Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Cảm nhận về cảnh quan và đời sống khu vực biên giới giáp CPC.

Trên đường mình chạy xe máy dọc biên giới từ Kiến Tường LA đến Châu Đốc AG. Có qua 5 của khẩu chính và một số trạm biên phòng (đường tiểu ngạch), ngủ đêm tại 2 cửa khẩu. Thấy biên giới giữa hai nước thường được phân định theo ywj nhiên bằng con kênh, sát nhau hay cách thêm khoảng ruộng đất nữa. Kênh nước và cái cầu, khi thì thuộc bên này VN hoặc có khi thuộc bên kia CPC. Cặp theo là con lộ nhỏ rải đá hay bê tông, xe lớn nhỏ đều đi được. Phía bên Việt Nam dân ở đông đúc, phía CPC dân cư thưa thớt, đôi khi thấy chỉ cánh đồng xa tít tắp rồi mới tới làng mạc. Ở cửa khẩu thì hai bên đều có dân ở dày hơn, đêm nhìn phía bên kia đèn điện sáng choang. Dân CPC ở không dày nhưng nhìn qua nhà cửa, xe cộ thấy họ sang hơn. Có người nói: phía bên kia mấy cửa khẩu lớn đều có sòng bạc, trường gà đá do người Tàu làm chủ. Cửa khẩu nào của VN cũng quy hoạch kiểu "đi tắt đón đầu" cả một khu vực rộng thênh thang chờ lấp chỗ trống...
Bên phía VN, từng đoạn từng đoạn chừng 10-15km có một cơ quan nhỏ của bộ đội biên phòng hay dân quân tuần tra biên giới. Những chỗ có đường bộ, đường thủy mà dân qua lại làm ăn thì có trạm nhỏ biên phòng với barie kiểm soát, do một, hai chú BP của hai bên cùng trực. Dân thường xuyên qua lại, quen mặt nhau nên khỏi trình giấy tờ, dắt xe máy đi qua hoặc chạy chậm qua luôn. Mình có hỏi thủ tục lệ thường, dân bảo: qua cửa khẩu phải có hộ chiếu. Ai chỉ có giấy CMND thì cũng qua được bằng đò đưa sang hoặc đi lối đường nhỏ. Nếu là dân ở xa thì khó còn dân ở miền Tây dễ hơn. Mình thấy nơi đâu là lạ thì hay chộp một hai pô ảnh lưu niệm, không thấy biên phòng ra ngăn cản dù đầu đêm hay chưa sáng. Có lần 5h sáng, mình đã ra bờ sông trước trạm biên phòng, móc điện thoại nháy gần chục phát do trời còn tối nên hình không rõ nên chụp đi chụp lại. Thì có chú thượng uý ra hỏi... và kiểm tra giấy tờ, lão cạo giả nai tám luôn! hehe. Có lần chạy lớ ngớ tìm đường thì cũng bị hỏi, trình CMND xong, mình nói đùa: biết dzẫy tui không chạy thọc vào chỗ các chú đâu...

Về chuyến đi phượt dọc biên giới bằng xe máy cà tàng của H.

Ý tưởng của mình là phải đi sao cho thật sát biên để xem đời sống của dân làng hai nước cận kề. Bụng nghĩ: đất nước của mình sao mình không biết. Không có điều kiện đi xa thì ta đi gần vậy! Muốn được nhìn tận mắt và hít thở cái không khí của vùng biên. Quyết định đó, có phần muốn khơi dậy ký ức và nỗi nhớ những năm tháng công tác ở Campuchia, 40 năm về trước...
Đi một mình ên hơi buồn nhưng cũng có cái thú riêng của nó. Thích đi đâu thì đi, thích dừng chỗ nào thì dừng, không phải hội ý hội báo với bạn đi cùng, đôi khi chưa chắc đã thống nhất. Dĩ nhiên dã ngoại chơi chung sẽ xôm tụ vui hơn nhưng cần phải hợp sở thích thưởng ngoạn, hợp tính ăn uống nghỉ ngơi, chạy xe cũng cần hợp tốc độ. Mà muốn rủ bạn bè cùng đi cũng có cái khó, người này rảnh thì người kia bận... Tiền bạc thì không bao nhiêu, sức khoẻ chả có gì ghê gớm cả, cứ tà tà lượng sức mà chơi!. Cứ ngẫy hứng lý qua cầu biết đâu sẽ gặp niềm vui bất chợt...
Trước khi xuất phát, mình lên Google Maps phác thảo kế hoạch, căn cứ chiều dài và thời gian để dự kiến từng chặng. Trước khi đề pa chặng tiếp theo thì phóng lớn GM hết cỡ xem có tuyến đường xe không. Nếu bản đồ mạng không rõ thì hỏi thăm dân: có đi được không, có đò để qua sông không. Thực tế diễn ra không khác dự kiến là bao. Cái không ngờ là vào mùa nước nổi, đi đâu cũng thấy mênh mông là nước. Mấy ngày đều mưa nên đời sống buôn bán làm ăn của dân hai nước có vẻ chùng xuống. Mưa thì ta mặc quần áo mưa đi phà phà ấm hỉm, trời mát phóng xe đỡ mệt.. Đi vào khu vực biên giới do bộ đội biên phòng quản lý, mình là người ngay có CMND sợ gì. Có barie thì ta dừng lại (do quên không mang theo hộ chiếu), không có bảng cấm thì ta cứ chộp hình thôi. Đi đứng lớ ngớ thì mấy chú hỏi: vào đây làm gì, thì ta trả lời: tui là dân Việt đến để biết đất nước mình, được không?...

Tới tràm mà hổng thấy chim,

Từ TX Hồng Ngự trên đường về, ngang qua Tam Nông. Mình thấy cái tháp cao của ban quản lý Tràm Chim, tính leo lên chộp vài pô để phe ta là thượng đế. Nhưng họ rào lối lên, thôi gỡ gạc tí ảnh tầm thấp vậy.
Xách xe chạy tiếp 4 km, hai bên lộ vắng teo, chả thấy chim chóc chi cả. Trời đổ mưa, tấp vào cái lều nghỉ tránh. Một lát thì có chiếc xe 3 bánh xịch lại, chú tài chạy tấp đại vô. Chiếc xe từ từ lăn lùi bánh, sắp xuống kênh. Mình thấy, la "quớ. quớ!", chạy ra cùng với chú em chụp vội, níu cái xe lại. Thế là mình làm được một việc thiện, trả ơn 7 ngày chạy xe không xẹp bánh.
Thấy tốp khách du lịch đi ca nộ chạy sâu vào rừng ngập nước nước để tham quan. Chỉ mình êng thôi, mỗi con chích choè lửa bị mưa ướt thun mất, chán mớ đời...
Thiếu bạn không ham, quay xe ngược ra, trực chỉ về Sè Gồng. Chạy không nhập với QL1 mà đi mé phía tây Long An. Đang chạy thì có bạn học a lô: mày tới đâu, kịp thì ghé quán nhậu. Thế là rẽ đường vào trung tâm SG để dớt cú chót với đám bạn ngày xưa.
Mụ dợ thì chờ chồng iêu về, còn thằng chồng thì đang bù khú với bạn bè. Cái số cùng đinh của mình nó khổ thế! haha.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Ấn tượng với cái nhà của một chú em ở miền Tây!

Lạ là:
Cái nhà, tuy lợp tôn nhưng rất rộng, không phông trần chi cả. Bên trong thông luôn vòng quanh, 6 phòng nằm giữa căn nhà. 
Chú ấy là nông dân trồng cam và buôn bán trái cây chứ không phải đại gia gì ! Nhà ngang khoảng 15 mét, dài khoảng 30 mét. Thường ngày ở 2 vợ chồng cùng 4 đứa con học phổ thông. 
Vì ở đất hương hoả nên chú có trách nhiệm làm 6 đám giỗ/ năm, lần to nhất đặt đủ 12 bàn tròn. Có 1 phòng chỉ để chứa bàn ghế, xoong nồi, chén bát.. cho việc giỗ và một cái bếp rộng.
Sau khi nhậu tới bến, bà con ai không về, có thể chứa vài chục người ngủ lại.
(ảnh có cái xe trong nhà là của người bà con gửi nhờ)



Chắc bí thư, con ông nghìn cân còn mãi mê đảo ngọc!

Gần đây, lần đầu tiên, TC có dịp đi Hà Tiên chơi. Lòng háo hức, rạo rực nhưng biết rồi đã chán! Nhìn chung thành phố quy hoach chấp vá không xứng tầm một Kiên Giang giàu có nhiều tiềm lực. Cảnh đẹp thiên nhiên không nói. Mình coi TV, tưởng cái chợ đêm như xứ Thái. Ai dè, chỉ là những sạp nối đuôi bán hải sản, không phải là nơi dành cho du khách dạo chơi ăn vặt.
Ý nhóm bạn thích nhậu nơi mát mẻ về đêm, chọn giá cả bình dân. Lỡ đến thì nhào vô cho biết chứ sao!. Không chỉ du khách mà có cả dân địa phương nam thanh nữ tú đút đầu dô máy chém. Thấy người bán cũng là dân lam lũ, mình đoán giá thuê mặt bằng nơi này cao nên mới vậy. Chưa thấy bờ kè nơi nào nhếch nhác bản thiủ như ở các quán nhậu dọc đường Trần Hầu. Chất thải đồ ăn lẫn của người xả thẳng xuống sông. Tối đó, bọn mình quên không chụp ảnh cái toa lét bờ kè "độc đáo" ở xứ này...

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Nhớ lại một thời "hippie" tại Sài Gòn

1.Sự khởi đầu
Phong trào giới trẻ Sài Gòn với phong cách nổi loạn “HIPPY” một thời ,trong chồng báo cũ của gia đình, tôi tìm thấy tờ báo Xuân khá xưa, báo Xuân năm con Gà Kỷ Dậu 1969 khổ lớn với bìa có khuôn mặt tươi cười của nghệ sĩ Kim Loan, bài vở trong đó ít đặc sắc nhưng có một bài lý thú. Bài “Mùa xuân mười tám” của Hà Mai Lan trình bày dưới dạng hai bài nhật ký : Nhật ký của Mẹ và Nhật ký của con gái. Nhật ký của Mẹ kể về những ngày Tết 1943 ở Hà Nội. Trời rét xuân đất Bắc, cô con gái theo mẹ lên xe kéo ra chợ Đồng Xuân ngày hăm ba tháng Chạp vào buổi sáng sớm, trong lòng vẫn lo chợ hết món ngon để mua cúng ông Công ông Táo.
Về nhà, cả nhà xúm vào gói bánh chưng cùng với ngừơi bà con ở quê ra. Cô con gái cả ở nhà trông nom mọi việc, mua sắm cho em út. Phần nhật ký này trình bày một mùa xuân tuyệt đẹp trên đất Bắc rất gợi nhớ cho những người xa quê hương miền Bắc đã lâu, phần nhật ký cô con gái thì thể hiện một nếp nghĩ hiện đại của một cô gái tân thời trong xã hội Sài Gòn giữa cơn lốc hưởng thụ thời chiến tranh tao loạn. Cô gái mong đợi đến ngày mở tiệc bum – ban khiêu vũ Tết với đám bạn bè và lo mua sắm quần áo. Đám bạn cô thì đi mượn nhà để mở tiệc khiêu vũ. Cô phàn nàn là bị ông bố xé bức ảnh tứ quái Beatles treo ở phòng ngoài. Ông càu nhàu: “Ảnh ông bà cha mẹ không treo, lại rước cái thằng mủi lõ đầu bù ấy …” và cô chê ông bố là “quê” quá cỡ… Cô ra phố Bô – na chơi và gặp ông thầy, giờ đã chuyển xưng anh với cô. Cô gật đầu nhận lời vào thương xá Tax với ông và “thương hại cho túi tiền của lão vì mình chỉ mua có một hộp dầu thơm Essence và một ve Eau De Cologne”. Cuối cùng cô nhận lời tối mai đi phòng trà với thầy nhưng biết mình sẽ từ chối vì không thích đi với “lão gìa khằn đó”.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Nam bộ, thời khẩn hoang

Nam bộ, thời khẩn hoang: Phảng, cù nèo và ruộng cỏ
09/08/2007 04:07 GMT+7

TTCT - 1- Khoảng năm 1985, trong đợt điều tra về các hình thức diễn xướng dân gian ở ngoại thành TP.HCM, tôi được chị Nguyễn Thị Mười hát cho nghe mấy bài lý, trong đó có bài Lý cây phảng trên đây.

Khác mùa huê nở trường đông...Mùa màng, mộng mạ, giống má thất bát, cà đun (*) gieoPhảng kia phát chế, kèo nèo huơ, kèo nèo huơ...
(Lý cây phảng)


Các loại nọc cấy và phảng cấy

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Sự ngộ nhận quá lâu về "Hòn ngọc Viễn Đông"

SỰ NGỘ NHẬN QUÁ LÂU
Có quá nhiều người ngộ nhận về sự giàu có và sức mạnh kinh tế khoa học kỷ thuật của miền Nam trước năm 1975.
Họ cho rằng ngày đó VNCH đã vượt xa các nước Korea, Phillipine, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và gần bắt kịp với nước Nhật. Sự ngộ nhận này xuất phát từ những rao giảng của nhà chính trị, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ.... nhưng tuyệt nhiên không có nhà kinh tế hay nhà kỷ thuật nào dám nói như vậy cả.
Với hiểu biết và cảm nhận của mình, tôi viết stt này với mong muốn làm sáng tỏ phần nào thực trạng của nó.
Sau năm 1975, vào năm 1977 sau khi học xong trường kỷ thuật tôi có dịp đi một vòng xem xét các công ty SX cơ khí, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn, Biên Hoà. Những nơi tôi đi qua có nhiều nơi chính người thân của mình đã từng làm việc.
Tôi cũng đã từng ngộ nhận như họ và rất tự hào về nơi tôi sinh ra và lớn lên....cho đến khi tôi xách tập đi học thêm về kinh tế.
Bằng những gì tôi đã tận mắt xem xét, bằng những kiến thức kinh tế được trang bị và bằng những phép so sánh loại trừ tôi đã thật sự thất vọng về niềm tự hào ngớ ngẩn trước đó.
- Nói về kinh tế phải xác định rằng đất nước ta dù Nam hay Bắc thì thời điễm đó có đến trên 80% người dân sống bằng nông nghiệp nhưng trình độ SX nông nghiệp lúc đó là vô cùng thấp.
Vị tiến sĩ nông học số miền nam lúc đó là ông Võ tòng Xuân được học bổng của trường đại học Nông nghiệp tại Los Banos (Philippines), về lại Việt Nam 1971 sau khi lấy bằng thạc sĩ ( đến năm 1975 mới lấy bằng tiến sĩ tại Nhật ).

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Ban nhạc cây nhà lá vườn chơi bolero đúng chất với anh Bình (Cần Thơ)


Một thành viên ban nhạc nói: anh Bình từ Cần Thơ chạy xe máy lên, hát luôn không dợt trước với ban nhạc nên hát chưa hay, chưa tự tin ... anh hát 3 bài bài rồi chạy luôn về Cần Thơ.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: Chuyến bay đầu tiên và ngành hàng không

Một máy bay tư nhân của Pháp hạ cánh ở Sài Gòn năm 1925 Ảnh: Tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái 
 
Lúc 10 giờ 30 ngày 10.12.1910, lần đầu tiên một chiếc máy bay loại bốn cánh nhãn hiệu Farman xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn, lượn mấy vòng cho dân chúng ngắm vật lạ từ cha sinh mẹ đẻ chưa từng thấy.

Sau đó chiếc máy bay đáp xuống trường đua ngựa (nay là vị trí Bộ Chỉ huy quân sự TP.HCM ở đường Cách Mạng Tháng Tám). Người phi công lái chiếc máy bay ấy tên là Van Ven Borg.
Việc chiếc máy bay đáp xuống Sài Gòn được viên Thống đốc Nam kỳ báo ra Phủ toàn quyền ở Hà Nội, vô tình gợi ý cho viên Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Albert Sarraut có chủ trương dùng máy bay vào mục đích quân sự để đối phó với các cuộc nổi dậy của dân ta. Do đó qua năm sau, y cử một phái đoàn chuyên viên về Pháp nghiên cứu việc đưa ngành hàng không vào xứ thuộc địa này.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Câu chuyện về số phận hai cô công chúa Bokassa gốc Việt

Cô “công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao
Cô “công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao

Cô “công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao

Đoàn Dự ghi chép
Thưa quý bạn, vào khoảng cuối năm 1972, không chỉ ở miền Nam Việt Nam chúng ta mà hầu như cả thế giới đều biết câu chuyện vị tổng thống nước Cộng hòa Trung Phi tên Bokassa tìm được giọt máu rơi – kết quả của cuộc tình giữa ông và người phụ nữ nghèo làm nghề gánh nước mướn ở Cù lao Phố Biên Hòa tên Nguyễn Thị Huệ khi ông còn là một anh chàng trung sĩ nhất 32 tuổi trong đội lính lê dương của Pháp sang tham chiến tại Việt Nam. Người con gái Việt Nam lai da đen nghèo nàn khốn khổ con rơi của ông lúc ấy 19 tuổi, tên Nguyễn Thị Martine theo họ mẹ, làm nghề khuân vác xi-măng từ năm 18 tuổi tại Nhà máy xi-măng Hà Tiên gần Thủ Đức. Đùng một cái, cô trở thành ái nữ của Tổng thống Bokassa, rồi khi vị tổng thống này tham quyền cố vị, xóa bỏ nền Cộng hòa, tự xưng mình là hoàng đế, ở ngôi được 3 năm thì trong 3 năm đó, cô trở thành một vị công chúa. Nay, thời gian 43 năm đã trôi qua, thế sự đổi dời, những người liên quan hầu như đã hóa thành người thiên cổ, kể cả “Hoàng đế” Bokassa. Riêng cô gái nghèo tức cô “công chúa” Martine Bokassa hiện nay ra sao, cô còn sống hay đã chết? Mới đây, tờ báo Le Figaro của Pháp đã tìm hiểu và đăng rõ chi tiết ngọn ngành, xin mời quý bạn xem qua cho biết…

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Ảnh độc: Người Sài Gòn xưa đi máy bay như thế nào?

Phóng viên ảnh nổi tiếng người Mỹ Bill Eppridge đã ghi lại những bức ảnh đặc sắc trong một chuyến bay dân sự ở sân bay Tân Sơn Nhất ngày 14/7/1965.
Các con đường dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất được kiểm tra an ninh nghiêm ngặt. 

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Muốn thành người hoàn hảo, hãy sống ở... Sài Gòn

Mặc dù giờ đây còn sống chung với lụt, với kẹt xe, ô nhiễm môi sinh, với nhiều bất cập từ quy hoạch treo và quản lý thiếu đồng bộ, nhưng cư dân Sài Gòn cũng đang mơ mộng về thành phố trong tương lai.
Sài Gòn, triều cường, thành phố, TP Hồ Chí Minh, kẹt xe, khẩu trang, chống nắng, ngập, xe máy, ô tô, quy hoạch
Đường ngập, phụ huynh phải thuê xe ba gác đón con về. Ảnh: Tuấn Kiệt
Từ lâu, Sài Gòn vốn là nơi hội tụ, sinh sống, làm ăn của người dân bốn phương. Nhưng trụ lại vùng đất này chẳng hề dễ, bởi bạn sẽ mất ít nhất 2 năm để học kỹ năng "sinh tồn" tại đô thị lớn nhất nước này. Và rồi, bạn sẽ có biết bao phẩm chất tuyệt vời.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Vấn đề Kampuchia : Tranh chấp lãnh thổ.

(Tư liệu tham khảo)


Tranh chấp về lãnh thổ giữa hai bên VN và Kampuchia, nếu xét trên phương diện những yêu sách khác nhau của người Khmer hiện nay về lãnh thổ thì ta thấy các học giả Khmer nghiêng về lịch sử. Mà nói về lịch sử thì có thể nói là tranh chấp hai bên đã xảy ra từ rất lâu. Dầu vậy ta có thể chia ra làm năm thời kỳ. Mỗi thời kỳ bản chất của tranh chấp khác nhau, các lý lẽ biện minh cho yêu sách của các bên khác nhau. Điều này xảy ra do ảnh hưởng địa chính trị, hoàn cảnh lịch sử cũng như tinh thần dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ từ các bên.

Thời kỳ đầu, từ đầu thế kỷ thứ 17 đến khi Nam kỳ trở thành thuộc địa của Pháp 1862.

Thời kỳ thứ hai, từ năm 1862 đến năm 1945, sau khi Đại chiến thế giới kết thúc.  

Thời kỳ thứ ba, từ 1945 cho đến năm 1954, hiệp định Genève được ký kết.

Thời kỳ thứ tư, từ 1954 đến 1975.


Thời kỳ thứ năm từ 1975 đến hôm nay.

Thú vị khi tìm hiểu địa danh Nam Bộ gốc tiếng Khmer

Sài Gòn: Từ gốc theo tiếng Khmer là Prây Nôkôr (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn), có nghĩa là "thị trấn ở trong rừng", "Prei" hay "Brai" là "rừng", "Nokor" hay "Nagara" là "thị trấn". Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế. Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành Rai, thành "Sài", Nokor bị bỏ "no" thành "kor", và từ "kor" thành "gòn".


Cần Giờ: (Tp HCM) Cần Giờ vốn có nguồn gốc từ tiếng Khmer Kầnchoeu nghĩa là cái thúng. 

Cần Đước: (Long An) Có gốc từ tiếng Khmer là andoek tức là con rùa dạng trung bình.Chắc hẳn thời xa xưa có rất nhiều rùa sống ở đây?
 
Lấp Vò: Huyện thuộc tỉnh An Giang. Khmer: srôk tức por = xóm nước nóng.

Gò Vấp: Âm gốc tiếng Khmer là Kompăp, một loại cây cứng như lim.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Nghe tiếng đờn, ai rao sáu câu…

Cho Thắm, vì yêu em mà ta yêu miền tây.
Entry này tặng nhà bác GấuXX vì cái tình của bác với miền tây.


...

Ở miền tây, chữ “đàn” bị phát âm thành “đờn”, đờn ông, đờn bà…nghe riết thấy nó quê mùa đến đậm đặc, đến một nhạc cụ mà nghe riết cũng không còn chút nghệ thuật nào, nghe dân dã như cây so đũa, như con cá rô… đờn cò, đờn kìm, đờn nhị, đờn bầu…

Ở miền tây, động từ được sử dụng nhiều nhất có lẽ là động từ “chơi”. Cái gì cũng chơi, làm cũng chơi, ăn cũng chơi, nhậu cũng chơi…chơi nguyên chai “gụ”, chơi hết “cặp dzịt”, chơi nửa đám ruộng, chơi mày luôn… Cho nên người nghệ sĩ đánh đàn ở miền tây kêu bằng “chơi đờn”, chơi thôi. Bởi vậy ca cổ ở miền tây kêu bằng ca tài tử, nghĩa là ca chơi cho “dzui” thôi…

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Bức tranh ảm đạm của nông thôn miền Tây

Nguyenvantuan:

Hôm nay là ngày mồng Bốn. Hết tết rồi!  Tôi sẽ tiếp tục loạt bài ghi chếp cuối năm.  Lần này tôi muốn ghi lại một số cảm nhận cá nhân về nông thôn miền Tây nam.

Nói đến nông thôn, chúng ta thường hay nghĩ đến một vùng đất đồng ruộng và cây trái xanh tươi, gió mát trăng thanh, những con đường làng mơ mộng, dòng sông lửng lờ, những con người hiền lành mộc mạc, v.v… Nhưng bức tranh nông thôn mà tôi cảm nhận được trong những năm gần đây thì hoàn toàn tương phản với những hình ảnh mà chúng ta từng có trong tâm tưởng hay kí ức của một thời xa xăm.

Phát triển theo hướng thiếu qui hoạch
Tình trạng bùng nổ dân số dẫn đến mật độ dân số càng ngày càng cao.  Theo một thống kê gần đây thì vùng Đồng bằng sông Cửu Long có một dân số lên đến 17 triệu, tăng gần gấp 2 lần so với 20 năm trước đây.  Trong khi đó thì (dĩ nhiên) diện tích đất cố định, hay thậm chí diện tích đất cho cư dân càng ngày càng giảm.  Do đó, không ai ngạc nhiên khi thấy mật độ dân số ở các tỉnh miền Tây tăng một cách chóng mặt.  Nhà cửa ở vùng nông thôn mà san sát nhau, giống y chang như mật độ nhà cửa ở thành phố.

Tìm kiếm Blog này