Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn BG Phía Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BG Phía Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

Về Đoàn 578.

Đoàn 578 là đơn vị cấp trên của Bộ chỉ huy Quân sự Thống nhất T1, T2, T3, T4 và T... Các BCH.QS.TN được thành lập vào tháng 12/1978 tại xã Ja Bôk, gần Ngả Ba Đông Dương ở Kon Tum. T2 là tiền thân của Đoàn Quân sự 5503. Khi sang Campuchia, Đoàn 578 vẫn là cấp trên của các đơn vị nói trên (ít nhất là hết năm 1979).

Ngược thời gian,
Khoảng giữa năm 1975, có một đoàn dân rất đông người dân tộc thiểu số, cả đàn bà trẻ nhỏ đi cắt rừng từ huyện Tà Veng và Vươn Say, tỉnh Ratanakiri vượt biên giới vào tỉnh Gia Lai - Kon Tum xin lánh nạn. Lúc bấy giờ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia bình thường nên tỉnh GL-KT xin ý kiến Trung ương, TƯ không đồng ý.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Vì sao năm 1979 đánh nhau, quân TQ đã quay rất nhiều phim.

TQ tấn công xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc của VN với nhiều ý độ. Về mặt quân sự, tuyên huấn quân đội TQ đã tổ chức cho phóng viên đi sát với các đơn vị đánh nhau với quân VN. Họ đã quay rất nhiều phim thực tế chiến trường kể cả binh lính hy sinh tổn thất. Nhằm mục đích để đưa về chiếu lại để xem và nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm, tuyên truyền chỉ là việc phụ.
Qua đó cho thấy quân đội TQ bộc lộ nhiều yếu kém, Đặng Tiểu Bình coi đó là bằng chứng, làm cơ sở để thuyết phục các đồng chí cần phải hiện đại hóa quân đội. Và quân đội TQ mạnh dần từ đấy.
Phim công khai để tuyên truyền, phim có tính nhạy cảm hay tổn thất bị rò rỉ trên mạng, khá hạn chế. Ngày nay, hầu hết những phim thực tế chiến trường đã bị TQ thu hồi và chặn nên trên mạng còn rất ít.



Tất cả cảm xúc:22Hồ Nguyễn Đình, Nguyễn Hữu Quý và 20 người khác

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Mỹ từng tiếp tay cho TQ trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc.

Hễ súng cối ta bắn 1 quả thì TQ trả đũa tức thời, phản pháo 10 quả, khá chính xác gây tổn thất cho pháo binh VN. Khoảng 4/1984, một tiểu đội đặc công VN mò sang phía TQ, tiếp cận trận địa đặt cối 160, tình cờ phát hiện và phá được. Đặc công ta không biết nó là gì nên báo cáo lên trên là diệt được 1 phương tiện thông tin của địch. Từ đấy tìm ra đáp số cho câu hỏi tại sao?
Nó là Radar pháo binh Cymbeline.
Radar Cymbeline là một loại Radar tìm ra vị trí bắn súng cối của đối phương để phản pháo, do Vương quốc Anh sản xuất.
Radar Cymbeline nặng 590kg, cao 2,29m. Khi hoạt động, Radar Cymbeline sử dụng nguồn điện 100kW, phát ra 4000 dao động điện từ/giây, trong bán kính 20km. Ngoài ra kết hợp có máy nghe tiếng pháo đối phương bắn đến.
Nguyên lý hoạt động của Cymbeline là khi xung điện từ của Radar được phát vào không gian, gặp đạn pháo đối phương thì sẽ phản xạ ngược trở lại. Lúc này, máy thu trên Cymbeline sẽ thu lại tín hiệu. Dựa vào độ biến thiên thời gian và tín hiệu thu-phát, cộng với các phép toán lượng giác, trắc thủ của Cymbeline có thể tính toán được phương vị, góc tà và cự ly từ Radar tới khẩu pháo. Từ đó, có thể tìm ra được vị trí của khẩu đội pháo đối phương. Radar Cymbeline có sai số khoảng 50m.
Dựa trên quỹ đạn bay của đầu đạn, có khả năng xác định toạ độ của đạn cối trong cự ly 10km, đạn pháo 120mm trong phạm vi 14km, đồng thời có thể theo dõi 20 mục tiêu.
Radar Cymbeline được đưa vào biên chế trang bị của quân đội Anh và Liên bang Đức từ những năm 70. Được biên chế quân đội Anh từ năm 1975 tới 2003, sử dụng trong tranh chấp quần đảo Faklands, Chiến tranh Vùng vịnh, Chiến tranh Balkans...
Năm 1979, Radar Cymbeline được Anh bán cho Trung Quốc thông qua trung gian là Hoa Kỳ với giá trên 40 triệu USD. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Casper Weinberger đã trao đổi với phía TQ rằng, loại rada này được rút ra từ trang bị hiện có của quân đội Mỹ, có tính năng ưu việt, và do đó có giá thành khá cao, khoảng trên 10 triệu USD một hệ thống.
Hoạt động của radar này đòi hỏi phía TQ phải cung cấp cho phía Mỹ các thông số bản đồ quân sự khu vực tác chiến để nhập vào chương trình của hệ thống. Phía TQ sau khi cân nhắc, đã quyết định cung cấp cho phía Mỹ thông số mật về hệ thống toạ độ khu vực biên giới TQ- VN. 2 hệ thống Cymbeline được TQ sử dụng trong cuộc chiến xâm lược phía Bắc và 2 hệ thống còn lại được nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Quốc phòng Bắc Kinh. Năm 1984, đặc công Việt Nam phá huỷ thành công được 1 hệ thống Cymbeline; việc phá huỷ này cũng là tình cờ và không lên kế hoạch trước. Sau khi bị phá huỷ 1 hệ thống, Trung Quốc rút hệ thống còn lại khỏi mặt trận.
Dựa vào 2 hai hệ thống Radar Cymbeline, Trung Quốc đã thành công sao chép một phiên bản nội địa mang tên Type 371.
Thợ cạo st và bt.

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

Chuyện đánh nhau ở BG phía Bắc những ngày đầu.

... "Ối giồi ôi! Sáng sớm 17.2.1979, tao đang gác ca cuối thì thấy đỏ rực phía xa và pháo nổ đì đẹt. Tao vào giường gọi đại đội trưởng: "Đại trưởng ôi, dậy đi đánh nhau thôi. Trung Quốc nó đánh mình rồi". Ông ấy đạp tao ra, bảo: "Nói năng linh tinh". Tao lại sang gọi chính viên (chính trị viên), ông này tiện buồn đái nên tao dắt được ra sân, chỉ về hướng Mường Khương xem pháo bắn, thế mới tin...
Ối giồi ôi! Ngày 17.2 Trung Quốc nó mới sang thì tao đang làm lính. 3 ngày sau, cán bộ chết hết, tao thì lại bắn được nhiều thằng Trung Quốc, nên đại trưởng cho làm tiểu trưởng, chỉ huy mấy thằng toàn thương bệnh binh giữ chốt 391, 393, đánh nhau đì đẹt.
Ối giồi ôi! Mấy ngày sau, đơn vị rút, quên không báo, để mỗi mình tao đì đọp bắn nhau với bọn Trung Quốc. May mà bọn đơn vị khác lên thay, thấy tiếng súng tìm đến, tao mới biết là mình bị bỏ quên. Lúc về hậu cứ, tao gặp đại trưởng, giận quá nên bảo: "Đại trưởng sống không bằng con chó con ngựa", cán bộ tiểu đoàn phải can mãi...

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

Vụ chiếc trực thằng UH-1 vượt biên sang TQ năm 1981

 CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC TRỰC THĂNG UH-1H PHẢN BỘI

Stt 1: Tài liệu tuyên truyền của quân Trung Quốc xâm lược

Trong cuộc chiến với quân Trung Quốc xâm lược bắt đầu từ ngày 17/02/1979, thì đến ngày 05/03/1979, quân xâm lược Trung Quốc bắt đầu việc rút khỏi biên giới phía Bắc nước Việt Nam ta.
Tuy nhiên, mười năm sau đó, cuộc chiến với quân Trung Quốc vẫn luôn tiếp diễn. Có một sự kiện trong cuộc chiến đấu đó, nay biên tập lại, để mọi người tham khảo.

Đó là câu chuyện một chiếc trực thăng UH-1H chạy sang đất Trung Quốc.
Có đúng là ý định của những người chạy trốn là sang đầu hàng Trung Quốc không???
Đến nay, câu chuyện đã được phần nào sáng tỏ, qua việc tìm hiểu các tài liệu, được đăng tải trên 2 stt của Tuan Bim tôi.
1/ Tóm tắt sự kiện.
Trong khi chiến sự vẫn rất căng thẳng trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung, dịp Quốc khánh Trung Quốc 1/10/1981, Việt Nam bàng hoàng bởi vụ cướp máy bay trực thăng chiến đấu, được biên chế ngay tại Sở chỉ huy của quân chủng Không quân ở sân bay Bạch Mai, làm nhiệm vụ cấp cứu-trinh sát.
Chuyện là thế này:
Sáng sớm ngày 30/9/1981, lực lượng bảo vệ sân bay Bạch Mai không thấy chiếc máy bay trực thăng UH-1H số hiệu 576 và đã báo động mất máy bay.
Táo tợn hơn, sau khi cất cánh khỏi sân bay Bạch Mai, chiếc máy bay này còn đàng hoàng hạ cánh xuống phường Phúc Xá thuộc địa bàn quận Ba Đình đón thêm người rồi mới bay thẳng đi Trung Quốc, trước sự bất ngờ hoàn toàn của lưới lửa phòng không dày đặc thời chiến.
Tác giả chính của vụ cướp máy bay này là Thiếu úy Kiều Thanh Lục, ngoài ra còn có sự trợ giúp của một số sỹ quan, cán bộ quân chủng Không quân (cùng trốn theo sang Trung Quốc) trong đó đáng chú ý có một người là cựu sỹ quan không lực Việt Nam cộng hòa được thu dung phục vụ tạm thời trong quân chủng.
Dựa vào chi tiết này, phán đoán ban đầu là chiếc máy bay đã bay ra hạm đội 7 của Hoa Kỳ (lúc đó Việt Nam vẫn coi Hoa Kỳ là kẻ thù nguy hiểm nhất). Ngay lập tức, toàn bộ các đồng chí diện “thu dung” bị đặt dưới chế độ giám sát đặc biệt, kể cả đồng chí từng lái máy bay ném bom dinh Độc Lập.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

22 quân nhân bị sạt lở đất chết, nhớ lại tấm hình gây xôn xao dư luận.

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 chính là Sư đoàn 337 năm xưa, tham gia chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược ở mặt trận Lạng Sơn năm 1979.

Năm 2011, Đại tá Đỗ Phấn Đấu, nguyên Chính ủy Đoàn KT-QP 337 khi biên soạn lịch sử Quân khu 4 nên lên đây tìm hiểu. Người qùi bên cạnh chỉ tay vào vết đục bỏ ở một phần còn lại của cột bia chiến thắng của Sư đoàn 337 (1,2 x 1,5 x 5m).
Chỗ ấy là đầu cầu Khánh Khê (Lạng Sơn) nơi hy sinh nhiều cán bộ chiến sĩ trong đánh nhau với TQ. Người ta đang làm một đập thuỷ điện nhở ở khu này, công nhân công trình tôn trọng người đã mất nên đặt một bát hương. Năm 2012 sau đó khu tưởng niệm mới được xây dựng gần đó.





Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Người lính viết lá thư mang tính dự cảm gửi người yêu.

"... Ngày mai anh sẽ ra phương bắc để bước vào cuộc chiến mới. Nơi đó cuộc ác chiến đã và đang diễn ra, nơi đó quân thù đang giày xéo biên cương của Tổ quốc. Nơi đó đồng đội đang chờ anh. Anh buồn vì những lúc này anh thấy mình cô đơn và buồn tẻ. Anh nhớ em da diết bởi vì anh sẽ phải xa em nhiều năm nữa, chưa biết khi nào anh mới quay trở lại gặp em. Ôm em và hôn em thắm thiết..."
Trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc bành trướng, anh đã hy sinh hơn 2 tuần sau đó. Là chính trị viên phó đại đội dĩ nhiên có hơi hướm chính trị và còn trẻ nên lãng mạn. Có người chê sáo mòn nhưng nếu đồng cảm mới thấm được cái tình nồng cháy trong ấy.



Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Sự kiện hy hữu, độc nhất vô nhị trong chiến tranh biên giới phía Bắc.

Một đơn vị của QĐNDVN bắt nguyên một đại đội quân sơn cước (biệt kích) của Trung Quốc, bị bao vây buột phải ra hàng. Chiến công ấy có sự tham gia, tiếp sức của dân quân tự vệ người dân tộc thiểu số. Sự việc xảy ra tại xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Những nét nổi bật
- Quân ta bao vây, triệt nguồn nước, gọi hàng, không tốn phát đạn nào.
- Trước khi ra hàng, chi bộ đại đội TQ họp ra nghị quyết đầu hàng.
- Bắt nguyên đại đội với đầy đủ cấp chỉ huy, có cán bộ trung đoàn biệt phái.
- Bắt nhiều tù binh TQ nhất, 104 trong tổng số 238 tù binh TQ.
- Thu được nguyên vẹn vũ khí, trang bị của một đại đội đối phương.
- Làm quân TQ bẻ mặt bị nhục nhất. Dẫn đến việc hàng loạt cán bộ bị kỹ luật từ quân đoàn đến người lính, xóa phiên hiệu quân đoàn, sư đoàn ra khỏi biên chế quân đội.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Số phận bi tráng của 10 nguyên soái “khai quốc công thần” Trung Quốc và 49 bà vợ

Thứ Ba, 16/6/2015 15:02 GMT+7

(PLO) - Ngày 29/7/1955, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Quốc hội) khóa 1 Trung Quốc đã thông qua nghị quyết về việc phong hàm Nguyên soái nước  CHND Trung Hoa cho 10 nhà quân sự đã có công lao lớn trong sự nghiệp kháng nhật, chiến tranh giải phóng, thành lập nhà nước Trung Quốc mới; đồng thời tặng mỗi người 1 Huân chương (HC) Bát Nhất, 1 HC Độc lập tự  do và 1 HC Giải phóng.
Mười vị đó là: Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Hạ Long, Trần Nghị, La Vinh Hoàn, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh. 
Tuy nhiên, cùng với lịch sử đầy biến động của Trung Quốc, số phận những vị “khai quốc công thần” này cũng đầy thăng trầm và có những người phải chịu oan khuất nơi chín suối. Cuộc đời và cuộc sống gia đình của họ gần đây mới được mọi người biết đến rộng rãi qua báo chí Trung Quốc…

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Chuyện giờ mới kể - "yêu nhầm nữ gián điệp TQ".

Nói yêu cho thêm phần số má chứ chỉ đến mức cảm tình nhau rồi bể độ. Chuyện thế này.
Năm 1981, mình được cấp trên cử đi dự đại hội CSTĐ quân khu 5 tại bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Cô nàng và mình là hai trong số những báo cáo viên thành tích công tác điển hình. Mình là lính nên dĩ nhiên kể chuyện đánh địch còn cô nàng là gương người tốt việc tốt cứu trẻ em sắp đuối nước. Trai tứ chiến gặp gái thuyền quyên, cả hai cùng trạc tuổi, mang quân hàm chuẩn uý. Cô nàng tự giới thiệu: tên Hà Thị Luận làm y tá, mang hai dòng máu dân tộc Tày - Mường ở Hà Giang. Bố là đại tá, phó tư lệnh quân đoàn đang công tác ở biên giới phía Bắc, bị thương do trúng pháo của quân Trung Quốc...
Lần đầu tiên mình thấy lạ một cô gái dân tộc có nước da trắng như trứng gà bóc. Tóc thắt hai bím con rít, răng sưa nhỏ, dáng người nhỏ nhắn, dễ thương. Hớp hồn mình nữa là Luận ăn nói hoạt bát, tế nhị, có học thức, biết văn chương, làm thơ cả chữ Hán. Lần ấy, mình và Luận đang ở hội trường xem văn nghệ, hai bên tán tỉnh đối đáp qua giấy, rồi Luận ứng tác viết tặng mình một bài thơ. Rồi xa nhau... Một lần về phép, mình tìm đến quân y viện 13 Quy Nhơn thăm nàng.
Vậy là trong cùng thời gian ấy, một trùng lặp ngẫu nhiên, mình yêu một cô gái Kh'mer - Lào và đồng thời cảm mến một cô gái Tày - Mường khác và cả hai đều là y tá.
Khi trở về đơn vị ở K, hai bên thỉnh thoảng thư từ thăm hỏi nhau. Thế rồi, chuyện đến như sét đánh ngang tai! Tình cờ mình hỏi một bạn ở đơn vị cấp trên: có biết Luận ở QYV 13. Đồng đội ấy kể: Nghe nói, cô ta là gián điệp, mạo nhận nhân thân lý lích, Trung Quốc cài vào phe Ta, tìm cách kết thân với các sĩ quan để thu thập tin tức tình báo. Cô ta bị quân báo ta phát hiện, bắt giam điều tra. Có điều là cô ta một mực kêu oan và tuyệt thực phản đối... Mình ở xa nên chỉ biết vậy, không có điều kiện để hỏi thêm cho rõ ngọn ngành. Mình đang là sĩ quan đảng viên sợ cô ta khai ra những người từng quen biết. Sợ rắc rối nên mình đốt phi tang thư cùng tấm ảnh và bài thơ có chữ ký tặng.
Công việc đủ thứ chuyện, thời gian qua đi........

Ảnh ấn tượng: Tinh thần của người dân quyết chống quân Trung Quốc xâm lược.

Ông Lục Văn Vình dân tộc Tày cùng 5 người con đang ở một chốt sát với trận địa của địch. Ảnh không dàn dựng của Tạ Hải - TTXVN vào tháng 2/1979 tại bản Nà Lỏng, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.


Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

TQ từ lâu thôi truyên truyền khoa trương "chiến thắng" đối với VN.

Họ im hơi lặng tiếng là phải ! Vì một nước lớn xâm lược đòi dạy nước nhỏ một bài học là trái với văn minh và quy ước quốc tế. Khác cuộc chiến tranh bắt buột mà VN tiến hành. Không thể đánh đồng việc VN phản công sang CPC vì Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ VN trước đó. Ba năm rưỡi ròng rã, suốt dãi biên giới và ngày càng tăng quy mô lẫn cường độ.
TQ đang ngoi lên vị trí siêu cường, cần tô vẽ lại bộ mặc đại bá nhơ nhuốc. Đồng thời nằm trong chủ trương chung mà hai nước TQ-VN không nhắc lại quá khứ, hướng tới tương lai.
Ảnh cũ của Reuters. Cựu binh trong trận chiến biên giới Việt - Trung năm 1979 trên đường phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Bài học nào cho Việt Nam từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979?

Trên Vnexpress vừa có bài viết “Bốn bài học từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979” trong đó dẫn phát biểu của một số người là tướng lĩnh và học giả phân tích về những sai lầm của Việt Nam trong thời kỳ đó.
Lần đầu tiên báo chí chính thống có một bài viết như vậy về những sai lầm trong chính sách của Việt Nam thời kỳ 1979, thế là đáng khen. Mặc dù ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao đã viết về những điều này từ lâu rồi trong hồi ký của Ông.
Theo tôi sai lầm lớn nhất – đúng như phân tích trong bài viết – là đã để mất cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ do đòi hỏi không đúng lúc về bồi thường chiến tranh.
Sai lầm thứ hai như các học giả phân tích trong bài viết là ngả hẳn vào Liên Xô và trông đợi quá nhiều vào khả năng của Liên Xô trong việc bảo vệ Việt Nam.
Riêng về việc VN đánh Khmer Đỏ và chiếm đóng Campuchia thì tôi cho rằng có sai lầm nhưng không đồng ý với phân tích nêu trong bài viết rằng đó là sai lầm “không làm cho thế giới biết nên bị vu là xâm lược”.
Đúng là có thể một bộ phận thế giới “không biết” thật nhưng không nhiều và không đóng vai trò quan trọng, còn đa số các nước có tầm ảnh hưởng lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật và các nước Phương Tây khác họ biết thừa là Pol Pot đã gây ra những tội ác khủng khiếp như thế nào ở biên giới Việt Nam – Campuchia và Việt Nam ở cái thế buộc phải tiến công để tự vệ, và thừa cơ thì “giải phóng” luôn Phnom Penh.
Như vậy là các nước này cố tình không biết chứ không phải không biết thật. Họ cố tình không biết vì thời kỳ ấy vẫn còn chiến tranh lạnh, Liên Xô là đối trọng đấu tranh của họ, VN bị họ coi là con bài của Liên Xô nên họ coi mọi ảnh hưởng của Việt Nam ở khu vực cũng là ảnh hưởng của Liên Xô và họ chống lại các hành động đó.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Chiến tranh 1979: TQ thả khí độc giết 400 người VN trong pháo đài

Hoàng Đan | 
Chiến tranh 1979: TQ thả khí độc giết 400 người VN trong pháo đài

Theo lời ông Thực, quân Trung Quốc đặt bộc phá, giật sập cửa, rồi dùng lựu đạn cay, khí độc, chất hóa học thả xuống các lỗ thông hơi... giết chết hàng trăm người trong pháo đài.

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Cuộc gặp giữa Đại tướng Lê Đức Anh và ông Giang Trạch Dân

03/02/2015 03:03 GMT+7
- Cuối tháng 7/1991, Đại tướng Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên sang Trung Quốc bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Cuộc hội đàm chính thức diễn ra tại Trung Nam Hải vào buổi chiều ngày 31/7/1991.

Nhìn lại nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Quốc phòng của mình, Đại tướng Lê Đức Anh đã xúc tiến được mấy việc lớn: Thăm dò và tiếp xúc mở luồng để lập lại quan hệ bình thường Việt-Trung, chấm dứt xung đột biên giới và 15 năm căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước láng giềng vốn có truyền thống hữu nghị.
Điều chỉnh bố trí chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước theo Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong tình hình mới, tư duy mới của đất nước và quốc tế. Giảm quân số thường trực và từ đó giảm gánh nặng ngân sách quốc phòng, góp phần tháo gỡ khó khăn ban đầu để nền kinh tế -xã hội có thêm điều kiện thoát ra khỏi khủng hoảng nghiêm trọng. Củng cố thế bố trí bảo vệ quần đảo Trường Sa và giải quyết việc phi vũ khí hạt nhân ở bán đảo và quân cảng Cam Ranh và xúc tiến quan hệ để thu hồi Cam Ranh từ Liên bang Nga trước thời hạn của hiệp định.
Tuy nhiên hai việc sau (Trường Sa và Cam Ranh) còn kéo dài sang nhiệm kỳ Đại hội 7, tức là khi ông lên làm Chủ tịch nước thì mới xong hoàn toàn; nhưng ở nhiệm kỳ Bộ trưởng Quốc phòng đã làm được những phần rất cơ bản, sau đó chỉ là bước hoàn thiện mà thôi. Thực chất khi làm việc, các vấn đề liên kết, ràng buộc, đan xen, chứ không mạch lạc từng phần từng việc như tôi kể ở trên đâu. Tướng Anh thường tâm sự: “Đây là một bài toán cực kỳ khó, làm được mà trong nội bộ nhất trí cao là một thắng lợi, không nhất trí thì rất khó làm”.

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Chiến tranh biên giới phía bắc: Cần một sự sòng phẳng

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017  
Trong hồi ký của ông Lý Quang Diệu (cố Thủ tướng Singapore) có một đoạn ghi chép về việc gặp ông Phạm Văn Đồng, qua ngòi bút của Lý mới thấy Việt Nam sau 30/4/1975 ngông cuồng, ngạo mạn đến mức độ nào.
Mọi người có thể nhớ về ông Lê Duẩn như hoài niệm về một lãnh đạo Cộng sản Việt Nam không sợ Tàu, sẵn sàng đánh nhau với Tàu. Tôi thì không! Không hay gì việc không sợ đánh nhau cả.

Tôi muốn hỏi tại sao Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học"? Và rằng Việt Nam có cơ hội để tránh một cuộc chiến mang tính hủy diệt tại biên giới phía Bắc không?
Những chính sách đối ngoại (đặc biệt là cuộc chiến với Khơme), đối nội của ông Duẩn thời sau 30/4/1975 liệu có phải là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc chiến đẫm máu này? Và tại sao, Lịch sử lại cứ bắt cái dân tộc bi thương này gánh lấy những sứ mệnh nặng nề như vậy?

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Sự thật về bức ảnh “nữ tù binh Việt Nam” bị Trung Quốc lột trần, bắt tải đạn

ByNguyễn Thanh Tùng
- 19 Tháng Hai, 2017
Đến hẹn lại lên, cứ tới những ngày tháng 2 này là “lòng yêu nước (lèo)” của một số “nhân sĩ trí thức” lại trỗi dậy mãnh liệt, hệt như tiếng kêu réo thảm thiết của cái bao tử được chiều chuộng khi đến giờ ăn.
Năm nay, có vẻ như “phong trào yêu nước” của các vị ấy đã bị thoái trào, hoặc các vị ấy đã có chút cảm giác xấu hổ khi nhận ra mình đã trở thành một thứ rác chính trị nhàm chán trong mắt những người dân ở bờ hồ Hoàn Kiếm, nên không có hoạt động gì rầm rộ như mọi năm. Thay vào đó, họ quay lại với sở trường tung tin đồn nhảm, đơm điều đặt chuyện của mình hòng chứng tỏ “lòng yêu nước” của mình bằng “tội ác tưởng tượng” của kẻ thù trong quá khứ, như con đỉa ăn bám vào sự hận thù dân tộc của người Việt đối với người Trung Quốc. “Sản phẩm” năm nay của họ là bức ảnh một số người trần truồng, đang vác đạn được họ giải thích là “nữ tù binh Việt Nam” bị Trung Quốc lột quần áo, bắt đi tải đạn. Thông tin này nhanh chóng được chia sẻ trên các mạng xã hội và gây hiệu ứng tiêu cực cho rất nhiều người không rõ vấn đề.

Tìm kiếm Blog này