Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Những vay mượn từ người Tàu

Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa là một trong những tác động chính trong việc vay mượn về ngôn ngữ. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố khác như địa lý, lịch sử, chính trị và xã hội trong việc hình thành ngôn ngữ vay mượn. Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vốn là một “melting pot”, dễ dàng hòa nhập với các nền văn hóa khác từ tiếng Tàu, tiếng Pháp và cuối cùng là tiếng Anh.
Có thể lấy bài hát Gia tài của mẹ của Trịnh Công Sơn để giải thích sự vay mượn của ngôn ngữ Việt: “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày…” Như vậy, Việt Nam đã trải qua ba thời kỳ ảnh hưởng, lần lượt theo thứ tự thời gian là của Tàu, sau đó đến Pháp và cuối cùng là Mỹ trong những năm chiến tranh gần đây nhất.
Trước hết, xin được bàn về ảnh hưởng của Trung Hoa mà ta thường gọi nôm na là Tàu cùng những biến thể như Người Tàu, Ba Tàu, Các Chú, Khách Trú và Chệt hoặc Chệc. Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16/2/1870) giải thích:

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

"Hú hồn chú chuột, răng cũ về mày, răng mới về tao"



Nhổ răng, ôi thật là cơn ác mộng của tụi trẻ con! Thế là để "thi vị" hóa công cuộc nhổ răng, dân gian ta đã sáng tác ra những tục thú vị để "dụ" răng mọc thật là nhanh bằng cách ném răng hàm trên lên mái nhà, răng hàm dưới thì ném xuống gầm giường cho chuột tha, lại còn nghĩ hẳn những câu bùa chú cho trẻ con thành tâm niệm niệm.
Chuột tha răng đi thì răng mới mọc lại. Các bé háo hức lắm, vậy là quên đi cái đau, cái lỗ hổng buồn buồn trong miệng. Còn việc ném lên mái nhà hay gầm giường thì có người giải thích rằng răng trên răng dưới sẽ nhớ nhau, muốn gặp nhau nên sẽ mau mau mọc lại.
Thế mới biết, để dỗ trẻ con, người xưa cũng lắm mẹo thật hài và thật hóm nhỉ!


Nhớ cải trời cho.

Cải trời còn có tên là rau tàu bay, gọi thế vì bông nó khi già, gió thổi bay khắp nơi, bay đến đâu gặp mưa thì nó nẩy mầm tái sinh. Với lính chiến thiếu vitamin nghiêm trọng. Mỗi khi thèm chất rau, bộ đội ta đi tìm nó để nấu canh. Rau này mọc hoang, xem lẫn trong bãi cỏ nên dễ thấy. Có mưa nó lên xanh mơn mởn, ngắt hái về ăn. Rau có mùi thơm, vị ngọt hơi hăng và nhẩn nhẹ. Nấu ăn rất ngon mà không phải nêm thêm bột ngọt.
Có đứa bảo ăn nhiều sẽ bị thiếu máu, sốt rét nên lính ta hơi ngán, không dám ăn nhiều thường xuyên. Nay, tìm hiểu thì nó vô hại, lại hổ trợ trị được một số bênh. Có điều: nếu ăn nhiều có thể gây khó thở, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt... Người ta bảo khi nấu nên vớt váng tinh dầu nổi trên nước ăn đỡ hăng mùi xăng.
Hôm nào mình thấy, sẽ hái về ăn lại xem sao.

Trùng thế khó chơi!

Nhiều đơn vị quân VN quần nhau bể mình bể mẩy với Kh'mer Đỏ. Có những khi khó khăn gian khổ, thương tật không thua gì thời chống Mỹ. Bõi vì phương châm tác chiến của chúng là:
“Địch tiến, ta lùi; địch dừng, ta quấy; địch mệt, ta đánh; địch rút, ta truy”

"Chuông nguyện hồn ai"

Đám kền kền, mới gặp thấy đã kinh! Chúng thường sống ở những bãi cát ven sông Mê Kông. Đầu nó lơ phơ lông, cổ dài ngoằn trụi lủi, khoác cái áo tơi lá, toàn thân một màu mốc khính. Đi dứng rù rụ như trù ẻo người chết. Dưới lớp lông của nó đầy ký sinh trùng đu bám. Chiến hữu Nguyễn Tam Mỹ nhớ lại kể: có lần bỏ vào nồi trụng lông để làm thịt thì từ trong họng nó ọc ra lúc nhúc những dòi. Hãi quá, vứt luôn. Còn cái nồi, rửa kiểu gì cũng không hết mùi hôi thúi.
Dân CPC đói khổ mấy cũng không ăn thịt nó. Thế mà, lính thiếu thốn thèm chất tươi nên chơi đại! Trinh sát đơn vị tôi không biết, dùng súng M79 bắn chết 4 con. Đem làm thịt, chưa kịp ăn thì 5 chú đã mất mạng do lính đơn vị khác bắn nhầm, kéo theo 5 dân oan uổng...












Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Vì sao Việt Nam chỉ cần nửa tháng để thắng hơn 20 sư đoàn Khmer Đỏ?

(Kiến Thức) - Ưu thế vượt trội về trang bị vũ khí là một trong những yếu tố quyết định giúp Quân đội Nhân dân Việt Nam phản công "thần tốc" đánh bại hoàn toàn 20 sư đoàn quân chính quy Khmer Đỏ chỉ trong nửa tháng.

Sau một thời gian kìm chân, tiêu hao sinh lực địch quân Khmer Đỏ ở khu vực biên giới, ngày 23/12/1978, QĐND Việt Nam tung lực lượng lớn gồm nhiều sư đoàn tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận biên giới Tây Nam.
Chỉ trong vòng nửa tháng, quân ta đã giải phóng thủ đô Phnom Pênh và nhiều TP lớn khác ở Campuchia. Đồng thời, chúng ta cũng đánh tan hàng vạn quân Khmer Đỏ, giải thoát cho hàng triệu người Campuchia trước sự tàn bạo của Pol Pot.
Việc có thể đánh bại 20 sư đoàn chính quy của Khmer Đỏ chỉ trong một thời gian ngắn như vậy đã khiến thế giới đặt ra nhiều câu hỏi tại sao chúng ta - QĐND Việt Nam có thể làm nên chiến thắng "thần tốc, kỳ diệu" tới vậy.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

Cạo cắn linh tinh... 7



"Cái giá sau mùi thuốc súng!"

Các Cựu chiến binh thân yêu cùng Các bạn trẻ!

Đa phần các bạn trẻ ngày nay hiểu đại khái từng có hai cuộc chiến gần đây: Một Chiến tranh Biên giới Tây Nam, sau đó quân Việt Nam vượt biên giới tiến công sang nước Campuchia và Chiến tranh Biên giới Phía Bắc. Vì lẽ đơn giản nhà trường chỉ dạy qua loa cho có lệ, gọi là lịch sử! Tôi không có ý định để lèo lái chính trị, không phân tích sâu cuộc chiến. Mà đơn giản tìm một sự đồng cảm trong tình người, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc mình. Và nói về trách nhiệm của Chính phủ là người thay mặt dân đối xử với những người đã cống hiến, kế thừa truyền thống giữ nước của cha ông.

Thế hệ chúng tôi những người cầm súng trực tiếp chiến đấu trong hai cuộc chiến đó khắc cốt ghi tâm hai ngày cùng trong năm 1979: ngày 07 tháng 1 giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng và ngày 17 tháng 2 chống Trung Quốc xâm lược vào phía Bắc lãnh thổ nước ta. Thời gian thật không chỉ là cột mốc hai ngày này mà kéo dài mười mấy năm từ 1975 đến 1989. Viết đến đây thôi, tôi đã xúc động đến rươm rướm nước mắt, nhớ lại đồng đội của mình đã ngã xuống và những bạn bè cùng chung ngọt xẻ bùi với mình. Những đồng đội trở về, giờ đây họ sống chết ra sao?.

"Ăn chắc, mặc bền, đi... Suzuki là khỏi... thắc mắc"

Xem lại quảng cáo bán xe Suzuki những ngày đầu vào Miền Nam.

Quý ông kịch lãm hãy nhớ đứng sát hơn nữa


Đời người trải qua ba bửa tiệc lớn


"Tiếng Việt còn, nước ta còn"

Mắc cười cho mấy chú tự nhận là nhà khoa học trẻ.

Liên lạc với Gs Nguyễn Văn Tuấn, tức là những người có thật. Nhờ Giáo sư công bố "tâm thư" gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Còn Trẻ mà háo danh kèn cựa cái chức GS, PGS.
Gọi Phó Thủ tướng bằng Kính thưa thầy, xưng Em, ký tên thì Nhóm nhà khoa học trẻ cầu tiến. Lôm côm, oải chè đậu!
Hy vọng tương lại đất nước gì ngữ ấy?

Môn chém đồng đội


Ngừ ta mơ nhà 2 mặt tiền còn quơ tui Và Vang có 2 mặt ruộng.

Bữa giỗ cha, H rủ ba bạn học đến dự cho biết nhà, mình nói đùa "mấy ông đi cho biết Và Vang nay không còn Cộng sản nữa". Giới thiệu với bạn là ông anh đang thủ gôn từ đường.
Ở cái xóm nhỏ hơn chục nóc nhà, xung quanh toàn là đồng ruộng. Cách xóm 300 mét là hòn núi nhỏ, người ta trồng hoa màu và cây bạc hà...
Tại quê mình mấy chục năm nay, chính quyền kiểm soát đất nông nghiệp rất tốt, không để dân lấn đất ruộng làm nhà. Con người ngày càng sinh sôi, chủ nhà chia đất vườn còn lại cho con cháu có gia đình ra riêng ở. Cho nên hầu như nhà nào cũng chỉ còn lại khoảng sân, cái chuồng bò và miếng đất vườn bé tẹo...

Đo mực nước nấu cơm


Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Hăm ba ngày đi lạc rừng

Ông cố vấn xã muốn thăm chốn cũ nhưng sợ "ân oán giang hồ"!

Ngày xưa, cán bộ và dân xã gọi mình là Tà Hùng (Tà tiếng Kh'mer là ông). Mình rời Campuchia lâu rồi, rất muốn có dịp quay lại thăm nơi đây vì có nhiều kỷ niệm với cảnh vật và con người. Nhưng ê hèm. hơi ngán! Nên tìm hiểu xem người ta có còn nhớ bộ đội Việt Nam, có thù oán gì không? Mình hỏi thăm đồng đội đã đi phượt mấy lần về lại chiến trường K. Đồng đội nói: nhìn chung ngày nay dân và cán bộ CPC ở vùng quê thân thiện với cựu chiến binh VN. Họ chỉ quan tâm làm ăn, chính trị gạt qua một bên. Nếu CCB quên đường đi và nơi đóng quân khi xưa, họ hướng dẫn giúp đỡ tận tinh. Mình hỏi thêm: về vùng sâu vùng xa thì sao? Đồng đội bảo: cần thì báo và nhờ công an nơi ấy hổ trợ cho chắc ăn. vậy thôi.
Nghe thế nhưng mình chưa thật yên tâm đi. Không phải quá nhát mà sợ có cơ sở. Số là ngày xưa tại cái xã mình đảm nhiệm xảy ra vài vụ đụng chạm cá nhân.
- Có lần, mình tìm đến nhà, hỏi ông già tướng người rắn rỏi, ra mặt không thân thiện với bộ đôi. Thằng con ổng dông ra rừng mất vì nó là tên đầu sỏ của địch ở trong dân. Nay còn sống ắt nó đã về lại xóm làng.
- Có lần, thằng dân quân láo toét, doạ bắn Tà Hùng cố vấn, vì mình răn đe không cho tụ tập đánh bài ăn đạn (thời ấy chưa phát hành tiền). Mình trị cho một trận xanh mặt, nó sợ quá chạy ra rừng, bỏ lại vợ con. Nay nếu còn sống, chắc nó cũng đã về.
- Có lần. lính Pol Pot gài mìn trên đường đi, làm chết một trung đội trưởng dân quân xã, làm cụt giò một đội trưởng công tác bạn. Cả hai là người gần gũi, thân tín nhất. Mình tin là có tay trong thù ghét nên mật báo cho địch biết sẽ đi. Dân ắt biết vì địch thông báo ngầm để không đi lại trên đường xe bò ngày ấy.
......
Đến thành phố rồi, tìm thăm người từng thầm yêu trộm nhớ. Biết đâu nghe câu nói chạnh lòng: anh là ai mà tôi không nhớ.
Biết đâu, từ cái ngả ba sông Mê Kông này, thẩn thờ ngồi ngó về nơi xa xăm ấy.

Bóng ma vô định tìm về đất mẹ.


Phiêu liêu ký của Cạo đi máy bai Liên Xô.

Năm 1988, lần đầu mình được cử đi công tác bằng mái bai. Cái nhớ nhất là chiếc Mi-8 của Liên Xô do phi công VN lái. Hồi nhỏ, từng thấy chiếc trực thăng HU-1 của Mỹ bay lượn như cào cào. Đám trẻ con đứa nào cũng thích lại gần ngó vào xem, thấy nội thất của nó gọn gàng hiện đại. Nay, ngồi lên trực thăng LX rồi mới biết, thấy thảm làm sao! Nhìn xuôi nhìn ngược, nó đơn giản và cũ kỹ, trống huê trống hoác. Có 4 hay 6 cái bình accu gì đó đấu nối nhau, bự chà bá... oãi !
Bay từ TX Stung Treng (ngả ba sông Mê Kông) đến TX Mondolkiri (giáp Đắk Lắk). Từ tỉnh lỵ nọ đến tỉnh lỵ kia, kế bên. Thế mà phi công tìm không ra vị trí đáp, không dám hạ thấp độ cao để quan sát sợ phòng không Pol Pot bén. Trình dỏm thiệt, chưa xứng đáng là "giặc lái". Vì tuy là ở chiến trường K nhưng vùng bay khá an toàn, chứ đâu như vùng chiến sự ở gần biên giới Thái. Không rõ do hiệp đồng báo hiệu vị trí chưa rõ hay mấy ảnh nhát. Nhìn xuống toàn màu xanh của rừng, làm mình hơi lo mấy ông nội bay trật mục tiêu. Mấy ảnh lượn vài vòng rồi đành phải dông về lại nơi xuất phát.
Thật oái ăm. Từ Quy Nhơn bay đi Stung Treng bằng máy bay vận tải hạng nhẹ AN-26, từ Stung Treng bay đi Mondolkiri bằng trực thăng. Rồi quay vòng, tiếp tục đi xe từ Stung Treng về lại VN, lên Đắk Lắk vòng sang Mondolkiri CPC... Ê ẩm. kiểu gì cũng ngán!....
Đi mái bai mà bụng lo thon thót. Em là lính bô binh, thôi cho em đi bộ cho chắc ăn!

Nhớ chiện ban C và lớp C

Nhớ chiện ban C
Lớp tụi mình là 10-11C, già rồi ngẫm lại thấy vui. Tiếng là ban văn chương nhưng cày mòn đít tụng kinh là môn Anh văn. Cho nên H nhớ nhất ông thầy đuổi học mình là tiến sĩ Trần Thinh. Ông thứ hai mình nhớ là thầy ngông bất cần đời Long Ngoạn dạy Hán văn, có râu độc ở mục ruồi dưới cằm. Nên hậu quả là ông Ngọc Châu đi đâu cũng nghỉnh mặt lên trời. Ông Trọng Tuyến thì thành cụ non triết da. Thằng Hùng thì hay lý sự cùn. Di chứng mãi đến ngày nay là cụ quái nhơn Lưu Hải.
Sinh hoạt lớp đã hoạt động mạnh ngay từ những ngày đầu. Ban C không sinh ra nhà văn hay thi sĩ mà đẻ ra nhạc sỉ, ca lẻ. hehe. Giỏi môn cắm trại và nấu chè. Xây cái tháp Eiffel theo thiết kế của thầy KTS Xuân Huy, KS là ông Trọng Bình mị dân. Chi mà nó thô thiển thẳng tuột, uổng công tụi tui đi xin tre tận mãi Hoà Vinh. Tan cắm trại là mấy tên to đầu dỡ tre bán nhậu mất. Nói tới nấu chè bán thì nhớ bà chị Tuyết Mai đảm đang (bà này cũng có công làm chim xanh cho H). Nhạc sỉ có Thất Túc, Chấn Khánh. Ca lẻ có Kim Khuê để đời với bài Ngày xưa Hoàng Thị. Ngoài ra còn nhớ Nhạn, Thảo...
Bạn cùng lớp, tuy tuổi sàng sàng nhau nhưng trong đầu mình luôn coi như anh như chị vì mấy ảnh chĩ to xác hơn, chững chạc sành đời biết yêu sớm hơn. Trong khi đó H và mấy thằng nữa tính còn lóc chóc ham chơi, thấy gái là sợ, thế mới tiếc. Nhớ Quốc Hưng gạo bài số 1 có cô em thánh nữ, nhìn đã đứng tim mà chả anh nào dám rấp tâm bắn sẻ.
Lớp tàn những anh tài, 75 không phỏng dái thì chỗ đâu chứa hết. haha
Các bạn nhớ gì, bổ sung thêm cho vui nhé!
____________

Về lớp C đệ nhị cấp Nguyễn Huệ

Thế nào là selfie nghệ thuật.

Chỉnh sửa ảnh là xoàng, không hề kéo mà điếu thuốc dài ra tất rưỡi. Lồng ý nghĩa nhân văng bảo vệ môi trường mới ghê! hehe.

Thắc mắc ở một sân bay cũ - Cheo Reo.

Chúng tôi đến, nghe nói ngày xưa là sân bay của VNCH, nơi xuất phát cuộc di tản đường số 7 máu lửa kinh hoàng từ Pleiku xuống Tuy Hoà. Thấy dấu tích cũ vẫn còn bãi đất trống có hai đường băng đổ bê tông. Lạ là nó không song song như thường thấy mà người ta thiết kế phi đạo, một đầu hẹp còn đâu kia hơi choải ra.
Bàn tán nhau ở chỗ những gờ nổi lên chắn ngang đường băng, không biết để làm gì? Một ông bảo: nó dùng để giảm tốc cho máy bay khi đáp xuống, chạy không lố phi đạo, nghe có lý. Một ông nữa thì bảo: nó để chống đua xe máy, nghe cũng có lý vì gần đó là thị xã Ayun Pa, thanh niên buồn tình ra đây cáp độ.
Còn theo bạn, xem ảnh thì nó là gì?

"Nam quốc sơn hà, nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

Viêt Nam ta nó thế. gì thì gì, cũng phải đúng quy trình cái đã!


"Vậy là vợ nuôi tốt chứ hồi xưa tui đen thui hà!".

Vừa rồi xem nhà văn Nguyễn Tam Mỹ kể trong "Chiến trường K. ngày ấy" về lính cạo như thế này:

"...Trần Văn Hùng - chuyên gia phụ trách địa bàn xã. Lính Tiểu đoàn bộ 12 thường gọi anh là Hùng “Phú Khánh” bởi quê anh ở Phú Khánh. Anh nhỏ con, da ngăm đen, cổ lúc nào cũng quàng chiếc khăn kàma. Hồi mới về công tác ở Tiểu đoàn bộ 12, lần đầu gặp anh, tôi cứ ngỡ anh là người Kh’mer, ai hay mình bé cái nhầm!..."
Cho nên dạo ấy, lính ta có lần nảy ra ý định điên khùng là trà trộn với dân Kh'mer để vào hang ổ địch...

Trong bài:
ĐÊM ROMVÔNG “VIỆT NAM - CAMPUCHIA XAMAKHI”
Link ở đây:
https://www.facebook.com/lao.thongtue/posts/2479385535661783

Liên tưởng chuyện múa hát ở CPC

Hồi mới sang K, đám lính mình chê gái Kh'mer đen, hôi. Riết rồi cũng quen mùi nhất là cặp mắt hớp hồn. Mỗi lần nghe tiếng trống scô là tim đập theo, háo hức chi lạ! Ở chỗ xã anh thời đầu, gái đi chân đất trên bãi đất hoang, múa mà như đi cày, khói của đuốt dầu rái bay vào mặt lem luốt. Thấy người ta múa dễ mà mình vào múa theo thì lóng nga lóng ngóng. Ai hoà nhập với đời sống tinh thần của họ, biết uống rượu, biết tiếng chút ít tiếng và thường tham gia dần dần sẽ nhuyễn và rất vui...

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Cạo cắn linh tinh... 6



Anh hùng nổ Lê Mã Lương!

Ngồi lại với nhau bàn thảo để tìm ra đối sách bảo vệ Bãi Tư Chính mà mời ông thần chém gió này thì sao gọi là "Toạ đàm khoa học". Có lẽ lão í được bơm thổi nên ngộ nhận về mình, rồi ăn nói văng mạng.
Dám nói và nói đúng là hai việc khác nhau. Lẽ ra toạ đàm nên dành cho những cái đầu lạnh có lập luận chặc chẽ "biết địch biết ta" thì thằng Tàu mới sợ, còn không nó cười khẩy!
Xem clip, nhìn tướng chả gãi đầu, quơ tay, khoe biết nhiều chứng tỏ thiếu tự tin và bế tắc trước chủ đề của toa đàm.
Thợ cạo xem một đoạn đã phát chán, coi nữa cũng chả bổ ích gì ba cái màn tự sướng.

122 ly, dân thành thị miền Nam sợ vãi cả đái

trước cải tiến của mấy ông thần VC!

Không ít thanh niên có học của VN đang đánh đu với Đa cấp.

Nhìn vào đâu mà thấy nam thanh nữ tú quần là áo lượt, váy vest trang trọng như những doanh nhân thành đạt. Đang chùm nhum nói năng lịch sự lễ phép, miệng trơn như chạch nhanh như tép thì biết họ đang thả mồi bắt cá. Viễn cảnh đổi đời tới liền sát đít, chất lượng sống ăn ỉa đi lại phải từ ba sao trở lên. Tài năng thế hệ trẻ, tương lai Việt ở đấy chứ đâu!.
------------

Đa cấp đang tràn vào trường đại học cao đẳng như nấm độc.
Chỗ thân tình, mình nói với sắp nhỏ con cháu, tao thấy bọn mày lúc nào cũng rúc đầu vào Smartphone, thế có nâng cấp cái đầu không, Google để đâu? Ngu vừa thôi chứ, kiếm tiền phụ học ok thôi nhưng làm cái gì cũng phải tìm hiểu trước khi tham gia chứ. Già như tao mà nói cho tao biết: tên công ty, bán sản phẩm gì? 15 phút sau, tao sẽ cho biết chúng đang làm cái giống gì. Tao sẽ báo cho nhà trường và luôn cả công an, học không chịu học mà đi lừa lần nhau, đứa khóa trước dụ đứa khoá sau để gỡ vốn cái ngu, là sao?.
Hù thôi, chứ nhà trường, côn an thừa biết mà làm lơ hay nhiều quá dẹp không xuể?


Vật chất còn có bấy nhiêu, hồn ở đâu bây giờ!

Gạch thiệt chứ không phải phiên bản như ở bảo tàng thời đại. Hai viên gạch này thuộc khu văn phòng trường và cũng là khu nhà duy nhất còn tồn tại đến giờ phút cuối. Của một ngôi trường nhỏ ở tỉnh lỵ Kontum heo hút ngày xưa. Trường trung học Hoàng Đạo, sau 1975 đổi thành Phổ thông cơ sở Lý Tự Trọng, đã vậy nay người ta đập bỏ để làm Khu thương mại.
Thầy cô và học sinh cũ đều thương tiếc ngậm ngùi. Một bạn ở mãi Sài Gòn nảy sinh sáng kiến nhờ bạn cùng lớp ở Kon Tum lượm cho, rồi cất kỹ coi như kỷ vật. Ngẫm lại đi: học sinh vừa hồng vừa chuyên của nền giáo dục XNCN có nhớ và trân trọng nơi mình đã từng học như vậy không?...


Lúc nhỏ tôi đã ăn bom Mỹ, chứng kiến sự phi lý vô nhân của họ.

Nhà gọi tôi là thằng cu em.
Nhớ hồi nhỏ, lúc ấy chừng 6-7 tuổi. Quê tôi là thôn Ngọc Lãnh của xã Hoà Quang (sau này phong anh hùng) là nơi tranh chấp quyết liệt giữa hai bên, ngày Quốc gia đêm Việt cộng. Cha và anh vẫn ở đó, má dắt tôi đi thăm nhà người chị ở Kontum, về rồi thì sợ bom đạn và VC. Thành ra gia đình giống như chia đôi hai phe. Chiều chiều, má lên đường cái quan ngó về chốn cũ, nhớ thằng cu anh thiếu điều đứt ruột!
Nấn ná chờ đoàn tụ nên hai mẹ con phải ở lại thôn Nho Lâm, tá túc nhà bà Dì.
Đêm hôm trước đó, Cách mạng (dân quê không dám gọi là Việt cộng) đánh úp đồn Núi Sầm do đại đôi lính Quốc gia đóng giữ. Mờ sáng hôm sau, Cách mạng xâm nhập vào xóm, lính chắc biết còn dân và chính quyền không hề biết.
Má tôi đang tổ chức đổ bánh xèo thì hàng xóm dáo dác xầm xì. Chột dạ nên bảo: Cu em. con chạy ra chỗ hội đồng xã, coi ông cảnh sát còn đó không? (ý là còn đó thì chưa sao).
Thằng tôi nôn ăn bánh xèo, chạy vội đi nắm tình hình, về báo lại: Còn thấy ổng má à!
Thế là Má yên tâm, nói: Đúc bánh xong, ăn rồi mẹ con mình chạy, bỏ uổng lắm.
Mẹ con đang chùm nhum thì chỉ một lát, nghe tiếng máy bay phản lực gầm thét. Rồi bom nổ, đất trời rung chuyển, hãi hùng tột độ. Sợ bom thả xuống nhà, Má vơ vội cái túi xách và giỏ đồ, dắt con chạy ra. Ra khỏi nhà, thì bom nổ gần hơn, tai như ù đặc. Hai mẹ con rúc đại vào bụi tre. Má liên tục lâm râm khấn vái "Nam mô á Di đà Phật, cứu khổ cứu nạn Quan thế âm Bồ tát..."... Hỡ vừa dứt tiếng bom thì bật dậy, Má dắt mình chạy một đoạn. Vấp lên vấp xuống... Hết đường mòn truông tre thì ra đến mép cánh đồng. Băng đồng ruộng khô chạy tiếp. xa dần cái xóm. Cho đến khi cảm thấy khoảng cách khá an toàn mới dừng lại. Hú hồn hú vía! má con thở hồng hộc. Nằm giữa đồng ruộng cùng dân làng, ngó lên trời. Thấy máy bay bà già (L19) lượn lờ chỉ điểm mục tiêu bằng trái khói. Máy bay phản lực thì quần đảo, từ xa nhào xuống cắt bom, rồi vút lên. Thấy rõ mồn một, mỗi lần thả 2 trái bom to như cái thùng phi. Dưới con mắt trẻ thơ, hồi hợp và hấp dẫn, có điều tiếng phản lực gầm rít xé gió, gào rú nghe rất kinh khủng.
Giờ ngẫm lại tại sao ném bom như vậy.

Muốn làm quan dưới chế độ XNCN đâu dễ,

Người ta sàng lọc để chọn tinh hoa lãnh đạo, dữ lắm!
Cụ thể vụ MobiFone-AVG: Trương Minh Tuấn khai nói: Đặt bút ký vì được Nguyễn Bắc Son hứa sẽ cho làm bộ trưởng bộ 4T. Lời khai có cơ sở vì NBS nhận lại quả 3 triệu đô, còn TMT chỉ có 200 ngàn đô
Nói vậy chứ đâu đơn giản. TC đoán là lấy tiền đó phải bù vào nhiều để được cái ghế theo đúng quy trinh, bộn đó! Bộ trưởng cũ tiến cử rồi còn phải qua ba cửa ải: Thủ tướng đề nghị. Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Mấy đời bộ trưởng 4T, trước khi lên và trong thời gian trị vì, tay nào cũng tích cực hăng hái thổi còi báo chí và phòng, chống diễn biến hoà bình. TMT cũng đã dọn đường lấy uy bằng bằng cuốn sách gối đầu giường dưới. Trong đó có giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nhưng người tính không bằng trời tính.
....

Cúng cụ Sinh tử lệnh

Cảm ơn ông trẻ lúc sinh thời không đốt nhà lão trần truồng không chín!

Loại mặt thớt, đít khỉ.


Thôi cái trò mị dân đi!

Người LĐ ở VN mà tăng ngày nghỉ, giảm giờ làm thì đi móc bọc à? Công nhân không tăng ca lấy gì nuôi gia đình, trả tiền nhà trọ và các chi phí khác. Đã là CN thì chấp nhận mỗi ngày làm chí ít 10 tiếng/ngày mới đủ sống. Thanh niên bỏ ruộng vườn đi xa nhà lên tỉnh thành khác để làm mà muốn kiếm việc khoẻ, làm ít giờ thôi thì thà ở nhà ăn mắm mút giòi còn hơn. Ngày nghỉ lễ, công chức đi chơi có lương, còn người lao động tự do lấy gì bù vào thu nhập, ai cho?
Quốc hội tám với nhau rồi phán nhưng nhà nước đâu bỏ tiền ra, đè doanh nghiệp, DN bóp lại CN bằng cách khác. Bảo hiểm xã hội cũng vậy. Người ta mị được vì dân muốn nghe những lời đường mật mát ruột, cho nên bị đè đầu cỡi cổ dài dài là vậy. Cái cơ bản hãy để quan hệ Cung - Cầu tự điều chỉnh. Công ty nào có lương cao, phúc lợi xã hội tốt cho người lao động thì họ tự khắc tìm đến làm, chả cần ai bày vẽ.

Ngẫm về lương và chính sách

Nguyễn Thông
Người Pháp sau khi rút khỏi miền Bắc vẫn nhớ việc trả lương hưu và bảo hiểm xã hội cho những công chức, binh lính đã phục vụ chính quyền của họ, mặc dù không ít người hai mang, hoạt động cách mạng chống họ. Nghĩa là đâu ra đấy, không nhập nhèm lôi thôi.
Lương hưu là tiền của chính người lao động mà nhà nước (dù là chính quyền thực dân Pháp) đã giữ hộ, tới khi cần phải trả thì trả sòng phẳng, dù người ấy đang là kẻ thù của mình.
Nói như thế để thấy rằng lương hưu không phải là thứ mà các đại biểu quốc hội cũng như đảng, nhà nước có thể cư xử, quyết định tùy tiện, muốn làm gì thì làm, muốn cắt thì cắt. Có thể lôi ai đó ra bắn nếu không thích, nhưng lương hưu vẫn phải trả cho họ nếu họ có lương hưu.
Nói như lão Maddox, cắt là cắt thế đéo nào.
______________
TC có nghe người nhà kể, ông người Hoa gửi tiền vào ngân hàng của Hong Kong, sau 1975 NH vẫn gửi giấy báo lãi hàng tháng cho chủ. Trong khi đó người Việt gửi tiền vào ngân hàng là mất trắng. Ông Dượng vợ trước làm cho cây xăng Esso, sau 1975 hãng trả lương hưu và bảo lãnh cả gia đình đi nước ngoài. Hay như chính phủ Mỹ bảo lãnh cả triệu người Việt sang định cư, rõ là họ không "vắt chanh bỏ vỏ".

12.1977 nếu Pol Pot tỉnh đòn thì chế độ Khmer Đỏ vẫn tồn tại.

Lúc ấy, chúng hối còn kịp. Vì Việt Nam đang gặp khó khăn kinh tế, muốn yên phía Tây để tập trung đối phó với Trung Quốc ở phía Bắc. Dù KMĐ có diệt chủng đi nữa nhưng được TQ nước thường trực HĐBA.LHQ đỡ đầu. Thì cao tay là bị các nước Phương Tây bao vây cấm vận như Bắc Triều Tiên mà thôi. Các nước ASEAN còn lại vẫn muốn KMĐ tồn tại để kiềm chế VN. Chết ai !
Trước đó, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã công khai đi thị sát tuyến biên giới Tây Nam. Đó cũng là cách cho chúng thấy quân VN sẽ thay đổi chiến lược nếu biên giới vẫn dằn co.
Sau đó VN đã mở một đợt tấn công sang Campuchia, với một sư đoàn tăng cường, có xe tăng thiết giáp yểm trợ. Đánh mạnh, thọc sâu vào nội địa CPC 30 km, rồi nhanh chóng rút về. Đã đạt được mấy mục tiêu:
- Thử sức đề kháng của địch
- Thu tài liệu, nắm ý đồ đối phương
- Dằn mặt chế độ Pol Pot, liệu cái thần hồn!
VN đánh giá chúng chỉ cứng ở vỏ ngoài, không phòng thủ bài bản theo tuyến 1-2-3, không có sư đoàn cơ động chiến lược để tăng cường. Nhưng bộ sậu của Pol Pot vẫn chủ quan, chưa tỉnh ngộ. Thay vì hạ nhiệt tuyến biên giới rồi đàm phán thì chúng làm ngược lại, thúc đẩy hoat động mạnh thêm.
Thế là VN hạ quyết tâm chiến lược. Chỉ đúng một năm sau, tháng 12.1978 quân VN mở đợt tổng phản công toàn tuyến biên giới và tiến sang lãnh thổ CPC. Đập tan chế độ diệt chủng Pol Pot. Chúng và quan thầy TQ đã dự liệu mà không cách nào đỡ được hoặc chí ít là tạm cầm chân quân VN để kéo dài thời gian chờ TQ...

Đi một mình ở chiến trường K

Xem bài dưới, chắc nhiều đồng đội giật mình chột dạ muộn màng như tôi. Sao hồi ấy đi lẻ loi một mình mà không hề lường trước tình huống. Cứ lùi lũi cắm đầu mà đi. Giả như địch phục kích thì cái chết coi như cầm chắc hoặc địch bắt sống để khai thác tin tức đơn vị, xong rồi giết. Nhiều lý do để đi công tác... từ đơn vị này đến đơn vị khác, từ đơn vị đến cơ quan cấp trên hoặc ngược lại. Có khi đi đôi, ba người. Chỉ huy từ cấp đại đội trở lên mới cắt cử lính đi cùng. Nếu đường thông suốt thì ai có việc, người đó tự đi một mình.
Thường là đi theo đường mòn xuyên rừng qua phum bản, một chặng đường dài 10-20 km là bình thường. Mang theo một nắm cơm vắt, ít muối bột canh hay đồ mặn, một bình đông nước. Một khẩu AK, 1-2 băng đạn, 1-2 trái lựu đạn. Có vũ khí nhưng khả năng để bảo vệ bản thân mình rất thấp, địch núp đâu đó thì nó thấy ta từ xa, đón ta đến để úp sọt chứ ta nào thấy chúng...
_____________
Hồi ức chiến binh F307
MỘT MÌNH QUA PHUM CAMTIN
trích ( mùa chinh chiến ấy )

VN nghèo mà mua 6 chiếc kilo bắp chuối để làm gì?

Sẵn sàng phục vụ cho con đường tơ lụa trên biển của Tập chủ xị.


Ai chứ Mỹ, lão chả mê oánh nhau tí nào!

Năm kia năm kìa, mấy lần Mỹ phóng cả trăm tên lửa Tomahawk ác chủ bài vào Syria. Mỹ tuyên bố rùm beng nhưng qua hình ảnh cho thấy hiệu quả thấp, nhiều quả chả biết nó bay rớt chỗ nào.
Lần này, ra quân tấn công vào tư gia để diệt trùm IS mà lính vũ khí tận răng sợ chết đẩy chó chạy trước thế mạng. Biết chỗ rồi thì đặc nhiệm nước nào xơi tái chả được, có gì mà khen. Làm gọn thì lão Trump nổ, đưa hình ảnh nhá xèng, thua thì chắc bảo tui bận đánh gofl không biết. Bộ sậu lãnh đạo ngồi xem online giải trí mà làm bộ cương cứng, Trump phong thái thua Obama. Chả thấy hoa hoè, dây nhợ thì lằn nhằng. Sang VN mà học đi !
Địa hình rất dễ tấn công, sau đó Mỹ bắn tên lửa san phẳng nhà thành bình địa. Có lẽ để che dấu lỗi gì đó như giết đàn bà, trẻ con chẳng hạn.

Việt Nam có án tử hình treo.

Vì sao hoãn thi hành án tử hình? - Chính phủ đưa ra đủ thứ lý do nhưng cái chính là người ta sợ trách nhiệm với quyết định của mình. Người này ngâm cho hết nhiệm kỳ đẩy tiếp cho người khác. Cứ thế. Vụ Hồ Duy Hải là một ví dụ, không thả cũng không tử nên cứ treo dài dài. Dù Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ và giải quyết dứt điểm.

Hoan hô đại biểu Lưu Bình Nhưỡng

Có lần bà Ngân, chủ tịch Quốc hội nói: Đại biểu LBN đã châm ngòi cho quá nhiều tranh luận tại hội trường. Sao nhiều, quốc hội cần những đại biểu như vậy để người khác đỡ ngủ gục. Nói có đúng có sai là thường tình bỡi bên chính phủ không cung cấp đủ thông tin cho đại biểu quốc hội nắm. Khác với nhưng người nói cho có, vô thưởng vô phạt.
Quốc hội là nơi cần tranh luận sôi động, thậm chí chỏi nhau để làm rõ vấn đề trước khi bấm nút thông qua. Chứ ừ và gật thì dân chán lắm, chả thèm đọc báo, xem TV. Quyết sách đúng dân nhờ, quyết sách sai dân lãnh đủ, uổng cơm dân nuôi. Đại biểu trước sau gì chả hưu, sẽ gặp dân, vui vẻ ngẩng cao đầu hay cuối gầm mặt mà đi là do mình có làm được gì ở diễn đàn QH.
Ở bài dưới, ông LBN đốp chát rất văn minh với tay VKS tối cao tại Đà Nẵng.

Chủ phải ra ông chủ, đừng có giành giật gái người ta!

Tui đã đánh dấu lãnh thổ rồi đó, trong nhà là của ông, ngoài đường là của tui.


Món lưỡi bò xào với ruột già. ngon!


Hoà thượng vô địch nổ!

Hoà thượng Thích Huyền Diệu dạy:
Tu phải thành thật
Tu không lật đật
Tu đừng có trật
Tu phải có trí tuệ
Tu từ đau khổ đến hạnh phúc. Chứ không phải có ba bốn cái nhà tu riết thành không có cái nhà để ở. Tu từ nghèo thành giàu, mới gọi là tu. Tu làm sao phải có kết quả ngay trong đời này.
__________
Thầy đã chứng minh mình làm được. Từ một người nghèo khổ xứ Bến Tre, Thầy là người Việt Nam đầu tiên gom tiền bá tánh xây chùa Việt Nam Phật Quốc tự tại Bồ Đề Đạo Tràng ở đất Phật. Không những thế, thầy còn là Chủ tịch Hội Đồng Phật Giáo Thế giới tại Ấn Độ và Nepal. Người có công hoá giải nội chiến tại Nepal nên Thầy đã từng được đề nghị vào danh sách nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình nhưng đã từ chối.
Thầy cũng là người đầu tiên xây Chùa tại Lâm Tì Ni (Nơi Đức Phật đản sinh) và gây dựng phong trào cho 28 quốc gia xây chùa tại đây. Haha!
Nghe nói thầy còn về nước mở rộng làm ăn liên doanh chùa ở xứ Bắc Thầy giao khoán hai cái chùa cho đệ tử, còn mình thì chạy show.
Ai muốn đổi đời hãy khăn gói sang Ấn Độ để được thầy truyền mật pháp trong kinh doanh.
Thầy rất nổi tiếng trong giới thầy chùa chạy show.

Đi ta đi tung cánh đại bàng

Vang khúc nhạc hùng giải phóng miền Nam
Phỏng dái... miền Nam...
Hố hố!

Tâm sự. tâm sự!

Bố đoảng diên Dao Nhat Tao nói: mày ngu lắm Cạo à! mày ráng ở thì giờ đã 40 năm tuổi đoảng rầu, giá bét cũng được 2 triệu 9 hiện vật chứ bộ.
Thợ cạo Trần Hùng: tao mấy lon đã đù mới khiêm tốn lắng nghe , chứ mày cửa nào mà dạy dỗ đại úi quân đậu nhăn răng hả.


"Mìn" nỗi kinh hoàng

trích (mùa chinh chiến ấy )
mìn KP2, K65, K58 , mìn muỗi, mìn cóc, mìn lá, mìn tăng,… tất cả các loại mìn đều ghi dòng chữ “made in China”. KP2 thì nảy ngang mới nổ. Khi nổ, nó phá tan ổ bụng hoặc làm cụt đôi chân của người lính. Và không chỉ tiêu diệt một người mà còn làm 5-7 người khác bị thương, bởi sức công phá của nó khá mạnh. Trong những trái mìn này, bọn địch còn gài thêm chất độc hóa học cực mạnh. Vì vậy, dù vết thương đã được vệ sinh, băng bó, nhưng chất độc ngấm vào cơ thể, lính tráng vẫn tử vong. Còn các loại mìn khác thì nhiều vô kể. Có hôm, trên con đường từ C7 lên Cam Tuất dài chừng 14km, chúng tôi tháo được gần 200 trái mìn cóc. Đó là loại mìn chỉ nhỉnh hơn bao diêm một chút. Nhưng nếu đạp phải, bàn chân bay như chơi. Tôi cũng chưa thấy ở đâu bọn địch cài mìn tăng để giết hại lính bộ binh như bọn Pol Pot ở Anlong Veng. Dạo đó, bọn nó hay dải truyền đơn dọc con đường gùi gạo và đạn dược của chúng tôi. Trên truyền đơn, bọn địch viết sai chính tả tùm lum, chữ thì nguệch ngoạc. Chắc do quan thầy Trung Quốc viết hộ. Đại khái chúng kêu gọi anh em bộ đội đào ngũ, về với gia đình, chống lại “tập đoàn Le Dôn (Lê Duẩn)” v.v…

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Quân ta đánh quân mình - một vụ có một không hai.

(Đến nay đã hơn 40 năm, tôi không quên tên họ một người xa lạ, dù chỉ gặp một lần. Tôi lên án nhưng không cảm thấy thù ghét Dũng, rất tiếc cho một chỉ huy máu chiến…).

Cuối năm 1980, Đội công tác của chúng tôi đang làm nhiệm vụ giúp bạn ở xã Siem Bouk, tỉnh Stung Treng. Một địa bàn rộng lớn toàn là rừng khộp, một mặt ven sông Mekong, phía Tây giáp tỉnh Kompong Thom, phía Nam giáp tỉnh Krotié. Xã nằm trên hành lang di chuyển của sư đoàn 801 Pol Pot. Đội đã vài lần chạm địch lẻ tẻ trong nhiều tình huống, ngẫu nhiên có, chủ định có nhưng đều cà dựt cà chọt. Diệt chỉ được 1 tên, bắn bị thương vài tên. Tìm lùng sục chúng liên tục nhưng chẳng ăn thua, tôi rất cú !...


Đội đóng quân ở nhà sàn bỏ hoang tại phum (bản, làng) cùng tên Siem Bouk. Một buổi sáng nọ, chúng tôi vừa ăn xong thì chợt nghe tiếng nổ từ hướng phum bỏ hoang Ô loong cách chỗ chúng tôi khoảng 4 km (nơi này từng bị địch đánh phá, dân sợ chuyển ra đảo ở). "Bừm. Bum. Bum" - 1 tiếng nổ lớn, 2 tiếng nổ nhỏ hơn, tiếp theo là súng liên thanh. Rồi im bặt. Đứng trên nhà sàn, mọi người nhảy cẩng lên, vỗ tay hoan hô. Chúc mừng phe mình hốt đẹp phe địch. Vì trước đó mấy ngày, tôi được nghe Đoàn cấp trên thông báo có một phân đội trinh sát xuống, đang hoạt động ở địa bàn xã. Sáng nghe ùng oàng, nghĩ quân bạn mới xuống địa bàn mà làm ăn giỏi, trúng mánh to. Hốt gọn chúng! Trong khi mình quầng nó cả hai năm mà chẳng ra làm sao!.


Tôi phân công 2 chiến sĩ giữ nhà, anh em còn lại lấy vũ khí đi xuống gấp hướng nổ súng kia để hôi "đồ cổ" (từ lính gọi chiến lợi phẩm). Vì hồi đó, lũ bọn tôi không đói nhưng rách te xơ mướp, thiếu thốn đủ thứ. Hy vọng đến sớm kiếm lựu đạn đánh cá, đạn về đi săn thú, cải thiện đời sống. Mặt khác ké thu đồ dùng cá nhân linh tinh của địch về xài đỡ. Nhanh thôi, chậm chân là hết! Chúng tôi theo đường mòn xe bò ven sông, vừa đi vừa chạy. Mới một phần ba đường thì bỗng thấy thấp thoáng 2 người từ hướng phum cũ tất tả chạy ngược lên. Ngỡ ngàng không biết chuyện gì đã xảy ra. Giáp mặt, mới biết đó là dân quân. Vẻ mặt xám đen, thất thần hoảng hốt. Họ thở đốc, nói: chết hết rồi, chết hết rồi!. Tôi quát: ai chết, ai chết. ai bắn?. Họ đáp: Pol Pot bắn bộ đội Việt Nam và dân làng chết sạch, còn 2 đứa tui sống sót chạy về đây. Tôi bàng hoàng, nghĩ bụng: thôi rồi, tiêu! Hỏi tiếp: vị trí chỗ nào? Dân quân trả lời mà tôi không hình dung được, chỉ hiểu ang áng khu vực xảy ra.

Tưởng tượng cảnh tụi Pốt vào chiếm lĩnh trận địa sẽ bắn những anh em bị thương còn sống. Tôi nóng ruột với ý nghĩ đó, nên thúc vội lính tăng tốc, chạy đi chi viện. Hy vọng, may ra còn kịp. Thời đó, tôi rất máu đánh nhau mặc dù có nghĩ rằng: địch nhiều mới đánh úp được phân đội trinh sát. Bọn tôi có cả thảy 8 mạng nhưng tôi không hề ngán, nếu bí mật tập kích sau lưng chúng. Do không biết rõ vị trí xảy ra cụ thể ở đâu nên chúng tôi lần dọc theo nhà hoang, vườn tược mé sông. Cho đến khi ngửi mùi khét thuốc súng phảng phất, chúng tôi bắt đầu thận trọng. Tiến chậm, vừa đi vừa căng mắt quan sát sục sạo nghe ngóng, sẵn sàng nổ súng. Từ xa, thấy thấp thoáng 2 cái võng là chúng tôi biết chắc đó rồi. Chúng tôi thọc vào, thấy cảnh tan hoang thê thảm. Một số xác người gần gốc cây me, vài mạng ở triền dốc bờ sông. Quần áo lót tung tóe, thư từ rãi dọc lối đi… Lạ cái, là không thấy người bị thương. Tôi chạy căm giận dâng trào. Nhận định địch chưa rút đi xa, tôi quyết ăn thua đủ với chúng - Nợ máu phải trả bằng máu!


Tôi phân công Đội thành 2 tổ. Tổ tôi bám theo hướng chính đường rút lui của địch dọc theo sông. Giảng, đội phó phụ trách một tổ chạy vòng theo đường xe bò mé rừng. Thống nhất nhau: điểm hẹn hội quân phía trước cách chừng 400 mét, nơi có cây cầu bắc qua suối lớn (dân đốn hạ cây rừng nằm vắt ngang để qua lại). Rồi 2 mũi cùng tập kích khi chúng tụ lại khi qua bờ bên kia suối. Mũi của tôi bám chỉ một đoạn thì thấy thấp thoáng lưng của 3-4 thằng trước mắt 200 mét. Chúng đang đi lếch thếch, mặc đồ xanh bộ đội, đầu đội 2 mũ cối chồng lên, vai khoác 2 súng, ba lô chiến lợi phẩm. Thấy vậy, chiến sĩ y tá tì súng vào gốc dừa, định bắn. Tôi kéo nòng súng, ra dấu không được. Vì nghĩ ở cự ly xa bắn chưa chắc đã trúng, mà biết đâu chúng đông quân quay lại phản kích thì nguy. Phải chờ chúng gom lại ở chỗ suối, xem quân số cỡ nào rồi đánh. Chúng không hề hay biết 4 người chúng tôi đang bám sát sau lưng.
Đến đầu cầu bờ suối, 2 mũi hợp lại. Bọn tôi núp quan sát từng "em" một qua cầu, qua rồi chờ nhau tụ lại bên kia suối. Mười mấy tên có hoả lực nhưng chúng tôi có lợi thế chủ động bất ngờ. Tôi rút chốt lựu đạn chuẩn bị sẵn sàng đánh, đó cũng là hiệu lệnh tấn công. Thì bỗng dưng nghe chúng nói chuyện với nhau, không rõ nói gì nhưng âm hưởng trong trẻo như tiếng Việt, khác giọng trầm đục của người Kh'mer. Tôi nghĩ bụng: Quái lạ thiệt! Pol Pot sao kỳ vậy? Bọn này là bọn nào, hổng lẽ là Fulro? Cứ ngờ ngợ thế nào í ! Tiếp tục nghe nói chuyện, âm thanh vẫn vậy. Nhìn kỹ từ đâu tới chân: trang bị 100% là của bộ đội Việt Nam. Trong đầu tôi lóe lên: Chết mẹ! quân ta đánh quân mình rồi, mà đám kia từ đâu đến đất này, vậy trời!?


Sau xác định đối tượng chắc chắn là bộ đội ta, tôi lên tiếng thật to... Họ giật mình, ngớ người, ngơ ngác nhìn quanh. Không ngờ có bộ đội khác đang rình, định đánh úp họ. Tôi giơ quả lựu đạn lên và nói: mấy ông cao số lắm đấy. may! Không thì chúng tôi đã quất rồi, sẽ 2 lần đổ máu đấy!... Người chỉ huy bên kia lên tiếng: Tụi tui là lính thuộc trung đoàn của sư đoàn X. Tôi tên... Dũng, chuẩn úy chỉ huy. Trung đội nằm trong đội hình hành quân cấp Tiểu đoàn từ hướng tỉnh Krotié truy quét ngược lên đến đây…
Thế là xảy ra một trận to tiếng ì xèo. Đẩu, chiến sĩ của Đội công tác quá bức xúc, nhảy loi choi bắn chỉ thiên một tràng M16. Chửi: đù má tụi bay giết người, phi tang... Số là Đẩu có người bạn đồng hương ở phân đội trinh sát vừa mới bị bắn chết. Tôi nói: lỡ rồi... Can gián mới thôi. Sau đó 2 tốp bộ đội cùng quay lại chỗ bắn để giải quyết sự vụ.
Nhìn kỹ, đếm xác. Tôi hỏi vặn Dũng chỉ huy, nguyên nhân dẫn đến cớ sự. Tìm hiểu, ráp nối theo lời kể thì ra trung đội của một đại đội được lệnh từ tỉnh Krotié (thuộc mặt trận 779) lùng sục truy quét địch khu vực hữu ngạn sông Mekông. Ngược lên tỉnh Strung Treng, qua ranh giới, lấn sang đất thuộc mặt trận 579 đảm nhiệm. Trước khi đi cấp trên giao nhiệm vụ trên bản đồ, không hề thông báo nơi này có dân và chính quyền hợp pháp, cũng như có bộ đội ta.

Chiều ngày hôm trước, họ phát hiện thấy một người đánh cá trên sông (chính là ông phó chủ tịch xã). Phán đoán đó là dấu hiệu có địch sinh sống khu vực này. Giả như, họ có thuyền qua sông ra đảo, cách bờ chừng vài trăm mét, thấy dân quân có súng thì không biết sẽ ra sao!. Họ "tha" không bắn ông đánh cá, dành cho cú ăn lớn, bí mật lần theo để đánh vào nơi tập trung quân. Sáng hôm sau, họ nghe tiếng súng M79 bắn nổ ở bãi cát ngoài sông (do lính trinh sát đoàn 5503 bắn kền kền). Dũng chỉ huy trung đội tiếp tục tiến lên lùng sục tìm địch.
Thì phát hiện tốp trinh sát đang chùm nhum làm thịt nấu mấy con kền kền to vừa bắn được. Dân Kh'mer không ăn thịt nó, không rõ bảo xui hay thịt nó dai và hôi. Cũng lúc ấy, có mấy dân quân mang súng trường CKC cùng dân chèo 2 thuyền về phum cũ bẻ thuốc lá. Ngang qua, lính trinh sát ta gọi vào, xin thuốc lá để hút và tán dóc. Lính nhà ta trổ tài nói tiếng Campuchia, 2 bên tiếp xúc trâm trết xí lô xí là tiếng Việt lẫn tiếng Kh'mer. Sáng đó là ngày cuối cùng của tốp lính 5503, sau mấy ngày lùng sục, phục kích địch không được. Mệt nhọc đã qua, quân mình kéo ra bờ sông nghỉ xã hơi, định ăn uống xong là kéo quân về đơn vị.

Tốp lính kia lợi dụng địa hình địa vật có cỏ tranh và bụi cây lúp xúp xung quanh che khuất, họ bí mật áp sát bao vây mục tiêu. Lính mình không hề hay biết vì cứ nghĩ ra chỗ công khai, sát sông rồi, làm gì có địch mà cảnh giác. Trung đội trưởng lệnh B40 bắn, xạ thủ dùng dằng do dự, chưa dứt khoát địch hay ta. Dũng chụp giành lấy súng, bắn luôn một quả vào mục tiêu. Xui thay cho bộ đội ta, quả đạn bay trúng ngay gốc cây me, nơi mọi người tập trung nấu nướng nên hoả lực nổ phát huy mạnh tầm ngang. Kế tiếp, Dũng dùng súng M79 của minh bắn bồi 2 quả nữa. "Đùng, đoàng" khói lửa mịt mùng, thế là lính đi cùng đồng loạt nã AK theo chỉ huy. Phải nói là tay Dũng máu chiến thật! Do bị đánh quá bất ngờ nên tốp trinh sát không kịp trở tay, không ai bắn lại được phát đạn nào. Kết thúc trận đánh nhanh chóng chỉ trong vài phút nổ súng. Tổng cộng 10 người bỏ mạng oan. Bộ đội ta chết 5 còn 3 chiến sĩ nhanh chân tuột xuống bờ sông, chạy thoát. Dân chết 5 người, chạy thoát 2 dân quân.

Tôi truy Dũng:
- Anh không thấy ba lô, quần áo của bộ đội ta khác với địch hay sao? Dũng giải thích: là vì trước đó lính Pol Pot có trận đánh thắng ta, thu được đồ nên chúng xài lại. Tui nghe có tiếng Khmer nữa nên đinh ninh chắc chắn là địch.
- Anh và lính có bắn bồi những người bị thương để diệt khẩu không, chết hết nghĩa là sao? Dũng trả lời: chúng tôi không bắn như vậy. Có trời mới biết vì sao không có ai bị thương!
- Lúc nổ súng đã đành không biết nhưng khi vào anh biết lính ta chứ, sao anh cho lính thu hết vũ khí, tư trang của họ. Dũng chối quanh co không biết, nói chỉ biết thu dọn chiến trường về báo cáo đơn vị. Thế rồi trung đội bắn nhầm rút về tỉnh Krotié.


Tôi báo tin cho cấp trên biết. Phần người chết của dân, dân tự lo. Tôi mượn thuyền đưa xác anh em xấu số về nơi đóng quân của Đội công tác. 5 cái xác nằm qua đêm lạnh tanh trên thuyền neo ở bến sông. Ngày sau, chuyển về Đoàn bộ 5503 ở Thị xã Stung Treng. Sau đo, thân nhân của 5 người dân chết la lối phản ứng, họ nói này nói nọ là bộ đội VN cố ý bắn dân Campuchia. Nếu bữa đó, bộ đội VN không chết cùng thì quả là gay! Tôi xin huyện cấp cho mỗi gia đình nạn nhân 1 bao gạo 100 kg gọi là an ủi. Và cùng chính quyền xã, huyện họp dân, phân trần đã thông tư tưởng. Xong mới êm chuyện. Rồi cán bộ có trách nhiệm và quân pháp từ đơn vị cấp trên và mặt trận xuống điều tra. Tôi tường thuật lại diễn biến như mình đã mắt thấy tai nghe. Là chứng nhân đồng thời là người trực tiếp tổ chức phản công không thành và dàn xếp cho các bên từ A tới Z, tôi viết một báo cáo nội vụ cho Cấp trên.


Sau này, tôi có nghe phong phanh là Dũng nhân vật chính bị quân pháp bắt và đưa ra tòa án quân sự xét xử. Bản án như thế nào tôi không rõ... Vụ bắn nhầm có nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Trước hết là từ chỉ huy cấp trên của trung đội kia khi giao nhiêm vụ cho họ. Mặt khác do sự quá chủ quan của người chỉ huy trực tiếp. Phương tiện thông tin liên lạc lại không có. Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đau lòng.
Đã đành là vô tình, nhưng điều đáng lên án nhất là bên bắn xong, chiếm lĩnh trận địa, lục soát thấy tư trang vật dụng cá nhân hàng ngày của chiến sĩ ta, ắt họ phải biết là quân ta đã đánh nhầm quân mình. Nhưng sợ bị kỷ luật nên đã cố tình khỏa lấp, thu hết ba lô, nón cối, súng đạn rồi rút về đơn vị ở tỉnh khác. Và đương nhiên sẽ báo cáo thành tích lập công diệt được địch, thu vũ khí.
Nếu tôi không bình tĩnh, phán đoán thận trọng thì số người chết vì bắn nhầm tăng hai, có thể là 10 mạng nữa. Chúng tôi hoàn toàn không sai khi đuổi theo tập kích trung đội kia, hợp lý khi chi viện cho phân đội bạn. Đánh trả đũa "địch" trong tình huống "địch" vừa mới đánh phe ta còn nóng hổi.

Nếu vụ việc không vỡ lở. Cùng một thời điểm và địa điểm, một bên báo về cấp trên là bị tổn thất do địch tập kích, môt bên nữa thì báo là đã tiêu diệt địch. Tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì sự có mặt của quân khác ngoài Đoàn mình. Là vì xã tôi đảm nhiệm, nằm độc lấp không hề tiếp giáp xã khác. Quân lạ xuất hiện từ tỉnh Krotié địa bàn của Mặt trận 779 truy quét ngược lên, qua ranh giới vào tỉnh Stung Treng, địa bàn của Mặt trận 579 hơn 10 km. Thời ấy tôi là cấp thấp chỉ biết Đoàn của mình, không rõ nhiệm vụ và hoạt động của các trung, sư đoàn khác. Quân chủ lực cơ động không nhất thiết cố định theo địa bàn vùng lãnh thổ.

Điều không chắc là sự việc liệu có bị lộ nếu đội công tác của chúng tôi không phát hiện? Khả năng đối chiếu thông tin, từ đó phát hiện ra sự thật hay chăng, sớm hay muộn? Đó thuộc về Cấp trên và trên nữa. Chiến trường K rộng lớn, tin tức chiến sự dồn dập, liệu họ có thời gian rảnh để làm việc ấy.

Ở chiến trường K, nghe biết có nhiều cái chết lảng xẹt! Bộ đội ta hy sinh nhiều nhất là đánh nhau trực diện với địch. Kế nữa là địch phục kích đánh, đạp phải mìn địch cài. Tiếp là chết trong các vụ lẻ tẻ, bắn nhầm nhau, bất cẩn vũ khí, sốt rét, đuối nước, đủ thứ linh tinh khác… Chuyện quân ta đánh nhầm quân mình thường xảy ra ở hầu hết các đơn vị. Chưa chắc có phải đây là vụ bắn nhầm nghiêm trọng nhất, tổn thất lớn nhất trên chiến trường K hay không. Nhưng tính chất và cái hậu thì có lẽ là vụ hy hữu độc nhất. Phe đánh quân mình giữa ban ngày, “xử đẹp”, rồi dấu êm nếu như chúng tôi không có mặt kịp thời lúc ấy.


Chuyện đã qua, cái để lại là bài học đau thương!


Sơ đồ miêu tả hướng di chuyển của các lực lượng liên quan và nơi xảy ra vụ việc.
Tranh minh hoạ sinh hoạt của bộ đôi ta trong "Mùa chinh chiến ấy" của Đoàn Tuấn.







Tìm kiếm Blog này