chứng của Phòng an ninh điều tra công an tỉnh Đăk Lăk, được xác định không do khủng bố phá hoại. Thì dù là do nguyên nhân gì dẫn đến phát nổ thì vẫn là lỗi ở con người, không tuân thủ đúng quy trình quy định về chất cháy nổ. Nếu là công ty hay dân, ngoài việc chịu phí tổn khắc phục hậu quả gây ra cho người khác, còn có thể bị phạt tiền đến 50 triệu.
6 sĩ quan làm gì giờ đó trong phòng chứa tang vật dễ cháy nổ? Chắc chắn không phải là trực đêm. Trong khi chưa công bố nguyên nhân thì người ta đã phong quân hàm trước thời hạn cho 3 người chết.

Về lý, trước hết phải nói việc đó là trái luật định vì luật ra điều kiện phải lập chiến công, thành tích đặc biệt xuất sắc... Và sau khi xảy ra vụ việc đáng tiếc thì phải truy cứu trách nhiệm và xử lý kỷ luật cấp chỉ huy.
Khi một tai nạn xảy ra đều có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để địch tập kích bất ngờ gây tổn thất cho đơn vị, huấn luyện để lính bị sự cố, dẫn lính hành quân để bị tai nạn... Gì thì gì đều có lỗi từ đương sự và trách nhiệm của người chỉ huy.
4 vụ máy bay rơi trong năm, nếu không do lỗi chủ quan là chủ yếu thì Bộ Quốc phòng đã không kỷ luật tới 40 sĩ quan Không quân (có 2 tướng).
Về tình thì sao? TC nghĩ nếu ai đó có hoàn cảnh khó khăn thì Quân đội hay Công an tạo điều kiện giúp đỡ về vật chất với thân nhân người chết, chứ không thể "an dân" bằng quân hàm, coi việc phong quân hàm như là bù đắp cho sự rủi ro.
Sức mạnh của LLVT ở quân kỷ, việc làm đó vô hình trung hạ thấp giá trị quân hàm trên câu vai của LLVT.

Mấy đời Thủ tướng đóng cửa rừng, rừng biến mất, lãnh đạo tài, dân đau!

(Lưu từ FB)

Mấy đời chính phủ trước không tính.. , kể từ năm 1993 Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra chỉ thị đóng cửa rừng, hai đời Thủ tướng kế nhiệm là Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng cũng dứt khoát không mở của rừng. Và ông nào cũng hô hào trồng cây thêm rừng mới. 
Dân đóng thuế nuôi hệ thống kiểm lâm, đất rừng giao cho lâm trường quản lý. Không rừng nào và đường nào mà không có trạm kiểm soát. Nhưng 20 năm sau rừng tự nhiên cơ bản biến mất, rừng trồng như cây cảnh, thế mới tài ! 
Chưa bao giờ nghe việc khai thác gỗ đóng góp gì cho phát triển đất nước, xuất khẩu gỗ mang lại kim ngach bao nhiêu cho quốc gia.Từ một quốc gia có 70% diện tích rừng, trở thành nước lệ thuộc nhập khẩu gỗ gần như 100% cho ngành gia công chế biến. Một số cao nguyên đứng trước nguy cơ bị sa mạc hoá. Nạn hạn hán lũ lụt ngày càng nặng nề, mức độ ngày khốc liệt, dân tình khốn khó oán thán.  
Người ta bảo: con người gây ra cớ sự nên thiên nhiên mới nổi giận. Nói thế là quy kết chung chung và không công bằng bỡi kẻ "ăn ốc người đổ vỏ - 1% hưởng lợi từ rừng, 99% lãnh đủ hậu quả mà không phải do mình gây ra.
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Ba lần đổi tiền

Hà Minh Thảo
2015-04-24
Đường phố Sài Gòn ngày 13 tháng 5 năm 1975.
Đường phố Sài Gòn ngày 13 tháng 5 năm 1975.
AFP photo
Từ ngày 30.04.1975, khi cầm tờ giấy bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, người dân Sài gòn, một Thủ đô từng có mỹ danh Hòn ngọc Viễn đông, mang một nỗi buồn mất mát : Đồng tiền Việt Nam Cộng hòa sẽ đi vào dĩ vãng… Việc ‘đổi tiền’ bị đảng Cộng sản đưa vào ngữ vựng ‘cách mạng’ khủng bố người dân Việt như một nỗi kinh hoàng vì đây là một vụ cướp bằng luật do nhà nước ban hành.
Đổi tiền ngày 22.9.1975

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

"Trận không chiến" trên bầu trời Palmdale - Nỗi xấu hổ lớn của Không quân Mỹ

ĐTN | 05/07/2016 13:30

Cuộc rượt đuổi giữa hai tiêm kích F-89D Scorpion với chiếc máy bay mục tiêu F6F5-K Hellcat thực sự là một vụ việc mà Không quân Mỹ rất muốn quên.

Cuộc rượt đuổi có một không hai trên bầu trời

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Đi tìm nguồn gốc thuật ngữ MC

Trích dẫn , , , Trên thế giới những khái niệm đầu tiên về người dẫn chương trình  được biết đến từ thời Phục Hưng và xuất phát từ hoạt động của các Nhà thờ Công giáo[1]. Trong các nhà thờ người ta gọi những người điều hành các buổi lễ tế, các chủ lễ, hay Chưởng nghi là Master of Ceremonies(gọi tắt là MC). Đó là người rất quan trọng của buổi lễ tế, họ phải chịu trách nhiệm tiến hành một cách chính xác và suôn sẻ các buổi lễ, cũng như các nghi thức liên quan.
btv-mc-truyen-hinh-hoai-anh
BTV Hoài Anh duyên dáng trong chương trình Thời sự 19h.
Tên của những Masters of Ceremonies(người chủ lễ) được biết kể từ cuối Trung Cổ (thế kỷ 15) và thời Phục Hưng (Renaissance) ở thế kỷ 16.[2] Tại một nhà thờ Công giáo lớn, Master of Ceremonies cũng chịu trách nhiệm về an ninh của nơi thờ phụng trong các buổi cầu nguyện. Đặc biệt trong những lễ hội lớn như Lễ Giáng sinh và lễ Phục sinh, các Master of Ceremonies giữ một vai trò rất quan trọng, họ phải đảm bảo rằng tất cả mọi thứ đều vận hành thuận lợi[3].
Người ta đã giả định rằng nguồn gốc của Master of Ceremonies có thể đã được hình thành từ thời gian Hoàng đế Constantine Great (Năm 324), hoặc từ trong thời gian Đạo Cơ đốc trở thành tôn giáo chính thức của Đế quốc La Mã năm 380.[4]

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Cách đây hai tuần đi hỏi vợ cho con, tí nữa bị uýnh chạy mất dép,

Cạo Thợ
14 giờ ·

Kể với các bạn chiện ăn nhậu và tình huống không lường thế nài :
Hai tháng trước đàng trai tới nhà gái gặp xã giao dạm ngõ, sui da hợp cạ ăn nhậu, vui.
Lần này, lão được mụ vợ cấp công lệnh và kinh phí đi Miền Tây lần hai để mang lễ vật và tiền chợ cho đàng gái. Lão rủ thằng em kết nghĩa đi cùng vì lần trước đã đi, nhà gái cũng kết, hắn vui tính, ngoại giao tốt và nhậu cứng để yểm trợ cho đại ca đấu với bên đàng gái đông người.

Tới nơi, lão kính thưa kính gửi với anh sui 15 phút, uống trà 15 phút nữa, nhà gái bày trận nhậu. Mồi đã chuẩn bị sẵn, kêu bia bọt, lên bàn, khoảng chục mạng cụng ly, rượu vào lời ra, chuyện trò rôm rả. Hai tăng trưa đến tối. Lão thuộc loại đa hệ nên mâm nào cũng có, đài phát tứ tung, anh sui nói lão sui: anh nhỏ con mỏ nhọn giống ông anh đã mất rồi của tui, lão cười ha hả... dzẫy á...
Ngủ lại nhà đàng gái, sáng hôm sau, ăn sáng tham quan ruộng vườn xong, sui da khều qua khều lại, ưng bụng, 10 giờ sáng bày trận nhậu tiễn biệt, tính là nhậu sương sương chiều còn đường về. Anh sui nói lão: cởi quần dài chơi cho thoải mái anh, tui sao anh dzậy, lão bốc áo chơi luôn, lần này ngồi bệt trước hiên nhà.

Xế chiều, mồi khô, bia rượu tá lả. Lão yếu đô nên uống cầm chừng, thằng em hí hố đòi tiêu diệt A đến B... Rồi tiệc lơi dần, hai anh em ngồi vặt vẹo, mắt đã lờ đờ, bỗng thằng em trừng mắt, ngoắc tay gọi chị sui đang ngồi với anh sui trên phản, hắn nói: bà xuống lại đây, tui nói chuyện này, nếu không tui đập ly bây giờ... Chị sui miễn cưỡng tới ngồi nghe, hắn lặp bặp không đầu không đuôi, gì.. mấy héc ta cà phê... gì...mấy tỷ... Không ai đoán được hắn nói gì, một chú bên nhà gái lên tiếng chấn chỉnh tác phong, sợ tình hình căng thẳng, lớn chiện nên lão xin xí xoá thằng em quá say, dìu hắn vào trong, tiệc tan.
Tối biết làm gì bi giờ, sui da, thằng con nữa và mấy tên hàng xóm nhậu rỉ rả vớt vát lần cuối. Anh sui phê bình thằng rể: Tao cụng ly với mày thì được nhưng mày không được phép cụng ly với người lớn, hồi chiều chú em anh sui say tè ở chái bếp tao không nói, mày ra hàng hiên hông nhà tè nhểu nhảo là không được, nghe chửa.

Thằng em say ngủ li bì, bỏ cả cơm nước từ chiều đó đến sáng hôm sau. Trước khi ra về, lão nhắc lại chuyện, hắn ngơ ngác: em làm gì? Lão càm ràm: nổ cho cố, pậy pạ quá, thặc là mất mặt bầu cua, gặp xin lỗi bà sui đi, chú dám gọi bã bằng "mày" đó. Hắn xin lỗi cả hai vợ chồng chủ nhà. May là đầu độ nhậu thằng em đã "khiêm tốn" mấy lần nói trước trong bàn nhậu: em có gì sai mong các anh bỏ qua cho. Cái chính là dân miền Tây đã tình thương mến thương thì không bắt bẻ. Nhưng giả như hôm đó, nhà gái có một người nóng tính trong bàn nhậu thì chưa biết sự thể ra sao.

Cập nhật hình ảnh bãi cạn Scarborough


Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Văn hoá ngọng

Lời giới thiệu:

Ngôn ngữ là một món quà quý báu mà thượng đế đã ban cho con người. Ngôn ngữ với một số ràng buộc khá phức tạp về cách phát âm, chính tả, và văn phạm cũng là một phần rất quan trọng của văn hoá. Qua cách dùng ngôn ngữ “đúng cách” (chuẩn, chính xác, đơn giản, dễ hiễu), con người không chỉ đạt được mục tiêu trình bày trọn vẹn ý tưởng; mà còn vô hình trung làm cho mọi người chung quanh biết thêm về trình độ học vấn, tư cách, địa vị (chỗ đứng) của người sử dụng nó trong xã hội.

Trước hết người viết cũng xin thành thật mong quý vị thấy mục đích của bài này là một tạp bút giới thiệu một số phương ngữ của vùng, miền; trình bày thêm những những khó khăn mà người sử dụng đã gặp lúc cần phải giao tiếp với người sống ở bên ngoài môi trường cố hữu của mình. Một số thí dụ và các ghi chép tự nhiên không thêm bớt từ nhiều nơi (nghe sao thì ghi lại y như vậy) sẽ được đề cập chỉ có tính cách tượng trưng, chứ không hề có ngụ ý “pha tiếng,” hay để “chửi” ai cả… Người viết cũng muốn mạnh dạn và thận trọng nêu lên một số vấn đề phát âm, chữ viết vượt qua khỏi phạm vi giới hạn của địa phương cần được quan tâm cùng với các quan sát, nhận định rất chủ quan (và người viết chờ mong sự chỉ trích của quý vị cao kiến) về sự phát âm khác biệt (nói nôm na bình dân học vụ là “ngọng”) theo vùng, miền của dân Việt nói chung và chính ngay gia đình cá nhân của người viết để chúng ta cùng góp thêm vào một giải thích, một phương cách khả dĩ có thể sửa chữa, làm thay đổi hoàn cảnh khó khăn trong lãnh vực thông tin, giao tiếp hiện nay.

Điểm đặc biệt đáng lưu ý là “phát âm khác biệt theo vùng” và “ngọng,” xét cho kỹ, là hai vấn đề khác nhau; nhưng để đơn giản hoá, người viết sẽ gom cả hai thể loại này thành một dạng để tiện phân biệt với dạng “chuẩn” ở bên kia lằn ranh. Cũng không khó khăn gì lắm, quý vị sẽ thấy rõ khi nào là “phát âm khác biệt” và khi nào là “ngọng” trong những giòng kế tiếp…

TVG

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Nước mắm trong lịch sử và văn hóa của người Việt

Trần Đức Anh Sơn
Nuoc mam 8
Nước mắm là món “quốc hồn, quốc túy” của người Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt phân biệt với phần còn lại của ẩm thực thế giới. Có lẽ vì thế mà “tín đồ nước mắm” gốc Việt đã lớn tiếng khẳng định “nước mắm là sản phẩm ‘riêng có’ của người Việt”!
Ngày tư, ngày Tết, nhân lúc rảnh rỗi, lục tìm sử liệu để xem xét tính thực hư của nhận định trên, bất ngờ phát hiện nhiều điều thú vị về thứ nước chấm trứ danh này của người Việt.
1. Có phải chỉ người Việt mới biết làm nước mắm?

Về đây nghe em... chở thật thà vào lòng dối trá

Nghe lại bài hát, lão ngẫm thấy, thường thì một bài thơ, một bài hát, đầu đời nổi tiếng hình như nó vận vào cuộc đời tác gỉa cũng như với người yêu thích.Trường hợp bài "Về đây nghe em" khá lạ ! Bản gốc bài thơ không còn, bài hát nổi tiếng sau 30 năm ra đời. A Khuê - người sáng tác đã lâu quên công bố tác giả bài thơ, Trần Quang Lộc - người phổ nhạc "quên" dẫn thơ của ai. Cả hai là đôi bạn từ trẻ rồi già, họ không bao gặp lại nhau vì lẽ đó. Giờ tác gỉa bài thơ đã mất, người sáng tác còn sống nhưng chưa bao giờ dám đối diện với sự thật.


Nhà của nhà thơ tài hoa A Khuê ở Bình Phước - nơi ông đã chăn bò thuê, vợ bán chuối chiên cùng 8 đứa con nhỏ. ảnh Damhaphu

Nghe bài hát qua giọng Tuấn Ngọc:
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ve-day-nghe-em-tuan-ngoc.uYW0Vhi1TdVi.html

Bài liên quan đến A Khuê:
THƠ A KHUÊ - BỤI, VÀ CÁT, VÀ HƯƠNG QUYẾN RŨ

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Bí mật lực lượng đặc nhiệm Hải quân Thái Lan

Kinh hãi cảnh “luyện” đặc công nước của quân đội Thái

Trở thành một người lính đặc công đã không dễ dàng, được đứng trong hàng ngũ của lực lượng đặc công nước lại càng khó khăn gấp bội.

Những bài huấn luyện làm chai sạn...cơ thể.
Những bài huấn luyện làm chai sạn...cơ thể.
Luôn luôn giữ vai trò các mũi tinh nhuệ, thọc sâu, đánh luồn, đánh hiểm, đặc công là lực lượng nòng cốt của quân đội hầu hết các quốc gia trên thế giới đảm nhiệm những nhiệm vụ cực kì khó khăn, gian khổ và nguy hiểm.
Lực lượng đặc công nước Thái Lan được huấn luyện một cách bài bản nhưng vô cùng khắc nghiệt. Thể lực dẻo dai, sức chịu đựng bền bỉ, khả năng độc lập tồn tại trong các môi trường khác nhau như rừng sâu, hải đảo không người, sông suối, sa mạc là yêu cầu bắt buộc và là những bài tập mỗi người lính đặc công nước phải trải qua.

Chuyện ít biết về những chiếc ba lô lính Mỹ trong Chiến tranh VN

Trần Hữu Phúc | 04/06/2014 07:30


(Soha.vn)-Khi mở rộng hoạt động quân sự tại chiến trường VN, ngoài việc được đầu tư về vũ khí thì quân trang quân dụng của lính Mỹ cũng được cải tiến cho phù hợp với môi trường mới
Chiến trường Việt Nam với khí hậu nhiệt đới độ ẩm cao, mưa nhiều nên những quân trang cũ của lính Mỹ làm bằng chất liệu vải bố tỏ ra không phù hợp với tình hình thực tế. Chúng dày, lâu khô, dể bị ẩm mốc và mục nát.

Coi đặc công VN như lực lượng đặc biệt hàng đầu thế giới là hơi chủ quan!

Phạm Viễn Thông - Edwin Lee |
Coi đặc công VN như lực lượng đặc biệt hàng đầu thế giới là hơi chủ quan!
Đặc công Việt Nam thực hành huấn luyện chống khủng bố. Ảnh: QĐND.
Thật vậy, nên xếp đặc công vào nhóm các lực lượng đặc biệt hàng đầu thì sẽ hợp lý hơn. Về lý do thì có rất nhiều, nhưng tóm lại gồm một vài ý chính sau đây.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Tục tắm tiên xưa và nay

Nếu như ngày nay, nhiều người Việt xa lạ với tục tắm truồng thì hồi đó nó rất phổ biến như một thói quen sinh hoạt hằng ngày mà không ai phải ngượng, cũng không có gì xấu hổ hay tục bậy cả. Tục này tùy từng vùng còn tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20 mới mất dần.


     Nhưng có gì lạ đâu? Đã tắm thì phải 'cởi', có điều sự lạ ở đây là cái 'cởi' trong nhà tắm khác cái 'cởi' ở nơi công cộng hay giữa cảnh trời bao la. Vậy thế nào là tục tắm tiên, tắm truồng?

     Xưa kia, mỗi làng thường chỉ đào một giếng khơi lớn dùng để tắm giặt và một giếng sâu để lấy nước ăn, tất nhiên ngoài hai giếng chung này mỗi giáp hay mỗi gia đình nếu khá giả đều có thể đào giếng nhỏ riêng nhưng đa phần sinh hoạt của làng thường kề cận bên chợ làng hoặc giếng chung - tức là giếng làng...

tắm tiên xưa và nay- Phố núi và bạn bè
Vét giếng ăn của làng (ảnh xưa).

Cung điện của nguyên TBT Đảng CSVN Nông Đức Mạnh

Ảnh từ báo
[​IMG]
Nong-Duc-Manh

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Sao gọi là "tang tóc"

Thợ Cạo ít học mà cũng chẳng mấy quan tâm từ nào gốc Hán, Hán Việt hay Thuần Việt nên quan niệm ngôn ngữ luôn phát triển, đọc nghe hiểu là được miễn là viết, dùng không sai nghĩa. Đôi khi rách việc, ví dụ một số địa danh ở miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên... lẽ ra khi nói đến nó người ta trước hết cần xem xét nó có gốc Chăm, Khơ me,... không đã, xong mới nói truy từ nguyên Hán Việt, mấy cha Hán rộng hay mắc bệnh làm ngược lại, thành ra "râu nọ cắm ằm bà kia".
Trở lại chuyện "tang tóc", khi nghe có chữ tang... người ta liên tưởng đến không gian tràn ngập một nỗi buồn (gọi là tang thương) và sự chết chóc (gọi là tang tóc). 

Tang thì ai cũng hiểu theo nghĩa phổ thông nhưng lão hơi théc méc "tóc" là gì trong "tang tóc", tìm được gốc gát thế này, chia sẻ với các bạn:
Tục lệ cao tóc này được thịnh hành với các mục đích khác nhau
Cạo 1 vành tóc ở thóp chính là tập tục dùng trong tang lễ của người Đàng Ngoài
Trong Sơn cư tạp thuật viết vào cuối thời Lê cho biết :"ngày thành phục, các con đều cạo đầu, bố chết mẹ còn thì cạo một nửa. Đến khi ngũ phục, xem mối quan hệ thân hay sơ mà cạo tóc nhiều hay ít. Nay đất kinh kỳ cũng có người theo tục này, gọi là Tang tóc"
Jean Batptisive Tavernier cũng cho biết năm 1681 :" vua mới cắt tóc, đầu đội mũ rơm"
Cha sứ Marini cũng viết người Việt khi có tang :''cắt tóc để tỏ lòng tôn kính người đã khuất"

Lão tự dưng nghĩ đến tang, điềm hết số rồi chăng? nếu tôi chết, người thân đừng khóc, hãy tiễn một bản tình ca con cá lóc và nhớ gửi theo laptop, chớ quên con chuột. khà khà.
Ttanh vẽ: Người Đông Kinh trong Hoàng Thanh chức cống đồ:

(trích dẫn theo diễn đàn Thainguyen.mobi)

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Lòng yêu nước của tôi bắt đầu từ đâu,

Tuổi thơ bậc tiểu học, lũ học trò ngoài giờ học chúng tôi mãi miết với những trò chơi tự chế, thả hồn vào những truyện cổ tích, mê mẩn đủ loại truyện tranh...
Năm học lớp Nhất (lớp 5) trường Tiểu học Cộng đồng Kontum, thầy chúng tôi có giới thiệu với đám học trò ham chơi cuốn sách "Người Việt cao quý" của một tác giả Ý viết về người Việt. Tôi tìm mua đọc, từ đó khơi dậy lòng mình: niềm tự hào dân tộc và yêu nước.
Dù sau này, tôi mới biết tác giả là nhà văn Vũ Hạnh và có nhiều ý kiến phản biện cho là sách "tự sướng" về một dân tộc nhiều thói hư tật xấu. Tôi vẫn trân trọng cuốn sách mỏng đó, nó ảnh hướng lớn đến đời tôi về sau và cũng nhờ nó mà mình nhớ mãi tên ông thầy Trần Minh Trị .
(Thợ Cạo)
________________

Phay Văn

Vừa rồi lục trong số sách cũ còn sót lại ngày xưa tôi tình cờ cầm trên tay cuốn Người Việt Cao Quí, một cuốn sách được yêu thích trước 1975 vì nó khơi dậy niềm tự hào của một dân tộc vốn bị xem là nhược tiểu.
Thế nhưng, sau 1975 người ta biết rằng tác giả của nó không phải là một người nước ngoài như vẫn được tin là thế. Người ta thấy hụt hẫng bởi một cảm giác bị đánh lừa, một niềm tin bị đánh cắp. Dù chuyện giả dối không là hàng hiếm trong xã hội cs.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, nay nhân tiện tìm lại được cuốn sách tạm gọi là cũ (tính từ khi phát hành) nhưng còn khá mới- nếu so sánh với các ấn phẩm cùng thời- từ mấy chục năm nay, xin phép được chia sẻ với các anh chị mấy tấm hình scan lại từ cuốn sách này.
***


"Người Việt cao quý" và tấm lòng của một con người chân chính

Có lẽ ảnh hưởng từ bài hát này mà mình bị đuổi học,

Mời nghe bài hát trước:

(Không thấy giới thiệu người hát, TC đoán chính là tác giả)

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Sách "Bên thắng cuộc" thuộc thể loại nào, mang lại giá trị gì ?

TC trích vài bình luận liên quan:

....................
Mot y kien khac says:
Hồi trước mình cũng có ấn tượng khá tốt về Osin. Nhưng mình đã hủy kết bạn với Osin ở Facebook sau quyển sách Bên thắng cuộc, mà cái tên sách theo mình là ăn bám vào sự hận thù Nam Bắc để kiếm tiền và kiếm danh, qua đó làm sâu thêm cái chia rẽ của người dân hai miền. Nội dung quyển sách thì khong có gì lắm, khong quá mới nhưng cách trình bày hấp dẫn theo kiểu báo chí, nhận xét chủ quan, nhưng cái tên sách nói lên tâm địa tác giả, khong có tính sử học, mà có tính thương mại và tuyên truyền, khơi gợi hận thù và chia cắt.
Nói chung bác Osin này chất Nghệ giảm hết rồi. Mấy lần có khả năng gặp bác này, mình đều phải tránh để đỡ thấy một người mà mình có cảm nhận tiêu cực.

nước non ngàn dặm says:
Đồng ý với bạn này. Giọng văn Bên thắng cuộc ra vẻ huyên hoang, nhiều người đọc chỉ vì bị cái vẻ bí hiểm nói những điều nghe như tiết lộ bí mật. Thực chất Bên thắng cuộc rất tồi tệ khi nói ngược lại những giá trị mà nhiều thế hệ của đất nước coi là thiêng liêng. Ngạc nhiên vì Osin vẫn có dự án thuê. Phản đối cái dự án truyền thông gì đó! Cụ Cua chỉ giỏi viết văn, không được mình đánh giá cao vì hệ tư tưởng thiếu bản lĩnh. Sorry cụ!

HỒ THƠM1 says:
Có lẽ tui reply cho chú Một Ý Kiến Khác và chú Nước Non Ngàn Dặm (hay 2 chú này là 1, hay cùng một hội một thuyền một giuộc gì đó mặc kệ, không quan trọng.). Mặc dù tui không phải là bạn, là fan của Osin, và chưa gặp Osin ngoài đời bao giờ nhưng nghĩ tầm Osin mà đi reply cho 2 chú này thì phí quá!
Đây là những “phản biện” của chú Một, học mót theo lối “pháo kích” kinh tởm của các “nhà báo” ND, QĐND, CAND:

Tôi đã học tập phản biện từ khi nào

Tự hào mình đã được thụ hưởng nền giáo dục VNCH!
Trước năm 1975, trường tôi là một trường công mang tên Trung học Hoàng Đạo - đây là tên do nhà trường tự đặt, lấy theo bút danh của nhà văn Nguyễn Tường Long - nhóm Tự lực Văn đoàn, lãnh tụ đảng Đại Việt. Chính quyền không ưa gì đảng này nhưng tên đó vẫn công khai trong phạm vi nhà trường như bảng hiệu ở cổng, bảng tên học sinh mang trên ngực... Trường ở thị xã Kon Tum, một địa phương heo hút thuộc hàng nhỏ nhất ở Miền Nam. Một số thầy cô theo các khuynh hướng chính trị khác nhau, có thầy theo đảng Quốc dân, có thầy theo đảng Dân chủ, có thầy bên Quân đội biệt phái qua, có thầy thân Việt cộng...
Năm đệ ngũ (lớp 8), thầy Nguyễn Văn Trọng (đảng viên Đại Việt) dạy môn Quốc văn đưa một chương trình gọi là Trần thuyết, rất mới lạ với lũ học trò chúng tôi. Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm tự tìm bạn hợp giơ khoàng 5 người, tự chọn trích đoạn tác phẩm hoặc một truyện ngắn mà lớp có học qua hay thầy cô đã giới thiệu ngoài lề. Nhóm thuyết trình có nhiệm vụ trình bày cái hay của tác phẩm và tác giả. Nên tìm tòi trước cả tuần, chuẩn bị sẵn các lập luận bảo vệ nội dung.
Đến ngày, bàn ghế dài được kê ngang trước bảng, nhóm trần thuyết ngồi quay mặt xuống lớp, thầy giới thiệu sơ qua chương trình, rồi ngồi làm "trọng tài" xem đám học sinh múa mỏ "oánh" nhau. Một, hai bạn cứng cựa thay mặt nhóm trần thuyết đứng lên ca tác phẩm - tác giả "lên mây". Học sinh còn lại của lớp ở bên dưới, ai thấy khuyết, nhược điểm hoặc đơn giản thích phá thì giơ tay phát biểu chọt vô đả kích. Hai bên tha hồ "chém gió", một bên như khiêng đỡ, một bên là đám đông như giáo tấn công. Do đầu óc còn non nớt nên phản biện kiểu trời ơi đất hỡi, đâm bị thóc thọc bị gạo, bắt lỗi nhau câu chữ là chính. Hào hứng, ồn ào chí choé, bắt bẻ nhau mà bên kia "cà lăm" thì hả hê sướng ra phết! Thầy mỉm cười, không kết luận bên nào đúng bên nào sai. Tuy vậy cũng tập cho học sinh quen dần với việc tranh luận.
Nghe đâu, chương trình thực nghiệm này là sáng kiến mới của ĐH Havard được một số trường trung học VNCH đưa vào ứng dụng luôn.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Bản đồ mô phỏng lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (I)

Tập tin:Bản đồ Văn Lang & Nam Cương.JPGPhỏng ước lãnh thổ hai nước Văn Lang (màu vàng) của các vua Hùng và xứ Nam Cương (màu xanh lục) của Thục Phán, sau này hợp nhất thành nước Âu Lạc vào khoảng thế kỷ 3 TCN.

Bản đồ mô phỏng lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (III)

45 tấm bản đồ Việt Nam qua các giai đoạn từ thế kỷ 10 (phần 2) 
 
Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ là sự biến đổi không gian sinh tồn của người Việt, thể hiện bởi các triều đại chính thống được công nhận. Nó mang tính chất phức tạp, lúc bị mất lãnh thổ về các nhà nước khác, lúc xâm chiếm chinh phục được lãnh thổ mới. Bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19 dưới đây hy vọng giúp các bạn hiểu thêm về lịch sử phát triển của đất nước ta.
Bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ năm 1154 - 1611
45 tấm bản đồ Việt Nam qua các giai đoạn từ thế kỷ 10
Năm 1154

Bản đồ mô phỏng lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (II)

45 tấm bản đồ Việt Nam qua các giai đoạn từ thế kỷ 10 (phần 1)
 
Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ là sự biến đổi không gian sinh tồn của người Việt, thể hiện bởi các triều đại chính thống được công nhận. Nó mang tính chất phức tạp, lúc bị mất lãnh thổ về các nhà nước khác, lúc xâm chiếm chinh phục được lãnh thổ mới. Bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19 dưới đây hy vọng giúp các bạn hiểu thêm về lịch sử phát triển của đất nước ta.

Bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

45 tấm bản đồ Việt Nam qua các giai đoạn từ thế kỷ 10
Năm 905

Bản đồ mô phỏng lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (IV)

45 tấm bản đồ Việt Nam qua các giai đoạn từ thế kỷ 10 (phần 3)

Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ là sự biến đổi không gian sinh tồn của người Việt, thể hiện bởi các triều đại chính thống được công nhận. Nó mang tính chất phức tạp, lúc bị mất lãnh thổ về các nhà nước khác, lúc xâm chiếm chinh phục được lãnh thổ mới. Bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19 dưới đây hy vọng giúp các bạn hiểu thêm về lịch sử phát triển của đất nước ta.

Bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ năm 1653 - 1853

45 tấm bản đồ Việt Nam qua các giai đoạn từ thế kỷ 10
Năm 1653

Tài nguyên của đất nước ở Tây nguyên đã bị “xâu xé” như thế nào?

Xem lại vài bài để biết và hiểu thêm vấn đề không chỉ ở Đắk Nông.
Các huyện phía Tây tỉnh Đắk Nông như Miền tây hoang dã ở Mỹ

Hỗn loạn tranh cướp đất rừng ở Đắk Nông
http://laodong.com.vn/…/hon-loan-tranh-cuop-dat-rung-o-dak-…
“Tập đoàn” xã hội đen lập “chính quyền” giữa rừng nguyên sinh
http://danviet.vn/…/tap-doan-xa-hoi-den-lap-chinh-quyen-giu…
“Tập đoàn” xã hội đen giữa rừng nguyên sinh "tung hoành" ra sao?
http://danviet.vn/…/tap-doan-xa-hoi-den-giua-rung-nguyen-si…
Cung đường “nóng” vùng giáp ranh Bình Phước - Đắk Nông
http://baobinhphuoc.com.vn/…/cung-duong-nong-vung-giap-ranh…
Nạn tham nhũng đất rừng ở Đắk Nông
http://laodong.com.vn/…/nan-tham-nhung-dat-rung-o-dak-nong-…

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Mô hinh dạy học ở ĐH HARWARD áp dụng từ THĐIC thời VNCH

Thien Huynh

Bài của HMT là khái quát về tổ chức và phương hướng của nền giáo dục VNCH, tôi xin phép bổ xung thêm về phương pháp dạy và học thời xa xưa ấy qua câu chuyện “hổn” của chính tôi, “móc họng” GS dạy Việt văn mà Thầy vổ tay khen mới “lọa”, đúng không? Thật ra Ông Thầy bị “lạc đạn” thôi. Lúc ấy sau đảo chính TT Ngô đình Diệm, chương trình Việt văn có 2 phần Kim văn (văn xuôi) và Cổ văn (văn vần) dạy song đôi, bắt đầu từ lớp đệ ngủ (lớp 8 bây giờ) mổi tháng học sinh chia nhóm (theo tổ có sẳn của lớp) soạn bài thuyết trinh trước một tuần (còn gọi là trần thuyết) theo đề tài Thầy đưa theo chương trình, kim văn và cổ văn, Cả nhóm thì cùng soạn, viết đầy 4, 5 tờ giấy đôi caro, nhưng các nhóm là độc lập để tranh hơn thua trong thảo luận, Trong 2 giờ thuyết trình thì bốc thăm hoặc Thầy chỉ định 1 nhóm “chủ xị” thuyết trình, các nhóm còn lại chất vấn, ông Thầy ngồi cuối lớp giám sát 2 giờ …đấu đá. Không bàn cải cách dạy và học nầy trường Đại học Harward và VNCH ai theo ai nhưng các PHIÊN TÒA GIẢ LẬP (như trong phim Hàn quốc “Chuyện tình Harward) hay PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG LHQ GIẢ LẬP (một dạo ồn ào trên mạng về vụ treo cờ Đài loan trong phiên họp giả lập đó) và các buổi thuyết trình của học sinh thời ấy thật sự là “trên cả tuyệt vời”, học sinh tự hoàn thiện cách tra cứu, tìm tòi, thể hiện khả năng dùng từ, trình bày, tranh luận, tự tin…mặt khác cách dạy và học đó rỏ ràng đáp ứng đúng nhu cầu muốn tự khẳng định của tuổi mới lớn, theo khuôn mẩu văn hóa.
Chuyện “hổn” là thế nầy. Lần đầu tôi bị Thầy dạy việt văn « chữi xéo ». trong đề tài « tìm hiểu cách tả cái đẹp của Nguyễn Du trong truyện Kiều », gần cuối buổi thuyết trinh tôi nêu một ý kiến theo kiểu « xỏ lá » bởi nhóm thuyết trình chưa làm rỏ, đại ý là Từ Hải cao ngều ngệu thì đẹp nổi gì khi chiều cao gấp 20 lần chiều ngang, « vai năm tấc rộng thân mười thước cao ». Thúy Kiều thì đẹp như quỉ bởi « mây thua nước tóc tuyết nhường màu da », lại xấu tính, « xề xè nấm đất bên đàng, dào dào ngọn cỏ nữa vàng nữa xanh » , tè bậy bên mộ Đam Tiên nên bị Đạm Tiên trả thù , ý kiến thuyết trình viên thế nào xin cho biết? Cả lớp một phen cười cợt, nhóm thuyết trình lúng túng đưa mắt về ông Thầy, Ông xem đồng hồ thấy hết giờ, ông Thầy cười cười nói với lớp : « nó lấy cây búa làm bếp để chẻ thì còn gì là tác phẩm nghệ thuật » rồi chấm dứt buổi thuyết trình, cay cú là sau đó tôi bị bạn bè cho 1 biệt danh là tên ở đợ.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Huỳnh Minh Tú
Sách giáo khoa thời VNCH
Sách giáo khoa thời VNCH
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.
Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Một trải nghiệm về dạy và học môn Việt văn ở Miền Nam trước 1975

Tiêu Dao Bảo Cự

Tác giả bài viết này là “giáo sư Việt văn” bậc trung học ở Miền Nam trước năm 1975 (các thầy cô giáo dạy trung học được gọi là giáo sư trung học). Trong cuộc thảo luận về đề tài “Ngữ văn trong nhà trường” do Văn Việt nêu ra, tôi thấy trải nghiệm dạy văn của mình có nhiều vấn đề liên quan đến các đề tài được gợi ý trong cuộc thảo luận. Sau 1975 tôi không còn dạy học nên không đủ thẩm quyền góp ý về việc dạy và học văn hiện nay nhưng tôi nghĩ những trải nghiệm của mình trong nghề cũng là một cách so sánh, đối chiếu để góp phần soi sáng thêm về một vấn đề chung mà Văn Việt đã nhấn mạnh tầm quan trọng là “có tác động rất lớn đến tâm hồn con em chúng ta và tương lai văn học nước nhà”.
Bài viết sẽ lướt qua các vấn đề: quá trình đào tạo giáo sư Việt văn, chương trình, phương pháp giảng dạy, sách giáo khoa, hoạt động ngoại khóa, thi cử, mối quan hệ với học sinh và hình ảnh người giáo sư văn chương trong mắt học sinh.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Lượt sử ly tán của người Chăm

Campuchia có 210.000 người
Chạy sang tỵ nạn CPC nhiều đợt thời phong kiến, ở rải rác nhiều nơi, tập trung dọc sông Mê Kông và vùng Biển Hồ, CPC ngày nay có tỉnh còn mang tên Kompuong Cham (Bến người Chăm), họ thạo tiếng Khmer hơn tiếng Chăm gốc và tiếng Việt. Cũng trong chiến tranh phong kiến một bộ phận về VN định cư ở An Giang, Tây Ninh, tuỳ làng họ nói tiếng Khmer và tiếng Mã Lai nhưng tất cả đều dùng chữ viết Mã Lai. Hầu hết theo đạo Hồi .

Việt Nam có 150.000 người
Ở lại lãnh thổ vương quốc Chăm Pa, sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... . Đa số theo đạo Ba La Môn. Thế kỷ XI, Nhà Lý bắt tù binh Chăm đưa ra Bắc mấy vạn người, họ lập thành các làng riêng và tồn tại thời gian khá dài và bị người Việt đồng hoá gần như hoàn toàn nên mới có làng Chăm trong lòng Hà Nội ngày nay.

Malaysia có 10.000 người
Vào thế kỷ XVII, người Chăm vượt đại dương qua sống ở Kelantan - Malaysia và gaia đoạn năm 1975-78, một bộ phận từ Campchia chạy tỵ nạn khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.

Trung Quốc có 6.000 người
Đây là bộ phận tỵ nạn chiến tranh khỏi vương quốc đầu tiên từ thế kỷ VII - X.

Thái Lan có 4.000 người
Vào thế kỉ XVIII, người Chăm chạy loạn từ Camuchia qua Thái Lan, hiện thuộc khu Ban Khrua, Bangkok và một số vượt biên chạy sang Thái sau 1975

Hoa Kỳ có 3.000 người

Pháp có 1.000 người

Vượt biên từ VN và CPC sau 1975 và đi bằng con đường hợp pháp.

Cái nóp - ăn cơm mới nói chuyện cũ

Hội nghị khoa học “về văn hóa, văn nghệ truyền thống và dân ca đồng bằng sông Cửu long” tổ chức tại Cần thơ (3/1983) có mươi dòng định nghĩa về cái nóp. Tuy nhiên, do để “gọn nhẹ hóa” vấn đề, định nghĩa chưa thể hiện được đầy đủ về cái nóp.
Xưa kia miền tây Nam bộ – vùng đất u u minh minh, muỗi kêu sáo thổi – chưa có mùng. Khi đi ngủ, người ta hun khói đuổi muỗi, bù mắc và dùng bó cọng dừa “vụt” chúng. Nếu một mình trong bưng, họ ngủ “mùng nước”: trầm mình dưới sình, lấy tàu lá (ví dụ lá sen) úp lên mặt, thế là ngủ “ngon”. Rồi vài trăm năm gần đây, người dân miền tây phát minh ra “nóp”. “Nóp” được khâu từ cái “đệm” – một loại chiếu không dệt từ cói. “Đệm” được đan từ cọng “bàng”, loài cỏ dại cọng dài, dai sợi, hằng hà sa số ở miền tây.

Vật liệu
: Khi cọng bàng dài hơn mét trở lên, người ta chống xuồng đi thu hoạch, mang về phơi khô rồi giã trên “thớt” (tạm gọi vậy). Thớt là một khúc gỗ to, dài chừng 2 mét hơn, mặt trên (và mặt dưới) đẽo phẳng làm mặt thớt. Cứ hai người một thớt, họ đặt bó bàng lên thớt và đứng lên trên, mỗi người một đầu, dùng chân đè bó bàng rồi dùng chày giã. Đêm đêm “tiếng ai giã bàng nhịp nhàng như tiếng người ca” ngân lên khắp xóm. “Cụp cùm cum”, “cụp cùm cum”.
Đan “đệm”:
Bàng giã xong trở thành vật liệu đan đệm. Người ta đan lóng đôi, lóng ba (nong đôi, nong ba) thành cái đệm. Đệm tính theo “vuông” nhưng đơn vị thương mại thì theo “mét tới” với khổ tiêu chuẩn (khoảng 2 mét). Dân miền tây nói nằm “đệm” êm hơn, mát hơn nằm chiếu cói. 
Khâu “nóp”: Người ta gập đôi cái “đệm” theo chiều “tới” sao cho nửa trên (sau sẽ là "mùng") dài hơn nửa dưới (sau sẽ là “chiếu nằm”) chừng 2 tấc “tới”. Phần 2 tấc "dư" gọi là “lưỡi gà”. Họ khâu mép trên và mép dưới của 2 đầu lại, thế là thành cái “nóp” với 3 phía kín và 1 phía cửa.
Ngủ nóp: Người ta trải nóp xuống, ngậm nước phun lên nóc nóp và dùng tay phủi khắp người để xua đàn muỗi, bù mắc đang bu đặc quanh người, rồi “lăn” vô nóp. Vô trong rồi, kẻ đó gập “lưỡi gà” lại, gài vô phần “chiếu nằm” và yên giấc. Người ta giải thích phun nước cho mát, nhưng có người nói, do “đệm” đan không đều, có kẽ hở, bù mắc chui vô, nên phải phun nước để bàng nở ra bít kẽ đan.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Phương ngữ Kỳ Anh (từ điển tiếng Nghệ - Tĩnh)

Thỉnh thoảng mình hay viết những câu chuyện của địa phương và dùng phương ngữ cho hợp với ngữ cảnh câu chuyện. các bạn mình đọc cũng "nỏ hiểu chi trơn"...


Nhìn về Thanh - Nghệ

Thứ Sáu, ngày 17 tháng 5 năm 201338nhận xét

Người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh giờ bị kỳ thị. Đi đâu cũng thấy người ta nói ghét dân Thanh Nghệ Hà, cầm hồ sơ xin việc mà giọng điệu, cái hộ khẩu ở vùng này thì coi như trượt rớt từ vòng đầu. 

Thanh - Nghệ - Hà mà thực chất là hai xứ Thanh, Nghệ (tức là hai vùng đất có những khu biệt về Văn hóa). Trải khoảng ngàn năm tạo dựng, đi kèm theo đó là những tương đồng và dị biệt về lịch sử, văn hóa hình thành nên cốt cách, tâm tính con người.

Khu biệt văn hóa
Thanh - Nghệ được ví như Việt Nam thu nhỏ. Cái gì Việt Nam có thì Thanh -  Nghệ cũng có. Lịch sử hai vùng này ước chừng trên ngàn năm, nghĩa là tương đương với lịch sử Việt Nam (từ Ngô Vương lập quốc đến giờ). Dân số ước chừng trên 8 triệu người, bằng gần 10% dân số Việt Nam.

Cả hai xứ đều là biên thùy trọng trấn của Vương quốc Đại Việt khi xưa. Là đất căn bản đế vương, Thanh - Nghệ quan trọng đến nỗi: Thanh Nghệ còn, Quốc gia còn, Thanh Nghệ mất Quốc gia mất.

Có ít nhất hai vương triều, hai nhà Chúa mà gốc tích là từ Thanh Hóa - người "làm vua" gần đây nhất mà xứ Thanh có được là ông Lê Khả Phiêu (nguyên TBT BCH Trung ương Đảng CSVN). Văn thần võ tướng xứ Nghệ bạt ngàn. Bắc sông Lam thiên về võ tướng, nam sông Lam thiên về văn thần. 

Cụ Hồ cũng là người xứ Nghệ (nguyên gốc Quỳnh Lưu).

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Cái chết của con tê giác cuối cùng ở VN

bbc.com
Chris Baraniuk
Trong một khu rừng rậm nhiều đồi dốc ở phía tây nam Việt Nam, con tê giác cái đơn độc từng có thời dạo bước. Đó là con tê giác cuối cùng trong phân loài của nó, và đây là nơi nó sinh sống.
Cát Lộc, khu vực phía bắc của Vườn Quốc gia Cát Tiên, là một phần của nơi từng bị tàn phá bởi Chất Da cam trong Cuộc chiến Việt Nam. Ngày nay, nơi này nổi tiếng là khu bảo tồn động vật hoang dã, cũng là nơi nhiều nỗ lực bảo tồn thất bại.
Con tê giác cuối cùng hàng ngày đi lang thang qua hàng ngàn hec-ta rừng, một khoảng cách rộng hơn rất nhiều mà loài động vật ăn cỏ này thường di chuyển.
Nhưng như thế là nó còn có nơi để chạy. Có nhiều lạch nước và sông để tắm và rất nhiều thức ăn - như cây mây, một loại cây dây leo mọc khắp nơi trong rừng.
Nhưng một ngày nọ, tay thợ săn ngắm bắn nó qua khẩu súng bán tự động - và bóp cò.
Chúng ta không biết liệu con tê giác có biết ai là kẻ giết nó hay không, và cũng không biết nó đã bị bắn bao nhiêu phát.
Khi tiếng súng vang lên, vọng khắp khu rừng cũng là lúc chốt lại sự tuyệt chủng của loài tê giác Java ở Việt Nam.
Tuy nhiên, sự tuyệt chủng đã không xảy ra ngay lập tức. Dù bị thương, con tê giác vẫn chạy thoát. Và từ đó, suốt một thời gian, nó biến mất sau cánh rừng xanh dày đặc che chở nó.
Vận mạng của loài tê giác Java ở Việt Nam, một phân loài tê giác có tên là Rhinoceros sondaicus annamiticus, khi đó đã được Sarah Brook theo dõi sát sao.
Brook là nhà bảo tồn của Quỹ bảo tồn động vật hoang dã WWF. Hàng ngày, bà phải vật lộn với địa hình khắc nghiệt ở vườn quốc gia Cát Lộc - đồi dốc và thảm thực vật dày đặc - với một chú chó đánh hơi, được huấn luyện để theo dõi mùi phân tê giác.

Tìm kiếm Blog này