Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Cách sống và cách chơi của một số người khá giả ở Bảo Lộc.

Một nhà - đồi, tôi thấy thế này:
Họ tìm mua một ngọn đồi nhỏ. Tự mở đường vào và đặt tên. Đầu đường và chỗ rẽ có bảng chỉ đường, ví dụ "Đồi Hoa Nắng". Bắt gặp ngoài cùng là cái cổng ngói đỏ. Leo dốc ngắn lên tới nhà. Nơi ở, họ xây nhà sàn có mái xuôi kiểu dân tộc.
Kế nhà chính là "chòi" kiểu thủy tạ, nền cao, hình lục giác, chóp tròn làm chỗ ăn uống hoặc tiếp khách. Gần đấy là mảnh vườn rau. . Họ dùng điện mặt trời để tắm và nấu nước.
Cách chếch sân vườn, còn có một hai cái nhà nữa để người nhà ở riêng. Họ trồng đủ các loại hoa bên lối đi, có khắp mọi nơi. Phía dưới trước nhà, họ đào hồ nước, xung quanh có đặt một số dù ngồi chơi nghỉ mát và câu cá. Vườn đồi, họ trồng cây ăn trái...

Hình ảnh bi thương chưa từng thấy trong Chiến tranh Việt Nam.

Tại Hiếu Xương, Tuy Hòa ngày 21/3/1975 - Liên quan câu chuyện về cuộc di tản đẫm máu trên đường 7 của Phú Đặng.
(Photo by UPI/Bettmann Archive/Getty Images)


Dân Tuy Hòa, bạn có nghe người lớn nói "Đứt cầu máng" chưa?

Nếu không có Đập Đồng Cam thì Phú Yên mình đến nay vẫn chưa khá.
Đập Đồng Cam có được nhờ tầm nhìn của Thực dân, với sự tài hoa của hai kỹ sư Pháp và công sức hàng ngàn người Việt.
Nhờ nó mà Phú Yên tự hào có cánh đồng lúa lớn nhất miền Trung.
Nhờ có mà Việt Minh huy động bà con đóng góp lương thực chi viện cho Liên khu 5.
Pháp biết vậy cho máy bay ném bom để chặn nguồn tiếp tế. Hậu quả là Cầu máng phía Nam và phía Bắc bị bể, cánh đồng Tuy Hòa hạn hán nặng. Từ 1952 đến 1954, dân Phú Yên đói thê thảm phải ăn độn...

"Cái đầu Trần Quí Thanh THP !".

Theo lời người làm ăn quen biết TQT kể với VOA:
____________

Cách làm ăn quyết liệt, nhạy bén cùng một chút may mắn đã giúp ông Trần Quí Thanh xây dựng nên đế chế Tân Hiệp Phát, nhưng từ khi ông chuyển qua cho vay nặng lãi trên thị trường bất động sản thì xuất hiện nhiều lời ta thán cuối cùng dẫn đến việc ông và hai con gái bị bắt, một đối tác từng làm ăn nhiều năm với tập đoàn này cho VOA biết.

Hết tin tính hàn lâm của Tây!

Tháng trước thì Oscar trao giải lớn về tay một bộ phim với hai người gốc Hoa, mà mình thấy không có gì đặc biệt. Mình nghi ngờ có mua chuộc.
Tháng này thì Cino Del Duca trao giải tôn vinh nhân cách và cống hiến nhân văn cho bà Dương Thu Hương. Mình cho rằng mang màu sắc chính trị. DTH, mình có đọc chừng 3 cuốn của bà này, trước là tò mò, sau là không mê nổi. Có lẽ họ đánh giá cao tinh thần chửi hăng chứ văn chương thì mình thấy thường. Giải còn được ví như một "phòng chờ" của giải Nobel Văn học nữa chớ!
Mình chỉ nể bà ấy dám viết những điều cấm kỵ mà giới nhà văn đàn ông sợ. Nhưng chưa bao giờ nể những người từng một thời sống chết và ca ngợi rồi quay lưng chửi thậm tệ, với giọng văn bươi móc chì chiết chế độ ấy. Đấu tranh cho dân chủ, chửi bới không phải là phê phán vì sự tiến bộ của XH.

Việt Nam - Campuchia si bồ hốc sốc sabai !

Nhớ hồi ở K, mình lên tỉnh cùng đội trưởng công tác xã Bạn để đòi sự công bằng về cấp phát quân lương. Anh bạn thật thà nên mình phàn nàn thay. Chưa nói dứt câu thì bị con mẹ Chánh Văn phòng tỉnh chửi té tát , đụng cả chuyện dân tộc, nói sành sỏi tiếng Việt : " Mày là ai mà ăn mặc lôi thôi lếch thếch thế kia . Là cái thá gì mà can thiệp vào chuyện nội bộ CPC . Tao biết tỏng cái giống Việt Nam nhà mày, chả ra gì ". Mình đốp chát lại nhưng sao nổi với mụ nổi điên .
 
Quá ấm ức nên tìm ông Phó đoàn Chuyên gia, méc : " Anh coi Cam mà nó dám xúc phạm Vịt mình kìa , tui vuốt mặt không kịp ! ". Ổng cười mĩm động viên, bảo: " Chú bớt giận, hồi tối nó cãi nhau với thằng chồng gà gù nguyên là lính Việt Nam, ì xèo đấy " . Mình lủi thủi ra về , chấp nhận vì sự nghiệp VN - CPC đoàn kết . Ngẫm ra : Giận cá chém thớt thì đờn bà là số 1, bất kể dân tộc nào ! .

Ghi chú: Vợ tên Kari, chồng tên Lượng - lính đánh cá 307

Mậu Thân, VC đã tấn công 3 lần vào TX Tuy Hòa, thiệt hại nặng do đâu?

- Không phải do quân yếu kém mà do địa hình bất lợi nhưng lãnh đạo và chỉ huy duy ý chí.


Tham chiến, phía VC có 1 trung đoàn chủ lực và các đại đội địa phương.
Về phía VNCH có 1 trung đoàn chủ lực và địa phương quân, ngoài ra có quân Đại Hàn và Mỹ.

Một mặt là biển, một mặt là cánh đồng, một mặt là sông. Có hai điểm cao ở Thị xã là núi Chớp Chài và Tháp Nhạn khống chế đều do đối phương nắm giữ. Cách con sông là một căn cứ không quân lớn của Mỹ.

Ký ức chiến tranh: Thằng tui chứng kiến trận Mậu Thân tại Trại Bò.

Mình lớp nhì , ông anh lớp ba và ông cha đang ở trọ ở Đông Phước . Nghe tin đồn lan ra là Quốc gia đang đánh nhau với Việt Cộng ở Trại Bò. Chiến tranh tạm nghỉ học , hai thằng nhóc rảnh quá mà , rủ nhau đi coi . Hai anh em cùng máu ham lạ nhất là chuyện bom đạn , đầu rơi máu đổ . Đi dọc theo Quốc lộ , qua khỏi Nhà Mười Tám gian thì đến nơi . Thấy lính Cảnh sát Dã chiến đang núp vào mấy cột điện bên này đường bắn vào VC ẩn núp lẫn trong xóm nhà dân tản cư bên kia đường . Rồi thấy một anh CSDC ném lựu đạn , nó rơi trên mái tôn , dồng lên dồng xuống rồi nổ ...

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

Thật bất ngờ khi biết ở xã Ô Rưsây Kondal ở Siêm Bouk có dân theo đạo Islam !

Ngày xưa nơi này, phái viên ta không hề hay biết có dân theo đạo Islam. Vì họ không dám khai báo thân phận. Chế độ Pol Pot cấm tự do tín ngưỡng cũng như buột người dân không được nói tiếng và theo phong tục tập quán của dân tộc thiểu số mình.
Ngày nay xã có hai Thánh đường và trường học. Một số hình ảnh dân được cứu trợ bỡi chính quyền và hai nước Trung Đông:

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2023

Choáng ngợp với Đại sứ quán Trung Quốc ở Phnom Penh!

Ai bảo ngày xưa, TQ nghèo và lạc hậu.
Trước 1970, từ thời Sihanouk, Đại sứ quán TQ lớn nhất Phnom Penh, tọa lạc trên khu đất rộng có 5 mặt tiền. Thời ấy mà đã có hệ thống máy lạnh trung tâm, nhà chiếu phim, hồ bơi, sân vườn. Tòa đại sứ mấy nước được như vậy? Năm 1980, tôi đã thấy và choáng ngợp, đến nay tu bổ thêm càng hoành tráng hơn. Năm 2022, tôi còn thấy đường Mao Trạch Đông vẫn còn đó.




Vì sao dân tộc thiểu số ở CPC thường đứng về phía VN ?

Sau khi chế độ Pol Pot lên cầm quyền ở Campuchia, họ bị phải nói tiếng Kh'mer và từ bỏ phong tục tập quán của dân tộc mình. Ngay trong năm 1975, đã có ngàn người dân tộc thiểu số như Brâu, Tăm Puôn, Phnông (gọi chung là Kh'mer Lơ (trên)) từ Ratanakiri đã chạy sang Việt Nam lánh nạn. Năm 1980 - 82, tại xã Siêm Bouk thuộc tỉnh Stung Treng, nơi tôi công tác có 2/3 là người dân tộc Kuôi, giáp ranh với tỉnh Kom Puông Thom và Kro Ché. Họ quây quần với nhau theo phum (bản) chứ không ở trộn lẫn với người Kh'mer. Quân Kh'mer Đỏ đã nổ súng uy hiếp vào 2 phum của họ để cướp bóc lương thực. Dân thiên về phía bộ đội VN, sát cánh với VN nếu bộ đội cần, dù là nước ngoài. Có lần chúng tôi bắn chết một tên KMĐ, dân đã dùng dây mây cột cổ neo cục đá ở giữa sông...

Tập cuối sau mỗi lần lai rai rồi tê tê với thằng bạn.

Sau một hồi tranh luận, mình bảo: "Mày độc tài còn hơn cộng sản". Còn nó thì chốt: "Mày vẫn chưa đứt đuôi cộng sản". Quề trớt, đường ai nấy đi !
Lục lại hình cũ phóng to ra thì quả là ngày xưa mình có mang búa liềm trên vai. Huhu...

Cạo cắn linh tinh... 35


Cạo cắn linh tinh... 34

 




Hình ảnh bi thương chưa từng thấy trong Chiến tranh Việt Nam.

Tại Hiếu Xương, Tuy Hòa ngày 21/3/1975 - Liên quan câu chuyện về cuộc di tản đẫm máu trên đường 7 của Phú Đặng.
(Photo by UPI/Bettmann Archive/Getty Images)

Họ cùng một gia đình hoặc bà con khiêng hai xác người thân.

Tên huyện thị, xã phường ở tỉnh Stung Treng

 

Chuyện tôi thi đấu sốt rét đỉnh cao: Tập 2 - Chập dây thần kinh!

Lần thứ hai vào đầu năm 1980,

Lúc bấy giờ tôi là Đội trưởng công tác xã Siem Bouk thuộc d12. Một xã cuối của tỉnh Stung Treng về phía hữu ngạn sông Me Kong, giáp tỉnh Kratie lẫn Com Pong Thom. Tình hình lúc ấy rất căng thẳng do địch bám vào xã, xây dựng chính quyền 2 mặt để phục vụ cho tuyến hành lang di chuyển quân của sư 801 Pol Pot. Địch bí mật xâm nhập móc nối xây dựng lực lượng ngầm trong xã, chính quyền bị khống chế hoàn toàn, chúng lôi kéo dân có thái độ thù địch với bộ đội Việt Nam. Chúng tôi ngồi trên đống lửa mà không biết, sau đó tôi lần ra manh mối phá được...

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

Về Đoàn 578.

Đoàn 578 là đơn vị cấp trên của Bộ chỉ huy Quân sự Thống nhất T1, T2, T3, T4 và T... Các BCH.QS.TN được thành lập vào tháng 12/1978 tại xã Ja Bôk, gần Ngả Ba Đông Dương ở Kon Tum. T2 là tiền thân của Đoàn Quân sự 5503. Khi sang Campuchia, Đoàn 578 vẫn là cấp trên của các đơn vị nói trên (ít nhất là hết năm 1979).

Ngược thời gian,
Khoảng giữa năm 1975, có một đoàn dân rất đông người dân tộc thiểu số, cả đàn bà trẻ nhỏ đi cắt rừng từ huyện Tà Veng và Vươn Say, tỉnh Ratanakiri vượt biên giới vào tỉnh Gia Lai - Kon Tum xin lánh nạn. Lúc bấy giờ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia bình thường nên tỉnh GL-KT xin ý kiến Trung ương, TƯ không đồng ý.

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023

Lực lượng ly khai của CPC chạy sang VN đông và sớm nhất là ai?

Chuyện ít người biết vì liên quan đến tình báo:
Anh Hun Sen nhớ lại giùm !
Khoảng giữa năm 1975, có một đoàn dân được tổ chức rất đông người dân tộc thiểu số đi cắt rừng từ hai huyện Tà Veng và Vươn Sai của tỉnh Ratanakiri vượt biên giới vào tỉnh Gia Lai - Kon Tum xin lánh nạn. Số đông, cả đàn bà trẻ nhỏ gần ngàn người, luồn lách tránh né được lính Kh'mer Đỏ thì đó là một kỳ tích. Lúc bấy giờ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia con tốt nên tỉnh GL-KT xin ý kiến Trung ương, TƯ không đồng ý. Thế là đoàn này tách làm hai, một ở "lì" lại biên giới VN, một đoàn nữa cắt rừng qua tỉnh Attapeu - Lào.

Nhớ tấm bản đồ UTM Mỹ ở chiến trường K.

Thời ở Campuchia, bản đồ địa hình khu vực hoạt động của đơn vị là vật gần gũi, bất ly thân đối với chỉ huy các cấp và những người lính có phận sự như trinh sát... Mình cũng thường mang theo bản đồ và địa bàn, mỗi khi dẫn quân đi truy quét. Rất lấy làm lạ và khâm phục trình độ tác nghiệp của Mỹ. Làm sao mà họ lập được bản đồ chính xác đến vậy. Đi bất cứ nơi đâu, dù là thật xa đi nữa, tưởng như chưa từng có con người hiện diện, thế mà đều thấy, trên bản đồ có cái gì thì mặt đất có cái đó. Chỉ khác chăng là còn có nước, phum bản hay không... Cấp trung đội, đại đội được phát bản đồ 1:25.000 và 1:50.000. Cấp cao hơn dùng bản đồ 1:100.000...

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

Nhìn lại hình này để nhớ ngày xưa Ta như thế nào, ngàn năm theo Tàu được gì?

Annam. Sur la route mandarine. Dans le Deo-Ca
Auteur : Salles, André (1860-1929). Photographe
Date d'édition : 23 avril 1898



"Nếu không làm ra tiền thì trí chỉ là trí nhớ" Đánh 1 quả lựu đạn, bắn 1 trái M79 - Tim như ngừng đập!

Địch không sao, ta sém hy sinh! Ai cao số và may mắn hơn trong câu chuyện dưới đây?
Cách đây vài hôm, mình gặp lại Hùng Lác qua điện thoại - chiến sĩ có mặt trong sự cố. Nhờ Nguyễn Thanh Thu chuyển lại cho đồng đội ấy xem. Một kỷ niêm, với tôi không bao giờ quên, không phải vì độ ác liệt mà tính ly kỳ đến độ đứng tim trong đời lính của mình.
------

Nuôi vật cũng tùy duyên!

Có người xin hoặc mua nhưng có người thì vật tự đến.
Với mình, đầu tiên là con tắc kè. Nó từ ngoài vào nhà ở. Mấy đêm đầu, nghe kêu tắc... kè..., hơi khó chịu nhưng riết rồi tai cũng quen với âm thanh quen thuộc ấy. Hôm nào, vô tình không nghe thì người nhà hỏi nhau nó đâu sao không kêu. Chiều sẩm thì nó vào nhà, gần sáng thì ra ngoài, luôn ẩn thân hiếm khi thấy. Nó từ nhỏ rồi lớn dần, trưởng thành, ở với người được 4 năm rồi biến mất.
Thứ hai là con mèo trắng. Cách đây 3 năm nó bị lạc chủ nên lẩn quẩn trước nhà, thấy vậy mình cho nó ăn rồi dụ nuôi luôn. Đoán có thể chủ cũ đi xe 4 bánh, mở cửa, nó nhảy xuống lúc nào không hay, rồi chủ không biết đâu mà tìm xin lại. Sau mới biết giống mèo Anh quốc này rất nhát, người lạ khó lại gần được nó, thế mà nó để mình bắt nuôi. Thấy nhu mì yểu điệu vậy chứ nhưng dữ bà cố với mèo khác và siêng đi rình săn bất kể con gì nho nhỏ. Năm nào hễ cận Tết, phải chạy xe máy, ba chở con gái ẵm nó về quê (xe khách không nhận chở, bảo xui).
Thứ ba là con chó. Nó có gốc như vầy, chú ve chai đem con chó cỏ mới bỏ bú đến công ty định bán, nuôi giữ xưởng. Chủ từ chối vì đã có một bầy chó rồi. Mình đưa chú ve chai 100 ngàn đồng rồi ẵm về nhà. Thấy nhà trọ chật nên ẵm đem cho người quen thì người quen đem trả vì nó kêu và tè lung tung. Thế là mình nuôi luôn, có người khác xin, thôi không cho nữa. Mình gọi nó là Bờm vì ngu và dại gái số một, được cái là ngoan hiền, biết vâng lời chủ.




"Chủ hưởng sái của chó!"

Chuyện không phịa, mình ăn thịt gà dành cho chó, nói cho có đầu có đũa là thế này.
Con chó ngu và dại gái số một của mình, là chó cỏ thôi, không phải thú cưng gì nhưng nó có số cực sướng! Cả xóm trọ già trẻ đều thương vì nết ngoan hiền không mất lòng ai giống chủ. haha. Đồ ăn thừa đủ thứ, họ mang đến cho nó ăn ê hề không hết. Ở đây, khu công nhân lao động như người nông dân thôi, nhưng do CN có lương, tiền tươi thóc thật nên ăn uống khá hơn ND. Gần đấy, cách chừng vài trăm mét có đến 3 cái chợ. Ăn uống xong thì có gia đình hâm lại mai ăn, có người đổ bỏ. Tủ lạnh để lưu trữ thức ăn thì người có người không, cộng với tính không tiết kiệm nữa.
Phòng bên có vợ chồng cô chú ngày làm công nhân, chiều tối về bán tạp hóa. Họ rất mến chó nên có đồ ăn trưa ở công ty mà người ta bỏ xuất ăn thì lúc chồng lúc vợ gom lại mang về cho nó. Hôm qua, cô vợ mang về một bọc thịt gà. thật nhiều. Nhìn gà luột chặt miếng khô ráo sạch sẽ gọn gàng, mình thấy tiếc nếu đổ chó ăn không hết thì quá phí. Nên bắt xoong lên bếp phi hành tỏi sả ớt, xào với rau thơm gia vị, bốc mùi thơm phức! Gặp ngay lúc vợ đi vắng, làm biếng đi chợ, còn gì bằng. Thế là vừa ăn cơm vừa coi TV vừa nhâm nhi gà với rượu, được một bữa ngon lành. Hay đây là dự báo cho cái số móc bọc của tui sắp đến.

Chuyện cựu chiến binh K, nghĩ mà buồn!

Từ chiến trường Campuchia trở về đất Mẹ...
Không ít anh em bị di chứng chiến tranh, hậu quả sốt rét thành người có tâm lý không bình thường và thể lực yếu khó đương đầu trong cuộc sống. Có người thất lạc giấy tờ hoặc đào ngũ mà không hưởng được trợ cấp một lần và bảo hiểm y tế. Giận thì giận thương thì thương, dù anh em có đào ngũ đi nữa thì cũng đã trải qua thời gian vào sống ra chết! Có đồng đội bị thương vì nhiều lý do mà không được xếp hạng thương binh, về thì nay vết thương tái phát đau nhức mỗi khi trái gió trở trời.
Tuổi tác ngày càng cao, người này người nọ rơi rụng dần về với ông bà tổ tiên. Anh em cùng đơn vị, ai có đời sống khá hơn thì kêu gọi nhau quyên góp, thăm viếng đồng đội khi bệnh đau và khi mất. Có những sĩ quan ngày xưa chỉ huy lính xông trận, thét ra lửa nay sống lầm lũi trong đời thường, bí thế phải đi làm bảo vệ, sếp gọi đâu dạ đấy. Có ông làm cố vấn cho xứ người nay cái mạng mình lo chưa xong!...

Thợ cạo rì viu phim Oscar đình đám "Everything Everywhere All at Once".

Tối qua, chương trình TV của FPT chiếu phim này. Tựa đề y như nội dung. Mình tò mò xem sao, không đủ kiên nhẫn đeo đuổi với mớ hổ lốn này, 30' sau chuyển kênh. Nội dung nhiều tình tiết đan xen xuôi ngược giữa thực và ảo, trộn hầm bà lằng như nồi lẩu thập cẩm. Nghiêm túc pha hài rẻ tiền, đánh võ kiểu robot Thành Long. Dàn diễn viên chả thấy ai khắc họa nổi bật tính cách nhân vật. Dương Tử Quỳnh thì khô cứng như đàn ông thiếu cái duyên của người phụ nữ, Quan Kế Huy thì diễn bình thường.
Dưới góc nhìn của mình, nó có những cái quen thuộc ở các bộ phim giải trí bình dân của Hong Kong và pha lẫn kỷ xảo "vũ trụ đa chiều" kiểu Mỹ. Nó rối rắm khó hiểu, nếu ai chưa coi đã mê thì cần xem 2. 3 lần mới biết được nội dung muốn nói lên điều gì.

Vài kinh nghiệm phượt Campuchia bằng xe máy.

Đi du lịch và trải nghiệm sống, có khác nhau nghen!
Tính ra thì đi CPC gần mà chi phí rẻ hơn ra Trung ra Bắc hoặc từ ngoài ấy vào Nam. Nhiều cái lạ lẫm và hấp dẫn hơn ở VN. Chọn đi xe máy để tiện ghé chỗ này chỗ nọ, tùy thích và chi phí cũng đỡ tốn hơn. Nếu bạn không biết tiếng Kh'mer, đừng ngại vì bên đó cũng có người biết tiếng Việt. Không có thì xí lô xí lào nhau và múa tay, rốt cục người này cũng hiểu ra người kia muốn gì. Vui lắm!
Gần đây, mình đã đi CPC 2 chuyến cùng bạn, tổng cộng 8 ngày qua 14 tỉnh thành nên có chút ít kinh nghiệm chia sẻ với các bạn tham khảo.

Những ngày gian nan vất vả của quân đội và dân Kiên Giang tìm lại 500 người dân bị Kh'mer Đỏ bắt cóc.

Chuyện ít người biết:

Tháng 5-6/1975, Lãnh đạo Kh'mer Đỏ lợi dụng lúc VN chưa kịp ra đảo tiếp quản nên đã cho quân Campuchia bí mật chiếm các đảo cực nam của Việt Nam. Quân ta từ đất liền ra chiếm lại đảo lớn Phú Quốc, sau đó hay tin địch đã chiếm quần đảo Thổ Chu và bắt 500 dân chở đi nên chính quyền địa phương họp bàn với đơn vị tổ chức cho quân đổ bộ chiếm lại đảo và tìm người mất tích. Đánh xong thì dân sống sót và tù binh khai chúng đưa người về quần đảo Poulon Wai. Quân VN tổ chức đánh tiếp Poulon Wai để tìm người lại không thấy. Nghe tin địch đã đưa về đảo Koh Tang nên tổ chức đánh tiếp, chiếm Koh Tang thì dân đâu cũng không thấy nốt.

Khen thưởng tính bằng thước! Haha

"Loạn não, khùng mịa nó òi !"
Ngồi buồn lục lại giấy tờ khen mà chưa thưởng, di chuyển nhiều lần mất một ít. Phải nói là đơn vị tính bằng thước chứ chẳng đùa, ở nhà trọ chỗ đâu mà dán. Theo nhà nước quy đổi ra xèng thì bộn nhưng biệt tăm hơi. Tính khè công quyền thì mấy chú hỏi bác sao vậy có gì không? Đau bụng quá, nghe đồn đem sắc lấy uống, eo ôi sém tí nữa hộc máo. Chờ sao vàng hạ thổ, nghe bảo gia đình được mấy chục chai mà lo, chắc chi. Lẩm bẩm tính toán, vợ lại chửi. Hu hu
...

Chọn số điện thoại, nó cho thấy phần nào tính cách con người.

Nhiều người thích số hên, có người sao cũng được, có người xài sim rác... Của mình thì tận cùng bằng số 321 nên khỏi sợ tranh giành. Thỉnh thoảng mua, làm đồ chỗ quen, nhân viên hay hỏi lại số cuối của khách hàng để biết cộng điểm thưởng. Mình nói đùa: của chú là số tuột xích từ từ, tận cùng bằng số 1 í. Nhà mạng mà thêm số 0 nữa là biết chú đã thăng thiên òi. Mấy đứa nhỏ cười, từ đấy chúng nhớ số của ông già vui tính.

Món ăn khoái khẩu, chó mèo đều thích mà rẻ tiền.

Bí đỏ 1 trái, xắt mỏng cả vỏ lẫn hạt. Gan heo 1 kg, xay nhuễn với ít nước cho không hại máy và cho đỡ tốn ga nấu. Bí lâu chín nên bỏ vào nồi nấu trước chừng 15 phút cho bở. Rồi đổ gan lỏng vào chung nấu sôi, đánh đều hỗn hợp sền sệt là xong, như pate vậy. Để nguội múc vào hộp nhựa cất vào tủ lạnh, cho chó mèo ăn dần.
Tốn chừng 50 ngàn, nếu một con ăn thì được 10 ngày. Mỗi ngày, bữa chính cho chúng ăn một lần thôi đã đủ đạm và vitamin, bữa khác cho chúng ăn đồ khác, tùy gia chủ.

Có bao nhiêu người Việt, Hoa, Chăm sống ở Campuchia?

Ở CPC chưa bao giờ công bố điều tra chính thức về vấn đề này. Về kỹ thuật, nó khá phức tạp, vợ chồng khác dân tộc nhau cũng nhiều, người thì đã nhập quốc tịch, người thì chưa, người thì che dấu thân phận. Và nó tế nhị. có thể kích động tinh thần dân tộc cực đoan, cũng như không muốn đụng chạm đến lân bang. Cho nên số liệu góp nhặt dưới đây có thể lộn tùng phèo và khác xa thực tế. Tuy vậy, có thể hiểu người gốc Việt ngày càng giảm sút ở đất nước này.
Năm 1970 (dưới thời Sihanouk):
Tổng dân số CPC = 7.000.000
Người Việt = 800.000 (chiếm 11%)
Người Hoa = 400.000 (chiếm 5%)
Người Chăm = .....

Siêm Riệp, ánh mặt trời đẹp đến ngỡ ngàng!

Thiên nhiên đã ban tặng cho Campuchia cảnh vật đồng quê yên bình và ánh sáng mặt trời huyền diệu.
Tụi mình chưa thật sự là người yêu thiên nhiên nên không có kế hoạch sẽ ngắm bình mình và hoàng hôn ở Siêm Riệp như khách du lịch đã ca ngợi hay dân săn ảnh.
Trời chưa sáng, tụi mình đã dậy lên đường đi Kompong Thom. Khi xe máy rời thành phố chừng mười mấy cây số thì bất ngờ thay, bắt gặp cảnh rất kỳ lạ, không thể không dừng lại.

Những cây cầu trên đường hành binh của Đế quốc Angkor.

Từ Việt Nam đi Siem Reap, du khách bắt gặp cây cầu cổ Kompong Kdei cạnh bên Quốc lộ 6 Camuchia. Người Việt hay gọi nôm là cầu Rồng, nói vậy là không đúng, rồng chỉ có trong văn hóa Trung Quốc, đúng ra là cầu rắn (thần Naga). Cây cầu đã ngàn năm tuổi, được xây bằng đá ong, cầu dài 75 mét, rộng 16 mét. Như vậy, ngày nay nếu dàn hàng ngang 4 chiếc ô tô qua được cùng lúc. Cầu làm để phục vụ cho đội quân cực lớn như Đế quốc La Mã, hành quân cùng phương tiện chiến tranh đi qua. Đường sá chắc rằng tương xứng với quy mô của cầu. Thời xưa mà nó rộng lớn đến vậy, ta tưởng tượng thời ấy Đế quốc Angkor hùng mạnh đến cỡ nào!

Ấn tượng về đất nước con người Campuchia sau nhiều năm trở lại.

Mấy chúng tôi đã hai lần phượt bằng xe máy, cuối năm rồi và mới đây đầu năm nay, hành trình 8 ngày, qua 14 tỉnh thành CPC. Do không mấy khi được tiếp xúc gần trong sinh hoạt dân dã nên cảm nhận chủ yếu qua quan sát và liên hệ người dân trong lúc đi và ăn ngủ. Vì vậy có thể vì quá yêu mến CPC mà đánh giá chủ quan, nên có thể chưa hẳn đúng là điều khó tránh khỏi. Nói về CPC hiện nay, có thể tóm gọn trong câu: Một đất nước giàu đẹp, thân thiện và lịch sự. CPC đã có từ lâu đời, qua mấy cuộc chiến tranh nhưng nay như một quốc gia trẻ, đầy sức sống mới, đầy triển vọng ở tương lai. Có nhiều cái ta nên học tập họ.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Xã hội cần lên án gay gắt và chính quyền cần xử lý nghiêm khắc

 bọn ẩu tả vô trách nhiệm với tính mạng người dân.
Vụ đứa bé lọt xuống lỗ rỗng của cọc nhồi, rõ là sai phạm chứ không thể dùng từ "sẽ xử lý nếu có" như ông giám đốc sở GTVT Đồng Tháp nói. Tín, dấu hiệu là phụ, cái chính là làm sao để người ta không thể va vào vật cản hay lọt xuống hố dẫn đến chết người, bị thương tật, tổn hại đến phương tiện đi lại của họ. Nó là điển hình của vô số chướng ngại vật, hố ga, ổ gà ổ trâu mà chúng ta thường thấy hằng ngày trên đất nước này. Trước nguy cơ có thể bị, đôi khi chúng ta đã giật mình, thầm thốt "hú hồn, may mà không...!". Sau sự cố, có bao nhiêu vụ chính quyền đã xử lý tới nơi tới chốn những người có trách nhiệm?

Lời ngỏ cho cuốn sách bất thành: "Nhìn lại trận hải chiến Hoàng Sa".

Chào các bạn.

Đây là trang Thợ cạo sưu tầm chọn lọc tư liệu từ nhiều nguồn trên mạng về trận hải chiến giữa hải quân VNCH và TQ tại lòng chảo nhóm Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Sở dĩ gọi là "Nhìn lại" mang hàm nghĩa để xem xét lại độ tin cậy của những thông tin có được, so sánh đánh giá, nhận xét bình luận nhằm tìm hiểu sự thực nó đã diễn ra thế nào?
Ngày 19/1/1974 đã diễn ra một cuộc hải chiến giữa Việt Nam Cộng hoà (VNCH) và Trung Quốc, VNCH thua trận, rút lui, từ đó toàn bộ quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc xâm lược. Sự việc đã lâu, trong bối cảnh quân đội VNCH bắt đầu suy yếu trước QĐNDVN, sau đó chính thể VNCH sụp đổ nên nguồn tư liệu chính thức của chế độ cũ không còn.

Vụ giết man rợ và thủ tiêu xác 9 người vượt biên ở Miền Tây, 1986.

" 9 người quê TP HCM và Trà Vinh muốn vượt biên vào năm 1986, trong đó có bé gái 4 tuổi và một phụ nữ mang thai.
Họ được thanh niên tên Thọ dẫn đường từ bến đò Rạch Ngát đến xã Đại Ân 1 của huyện Long Phú (Hậu Giang cũ), nay là huyện Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng.
Tại cù lao giữa sông Hậu, những người họ hàng của nguyên trưởng công an xã Đại Ân 1 thời bấy giờ đã dẫn nhóm vượt biên đến Rạch Sậy, chờ đêm xuống đi xuồng ra tàu chờ ngoài cửa biển.
Từ nửa đêm về sáng của một ngày tháng tám, 9 người bị Nguyễn Văn Hải và đồng bọn giết chết để cướp tài sản. Thi thể nạn nhân được hung thủ đào hố chôn rải rác trong rừng dừa nước gần căn cứ Huyện ủy Long Phú (cũ).
Một tuần sau đó, 2 nông dân đi bắt cá đã phát hiện cánh tay người giơ lên trong đống lá dừa nước. Vụ thảm sát gần 30 năm trước từng gây chấn động dư luận cả nước.
Từ chiếc mã não đeo trên tay một nạn nhân, công an đã lần ra dấu vết của hung thủ giết người. "
Links:
https://zingnews.vn/ky-uc-vu-tham-sat-9-nguoi-chan-dong-o...
https://zingnews.vn/lan-theo-dau-vet-hung-thu-vu-tham-sat...
https://zingnews.vn/bon-an-tu-hinh-trong-vu-tham-sat-chan...

Vì sao năm 1979 đánh nhau, quân TQ đã quay rất nhiều phim.

TQ tấn công xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc của VN với nhiều ý độ. Về mặt quân sự, tuyên huấn quân đội TQ đã tổ chức cho phóng viên đi sát với các đơn vị đánh nhau với quân VN. Họ đã quay rất nhiều phim thực tế chiến trường kể cả binh lính hy sinh tổn thất. Nhằm mục đích để đưa về chiếu lại để xem và nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm, tuyên truyền chỉ là việc phụ.
Qua đó cho thấy quân đội TQ bộc lộ nhiều yếu kém, Đặng Tiểu Bình coi đó là bằng chứng, làm cơ sở để thuyết phục các đồng chí cần phải hiện đại hóa quân đội. Và quân đội TQ mạnh dần từ đấy.
Phim công khai để tuyên truyền, phim có tính nhạy cảm hay tổn thất bị rò rỉ trên mạng, khá hạn chế. Ngày nay, hầu hết những phim thực tế chiến trường đã bị TQ thu hồi và chặn nên trên mạng còn rất ít.



Tất cả cảm xúc:22Hồ Nguyễn Đình, Nguyễn Hữu Quý và 20 người khác

Chuyện VN - CPC ít người biết những ngày đầu năm 1979.

Ngày 07/1/1979, trong khi đại quân VN giải phóng thủ đô Phnom Penh thì các lãnh đạo cao cấp của CPC đang họp Hội nghị xây dựng lại Đảng tại Thủ Đức (TP.HCM). Sau đó, các cán bộ chủ chốt của CPC vẫn còn ở tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Ngày 10/1/1979, đài phát thanh tuyên bố thành lập Hội đồng nhân dân cách mạng CPC. Nhưng mãi đến ngày 24/1/1979, một chiếc may bay VN mới chở số lãnh đạo CPC về Phnom Penh để ngày 25/1/1979 kịp dự lễ mừng chiến thắng.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm CPC và ngày 17/2/1979 ký Hiệp ước hữu nghị và Hiệp định quân sự với CPC, cùng ngày TQ đưa 60 vạn quân tiến công các tỉnh phía Bắc VN để “dạy cho VN một bài học”.

Chuyến đi phượt Miền Tây vừa rồi quá vui!

Bốn thằng bạn học của 2 trường cũ, từ 4 tỉnh thành Sài Gòn, Bình Dương, Kon Tum, Texas tụ họp lại đi chơi trên 2 xe máy qua 10 tỉnh thành. Theo đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường nông thôn dọc theo sông kênh nước. Ghé thăm một số thắng cảnh di tích. Ăn sáng uống cafe, ăn trưa xế giải khát nằm võng nghỉ mệt. Tối nhậu giải mỏi vui cùng các bạn địa phương. Rồi vào khách sạn nhà nghỉ ngủ tiếp tục theo dõi World cup. Sinh hoạt bình thường, không cao sang cũng không quá tiện tặn.
Cả ba đêm ngủ lại Miền Tây đều quá vui. Đêm đầu nhậu bốc thăm trúng thưởng bia Heineken và cái áo. Đêm thứ hai nhậu xem chung kết bóng đá với hai bạn ở Cà Mau. Đêm thứ ba nhậu giao lưu với hai "Trưởng" Hướng đạo và quái nhân Lê Đình Bích.

Trả nợ cũng cần theo đúng quy trình.

 


Có gì cho nấy, tình cảm người dân CPC dành cho bộ đội VN thật chân thành!

Ảnh với chú thích:
"Xe tăng Việt Nam rời Phnom Penh vào ngày 25 tháng 9 năm 1989. Ngày hôm sau, quân đội Việt Nam rút quân khỏi Campuchia sau hơn mười năm chiếm đóng. (Ảnh của Gerhard Joren/LightRocket qua Getty Images)



Không biết trò chơi thế này có nguồn gốc từ môn võ nào?

Hồi mình tân binh có anh trung đội trưởng nguyên là lính đặc công. Ảnh bày trò chơi cho lính thế này: hai người nắm bàn tay phải (thuận) của nhau rồi kéo hay xô đẩy, làm cách sao cho người kia ngã. Theo ảnh bày, mình đã ứng dụng chơi thành công với nhiều người kể cả to con. Là dùng lực bàn tay phải đẩy tay đối phương về bên trái (phía mu bàn tay), tất nhiên đối phương cũng làm thế, phản lực lại với mình. Sau thả lỏng nhẹ cho đối phương mất trớn, đồng thời nắm chặc tay đối phương dặt mạnh kéo ghì xuống. Dứt điểm, động tác phải làm thật nhanh và dứt khoát. Kết quả đối phương nhổm chân trụ (sau) rồi chúi xuống ngã nhào tới, thua cuộc. Tóm lại là từ cương trở về nhu rồi ghì xuống làm bật gốc lên.

Cạo cắn linh tinh... 33


Thay vì ca tụng, thực hành những điều thầy dạy, đó là một cách biết ơn.

Học không chỉ là học, ăn thua nhau ở sự "tiêu hóa".
Đơn cử như môn khô khan "khó gặm" là phương pháp luận, ngày xưa học sinh phổ thông cuối cấp học nó để làm gì? - Để lớn lên, ai ứng dụng được thì ra đời sẽ nhận ra đâu là sự thật, đâu là ngụy biện và biết lập luận hợp lý. Tốt hơn nữa là sống kết hợp nhuần nhuyễn có lý có tình.

Chuyện quân viễn chinh lập căn cứ ở nước ngoài.

Tôi nhớ một chuyên gia nước ngoài, sau khi sang Việt Nam nghiên cứu đã cảnh báo Mỹ: lập căn cứ phòng thủ kiên cố thì chỉ làm chủ trong phạm vi ấy. Nghĩ mà đúng, quân Mỹ và Đồng minh đều thế. Khi lập căn cứ phòng thủ thì dễ sinh tâm lý co cụm để yên tâm với sinh mạng, an toàn cho đơn vị. Từ hồi nhỏ, tôi đã chứng kiến ở quê, có trận quân VC đánh hốt gọn 2 cứ điểm quân VNCH đồn trú. Sau đó, lính VNCH thay đổi chiến thuật, đêm bí mật ra ngoài phục kích, có trận thắng và hạn chế VC tiếp cận.
QĐND Việt Nam ở Campuchia nếu mà như quân Mỹ và Đồng minh thì đã rút quân sớm, không phải chiến thắng mà bị quân Pol Pot vây hãm buột phải triệt thoái. Quân VN, phần vì nghèo nên không đủ điều kiện xây dựng căn cứ kiên cố. Nhưng cái gốc ở chỗ quan niệm "con cá sống vì nước, tách ly khỏi nước là tự sát". Các đơn vị ở gần dân cư thường lập doanh trại ở đầu hoặc cuối phum (làng), bên con suối, bờ sông. Nhà cửa xây dựng tềnh toành bằng cây tre lá, không có lô cốt, rào kẽm gai nhiều lớp, bố phòng mìn cũng không nhiều như những quân đội lớn.

Nhớ bài học dùng mìn đánh cửa mở ở trường HSQ.

Phương pháp này ra đời có từ thời đánh Pháp cho đến thời hiện đại, tôi nghĩ vẫn hữu dụng, nhất là đối với quân nhà nghèo. Đánh cửa mở là đánh phá vật cản ngoại vi căn cư địch để dọn đường cho mũi quan trọng tiến công vào. Mìn nổ thành công hay thất bại ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trận đánh. Thường một căn cứ đối phương, ngoài những lô cốt hỏa lực là nhiều lớp rào cản các kiểu hết hợp với gài các loại chông mìn xen kẽ. Tùy vào quy mô mà có chiều sâu từ 50 đến 200 mét.

Lãnh đạo có tư tưởng lớn thường nghĩ khác người.

Theo Trần Chí Kông:
Những năm 80, mỗi lần Thủ tướng Võ Văn Kiệt về miền Tây là tôi thường được phân công đi quay phim. Giờ trí nhớ tôi không là những chuyện quốc sự mà là chuyện nhỏ đời thường.
Một lần, vừa đến Kiên Giang, các cô phục vụ trong Văn phòng Tỉnh ủy Kiên Giang hỏi “Dạ! bác Sáu uống gì ạ?” thì ông cười và nói ngay: ”Không lẽ tao về xứ buôn lậu này mà uống trà đá sao? Có Coca không?” Cô phục vụ le lưỡi, nhưng được cấp trên đứng gần “nháy mắt”, cô liền nói “Dạ! có ạ!”
Ông Kiệt về Kiên Giang lần đó để chủ trì cuộc họp chống buôn lậu trên vùng biển Tây Nam. Những năm đó, Coca - cola là hàng buôn lậu từ Thái Lan. Bán nước giải khát này là bất hợp pháp, còn cán bộ uống nước này phải kín đáo… Hôm sau, nghe ông phát biểu, tôi hiểu ra: “chống buôn lậu là tạo ra buôn bán hợp pháp chớ không phải chỉ ngăn cấm, bắt bớ người dân buôn bán qua biên giới. Ông muốn dân ta uống coca một cách đàng hoàng…”

Thượng sĩ Cạo đã từng tiếp chiêu với ba phái chống đối ở Campuchia.

Có 3 lực lượng còn gọi là ba phái chống VN và chính phủ CPC (1979 -1989)
1/ Kh'mer đỏ - Quân Việt Nam hay gọi là Pôn Pốt. Tàn quân của chế độ Campuchia Dân chủ, đứng đầu là Pol Pót và Tà Mốc. Lực lượng này đông nhất, hiện diện khắp nơi ở CPC như ta đã biết. Được Trung Quốc ở biên giới Thái Lan đứng sau hậu thuẫn cả quân sự và hậu cần và chỉ đạo toàn diện. Chúng là đối tượng tác chiến chính của quân đội NDVN. Hầu như đơn vị nào của Đoàn 5503 của mình đều từng chạm mặt và đánh nhau với chúng...
2/ Sê rây ka - Có nghĩa là tổ chức tự do hay còn gọi là Para, gốc từ chữ Parachutistes (lính nhảy dù), đứng đầu mặt trận KPNLF này là Son Sann. Lực lượng này ít hơn xâm nhập từ biên giới Thái về, thường mặc quần áo rằn ri. Được Mỹ, Thái Lan hậu thuẫn về quân sự lẫn hậu cần, Thái Lan còn yểm trợ về tác chiến ở biên giới TL - CPC. Cuối năm 1980, chúng đã về phum Kh'lê trong rừng thuộc xã Siem Bouk, chừng một đại đội. Đội Công tác xã SB của Thượng sĩ đã từng nổ súng đánh khi chúng hành quân cắt rừng băng ngang qua đường xe bò...

Cạo cắn linh tinh... 32

 


Nồi đồng cối đá, ngựa chiến trâu bò, đêm qua là M113.

Lai rai với bạn, tan sòng chạy về một đoạn là mưa sấp mặt. Một trận mưa ngắn nhưng lớn kỷ lục, đường nào cũng ngập, nước lênh láng. Đang sần sần chơi tới luôn, đằng nào chả ướt, thế là mình dọt. Các xe máy khác dò dẫm chạy men theo ven đường còn mình chạy nối đuôi xe bốn bánh, cứ thế mà phang từ Sài Gòn về Bình Dương. Nước ngập đến bửng xe, dạt hai bên bắn tung tóe. Dưới mặt nước có ổ gà ổ trậu, kệ pà nó, ũi thẳng như xe thiết giáp M113 xông trận. Rốt cuộc sau 30 phút về tới nhà, lòng nhẹ nhõm. Sáng đi làm, rồ ga máy nổ êm ru. Hứng chí, đang chạy ngừng lại chộp một pô kỷ niệm. Yêu vô cùng, chấp hết, Hayaye Suzuki mãi đỉnh!



"Thị tại môn tiền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn" với lính.

Trong cái gian khổ cũng có khi lý thú và ấm cúng - đơn giản thôi !
Câu trên của Nguyễn Công Trứ ảnh hưởng sâu đậm đời mình. Nhớ mãi cảm giác mỗi khi dừng hành quân nghỉ ngơi. Đi truy quét địch cả ngày mưa dầm, người ướt sủng. Trong rừng trời sẩm tối rất sớm, cuối chiều đơn vị chọn chỗ dừng quân gần con suối hay vũng nước. Mình tranh thủ rửa lau qua người, thay bộ quần áo khô. Anh nuôi gọi ăn cơm, có gì ăn nấy nhưng được cái là đi lạnh gặp đồ nóng, ăn rất ngon miệng. Cơm nước xong, đơn vị dịch chuyển tìm mé rừng rậm khác để hạ trại ém quân cho đỡ khỏi phải canh gác.

Các thầy giáo cũ xác nhận đồng chí Trần Văn Cạo có súng... Hí hí.

 

Ôi cái tộc kinh này, mới là trưởng trạm thôi nhé !

 

Nhớ Bảo Yến - Nhã Phương.

Mình được dịp xem ca sĩ Bảo Yếu và Nhã Phương biểu diễn mấy lần ở các tụ điểm sân khấu ca nhạc ngoài trời sau 1975. Cô chị Bảo Yến với gương mặt đẹp hơi thô, có giọng ca khàn đục sâu lắng qua những ca khúc xưa nay ít ai chú ý. Những bài BY đã hát thành công thì cho đến nay mình thấy chưa ai qua được. Gương mặt cô em Nhã Phương đẹp hoàn mỹ hơn, đặc biệt mặc quần da ôm sát cặp đùi ếch tuyệt hảo. NP hay hát những bài ca thời thượng. Cặp này dáng đẹp, hát hay, ăn mặc lạ và ngầu, biểu diễn cực sexy.
Thời sung độ, hai chị em họ làm mưa làm gió sân khấu ngoài trời, là những ngôi sao kiếm tiền số 1 thời ấy. Chị em là hai người đi tiên phong trong dòng nhạc trẻ thị trường, phá vỡ rào cản khuôn khổ gọi là quản lý văn hóa.

Coi lại sao hồi ấy mình múp rụp dzậy chời.

Tháng 9/1976 nhập ngũ, buông cuốc cày tập trung vào quân trường ăn cơm chảo. Sắp sếp sàng lọc mất hơn tuần, chắc do chưa tập tành gì chỉ ăn và chơi nên nó múp vậy. Biết ngày hôm sau sẽ phát quân trang chính thức, mình lên thị trấn Phú Lâm tìm tiệm chụp một pô kỷ niệm.




Ô Rây- Những tháng ngày không quên...

Trịnh Thanh Sáu

Đầu tháng 6-1979, tôi được cấp trên triệu tập về Bộ Chỉ huy Quân sự Thống nhất T2 (sau này đổi tên thành Đoàn 5503, Mặt trận 579, Quân khu 5) tham gia lớp tập huấn về công tác xây dựng chính quyền cách mạng thôn, xã. Qua một tháng tập huấn, tôi nhận quyết định cử sang làm chuyên gia Đội công tác xã Ô Rây, xã Căn Chàm và xã Chôm Ka Lơ, thuộc huyện Tha La, tỉnh Stung Treng (Campuchia).
Xã Ô Rây nằm cách thị xã Stung Treng chừng 30km về phía Tây Nam, dọc theo sông Mê Kong. Đội công tác chúng tôi gồm có 12 người do tôi làm Đội trưởng, thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền cách mạng thôn, xã. Đây là nhiệm vụ hết sức mới lạ so với người lính chỉ biết cầm súng chiến đấu trên mặt trận. Cái khó nhất của anh em chúng tôi là chưa thông thạo ngôn ngữ nước bạn.

"Chỉ riêng huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh có 56 tướng lĩnh

đủ cung cấp cho cả nước. Anh em nơi khác tâm tư quá!"


Kinh nghiệm cỡi con xe trâu bò phi như ngựa.

Điểm lại 12 năm cỡi xe tay ga Hayate: Chạy hơn trăm mấy cây số. 1 lần ô tô và 2 lần xe máy khác húc đít xe mình. 1 lần gần đây mình đi nhậu về ngủ từ trong bụng ra nên húc đít xe ô tô. Còn cua mà thắng gấp thì tự té 4-5 lần. Ngã xuống đất, chủ nhân trặc tay chân, bầm dập mình mẩy vậy mà con ngựa chỉ gãy tay thắng là cùng. Dàn áo của xe không si nhê gì, chứ nói chi đến máy móc. Mỗi lần bị, chủ cà nhắc dựng xe lên, rồ ga phi tiếp phà phà về nhà dưỡng thương. Con khác húc nó thì chủ bị còn nó không hề gì. Ngược lại, nếu đang phi ngon trớn mà nó húc con khác thì hỡi ôi, không dám nghĩ...
Cho nên ai cỡi xe xác nặng phi nhanh thì phải luôn tâm niệm: Sẵn sàng Thắng và Thắng. Phải cả hai thắng mới kềm cương được nó. Chuyện mới nhất của mình tuần rồi, trời mưa vừa tạnh, đang vi vu đường hơi dốc xuống, với tốc độ 70-75km/giờ. Thì bỗng dưng nghe Xoạt, Rầm phát ! xe ga thằng trước tự đổ kềnh ngay trước mặt, cách chừng 5-7m, Mình nghĩ nhoáng trong đầu, thế nào cũng tông xe kia. Không hề né tránh, chỉ siết thắng khá gắt, xe không hề rung động, trờ tới sát rạt chú kia là dừng. Hú hồn!

Nhà nào theo chế độ mẫu hệ thì đàn ông chầu rìa.

 

Sống với bao nhiêu tiền là đủ?

Mình biết ba chiến hữu sống nơi đô thị chỉ với trên dưới 2 triệu vẫn ok, còn để dành tiền đi chơi và góp chút ít nhậu với đồng đội. Điều kiện là các bạn í sống chỉ một mình, nghỉ nên không cần tái tạo sức LĐ, rất tiện tặn ăn sao cũng được...
Một bạn trẻ nọ đã đăng trên báo: Tháng lương 12 triệu, ăn tiêu 3,5 triệu, gửi tiết kiệm 8,5 triệu. Cày miệt mài 2 jop nữa. Rốt cục sau 3 năm đã đành dụm được 500 triệu... Thật đáng nể "ý chí sắt đá" của gương startup này, cần học hỏi.
Nhưng ê hèm! do nhiều người còm dè bỉu nên tác giả xác nhận:
"Tôi là người viết bài này. Số tiền đó tôi để mua ô tô đi lại rồi..."
Một bạn đọc còm lại tức thì, nghe rất tức cười:
"Ông mua ô tô chắc chỉ để ở nhà, chiều chiều đẩy ra rửa rồi ngắm xong đẩy vô nhà ha."

Chia sẻ việc đi xe máy qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư BP

Trước khi đi, mình đắn đo vì cà vẹt xe mình không chính chủ nên hỏi các chiến hữu từng đi thì hai bạn đều nói không hề gì. Tuy vậy, mình vẫn ngán vì biết đâu trước khác nay khác thì sao. Tham khảo trên mạng thì mấy cái trang hướng dẫn du lịch và phượt đều nói không được. Hỏi tiếp một bạn trẻ trên Phây mới đi còn nóng hổi thì nói: không sao, đi được anh à.
Thế là mình yên tâm cùng hai bạn đi phượt qua Campuchia bằng 2 xe tay ga. Thực tế là nhân viên hải quan, biên phòng của 2 cửa khẩu VN và CPC đều không quan tâm đến xe (loại 4 bánh không rõ). Đối với cả hai nơi, mình trình hộ chiếu và cần thì họ hỏi thêm căn cước CMND để đối chiếu, thế thôi. Đến cửa khẩu này làm thủ tục xong chạy xe đến cửa khẩu kia làm thủ tục tiếp. Hoàn tất là lên xe, rồ ga dọt.
Bọn mình không thấy cảnh sát CPC hỏi giấy tờ khi đi đường qua hai tỉnh, cũng là từ cực Nam đến cực Bắc của CPC. Chỉ duy nhất một lần, khi gần qua địa phận tỉnh Kratie để đi tỉnh Stung Treng thì gặp chốt CSGT. Hai bên xí lô xí là, rồi chú CSGT kêu vào ven đường, nói thật: xin tiền ăn cơm. Thấy họ thân thiện, bọn mình vui vẻ móc bóp cho 30.000 riel.

Tại sao phải phượt cho khổ, U70 đi xe máy liệu có đi được xa?

Đi chơi cần tiếp cận 2 mục tiêu là Đất nước và Con người. Rõ là đi theo tour bằng xe khách, có người lo khỏe cái thân và an toàn hơn nhưng giống như "cỡi ngựa xem hoa", cái gì cũng lướt qua đại khái. Ăn uống tiện nghi ngủ nghỉ không mấy khác biệt, chỗ nào cũng na ná như nhau. Còn phượt thì vất vả và có thể gặp bất trắc, bù lại được đi lòng vòng theo ý muốn của mình. Dù khảo sát lên kế hoạch kỹ vẫn có thể "ngẫu hứng lý qua cầu", tuy vậy có cái hay của nó. Có dịp tiếp xúc kiểu dân dã, hiểu hơn về đời sống tập quán của người sở tại. Và được chụp nhiều pô ảnh, quay những clip ngẫu nhiên lý thú.
Ai cũng muốn có dịp sẽ đi xa để mở rộng hiểu biết. Nghèo như mình chỉ ước ao được đến những nước gần trong khu vực Đông Nam Á có tập quán, văn hóa tương đồng. Nhiều người có điều kiện từng đi chơi khá nhiều nơi, ngó chỗ này, trầm trồ chỗ nọ, chụp hình lưu niệm, rồi nhanh chóng quên đi. Gần đây, ba đứa mình đi Campuchia chỉ 3 ngày, qua 2 tỉnh, tiếp xúc dân ít thôi mà ai cũng có ấn tượng sâu sắc khó quên. Đã đi là muốn đi nữa...
U70 liệu có đi được xa?

"Mấy đứa Kh'mer theo Kinh đâm hư hỏng mất gốc!"

Trà Vinh và Sóc Trăng, hai nơi có người Kh'mer nhiều nhất, theo tập quán có lễ lớn là cúng tổ tiên. Tiếng nói và chữ Kh'mer rõ ràng đơn giản, không thêm không bớt là Sen Đôn Ta (សែនដូនតា), thế mà nhà páo "phiên âm" thành lễ Sene ĐôlTa (thêm e và sửa n thành l). Quái đản thiệt, tiếng Việt không phải, Pháp Anh cũng chả phải. Bài có hình ảnh và chữ, tường thuật chi tiết thì ắt hẳn người viết là người Kh'mer. Báo khác không rành, không chấp.









Địa danh là cái gắn đo liền với ký ức của nhiều người

Chúng tôi - những người lính đã từng chiến đấu công tác ở Campuchia, có dịp thăm lại chiến trường xưa, gặp lại biểu tượng nhỏ bé khiêm tốn này khi vào cửa ngõ TP Stung Treng, y hệt như mình từng thấy cách đây đã hơn 40 năm. Và nơi mình đi qua hay tìm về thì vẫn tên làng xã huyện thành xưa ấy. Ở Campuchia (tôi tin có lẽ Lào cũng thế), hầu như tất cả vẫn như cũ dù trải qua 3 chế độ chính trị khác nhau.
Địa danh là cái gắn liền với ký ức của nhiều người, nhiều thế hệ. Ngẫm về nước Việt, người ta muốn quá khứ màu mè rực rỡ hơn là thực tế đã diễn ra, tương lai sẽ như thế nào khi quay lưng và phủ nhận quá khứ... Trong nước mình đã như thế, không thủy không chung thì mong gì làm bạn của tất cả các nước trên thế giới.




Sao cái số tui khổ thế!

Hội ngộ bạn cũ cùng trường thì mãi lo phục vụ tụi nó, ở Kon Tum thì nướng thịt, đi Tuy Hòa thì rớt xuống nướng bắp nướng khoai.
Ảnh đẹp nhất mới đây. Cảm ơn bạn Nguyen Thi Nhan 10-11C đã kịp thời ghi công trạng của tui.

Tiêm vắc xin mũi 4 như chủng gà.

10 phút. Khỏi cần hộ khẩu, tạm trú, CMND gì ráo. Cứ xắn tay lên là bụp. Cái mà tự làm là điền phiếu sức phẻ và tự điền dô phiếu chứng nhận nên Trần Hùng đã tiêm vắc xin thay cho em Thợ Cạo - 4 mũi của đế cuốc Mỹ rồi đấy nhá. hí.hí.



Nhìn ẻo lả như đám đực sâu bít, hổng biết ngài đại sứ xài đô la hay tiền âm phủ.

Ảnh Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCNVN Lý Đức Trung trình Quốc thư lên Tổng thống Nhà nước Israel.



Zà rầu, đã mãn tính rồi đừng hy vọng chữa khỏi

Nên tiết kiệm năng lượng còn lại (theo lời cố vấn cao cấp của đại úi Cạo):

Cách đây mấy năm. mỗi sáng mình tập đi bộ... Được 3 tháng, gặp thằng bạn, khoe: tao đi được 5 cây số rồi mày ạ. Thằng bạn: mày chớ dại, sao phí năng lượng còn lại thế, không thấy thằng nọ thằng kia tập còn hơn đấy mà đứt bóng kìa. Cái quan trọng là sống hòa hợp tự nhiên, vui vẻ yêu đời. Mình nổ theo: hồi tao bộ đội, mấy thằng to con bị sốt rét lên bờ xuống ruộng. Tao nhỏ con nên máy tiết kiệm năng lượng bị sau cùng, 40 độ 7 vẫn bình thường, e hèm chỉ cái đầu nó chập cheng thôi.
Thấy bạn bè cứ lâu lâu đi khám tổng quát, nó nói: rồi để làm gì, zà rồi phát hiện thì đã muộn, có tiền để trị không, mà có thì liệu hết không. Đã mãn tính rồi đừng hy vọng chữa khỏi. Mày nói chí phải, tao nghe mày.

Người lính ra đi kèn trống, trở về âm thầm lặng lẽ.

Những thằng lính nhập ngũ được địa phương tổ chức choàng vòng hoa, lên cầu vinh quang, quá cáp, tiễn đi... Từ mặt trận Campuchia nhận quyết định ra quân, có đơn vị tổ chức cho xe chở về, có dịp có cán bộ nhân dân CPC tiễn về. Nhưng không phải từ chiến trường nào cũng vậy. Lính ở các đơn vị làm nhiệm vụ nội địa còn đỡ, các anh em ở tuyến giáp Thái Lan mới thảm, còn sống là mừng nhưng đầy lo lắng trên chặng đường về liệu còn giữ nguyên "cái gáo". Nếu không có xe, từng tốp đi bộ về thị trấn, thị xã mới có xe, vòng tránh địch mất 2,3 ngày mới tới. Lội bộ cắt rừng, không một tất sắt trong tay, cả nhóm chỉ vài khẩu AK hộ tống, lỡ gặp địch phục kích làm sao chống đỡ nổi. Và địch gài mìn biết đâu mà tránh, phó mặc mạng mình cho trời đất... Có thằng về đến biên giới, hôn lên đất mẹ, quay mặt lại đất K, đái một bãi giã từ...

Cạo cắn linh tinh... 31

 


Tòa hỏi lôm côm, ông già 90 trả lời nghe đã!

- Chủ tọa: Vì sao trong gia đình có nhiều tượng Phật? Sao gần 30 người đến sinh sống mà bị cáo cho là đệ tử, mặc áo nâu mà bị cáo không đăng ký sinh hoạt tôn giáo với chính quyền địa phương?.
- Ông Vân: Tui không theo đạo Phật.
- Chủ tọa: Hỏi về những clip...
- Ông Vân: Trí thông minh của tụi nó có thể làm giám đốc chứ mấy clip thì ăn thua gì, tụi nó có kính nể tôi đâu mà cho tôi duyệt!”
- Ông Vân nói thẳng tẹt câu dưới, ông Trần Ngọc Thảo và các chức sắc PG nghe rõ chưa?







Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

Cạo cắn linh tinh... 30


Đất nước ta có bao giờ được như thế này không?

Có 2 nữ sinh thi tốt nghiệp PTTH môn Ngữ văn đã viết 11 trang giấy chỉ trong vòng 110 phút, đạt 10 điểm tuyệt đối. Không biết thầy cô chấm bài có đủ kiên trì đọc kỹ nội dung tràn giang đại hải đấy không. Hai nữ sinh ấy có trúng tủ hay không - mình cho là có, trúng tủ, hay trúng mạch cũng thế. Cả 2 gặp tác phẩm đã đọc và yêu thích, đã từng làm bài với chủ đề đưa ra như vậy. Dĩ nhiên quá giỏi nhưng chả ai khen tài viết nhanh, lắm chữ. Nhiều học sinh có khả năng như vậy, ăn nhau là chịu khó cày và năng khiếu diễn tả mà đề bài muốn đáp án như thế. Nếu mình là người chấm thì cho điểm cao nhất với học sinh nào cũng phân tích diễn giải tương tự nhưng viết ngắn nhất.

Tượng "Nỗi lòng của mẹ"

Là tên chiếc tượng nhỏ cao chừng 5 tất đặt trong vườn xưởng điêu khắc của Trần Thanh Phong. Nhiếp ảnh gia Trần Chí Kông chia sẻ: tôi đã đi và thấy nhiều nơi tượng Mẹ Việt Nam Anh hùng nhưng chưa thấy tác phẩm nghệ thuật nào chạm tới nỗi đau của những người mẹ.
Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn nói: Khi một bức tượng như thế này (hay một tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa tương tự) mà còn không có một chỗ đứng nơi công cộng thì mọi tuyên ngôn về hòa hợp, hòa giải chỉ là chuyện ... nói cho vui.



"Em yêu chữ bác sĩ Thái hơn bác sĩ Việt Nam!"

 

Nhìn thoáng qua, không ngờ đó là lúa chét.

(ảnh Thái Hạo)



Bài Hát Học Trò

Kính thưa thầy đây bài chính tả của con
bài chính tả viết về nước Mỹ
con viết hai lần sai chữ America
con viết hai lần sai chữ Communist
con viết hai lần sai chữ Liberty
làm sao được, làm sao được, bởi anh con vừa chết
Kính thưa thầy, đây bài luận triết của con
Một căn nhà và một trái phá
Một đám cưới hồng bên cạnh một đám ma
Một nếp sống tàn bên cạnh người no ấm
Ôi tiếng hát nào bên lệ em tuôn mau
làm sao thuộc bài con học để vinh thân đời sau

Một đoạn văn mẫu có 76 chữ mà theo Trần Mạnh Hảo cần bỏ đi 25 chữ và thêm 1 dấu , 1 dấu .

Xem thêm: https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham...

Ngày đầu tiên đi học: "Dạ thưa em cho cô đi tiểu!"

Ngày khai giảng ở quê, bà má dắt đứa chị và ẵm nách thằng em tới trường. Nói chuyện cô giáo xong, bà má tính ẵm thằng nhỏ về thì nó tò mò, không chịu về, ở lại với chị. Má đi rồi, nó ngồi nhìn theo mếu máo, chực khóc. Lớp, mấy anh chị ai cũng ăn mặc đẹp chỉ mỗi nó ở truồng.
Giữa buổi học, nó mắc đái quá, vừa mới bước ra cửa là bị cô giáo la:
- Trò kia, đi đâu mà không xin phép cô?
Theo phản xạ quen thuộc, nó trả lời trổng trổng:
- Đi đái.
Cô giáo nghiêm nét mặt bảo:
- Muốn đi ra ngoài trò phải xin phép cô trước và phải thưa cô cho ra ngoài rồi mới được đi, nghe chưa?.

Gặp những người nghèo và chú ba gát tận tâm!

Xã hội nhiễu nhương nhưng ta vẫn còn thấy những người nghèo mà lòng thơm thảo, vô tư "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Người ta nghèo chứ lương tâm không nghèo. Như giúp đỡ người bị tai nạn giữa đường, thay mặt CSGT hướng dẫn phân làn cho xe chạy lúc kẹt xe...
Mình ủy thác chú xe ba gát chở cái máy cắt cỏ mới mua ra bến xe, để đi công chuyện khác. Khách và tài chỉ mới gặp qua đường. Chú em than với mình: vừa chở một chuyến, được 300 ngàn, cái quần thủng túi, rơi mất. Mình cười: giờ gỡ lại của anh hả. Rồi chụp vội cái hình từ phía sau xe để có bằng chứng thì xe cũ mèm không rõ biển số, dọt luôn. Xe đã chạy, thôi đành bấm bụng phó mặc cho trời đất. Có mất coi như tai nạn nghề nghiệp, chứ đất Sài Gòn mênh mông, có báo công an ai rảnh đâu mà truy tìm...

Vụ Tịnh thất Bồng lai, công bằng ở đâu?

Cơ quan pháp luật truy tố những người ở Tịnh thất Bồng lai về tội: "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" chứ không phải tội như đồn đãi là loạn luân, lừa đảo trục lợi...
Cũng tội đó, nếu pháp luật không điều tra chứng minh họ có những tội như vậy thì sao không truy tố những báo và những người dùng facebook, youtube công khai đơm đặt câu chuyện, vu cáo bôi nhọ nhân phẩm đối với các công dân khác.

Chả rảnh được lúc nào, tiền tiêu sao hết!

5 giờ sáng đã dậy bật máy tính lên làm sổ sách.
Rồi xách xe đi làm đổng lý văn phòng công ty xuất khẩu gỗ.
....
1 giờ chiều bật máy tính lên mạng mò nơi sẽ đi.
Việc là chạy vật tư cho công ty xuất khẩu gỗ nữa lớn hơn.
.....
5 giờ chiều trở đi canh điện thoại, coi có thằng nào rủ nhậu.
Luôn giữ quy tín, chưa từ chối độ nào.
.....
10 giờ đêm về tới nhà lăn ra ngủ, vợ hết cửa cà ràm.
Mọi lo lắng phiền muộn tiêu tan theo giấc mộng.
....
Ngày nào cũng ngồi phòng lạnh và ngày nào cũng phơi mặt ra đường. Ngày nào cũng đua với mấy chú shipper trẻ, tối về qua mắt mấy chú CSGT, hạ cánh an toàn.
Trong túi, tài khoản lúc đầy lúc vơi đã có quý nhơn phò trợ, tiền bạc đúng nghĩa phân phối lưu thông. Muốn gì nữa đây!

Lần đầu tiên được thưởng thức cá mè hôi. Ngon!

Đây là món át chủ bài được anh Tư Giang chiêu đãi mấy thằng em từ Sài Gòn, Bình Dương đến nhà chơi ở Đức Hòa - Long An. Cá bắt ở sông Hậu - An Giang của ông sui anh biếu, chú em Tam Vo xắn tay đầu bếp. Làm sạch, nhét lá chanh vào bụng, bọc lá chuối, ngoài giấy bạc, nướng trên lửa than. Chín đưa cá ra, dùng ga khò cho cháy sém vây cho dòn và thơm. Thế là đưa lên bàn nhậu, chén. Thời gian tác nghiệp 45 phút, trong khi chờ đợi lai rai món gù bò, tiếp là cá. Dưới dàn nước phun sương mù mịt, đầu tiên là rượu, rồi rượu bia tùy thích. Tưng tưng rồi có dàn karaoke kẹo kéo phục vụ, nhạc tiền chiến, tân cổ, opera lẫn cải lương tài tử tứ lung tung. Vui ghê! Tuy ở quê nhưng gia chủ rất chu đáo "không thiếu món gì" từ A đến Z, khỏi chê vào đâu được. Thay mẹc anh em cảm ơn vợ chồng ông anh nhiệt tình mến khách. Có món lạ nhớ hú nữa nghen!

"Núi liền núi, sông liền sông"

Vạn lý trường thành phía Nam có 3 lớp, 13 cuộn thép gai, camera, loa phát thanh...

"Ôi một kiếp người !"

Không chắc ảnh này được chụp ở đâu? Phóng lớn xem rất nét không có vẻ gì photoshop. Bạn có từng chứng kiến?
Xem, người thì phẩn nộ, người thì chạnh lòng, người thì nói "có còn hơn không".





Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

Cạo cắn linh tinh... 29


Đại uý què húng chó cả gan hù dọa Thủ tướng Hun Sen

ĐẠI ÚY QUÈ NHẮN THỦ TƯỚNG ĐỈNH CAO: HUN SEN, ÔNG HÃY LIỆU HỒN !
Thưa ông Hun Sen và độc giả,
Sau khi biết kết quả Hội nghị các bộ trường Asean, dư luận Việt Nam phẩn nộ với đối sách của chính phủ Campuchia, ông có thể xem thêm giới bloggers đánh giá ông ở Đây (dẫn link).
Tôi suy nghĩ rất nhiều về hàng vạn đồng đội mình qua các thời kỳ. Những chàng trai mặt còn lông tơ đã bỏ xác xứ người. Máu, mồ hôi của họ đã thấm đẫm, rải khắp đất nước Campuchia. Người còn lại trở về Tổ quốc với vết chân tròn trên cát, mang theo mầm sốt rét, di chứng bệnh tật ... được cái gì cho ngày hôm nay?

Mấy cô chú trù úm bác đốt lò, đừng có mơ !

 


Vương quốc Champasak trong bản đồ 1888.

Để hiểu vì sao mấy tỉnh Đông Bắc CPC có người Lào sống, ở VN có huyện Sa Thầy, Buôn Đôn (còn ít người Lào).
Trước khi Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương, Vương quốc Champasak thuộc Đế quốc Siam. Bao gồm: ngày nay là một tỉnh Đông Bắc Thái Lan, 4 tỉnh Đông Bắc CPC, một phần các tỉnh Tây Nguyên VN.





Quý ông dấu vợ để có tiền ăn nhậu và đánh mánh lẻ nên học theo con chim Phàn Tước này.

(hình từ Phùng Mỹ Trung)

Tìm kiếm Blog này