Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2022

Diễn giải hệ thống chuyên gia quân sự ở CPC.

Theo Huy Đức trong sách Bên Thắng Cuộc - Chương 11 Campuchia:
https://www.vinadia.org/ben-thang-cuoc-huy-duc-quyen-i-giai-phong/chuong-11-campuchia/

Một năm sau khi đánh sang Campuchia, ông Lê Đức Anh được thăng quân hàm từ trung tướng lên thượng tướng. Ngày 20-5-1981, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân Tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, lấy phiên hiệu là “Bộ Tư lệnh 719”. Ông Lê Đức Anh, khi ấy đang là tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu VII, được bổ nhiệm làm tư lệnh Quân Tình nguyện.

Vừa làm tư lệnh 719, ông Lê Đức Anh vừa trực tiếp làm trưởng Đoàn Chuyên gia quân sự 478, cơ quan giúp hình thành Bộ Quốc phòng và xây dựng lực lượng vũ trang Campuchia. Bên cạnh lực lượng “Quân Tình nguyện” còn có một “Đoàn Chuyên gia” giúp xây dựng hệ thống chính quyền dân sự, có mật danh là B68, do ông Trần Xuân Bách, ủy viên Trung ương Đảng phụ trách. Tháng 3-1982, tại Đại hộiĐảng lần thứ V của Việt Nam, ông Trần Xuân Bách vào Ban Bí thư trở về Hà Nội làm chánh Văn phòng Trung ương; ông Lê Đức Anh được bầu vào Bộ Chính trị, trở lại Campuchia, thống lĩnh cả Đoàn Chuyên gia B68 và Quân Tình nguyện.
_______________________


Trước 1975, Thời Việt Cộng hợp tác với Khmer Đỏ.
Năm 1970, sau khi Lon Nol lật đổ Sihanouk thân Cộng. Quân VN từ hướng Lào tràn xuống, đánh bật quân Lon Nol và làm chủ cả một vùng rộng lớn 4 tỉnh vùng Đông Bắc CPC. Quân Khmer Đỏ còn non trẻ nên dựa vào VC là chính. Quân VN cố vấn cho họ xây dựng lực lượng vũ trang và giúp đỡ lập chính quyền các cấp tại đây.
VC sát cánh phối hợp tác chiến cùng KMĐ. Và Trung Quốc viện trợ thông qua VN, VN cố vấn giúp cho họ một số đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở lên. Chủ yếu là những chỉ huy người gốc Nam Bộ hoặc người Miền Ngoài vào Nam chiến đấu lâu năm nên dễ hiểu tính cách người Khmer. Sau này xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam thì số cán bộ chủ chốt này còn lại ít nên mất đi lợi thế am hiểu đặc điểm dân tộc và sở trường tác chiến vùng đồng bằng...

Giai đoạn chuẩn bị tổng phản công sang đất CPC.
Trước tình hình tranh chấp bằng vũ lực giữa VN và CPC ngày càng căng thẳng, phức tạp. VN không dàn xếp được với CPC Dân chủ bằng con đường ngoại giao, nên Bộ Chính trị, Trung ương đã manh nha ý định tổng phản công để giải quyết vấn đề kéo dài bế tắt. Từ năm 1977 đến 1978, Ban bí thư đã lập ra các nhóm, ban chuyên trách để nghiên cứu, lên kế hoạch. Do tính chất, nhiệm vụ có phát triển nên mấy lần thay đổi cơ cấu nhân sự và mật danh như “Nhóm 77, Ban 10, Ban Z, Ban B.68".
Rồi Quân uỷ thành lập Đoàn mang phiên hiệu 478 để tham mưu và triền khai ý định quân sự. Các quân khu 5, 7, 9 thành lập các đoàn như 578, 778, 978... Ví dụ Đoàn 578: Số đầu ám chỉ quân khu 5, 2 số sau là năm thành lập. Nhằm giúp Bạn (phe ly KMĐ, thân VN) xây dựng LLVT và hình thành dần nòng cố chính trị chuẩn bị về lại CPC nắm chính quyền. Để bảo toàn lực lượng hiếm, sợ KMĐ biết đánh thọc sâu, mất "vốn" Bạn. Nên các đoàn hoạt động không công khai, chỉ những người có trách nhiệm bên chính quyền và nội bộ quân đội biết ít nhiều mà thôi. Quân số tương đươc cấp trung đoàn nhưng chỉ huy ngang cấp sư đoàn. Trong mỗi bộ tư lệnh đoàn cơ cấu có một thường vụ tỉnh uỷ và sĩ quan cấp trung thượng tá, có thể nguyên là "dân" tình báo gộc hoạt động ở Lào, CPC thời chống Mỹ...
Giải phóng Pnom Pênh, chế độ mới hình thành ở CPC.

Sau 1979, khi đại quân đã qua lãnh thổ CPC, mỗi quân khu thành lập tiền phương quân khu. Đảm nhiệm mỗi khu vực rộng lớn gồm nhiều tỉnh gọi là Mặt trận 579, 779, 979. Quân đoàn 4 thành lập Mặt trặt 479 hoạt động giúp Bạn trên địa bàn hai tỉnh Xiêm Riệp và Bát Đòm Bong. Tổng chỉ huy chung là Tiền phương Bộ Quốc phòng, phiên hiệu là Mặt trận 719...
Các đoàn như 578, 778, 978 ở trong nước trước đây, giải thể. Chỉ giữ lại cán bộ nòng cốt, thành Phòng Chuyên gia quân sự gọi tắt là Phòng K. Có nhiệm vụ tham mưu cho bộ tư lệnh các mặt trận về công tác giúp Bạn. Đại bộ phận tách ra thành từng đoàn nhỏ. Bao gồm cả Ta - Bạn phụ trách từng tỉnh, gọi là Bộ chỉ huy thống nhất... ví dụ ở Stung Treng mang mật danh T2. Nhiệm vụ chính là cứu đói và ổn định cuộc sống của dân. Cùng Bạn sàng lọc, chỉ định nhân sự tạm thời điều hành chính quyền làng, xã, huyện, tỉnh...


Cuối năm 1979, các Bộ chỉ huy thống nhất chọn những hạ sĩ quan cấp trung đội tiểu đội, biết tiếng Khmer. Tập trung tập huấn về đặc điểm đất nước và con người CPC trong quá khứ và hiện tại. Âm mưu chống phá ta của ba phái địch. Rồi sau đó phân về các xã làm công tác dân vận, tách địch trà trộn ra khỏi dân. Sàng lọc củng cố, thành lập bộ máy vận hành hoàn chỉnh, có chính quyền, dân quân và đoàn thể. Tuỳ theo tình hình mà từng xã có một đội công tác hay 2-3 xã do một đội công tác đảm nhiệm. Tuỳ nhu cầu thực tế mà đơn vị biên chế người, cấp vũ khí nhiều hay ít. Có xã chỉ có 1 người phụ trách công tác và 1 chiến sĩ bảo vệ. Một đội công tác ở xa có chừng trên dưới 10 người, hoả lực có B40, M79, RPD. Không có thông tin liên lạc và thường không có y tá. Người cố vấn một xã, có khi gọi là Chuyên gia, có khi gọi là Phái viên xã. Để điều phối công tác là tổ phái viên tiểu đoàn do Chính trị viên phụ trách chung. ĐCT Ta chọn người trong xã, thành lập Đội công tác Bạn. Quân số khoảng 6 người, được trang bị quân trang, vũ khí do tỉnh đội bạn cấp. Gạo thực phẩm và tiền phụ cấp do chính quyền tỉnh Ban. Hai đội công tác Ta, Bạn hoạt động như hình với bóng. Đội trưởng, đội phó Ta muốn tác động với chính quyền với dân, thường bàn bạc trước, thông qua họ để triển khai kế hoạch. Có những khi Đội trưởng Ta làm việc trực tiếp với cán bộ làng xã.


Sang năm 1980, Bộ chỉ huy thống nhất được tăng quân số, hình thành đơn vị mới gọi là Đoàn... Đảm nhiệm địa bàn một tỉnh cho chặt chẽ hơn và để thay dần quân chủ lực đứng chân. Mỗi đoàn cấp tỉnh có phiên hiệu 4 con số, ví dụ Đoàn 9905 đóng quân ở tỉnh Tà Keo. 2 số đầu ám chỉ tiền phương quân khu 9, 2 số sau ám chỉ tỉnh. Bổ sung chỉ huy và quân số lấy chủ yếu từ nguồn các tỉnh đội VN đưa sang, gọi là kết nghĩa về quân sự. Đoàn ta song hành với tỉnh đội Bạn. Mỗi đoàn: ở huyện có một tiểu đoàn, vài xã có môt đại đội trực thuộc đứng chân.


Cứ Bộ chỉ huy đoàn thì làm chuyên gia cho BCH tỉnh đội Bạn. Ngoài ra có Đoàn chuyên gia QS tỉnh (thuộc BCH Đoàn..) giúp các phòng bạn tỉnh đội Bạn. BCH huyện đội Bạn thường do Tiểu đoàn trưởng, phó và Chính viên làm cố vấn cho Bạn. Đại đội có một phái viên làm chuyên gia. Sau này khoảng từ năm 1984 thì tổ chức ra Tổ chuyên gia huyện giúp huyện đội Bạn và có các phái viên làm chuyên gia cho các xã.


Về chế độ lương và phụ cấp.
Tất cả chuyên gia đều do chính phủ VN trả lương và phụ cấp bình thường như mọi sĩ quan, hạ sĩ quan toàn quân ở CPC. Khoảng từ năm 1981, Chính phủ CPC đã phát hành tiền tệ, có trợ cấp thêm một ít tiền riel tiêu vặt. Để động viên chuyên gia tiếp xúc làm việc tốt hơn với cán bộ và nhân dân Bạn, có hai mức: ai biết tiếng Khmer được dăm đồng riel, ai biết tiếng rành thêm biết chữ nữa được hơn một chút...

Cuối 1989, sau khi Việt Nam rút quân khỏi CPC, không còn một đơn vị nào ở lại. Theo yêu cầu của Bạn, VN chỉ để lại một số sĩ quan cố vấn quân sự từ cấp tiểu đoàn trở lên. Nhà nước Campuchia bắt đầu thay VN trả lương cho chuyên gia. Mãi đến 1992-93 khi UNTAC - lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ vào Campuchia thì chuyên gia quân sự VN vẫn còn. Chính phủ CPC trả lương cho chuyên gia bằng tiền USD (lương cấp uý cao hơn hẳn cấp tá ở VN). Theo thời gian, số chuyên gia quân sự giảm dần cho đến kết thúc nhiệm vụ...

Nói thêm về chuyên gia dân chính đảng.
Gọi là Đoàn chuyên gia tỉnh x, y, z... Có người phụ trách cố vấn cho uỷ ban đến các ban ngành, đoàn thể Bạn như ở VN. Cấp huyện có 3 chuyên gia. Ở cấp trung ương là Tổng đoàn chuyên gia. Nguồn cán bộ từ các tỉnh kết nghĩa kinh tế ở VN. Có thể đoàn quân sự và đoàn chính trị trùng một gốc tỉnh kết nghĩa, có thể khác. Họ không cố định thời gian phục vụ, có thể 1-2 năm từ bên VN đưa người sang thay nhau. Những việc liên quan đến chính quyền và dân thì chuyên gia quân sự xin ý kiến chuyên gia dân sự.
Họ sống an toàn hơn hẳn bộ đội vì ở thị xã, thị trấn. Ngoài hưởng lương và phu cấp, còn thêm quà cáp từ cán bộ Bạn. Và có thể xin xở Bạn hàng viện trợ của các nước cho dân Campuchia, nhiều nhất là của Liên Xô...

Lưu ý:
Thông tin sơ lược có tính tham khảo, vì từ góc nhìn của cá nhân được biết. Thực thế thì nơi này có thể khác nơi nọ. Còn tuỳ đầu mối mặt trận, cấp độ đơn vị, đội ngũ hoạt động trải rộng trên những địa bàn khác nhau nên không hẳn như trên.

TH

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2022

Chiện Hạ sĩ tui chỉnh tác phong Đại úy tổng quản.

Cuối năm 1978, Đoàn 578 của mình giúp Bạn xây dựng lực lượng vũ trang nòng cốt cho QK Đông Bắc Campuchia. Đơn vị nằm ở ngả ba Đông Dương, thuộc tỉnh Gia Lại - Kon Tum. Ban tác huấn có vài sĩ quan huấn luyện và một nhóm hạ sĩ quan trợ giảng. Lúc ấy, mình cấp hạ sĩ, là người duy nhất được vinh dự phụ trách giảng một tiết mục chiến thuật cho tiểu đoàn Bạn là: Tiểu đội bộ binh hành tiến qua địa hình. 
Tháng 12, toàn quân đang chuẩn bị mở chiến dịch lớn đánh sang Camphuchia. Nhóm trợ giáo huấn luyện giải thể. Đoàn 578 có nhiều biến động, nhận bổ sung cán bộ chiến sĩ từ các nơi khác về, biên chế thành các đoàn nhỏ. Nhằm sẵn sàng đảm nhiệm việc giải phóng đến đâu thì cùng lực lượng Bạn tiếp quản các tỉnh đến đó. Thấy "văn võ" coi cũng được, thế là cấp trên điều về mình làm nhân viên thống kê phòng chính trị. Mình dãy nảy giải trình thoái thác công việc vì chỉ muốn được tham gia chiến đấu ngay. Đơn vị đang lu bu gấp gáp sắp xếp tổ chức, mà bộ phận huấn luyện thì không còn nên Phòng chả biết trả về đâu. Thành ra thằng tui lơi bơi, tuy thuộc quân số thuộc Đoàn T2 (5503 sau này) mới thành lập, không biết bố trí vào đâu cho tiện. 

Rồi các đơn vị quân khu 5 hội quân ở Đức Cơ - Gia Lai, gần biên giới Campuchia. Lần đầu tiên, mình chứng kiến biết thế nào là sức mạnh của quân đội. Cả một rừng quân, thấy cơ man nào các quân binh chủng, xe pháo rầm rập ngày đêm. Đơn vị cấp quân trang vũ khí mới, lòng mình rộn ràng náo nức, cảm giác lâng lâng!
Lên đường... ngày 03 tháng 1 năm 1979, thị xã Stung Treng được giải phóng. Đoàn T2 ôn định đóng quân rồi các "bố" nhét hạ sĩ tui làm chiến sĩ quay viên máy phát điện (dynamo). Quay cái maniven bằng tay, còn gọi là đầu bò để cung cấp điện cho máy thông tin 15W, phục vụ cho thằng binh nhất gõ manip đánh morse tin hiệu. Hạ sĩ tui nằm trong số vài học viên tốt nghiệp trường HSQ được cấp trên phê là "trải qua thực tế có thể giao B phó" nghe ưng cái bụng, thế có điên gan không! Tuy công việc rất nhàn nhã, ngày lên máy chừng 2 giờ, thời gian còn lại la cà đi chơi nhưng với mình là ngậm đắng nuốt cay. 

Chịu đựng 2 tháng là quá đủ! Chiều một ngày nọ, hết giờ hành chính, Hạ sĩ (HS) tui chủ định đi gây sự với sếp. Mặt sưng sỉa đến nhà sàn ban chỉ huy chỗ "cha" Đại úy (ĐY) chỉ huy tổng quản. Lúc ấy ảnh mặc quần đùi, áo lót ba lỗ, đang ngồi uống nước trà với hai ông khác. 

Mình nhớ tóm tắt câu chuyện như vầy:

HS - Chào Thủ trưởng, cho em trình bày đề đạt...
ĐY - Chú vào đây, có việc gì cứ nói.

Mình thay đổi cách xưng hô: tôi và đại úy hoặc đồng chí.

HS - Không. Đây là việc công, đề nghi Đại úy mặc quần áo nghiêm chỉnh, tôi mới nói.

Mình nghĩ bụng: lính có cái danh dự của lính chứ bộ!
Ảnh nhíu mày, mặt hơi tái, miễn cưỡng vào phòng mặc quân phục rồi ra tiếp.

ĐY - Thế có chuyện gì?
HS - Do yêu cầu nhiệm vụ trước mắt nên tôi buột chấp nhận sự phân công tạm thời "trái khoáy" của tổ chức, nay đơn vị đã ổn định, đề nghị Đại úy xem xét lại.

ĐY - Nhiệm vụ chính trị là hàng đầu. Tôi đại úy đây này, hàng ngày còn phải đi phát gạo từng lon cho dân nữa là!...
HS - Đó là chuyện của Đại úy, tôi không biết. Còn tôi được đảng nhà nước đưa đi học trường Hạ sĩ quan là để chỉ huy chứ không phải để làm lính quay viên 15W mà ai cũng làm được.

Lính tui và tay chỉ huy lời qua tiếng lại, từ nhỏ thành to chuyện, ồn ào căng thẳng...

ĐY: Tôi không giải quyết theo nguyện vọng cá nhân của đồng chí, thì sao?
HS - Vậy là còn gì để nói! 

Tui sầm mặt chào ra về. Biết là thế nào "Chả" cũng lên cấp trên Đoàn T2 để "tâu" báo nói xấu thằng lính ngang bướng vô tổ chức. Hạ sĩ tui đâu có ngu gì chịu trận! Nên mình tức tốc tới nhà ông Thiếu tá cấp trên nữa để giải bày phản ánh sự việc. Ổng nói: được rồi, thôi về đi, chúng tôi sẽ nghiên cứu trường hợp của đồng chí.

HS Cạo tưởng sẽ thoát ách. Ai dè! nhận quyết định điều về làm cần vụ (tà lọt - gạc đờ co) cho bộ chỉ huy đoàn. Lần này, ở nhà lầu với thượng tá, trung tá càng sướng hơn mà nhiều thằng lính ước được vậy cho đỡ nguy hiểm và khổ cực. Lệ thường thì Cần vụ phục dịch các sếp cả việc nấu ăn, cải thiện đời sống và giặt giũ quần áo. Mình giữ đúng nguyên tắc chỉ phục vụ cho việc công thôi là truyền đạt ý hay công văn của chỉ huy xuống các phòng ban bên dưới. Ngoài ra, hằng ngày đi lấy đồ ăn từ bếp cơ quan về nhà để ăn cùng nhưng không giặt quần áo cho mấy ổng. Rảnh việc là đi chơi la cà chỗ này chỗ nọ, học tiếng Kh'mer, tán con gái. Tuy vậy, các ảnh vẫn thương. 

Chịu trận ba tháng, lại cựa quậy đề đạt tiếp... Chỉ huy đành điều từ cần vụ xuống đại đội 4, D2 làm trung đội phó. Từ đấy trở đi là những ngày tháng rúc rừng dầm mưa dãi nắng, đi truy quét, phục kích, bảo vệ đường 13. Cuối năm, Trên cho đi học công tác giúp Bạn ở địa bàn xã... Sang một trang khác của đời lính ở K...

Ngẫm lại thời gian về trước.
Hồi còn nhỏ, Trần Văn Cạo ham chơi thích nghịch ngợm. Đi học thì chỉ canh me sao cho đủ điểm để lên lớp! Tình hiền lành hơi nhút nhát nhưng hay lý sự và bướng ngầm nên có hai lần hỗn láo, đôi co với hai ông thầy ở hai cấp học phổ thông. Dzẫy là mình có máu nổi loạn từ nhỏ! hehe. Khi lớn lên bỏ học ngang về quê làm công tác thanh niên, rồi đi bộ đội.
Kết thúc khóa huấn luyện tân binh thì chỉ huy lôi về làm liên tạc đại đội. một thời gian, TC dãy, cấp trên đưa về đơn vị khác làm tiểu đội trưởng để huấn luyện khoá sau. Được ba tháng, chỉ huy lại điều về làm tiểu đội trưởng vệ binh kiêm kiểm soát quân sự. Đang là tiểu đội trưởng thì cho đi đào tạo hạ sĩ quan. Đi học cái chức vụ mà mình đã đảm nhiệm cả năm rồi. Có học vấn, đoàn viên ưu tú và trải qua 2 năm quân ngũ thì lẽ ra phải cho đi học trường sĩ quan mới đúng. Trong khi đó chả ai quan tâm cái cấp, hai năm vãn còn binh nhất...
Mình chỉ muốn tunh hoành chứ hổng thích giam chân làm lính phò, dù tham mưu, chính trị hay hậu cần. Chỉ huy thấy ai có chữ nghĩa, ăn nói được lại là đoàn viên tích cực nữa nên mấy ảnh khoái lôi về cơ quan, giúp việc mình. Vì vậy sau đó, lính Cạo đã nhiều lần ý kiến ý cò từ chối công việc mà nhiều người khác mơ. Được gần sếp, khoẻ tấm thân, ăn ở tươm tất. Nên mấy ảnh đành trả về chỗ cũ hoặc đá qua chỗ khác. Chỉ huy thích lính có học một tí, gương mẫu, năng động mà lôi về làm liên lạc cần vụ hay nhân viên cho sếp. Mình đang sục sôi nhiệt huyết của tuổi trẻ, thế có oái oăm, ác đạn không!...
Sang CPC, đang làm chuyên gia quân sự thị đội Stung Treng thì cho đi học bổ túc cán bộ tiểu đoàn - tức là: lại cùng cấp đã trải qua. Lẽ ra, cấp trên cho đi học trường sĩ quan lục quân - đào tạo cấp trung đoàn mới phải. Dzẫy mà TV Cạo vẫn khăn gói ra đi, có ngu không! Do thói quen chấp hành sự phân công của tổ chức. Mặt khác: ngại chỉ huy đánh giá đương sự "có vấn đề tư tưởng"...
Cạo tui đã trải qua cả chục nhiệm vụ khác nhau, từ vài ngày cho đến vài tháng, vài năm. Hồi đó mình rất bôn-sê-vích, đầy hoài bão và tham vọng. Nguyện cả đời theo Bác với Đảng, tận tâm tận lực phục vụ Quân đội. Với mười mấy năm lính thì ít có người mà năm nào cũng được khen thưởng như mình. Thành tích "máu lửa đầy người", mơ thành chuyên gia chống chiến tranh du kích đúng nghĩa. Tự tin chả ngán thằng địch nào nào, dù ở đâu. Về nghiệp vụ: tự hào trên mình chỉ nể mỗi một ông Thầy.
Sau này nghĩ lại: tại sao mình phấn đấu quên mình đến vậy mà kẹt số không thăng tiến? Là do đã quá thơ ngây tin vào tổ chức chí công vô tư. Chơi solo mình êng, không có đồng hương đồng khói nâng đỡ, không có sếp trên để tựa lưng. Túm lại là: có tài chi cũng cần có bệ phóng, có cày bã người đi nữa thì cũng đừng có mơ leo cao!.Ôi cái cơ chế "máy móc"
có tiếng "định hướng"! Nhưng con người không được đặt đúng chỗ, không chỉ trong lãnh vực người cầm súng. Từ lâu nó đã kiềm hãm con người cống hiến cho Đất nước...Tiếc thay!.
Ra quân rồi mới nhớ lời ông anh rể Bắc cờ đã mất. Ổng từng khuyên: "cậu đừng ăn cái bánh vẽ của cộng sản". Bản chất "người cộng sản" là không ân hận việc mình làm! hehe.

Ảnh minh họa chiến sĩ quay máy phát điện thông tin.



Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

Nhớ cái chuồng cu C4 ở xã Bà la Khành.

Năm 1983, mình đi công tác lên xã này. Đại đội 4 đóng quân ở đầu Phum, mình vào liên hệ công việc và chơi với anh em. Do tụi Pốt hay quấy nhiễu nên đơn vị đào hầm hào giao thông khá bài bản. Quanh đơn vị cây lúp xúp, cỏ mọc um tùm là mấy lớp hàng rào tre và có gài mìn nên thỉnh thoảng trâu bò đi vào khu vực, vướng mìn nổ chết. Dân ca thán, phàn nàn. Không biết có lấy được thịt ăn.
 
Chỗ nền cao trong doanh trại, chỉ huy đại đội cho làm một cái chòi gác đồng thời là điểm hỏa lực sẵn sàng bắn bao quát xung quanh, mình gọi là chuồng cu. Nó có 4 chân bằng gỗ khá cao, trên đó gắn một khẩu đại điên M60, xung quan chất bao cát. Đơn vị cắt người canh gác và sẵn sàn nổ súng diệt địch xâm nhập từ các hướng. Nhìn oai ra phết, tối nghe ngoài hàng rào sột soạt là khạc lửa "Đoành. Đoành".
 
Mình nghĩ tụi Pốt cũng dở, gan tí bò sát hàng rào, ngắm phóng một quả B41, nếu chính xác là bay cái chuồn cu đó.

Nhớ vậy, các đồng đội ở c4, d2 có gì bổ sung cho vui nhớ kỷ niệm một thời.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

Một ngày, hai lần chống lệnh Hà Bá.

Lần thứ nhất thoát chết khi sắp rơi vào lòng chảo nước.
Mùa mưa năm 1979, Đại đội 4 chúng tôi đóng quân ở bản Tà Đẹt, ven sông Sê Kông. Đơn vị có một chiến sĩ liên lạc tên Trúc bị bênh sốt xuất huyết. Do Vũ y tá chưa kinh nghiệm, không biết được đây là bệnh có nguy cơ cao. Để lính nằm đơn vị một tuần, sau thấy nặng dần, da nổi mẩn đỏ và đái ra máu, mới đề nghị Ban chỉ huy đưa đi bệnh viện. Tôi lúc ấy là trung đội phó, mới tập tành biết võ vẽ chèo thuyền nên xung phong một tay chèo, phụ trách việc đưa bệnh nhân đi viện. Đi gồm có: Tôi, Vũ y tá, Trúc bệnh nhân và Nhẫn, gốc nghề biển. Chúng tôi mượn thuyền dân Hăng Khô Bản về, tổ chức chèo đi. Vũ y tá không biết bơi ngồi giữa, Bệnh nhân nằm trên sàn thuyền, Tôi đứng trước chèo mũi, Nhẫn giỏi đứng chèo lái.

Mùa nước lớn, nước đục ngầu phù sa, chảy cuồn cuộn. Thuyền chúng tôi xuôi dòng dọc bờ, đến quãng ngả ba sông hợp lưu của con sông Se Kong bắt nguồn từ Lào và Se San có nguồn từ Việt Nam sang. Chỗ nhập chung phía trên cách thị xã Stung Treng chừng 7 km, rồi chảy vào sông cả Mê Kông. Đến ngả ba, chúng tôi bẻ lái thuyền, cắt ngang sông Stung Treng để qua bờ phía bên kia là Thị xã, nới có bệnh viện 21 của Mặt trận 579. Tính là nước chảy mạnh, qua đoạn này thuyền trôi xéo dần về phía bến phà là vừa…

Ai dè, đến giữa sông, chúng tôi cảm thấy tay chèo càng lúc càng nặng, mũi thuyền chúi thấp dần, nghe tiếng nước sôi rào rạt ngày càng lớn. Chúng tôi ngó dáo dát, nhìn xem đó là hiện tượng gì?. Thì mẹ ơi! Trước mắt phía trên gần đó là một lòng chảo nước to gần bằng cái sân bóng mini ngày nay. Không ai nói với ai, hồn vía lên mây!. Tôi hét khản giọng với Nhẫn: chèo mạnh tay vào, cố lên, cố lên... Chúng tôi đem hết sức bình sinh chèo thuyền. Với tôi không phải như chèo bình thường mà đúng hơn là đập mái chèo xuống nước để nâng thuyền lên và đẩy mạnh cho nó rướn tới. Còn Nhẫn cầm lái nạy dầm chèo, ráng bẻ hướng thuyền chệch ra khỏi guồng nước. Tai tôi nghe nước ào ào ù ù xung quanh, có lúc lặng thinh. Nhìn vào dòng chảo thấy nó xoáy trôn ốc, cuộn vào tâm. Khi thuyền bị kéo vào cách mép lòng chảo đâu chừng dăm mét, nghe nước êm ả lạ thường, kinh hoàng không thể tả! Mãi một lúc sau, thuyền lơi dần ra, dạt dần xa cái lòng chảo ác quỷ hung tợn đó, chúng tôi mới tin chắc là mình còn sống.
Kỳ diệu thay, sự nổ lực vô biên được đền đáp xứng đáng. Rồi chúng tôi đưa bệnh nhân đi bệnh viện kịp thời sống được. Thời gian sau nghe nói lại, Trúc - chú chiến sĩ liên lạc ấy bị bệnh tái phát lần hai, không cứu được nên đã chết.

Sau nghĩ lại, chúng tôi có cơ may sống sót là nhờ cắt ngang phía dưới dòng nước xoáy. Mặt khác Nhẫn chiến sĩ chèo lái có sức khoẻ, tay chèo quá cứng cựa. Nếu không nó sẽ lôi thuyền vào tâm lòng chảo, nhận bọn tôi xuống đáy sông vài chục mét chiều sâu, rồi đẩy ra xa, xác bọn tôi nổi lên cách đấy phải bốn, năm trăm mét không chừng. Tôi nhận đinh nếu bị lật chìm, khả năng sống sót là 10% cho Nhẫn chiến sĩ giỏi sông nước duy nhất nói trên. Ba thằng còn lại sau đó xác nổi lềnh, nếu dân không vớt thì làm mồi cho cá rỉa.
Hỏi dân mới biết là dân không bao giờ họ dám chèo thuyền vào mùa mưa qua chỗ đó. Chúng tôi lính tráng quen kiểu trên rừng, muốn cắt đi đâu thì đi, có biết gì đâu.

Lần thứ hai qua suối trong đêm mùa lũ.
Chúng tôi từ bên này Thị xã chèo thuyền về trả cho dân bên kia sông và đi bộ về đơn vị. Không nhớ Nhẫn đi đường nào mà chỉ mỗi tôi và Vũ y tá cùng đi. Khi đến cầu để về Đại đội thì cầu đâu chẳng thấy, nước dâng tràn hai bên suối. Tôi và Vũ đi ngược lên, vòng lên rừng để tìm chỗ cạn qua. Trời sập tối, rọi đèn pin dò dẫm mà lội. Trước mắt là ụ mối nhấp nhô xen lẫn rừng cây lúp xúp, bước chân đi có lúc nước ngang bụng, có lúc tới vai tới cổ. Tính thôi vượt suối, quay lại thoái lui thì cũng vậy, chả biết đâu mà lần. U u minh minh, tiến thoái lưỡng nan. Gay nhất là Vũ không biết bơi, tôi đi trước dò đường, Vũ bám theo sau, cứ thế mà bương. Nước tới cổ thì vòng hướng khác, cứ thế mà đi mà lội, không ngừng nghỉ.
Ơn trời, về đến đơn vị chừng 10 đêm. Ban chỉ huy thấp thỏm chờ đợi. Anh Phú đại đội trưởng "quạt" tôi một tăng. Anh có biết thằng Vũ không biết bơi không mà dẫn đi kiểu đó, sẩy chân là chết, sao không ở lại ngủ nhờ nhà dân. Vựa mệt vừa nghỉ đến chuyện đi gian nan khổ ải nên tôi lên tiếng "cự lại"... Rồi cũng qua.

Chuyện sông nước chưa hết với tôi. Tiếp năm sau 1980, tôi đi công tác với bạn Campuchia, trên đường từ xã Ô Rư xây Kondal về xã Kro Sre Săng. Mùa mưa nên nước dâng tràn bờ suối. Tôi tự tin bản thân nên bơi đứng qua, do mang theo cái túi đồ thấm nước, cộng cây AK và băng đạn quá năng nên một lát sau tôi đuối chìm dần. Sợ bị kỷ luật mất súng nên tôi cố giữ nó, đến nổi chìm dần. Bơi hóa thành nín thở đi dưới nước. May là gần tới bờ bên kia người mới chìm, đạp chân dưới lòng suối mấy phát là cặp bờ chỗ cạn chứ không chưa biết ra sao. Xém tí nữa thì tôi đã thăm Hà Bá rồi !…

Cái sống và cái chết, không thể và có thể, đôi khi với thằng lính chỉ là sợi chỉ mong manh. Tôi, một thằng vô thần nhưng có số luôn được Bà thương tình nâng đỡ, có lẽ vì hắn chưa bao giờ làm điều ác với dân. Mình thoát chết nhiều lần nên nghĩ cái số mình trời không bao gì hại chỉ có mình hại mình thôi. Vậy đó. Ha.ha.

Tính mình không hề ngang bướng, rất tôn trọng nguyên tắc trên dưới, nhưng khi đã nổi máu thì gay gắt rất xốc, không kiêng nể dù là chỉ huy. Bao giờ cũng vậy, tôi luôn tự tin là mình ngay thẳng, chỉ một lòng một dạ vì cái chung, vì đơn vị. Không quản ngại trước khó khăn nào. Điểm tự phê phán là tính mình hay chủ quan, duy ý chí cộng với cái máu hiếu chiến muốn lập công, khoái phiêu lưu mạo hiểm, không thích đi theo đường mòn nên gặp chuyện nhớ đời…

Hình vị trí ngả 3 sông:



Hình người kể chuyện, phía sau là dòng sông Stung Treng




Thứ Hai, 10 tháng 10, 2022

Một ngày, hai lần chống lệnh Hà Bá hay là Hà Bá thương tình đỡ mấy thằng tui.

Lần thứ nhất thoát chết khi sắp rơi vào lòng chảo nước.
Mùa mưa năm 1979, Đại đội 4 chúng tôi đóng quân ở bản Tà Đẹt, ven sông Sê Kông. Đơn vị có một chiến sĩ liên lạc tên Trúc bị bênh sốt xuất huyết. Do Vũ y tá chưa kinh nghiệm, không biết được đây là bệnh có nguy cơ cao. Để lính nằm đơn vị một tuần, sau thấy nặng dần, da nổi mẩn đỏ và đái ra máu, mới đề nghị Ban chỉ huy đưa đi bệnh viện. Tôi lúc ấy là trung đội phó, mới tập tành biết võ vẽ chèo thuyền nên xung phong một tay chèo, phụ trách việc đưa bệnh nhân đi viện. Đi gồm có: Tôi, Vũ y tá, Trúc bệnh nhân và Nhẫn, gốc nghề biển. Chúng tôi mượn thuyền dân Hăng Khô Bản về, tổ chức chèo đi. Vũ y tá không biết bơi ngồi giữa, Bệnh nhân nằm trên sàn thuyền, Tôi đứng trước chèo mũi, Nhẫn giỏi đứng chèo lái.

Mùa nước lớn, nước đục ngầu phù sa, chảy cuồn cuộn. Thuyền chúng tôi xuôi dòng dọc bờ, đến quãng ngả ba sông hợp lưu của con sông Se Kong bắt nguồn từ Lào và Se San có nguồn từ Việt Nam sang. Chỗ nhập chung phía trên cách thị xã Stung Treng chừng 7 km, rồi chảy vào sông cả Mê Kông. Đến ngả ba, chúng tôi bẻ lái thuyền, cắt ngang sông Stung Treng để qua bờ phía bên kia là Thị xã, nới có bệnh viện 21 của Mặt trận 579. Tính là nước chảy mạnh, qua đoạn này thuyền trôi xéo dần về phía bến phà là vừa…
Ai dè, đến giữa sông, chúng tôi cảm thấy tay chèo càng lúc càng nặng, mũi thuyền chúi thấp dần, nghe tiếng nước sôi rào rạt ngày càng lớn. Chúng tôi ngó dáo dát, nhìn xem đó là hiện tượng gì?. Thì mẹ ơi! Trước mắt phía trên gần đó là một lòng chảo nước to gần bằng cái sân bóng mini ngày nay. Không ai nói với ai, hồn vía lên mây!. Tôi hét khản giọng với Nhẫn: chèo mạnh tay vào, cố lên, cố lên... Chúng tôi đem hết sức bình sinh chèo thuyền. Với tôi không phải như chèo bình thường mà đúng hơn là đập mái chèo xuống nước để nâng thuyền lên và đẩy mạnh cho nó rướn tới. Còn Nhẫn cầm lái nạy dầm chèo, ráng bẻ hướng thuyền chệch ra khỏi guồng nước. Tai tôi nghe nước ào ào ù ù xung quanh, có lúc lặng thinh. Nhìn vào dòng chảo thấy nó xoáy trôn ốc, cuộn vào tâm. Khi thuyền bị kéo vào cách mép lòng chảo đâu chừng dăm mét, nghe nước êm ả lạ thường, kinh hoàng không thể tả! Mãi một lúc sau, thuyền lơi dần ra, dạt dần xa cái lòng chảo ác quỷ hung tợn đó, chúng tôi mới tin chắc là mình còn sống.

Kỳ diệu thay, sự nổ lực vô biên được đền đáp xứng đáng. Rồi chúng tôi đưa bệnh nhân đi bệnh viện kịp thời sống được. Thời gian sau nghe nói lại, Trúc - chú chiến sĩ liên lạc ấy bị bệnh tái phát lần hai, không cứu được nên đã chết.
Sau nghĩ lại, chúng tôi có cơ may sống sót là nhờ cắt ngang phía dưới dòng nước xoáy. Mặt khác Nhẫn chiến sĩ chèo lái có sức khoẻ, tay chèo quá cứng cựa. Nếu không nó sẽ lôi thuyền vào tâm lòng chảo, nhận bọn tôi xuống đáy sông vài chục mét chiều sâu, rồi đẩy ra xa, xác bọn tôi nổi lên cách đấy phải bốn, năm trăm mét không chừng. Tôi nhận đinh nếu bị lật chìm, khả năng sống sót là 10% cho Nhẫn chiến sĩ giỏi sông nước duy nhất nói trên. Ba thằng còn lại sau đó xác nổi lềnh, nếu dân không vớt thì làm mồi cho cá rỉa.
Hỏi dân mới biết là dân không bao giờ họ dám chèo thuyền vào mùa mưa qua chỗ đó. Chúng tôi lính tráng quen kiểu trên rừng, muốn cắt đi đâu thì đi, có biết gì đâu.

Lần thứ hai qua suối trong đêm mùa lũ.
Chúng tôi từ bên này Thị xã chèo thuyền về trả cho dân bên kia sông và đi bộ về đơn vị. Không nhớ Nhẫn đi đường nào mà chỉ mỗi tôi và Vũ y tá cùng đi. Khi đến cầu để về Đại đội thì cầu đâu chẳng thấy, nước dâng tràn hai bên suối. Tôi và Vũ đi ngược lên, vòng lên rừng để tìm chỗ cạn qua. Trời sập tối, rọi đèn pin dò dẫm mà lội. Trước mắt là ụ mối nhấp nhô xen lẫn rừng cây lúp xúp, bước chân đi có lúc nước ngang bụng, có lúc tới vai tới cổ. Tính thôi vượt suối, quay lại thoái lui thì cũng vậy, chả biết đâu mà lần. U u minh minh, tiến thoái lưỡng nan. Gay nhất là Vũ không biết bơi, tôi đi trước dò đường, Vũ bám theo sau, cứ thế mà bương. Nước tới cổ thì vòng hướng khác, cứ thế mà đi mà lội, không ngừng nghỉ.
Ơn trời, về đến đơn vị chừng 10 đêm. Ban chỉ huy thấp thỏm chờ đợi. Anh Phú đại đội trưởng "quạt" tôi một tăng. Anh có biết thằng Vũ không biết bơi không mà dẫn đi kiểu đó, sẩy chân là chết, sao không ở lại ngủ nhờ nhà dân. Vựa mệt vừa nghỉ đến chuyện đi gian nan khổ ải nên tôi lên tiếng "cự lại"... Rồi cũng qua.

Chuyện sông nước chưa hết với tôi. Tiếp năm sau 1980, tôi đi công tác với bạn Campuchia, trên đường từ xã Ô Rư xây Kondal về xã Kro Sre Săng. Mùa mưa nên nước dâng tràn bờ suối. Tôi tự tin bản thân nên bơi đứng qua, do mang theo cái túi đồ thấm nước, cộng cây AK và băng đạn quá năng nên một lát sau tôi đuối chìm dần. Sợ bị kỷ luật mất súng nên tôi cố giữ nó, đến nổi chìm dần. Bơi hóa thành nín thở đi dưới nước. May là gần tới bờ bên kia người mới chìm, đạp chân dưới lòng suối mấy phát là cặp bờ chỗ cạn chứ không chưa biết ra sao. Xém tí nữa thì tôi đã thăm Hà Bá rồi !…

Cái sống và cái chết, không thể và có thể, đôi khi với thằng lính chỉ là sợi chỉ mong manh. Tôi, một thằng vô thần nhưng có số luôn được Bà thương Trời độ, có lẽ vì hắn chưa bao giờ làm điều ác với dân. Mình thoát chết nhiều lần nên nghĩ cái số mình trời không bao gì hại chỉ có mình hại mình thôi. Vậy đó. Ha.ha. 🤪
Tính mình không hề ngang bướng, rất tôn trọng nguyên tắc trên dưới, nhưng khi đã nổi máu thì gay gắt rất xốc, không kiêng nể dù là chỉ huy. Bao giờ cũng vậy, tôi luôn tự tin là mình ngay thẳng, chỉ một lòng một dạ vì cái chung, vì đơn vị. Không quản ngại trước khó khăn nào. Có điều phê phán là tính mình hay chủ quan, duy ý chí cộng với cái máu hiếu chiến muốn lập công, khoái phiêu lưu mạo hiểm, không thích đi theo đường mòn nên gặp chuyện nhớ đời…

Hình vị trí ngả ba sông và người kể chuyện, phía sau là dòng sông Stung Treng.


Tìm kiếm Blog này