Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Tham nhũng trong chính quyền VNCH

Tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam (Viet Nam War)
21 Tháng 1 2013 ·

(Đây là lời nhận xét của tác giả Trọng Đạt một người đã sống dưới chính thể VNCH.. )

Thật vậy những năm đầu của chế độ Nguyễn Văn Thiệu, 1967, 1968, guồng máy tương đối còn có kỷ cương nhưng dần dần đi tới chỗ tham nhũng thối nát tồi tệ, nó đã phá hoại kinh tế vật chất và làm suy sụp tinh thần quân dân. Tham nhũng hối lộ có từ thời Tây nhưng dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu có thể nói đã tiến tới chỗ tột cùng của thối nát. Các chế độ, chính phủ Quốc Gia từ thời Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Cao Kỳ… cũng ít nhiều có tham nhũng nhưng người dân còn chấp nhận được, đến Nguyễn Văn Thiệu thì thật hết nước nói. Sau khi miền Trung thất thủ lọt vào tay Cộng quân, chúng tôi có nghe một ông công chức than thở “chế độ Thiệu đi theo vết xe đổ của Tưởng Giới thạch, các ông tỉnh trưởng chết gục trên đống vàng”!

Trong cuốn sách Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 trang 56, Phạm Huấn có nói:

“Theo dư luận, cái giá để mua chức Tỉnh trưởng qua đường giây bà Thiệu, bà Khiêm, thường thường từ 10 đến 20 triệu”

Lực lượng quân sự khối XHCN trong CTVN

Lê Tuấn Nghĩa
20 giờ ·

1. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Từ tháng 06/1965 đến tháng 03/1969, CHND Trung Hoa đưa sang Việt Nam 346 chuyên gia quân sự và 320.000 lượt quân nhân, công nhân xây dựng công trình quốc phòng, làm đường bộ, đường sắt. Những đơn vị đầu tiên sang Việt Nam tháng 06/1965 gồm 4 chi đội (tương đương sư đoàn) công binh 1, 4, 5, 6 được tổ chức thành 22 trung đoàn công binh, trong đó chi đội 1 công binh đảm nhiệm xây dựng đường sắt Lưu Xá - Kép, chi đội 5 công binh đảm nhiệm sửa chữa đường ô tô từ Lào Cai xuống Yên Bái, chi đội 4 công binh đảm nhiệm nâng cấp quốc lộ 3 từ Bờ Đậu - Phú Lương đến Cao Bắc - Ngân Sơn. Ngoài ra còn một số đơn vị công binh đường sắt, công binh không quân, quân y, rà phá mìn của hải quân và công nhân xây dựng với tổng số khoảng 170.000 lượt người.

Từ cuối năm 1966, một số đơn vị phòng không CHND Trung Hoa cũng được đưa sang Việt Nam làm nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực gần biên giới Việt - Trung, những đơn vị đầu tiên là Chi đội (tương đương sư đoàn) 62 phòng không (từ tháng 12/1966 đến tháng 08/1967), Chi đội 170 phòng không (từ tháng 07/1967 đến tháng 03/1968)... Tổng cộng có 16 lượt chi đội với 63 lượt trung đoàn phòng không đã tham chiến ở Việt Nam, với khoảng 150.000 lượt người. Các đơn vị này bao gồm:

Tại mặt trận phía tây:
- Chi đội 6.
- Chi đội 61.
- Chi đội 67.
- Chi đội 164.
- Chi đội 165.
- Chi đội 166.

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Chiện giỗ chồng: Sống sao thác vậy, thích món gì cúng món đó!


Ở một ngôi làng nọ có hai vợ chồng trẻ và ông bố chồng bị mù cả hai mắt cùng sống một ngôi nhà.

Sau một thời gian hương lửa mặn nồng chẳng may người chồng bị ốm nặng, nhắm không qua khỏi anh ta bèn gọi vợ đến dặn dò lần cuối. Anh ta dặn vợ đừng cúng kiếng gì khi giỗ, để tiền còn lo cho cho ông già, anh ta chỉ yêu cầu cô vợ cúng cho anh ta món gì anh ta thích nhất khi còn sống, thế rồi anh ta nhắm mắt xuôi tay.

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Đá Chữ Thập, Trường Sa

Đảo đá Chữ Thập nằm trên quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) và đang bị Trung Quốc chiếm đóng, xây dựng trái phép.
Tên gọi: đá Chữ Thập; tiếng Anh: Fiery Cross Reef hoặc North West Investigator Reef; tiếng Filipino: Kagitingan; giản thể: 永暑礁; bính âm: Yǒngshǔ jiāo, Hán-Việt: Vĩnh Thử tiêu.
Đặc điểm: Chiều dài tính theo trục đông bắc - tây nam là 14 hải lý (25,93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7,4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thuỷ triều lên.

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Thực hư chuyện “Đừng điều trị nếu bị ung thư”

Tiết lộ của bác sĩ chuyên khoa giúp bạn không bị ung thư đánh lừa nữa 
8:21 am - 05/10/2016

Thật khó tin nếu có một bác sĩ nói với bạn rằng đừng có điều trị nếu bị ung thư! Nhưng đây lại là bác sĩ được mệnh danh “Lương tâm của giới y học” của Nhật Bản.
Makoto Kondo, 65 tuổi, là bác sĩ xạ trị bệnh viện đại học Keio, với 40 năm điều trị ung thư, ông đã rất can đảm để bày tỏ những ý kiến về sức khỏe có liên quan đến cá nhân và cộng đồng mà mọi người không tiện nói, được người dân Nhật yêu mến gọi bằng cái tên “Lương tâm của giới y học

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Vì sao nước Mỹ không quản lý hộ tịch mà không loạn?

Tam Dương dịch
 Dưới đây là chuyện kể của một người Mỹ gốc Hoa về vấn đề này: 

Từ khi quen Surens năm 1997 đến năm 2007, trong 11 năm đó Surens đã chuyển nhà 5 lần, trung bình hơn hai năm một chút là đã chuyển nhà. Người Mỹ đều như vậy, không chỉ chuyển nhà luôn mà hình như thích chuyển nhà.

Khi mới tham gia công tác, do thu nhập chưa cao, nói chung người Mỹ thuê căn hộ nhỏ để ở; khi thu nhập cao lên một chút sẽ đổi thuê căn hộ lớn hơn; khi có điều kiện mua nhà lại dọn đến nhà mới; khi thu nhập tăng lên, lại bán nhà cũ mua nhà mới rộng đẹp hơn; giầu có hơn nữa sẽ mua nhà ở những khu có điều kiện sinh sống tốt hơn, khi về già, nhà cửa không để lại cho con cái, mà bán đi rồi đến nhà dưỡng lão. Trước khi đi chầu Thượng đế còn bao nhiêu tiền tiêu hết .

Người Mỹ cũng thay đổi việc làm tương đối nhiều, đến một thành phố khác, một bang khác, thậm chí từ miền Tây sang miền Đông làm việc, đối với người Mỹ xem ra là một việc rất đơn giản. Tổ tiên đầu tiên của người Mỹ, khi từ châu Âu đến Bắc Mỹ đã có câu nói nổi tiếng: “Ở đâu có bánh mì, ở đó là tổ quốc”. Người Mỹ hiện đại thừa kế tinh thần này: ở đâu cuộc sống tốt ở đó là nhà mình. Có xí nghiệp Mỹ khi muốn tìm nhân viên công tác tại ngoại tỉnh, thậm chí đã trả cả tiền dọn nhà.

Lý do chuyển nhà của người Mỹ còn nhiều nữa, địa phương này có môi trường tốt, địa phương kia thu thuế ít, địa phương nọ trường học tốt, địa phương kia nhiều người cùng dân tộc với mình, địa phương này có nhiều quán ăn ngon v.v…, đều có thể là lý do để chuyển nhà. Nghe nói trong một đời, người Mỹ trung bình chuyển nhà mười mấy lần. 

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Ở nơi sâu nhất địa cầu

Jasmin Fox-Skelly
19 tháng 3 2015

Vào ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron cúi khom người trong một khoang tàu ngầm chật hẹp ở ngoài khơi Thái Bình Dương. Trong khoảng thời gian hai tiếng rưỡi, Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới mới về lặn một mình. Ông đã lặn đến nơi sâu nhất của đại dương: Rãnh Mariana.

Đại Việt và các cuộc chinh phạt mở cõi Thế kỷ X - XI

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017
Người Việt thường tự nhận mình là nạn nhân của các cuộc xâm lăng, thực tế không như vậy. Các vị quân vương Đại Việt thế kỷ X – XI đầy ắp tham vọng văn trị võ công. Đó là bản ngã của quân vương, vì bản ngã ấy mà Đại Việt chiến chinh không ngừng.
Họ Khúc nhân Giao Châu vô chủ, kéo thân binh vào thành Long Biên (Đại La) tự xưng Tiết Độ Sứ (Thống đốc bang) Giao Châu thuộc Đế quốc Đại Đường, đó là năm 905. Chưa đầy trăm năm quá độ, Giao châu nhỏ nhoi, xa lắc của Đại Đường đã trở thành một vương quốc ương ngạnh, hiếu chiến.
Đừng nói đến việc chinh phạt Chiêm Thành như cơm bữa, ngay cả Tống triều, Đại Việt còn kinh thường, cả gan xâm lăng, giết người cướp của, tàn phá thành trì. Tống triều phải đối phó vô cùng vất vả.
Liên tục xâm lăng láng giềng
Ban đầu, Lãnh thổ triều đình Đại Việt trực tiếp quản trị gồm Trung du và đồng bằng Bắc bộ, Trung du và Đồng bằng Thanh Nghệ; Diện tích ước chừng 30 – 40.000km2; dân số ước hơn 1 triệu người. Bao quanh vương quốc là những quốc gia như Ngưu Hống, Đại Lý, Tống, Đại Nguyên Lịch, đất của các tộc Tày Nùng, Champa.

Những đường băng hiểm trở nhất thế giới

Husna Haq
Xếp hàng dài dằng dặc, nhân viên phục vụ thì cấm cảu, đồ ăn đắt cắt cổ, đã thế lại còn thường xuyên hoãn chuyến... Trong thế giới của dân 'phượt', sân bay rõ rành rành là những cục tắc nghẽn giữa họ và những điểm đến cuối cùng mà chẳng cách nào tránh được.
Nhưng theo khảo sát trên trang mạng chuyên hỏi đáp Quora.com, lại có những sân bay dị nhất thế giới, khiến việc được cất cánh và hạ cánh ở đó làm cho dân lang thang lành nghề khoái chí.

Đường băng dốc sinh tử


Bản quyền hình ảnhGETTY
Image captionĐường băng trên đỉnh Himalaya (Hình: Prakash Mathema/Getty)

4 ngộ nhận về Việt Nam

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017
Nhiều người Việt Nam thường nghĩ rằng, đất nước này là nạn nhân của những cuộc xâm lăng, nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Nhiều người nghĩ sống cạnh Trung Quốc khó, nhưng sống cạnh người Việt mới thực sự là nỗi bất hạnh đối với bất kỳ một sắc dân nào, dù văn minh, hay còn ở trạng thái bán khai .
Những ngộ nhận!
Đại Việt ngày Thế kỷ X - XI và các quốc gia, vùng lãnh thổ láng giềng
Ngộ nhận thứ nhất: Chống xâm lăng, quật cường đánh trả ngoại xâm
Đúng nhưng thiếu một vế: người Việt đi xâm lăng nhiều hơn chống xâm lăng.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

10 sự khác biệt giữa Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành

Nhà thờ Tin Lành

Nhiều bạn Đạo Công Giáo chúng ta luôn thắc mắc về sự khác biệt về Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành, và đâu là sự khác biệt. Đôi khi bạn đi xa gặp 2 Nhà Thờ Công Giáo và Nhà Thờ Tin Lành thì làm sao để nhận biết và ứng xử ra sao. Bài viết này sẽ chỉ ra 10 sự khác biệt giữa Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành.

"Đắp mộ cuộc tình" - sáng tác: Vũ Thanh, trình bày: Đạt Võ


Sáng tác: Vũ Thanh
Lời bài hát:

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Chừng nào dân Mỹ bị cấm xài súng?

CHỪNG NÀO DÂN MỸ BỊ CẤM XÀI SÚNG?
Trước khi nhập đề, để tôi viết đôi điều ngoài đề một chút.
Tôi có cái tật dong dài. Bệnh dễ chữa. Tật khó chừa lắm!
Viết dài mới lột hết tâm ý, tránh cho người đọc hiểu lầm “gà hoá vịt”. Viết một bài ngắn ngủn, vài câu, chấm hết, nó khô như cốm dẹp thiếu nước cốt dừa, nuốt trẹo bảng họng! Viết kiểu đó, giống như anh khờ đi cua gái: ngồi bên người đẹp cả buổi trời, chỉ nghĩ ra được có mỗi một câu “Hôm nay trời đẹp quá”. Mười lăm phút sau, rặng thêm được một câu nữa: “Trời nhiều mây quá!” Con ghệ ngồi chờ hoài hỏng thấy động tĩnh gì, tưởng tay hắn bị liệt, miệng hắn bị câm, hay là hắn chưa nói rành tiếng Việt, bèn phán cho một câu: “Thôi em về!” Vậy là xong game! Hẹn kiếp sau! Một buổi hẹn hò khô khan, vô duyên, lãng nhách! Ai thích đọc?
Tuy nhiên, viết dài cũng có cái bất lợi:
Thứ nhứt, gặp người làm biếng, sẽ không thèm đọc, thì uổng công mình ngồi gõ hằng giờ, bằng “nhứt dương chỉ”! Kệ đi! Chín người mười ý, ai hỏng thích kiểu dong dài, cà kê dê ngỗng của tui, thì cứ tự nhiên “nhấn nút biến”, chả ai phiền hà ai cả, đúng không? Thời a còng, có biết bao nhiêu chọn lựa. Cứ lựa món nào hạp khẩu vị mình.
Thứ hai, gặp những người “tay nhanh hơn não”, mới đọc một đoạn, chưa biết mình viết cái giống gì tiếp theo, chưa đọc đến cái kết luận coi nó ra sao, thì họ đã “nhảy đong đỏng như nước nóng đổ trong quần” (nói kiểu miền Tây của tui), rồi phán loạn xà ngầu, như thánh. Hơn 20 năm lớn lên ở miền Tây, thật sự tui chưa từng thấy ai bị nước nóng đổ trong quần, và lỡ có đổ thì nhảy kiểu gì. Chỉ nghe má tui luôn nói vậy, khi gặp người có cái nết đong đỏng, như “khỉ mắc phong”! Cũng chỉ nghe bà già nói, chớ cũng chưa thấy khỉ mắc phong nhảy ra làm sao! Dùng hình ảnh này để định nghĩa cái thứ khác thiệt là khó! Thôi cứ hiểu đại khái: Đó là những người nóng tính, tươm tướp, nhảy dựng, hấp tấp,… (không muốn dùng chữ hồ đồ ở đây).

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Súng đạn ở Mỹ

Peter Chánh Tran đã thêm 16 ảnh mới.
7 Tháng 6

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Ông Bảy Nhị & bốn phép toán “làm quan”

Thứ Hai, 22/10/2012, 09:43:00

Tôi điện thoại cho ông Bảy Nhị tỏ ý muốn về An Giang thăm ông. Biết tôi từ Hà Nội lặn lội vô, ông xởi lởi: “Để chú lên TP Hồ Chí Minh cho đỡ cực”. Đúng hẹn, hai ngày sau, ông tới tìm tôi tại Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân ở 40 Phạm Ngọc Thạch.
Tôi nhìn quanh: “Xe chú đâu?”, ông cười hiền: “Chú lên bằng xe đò, tiện thể thăm con, thăm cháu ngoại”. “Chú không có nhà riêng ở Sài Gòn sao?” - tôi ngạc nhiên. Ông Bảy Nhị sổn sảng: “Đừng nghĩ quan chức là ở đâu cũng có nhà cửa. Chú nghỉ hưu, về nuôi bảy hầm cá tra, mỗi năm thu hoạch cả ngàn tấn, kiếm bộn tiền, nhưng đã gắn một đời với bà con nông dân mảnh đất Long Xuyên, An Giang, giờ mắc mớ chi lên Sài Gòn cho mệt”...
Ông trải lòng với NDHT qua những câu chuyện thuở làm quan có lẽ... ít giống ai.

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích) – Nguyễn Thanh Liêm

by NPV • 16/10/2013
Học Thế Nào xin trích một phần tài liệu của GSTS Nguyễn Thanh Liêm về giáo dục ở miền nam sau 1954. (GSTS Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-67, Thứ Trưởng Bô Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975).
Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáo dục cũ của Nho gia, gọi nôm na là “cái học của nhà Nho” như nhiều người thường nói. Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa, từ chương trình, sách vở, lối học đến cách thức thi cử. Tổ chức giáo dục xưa được Đào Duy Anh ghi lại như sau trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương:
“Ở mỗi huyện có quan Huấn đạo, mỗi phủ có quan Giáo thụ, dạy Tứ Thư Ngũ Kinh cho học trò khá. Ở mỗi tỉnh có quan Đốc học dạy các sinh đồ cao đẳng. Ở Kinh đô có trường Quốc tử giám. Các vị học quan kể trên đều ở dưới quyền giám đốc của bộ Lễ hoặc bộ Học. Trong dân gian thì xưa nay việc học vẫn hoàn toàn tự do. Thầy học thì có thầy khóa, thầy đồ, thầy tú dạy trẻ con, cho đến bậc đại khoa không xuất chính, hay các quan trí sĩ, có người dạy đến trăm nghìn học trò.”
Trường học thì phần lớn là nhà riêng của ông thầy, hoặc ở chùa hay ở đình, miểu trong làng. Giáo dục có thể xem như là công việc của nhànho hơn là của quốc gia, không thuộc một cơ quan công quyền với sự tài trợ và kiểm soát đôn đốc của chính phủ. Không có một hệ thống tổ chức qui mô của một nền giáo dục quốc gia gồm đủ cơ sở và nhân viên giảng huấn và điều hành từ trung ương đến địa phương, từ cấp thấp (như tiểu học) lên cấp cao (như đại học).

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Gurkha - Những siêu chiến binh đáng sợ, hễ rút dao là có máu đổ

authorĐăng Nguyễn - Tổng hợp Thứ Sáu, ngày 02/06/2017 00:25 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Những chiến binh bộ lạc Gurkha ở Nepal đã tham gia vào hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới trong hơn 2 thế kỷ qua và được coi là siêu chiến binh đáng sợ nhất thế giới.

nhung sieu chien binh dang so, he rut dao la co mau do hinh anh 1
Chiến binh Gurkha ngày nay phục vụ trong quân đội Anh, Ấn Độ và Nepal.
Chiến binh Gurkha xuất phát từ Nepal nổi tiếng là những người lính sẵn sàng chiến đấu đến chết, không hề bỏ chạy trước hiểm nguy và luôn nỗ lực đến mức phi thường để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Loạt bài này sẽ làm rõ chiến binh Gurkha và câu chuyện của những người lính này.

Những vũ khí viện trợ đã ra trận cùng QĐVN trong trận Điện Biên Phủ

06:00 - 11/11/2014 Đa Phúc

Liên Xô cung cấp cho Việt Nam 1 trung đoàn pháo cao xạ 37mm, xe vận tải và vật tư quân y; Trung Quốc trang bị vũ khí cho một số đơn vị bộ binh, pháo binh và vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô cho VN
Ngày 20/1/1950, một tuần sau khi CHND Trung Hoa tuyên bố chính thức đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Hồ Chủ tịch tới Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) rồi lên đường tới Bắc Kinh. 
Sau đó, ngày 3/2/1950, Hồ Chủ tịch rời Bắc Kinh sang Moscow. Trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô, Trung Quốc là Nguyên soái Stalin, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai ở Moscow, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Liên Xô giúp trang bị cho Việt Nam 10 sư đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo cao xạ. 
Theo hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Stalin đồng ý với yêu cầu này, tuy nhiên đề xuất phân công vai trò giữa Liên Xô và Trung Quốc: “Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam những thứ đang cần. Những thứ gì Trung Quốc chưa có thì hãy lấy trong số hàng Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc chuyển cho Việt Nam và sẽ được Liên Xô hoàn trả”. 

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Lính Việt ở UAE



Tìm hiểu thêm:
Công văn 3916/LĐTBXH-QLLĐNN đưa lao động sang làm nhân viên bảo vệ ở UAE
Đội quân đánh thuê bí mật của UAE

"công sở thân thiện"




Hồ Xuân Hương ngày xưa đẹp như mơ (1971)


Thiên nhiên kỳ lạ, vì sao cùng vùng đất mà đủ màu sắc thế này?

Những hồ nước khoáng màu ở đồng bằng muối do những diêm dân đào trên đường bờ biển Senegal gần biên giới với Gambia, 12/06/2006.
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời

Toọc Việt hổ báo cáo chồn, mềm nắn rắn buông!.

Phía bắc TQ quá mạnh, cực chẳng đã phải bật lại thôi. Còn Lào phải cảm ơn dãy Trường Sơn cản đường, CPC phải cảm ơn Pháp nhày vô. Nếu không cũng bị Đại Việt tái chín, ít nhất cũng đến sông Mê Kông.
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Chuyện tui đi bán cà rem và cách sản xuất cà rem ngày xưa

Nhớ ngày xưa Thợ cạo từng đi bán cà lem. 
Thằng anh bảo kiếm tiền dễ lắm mày, thằng em phái, nhập hội vác thùng. 
Đi rũ cẳng, nắng thí mẹ không dám mút một cây, được... 1 tuần giải nghệ luôn!
Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và ngoài trời

Kỳ tích vô tiền khoáng hậu của một chiếc C-130


Chuyện không tưởng mà có thật!
Máy bay vận tải hạng trung với 4 động cơ cất hạ cánh mà không dùng móc hãm và chỉ sử dụng 1/2 phi đạo trên hàng không mẫu hạm.
Nó cho thấy công nghệ hàng không ưu việt và trình độ phi công siêu đẳng của không quân Mỹ.
Với ý tưởng dùng máy bay vận tải C-130 để tiếp nhiên liệu và nhu yếu phẩm cho tàu sân bay trong hành trình dài ngày. Trong tháng 10 và tháng 11 năm 1963, một chiếc KC-130F của Thủy quân lục chiến Mỹ đã tiến hành 21 lần cất hạ cánh trên tàu sân bay USS Forrestal với các trọng lượng khác nhau.

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Hiện tượng kích nổ và Trị số Oc-tan

Kích nổ là hiện tượng nổ quá sớm so với thời điểm nổ thích hợp do Bu-gi kích hoạt, xảy ra ở cuối kỳ nén. Hỗn hợp không khí và nhiên liệu tự bốc cháy trước cả khi Bu-gi đánh lửa. Đám cháy lan rộng, kèm theo đó áp suất tăng cao ở khu vực xung quanh. Sự va chạm giữa các làn sóng áp suất của các đám cháy khác với nhau, với thành xi-lanh hoặc hoặc đám cháy phát sinh do bu-gi đánh lửa tạo nên tiếng va đập thường được gọi là tiếng gõ kích nổ. Kích nổ xảy ra đúng lúc pít-tông trong quá trình đi lên, áp suất khí cháy trong buồng cháy tăng vọt, tạo lực nén đè nặng xuống pít-tông. Trên thì khí cháy ép xuống, dưới thì bị quán tính chuyển động trục khuỷu, thanh truyền, pít-tông đẩy lên. Các chi tiết máy quá tải, đứng trước nguy cơ biến dạng cong vênh hoặc bị gẫy. Hòa khí bị hao hụt trước khi kỳ cháy giãn nở bắt đầu, công suất đầu ra giảm mạnh. Năng lượng trong phản ứng cháy ở dạng nhiệt mà không được biến đổi thành cơ năng. Nhiệt độ động cơ nóng quá mức bình thường. Kích nổ làm máy nóng, công suất giảm, xe chạy ỳ, âm thanh giống như tiếng gõ phát ra tại khu vực động cơ là những dấu hiện thường thấy của hiện tượng kích nổ. Điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn bình thường, trục khuỷu có nguy cơ hỏng nặng.

Nguyên nhân sự kích nổ:
Chỉ số ốc-tan là đại lượng đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của xăng. Động cơ có tỷ số nén lớn đòi hỏi xăng có chỉ số ốc-tan lớn. Dó đó hãy tham khảo khuyến cáo ghi trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe để biết loại xăng phù hợp cho xế yêu. Ngoài ra Bu-gi đánh lửa sớm cũng dễ phát sinh kích nổ. Lỗi từ hệ thống đánh lửa phần lớn xuất hiện ở những xe đời cũ do đặt sai góc đánh lửa. Những dòng xe hiện đại sử dụng hệ đánh lửa điện tử, lỗi có thể do thông tin sai lệch từ cảm biến tín hiệu đầu vào. Một nguyên nhân khác, trong buồng đốt có chứa nhiều muội carbon nóng tạo lên mồi châm cháy hòa khí.

Tàu sân bay đầu tiên của thế giới trông như thế nào?

16:37 25/12/2014

Hàng không mẫu hạm đầu tiên của thế giới chỉ mang theo một máy bay và đường băng dài vỏn vẹn 17 m, vậy máy bay sẽ cất cánh như thế nào?


Tàu sân bay đầu tiên trên thế giới có đường băng dài chỉ 17 m, phi công sẽ cất cánh nhờ vào lực nâng khi tàu di chuyển với tốc độ 20 hải lý/giờ. Ảnh: Dailymail.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Rosa Parks - Chiếc ghế xe bus đã làm thay đổi nước Mỹ ...

Quyết không nhường ghế


(PL-NS)- Rosa Louise Parks (sau đây gọi tắt là Parks) là phụ nữ da đen. Đầu tháng 12-1955, bà đã từ chối nhường ghế trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng. Hành động dũng cảm của bà đã dấy lên làn sóng phản đối nạn phân biệt chủng tộc trên toàn nước Mỹ.

Đòi công bằng từ chiếc ghế xe buýt

Parks sinh ra tại Tuskegee, Alabama (tiểu bang ở miền Nam nước Mỹ). Sau đó, bà cùng gia đình chuyển đến sinh sống tại thị trấn nhỏ Pine Level ở quận Johnston thuộc miền Bắc nước Mỹ. Bà cùng người chồng da đen của mình làm việc tại Hiệp hội Quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (National Association for the Advancement of Colored People - NAACP’s).

Vì sao ngôi nhà 34 Hoàng Diệu ở Hà Nội vẫn chưa có sổ đỏ?



Đôi lời của nhà báo Dương Đức Quảng: “Mấy hôm nay, sau khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi, nhiều nhà báo và các bạn viết facebook đã có bài về cụ trên báo và trên trang cá nhân bày tỏ sự ngưỡng mộ, tiếc thương và cả sự thông cảm với gia đình cụ xung quanh câu chuyện về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, nơi cụ đã ra đi. Nhà báo Quốc Phong đã có một bài khá hay trên báo Thanh Niên kể nhiều chuyện về hai cụ Trịnh Văn Bô – Hoàng Thị Minh Hồ, trong đó có chuyện về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội này. Một số nhà báo và bạn viết khác, trong đó có người tôi biết khá rõ cũng viết về ngôi nhà này nhưng có những chi tiết chưa thật đúng, thậm chí cho đây là câu chuyện “thâm cung bí sử” ít người biết, "khi nào đó tôi sẽ viết ra"!.
Là một nhà báo có hơn mười năm làm việc tại Văn phòng Chính phủ có điều kiện tiếp cận với các thông tin liên quan đến ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, hôm nay tôi đưa lên fb của tôi một đoạn trong cuốn Hồi ký tôi đang viết dở về cuộc đời làm báo của mình để cung cấp thêm thông tin với bạn đọc về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu này”.

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Chuyện đè bóp ở công ty,

Hồi lão làm công ty, thằng sếp dạy mình 2 câu đến giờ vẫn nhớ:

- Lão làm kỷ thuật sấy kiêm thủ kho gỗ hay lo lắng gỗ hao hụt, sếp mới dạy nghề kho:
"Anh là thủ kho nằm giữa, không cho ứng gỗ, anh cứ đè thằng vào, bóp thằng ra cho em, gỗ anh chả thiếu!"
Lão làm y bài, thằng mua về lẫn thằng lấy sản xuất đều vùng vằng, mình đều chốt hạ: "có sao đo vậy, gỗ thiếu ai chịu!", thế là ở hai đầu, thằng nọ đè bóp thằng kế nữa, nhờ vậy mình vểnh râu, tháng nào cũng dư vài khối gỗ, thỉnh thoảng mình với thằng mua gỗ về thông đồng với thằng bán làm giấy nhập khống 1.2 khối, hai tên lấy tiền ăn nhậu.

- Một thời gian sau, lão lên làm quản đốc thay hắn, sếp cũ truyền đạt kinh nghiệm:
"Công nhận lúc nào chả kêu ca, anh nên nhớ công nhân có hàng ngàn nhưng sếp chỉ có một, liệu đó cái hồn!"
Lão máo cộng sản nên không nghe, cố gắng hài hòa lợi ích giữa công ty và công nhân (hơi nghiêng về cần lao hơn). Tay giám đốc ép xưởng làm gỗ với định mức thấp so với thực tế, mình không dám phản bác, thằng tổ trưởng tạo phôi cắm đầu chạy theo chỉ tiêu kế hoạch, thiếu đâu ứng đó dưới hình thức làm cho đơn hàng mới, mình ký duyệt cấp. Hậu quả: giám đốc phát hiện kho gỗ bị âm, quẩn đốc Cạo phải chịu kỷ luật điều chuyển công tác.

Ai cho tôi lương thiện?

Tran Hung
6 Tháng 11 lúc 18:18 ·

Người ngay cũng thành kẻ gian.
Y như rằng, đụng đến thủ tục hành là chính là phải làm giấy tờ ma mảnh, khai gian, lo lót, đi vòng qua mặt quy định.
Khổ nổi, nhà nước bắt phải thế chứ thằng dân nào muốn.
Ví dụ vài chuyên, đơn giản:
- Bạn mua chiếc xe máy mà hộ khẩu ở xa, mắc làm không về quê đươc, bạn nhờ người khác tại chỗ đứng tên đăng ký chủ phương tiện, không gian là gì?
- Bạn có CMND, lỡ gặp mưa hoặc quên bỏ vào máy giặt nó hư, bạn làm đơn cớ mất, khai với CA là bị mất ở chỗ khác, không gian là gì?
- Bạn cần giao dịch gì đó hoặc con bạn học trường nào đó mà họ cần có hộ khẩu tại chỗ, bạn bịa lý do rồi cắt, nhập khẩu vào nhà người khác, không gian là gì?
- Bạn có cái nhà cầm ngân hàng để vay, NH yêu cầu phải chứng minh phương án làm ăn, có thu nhập chục triệu tháng. Bạn đang thất nghiệp nhưng làm giấy phịa ra chức to lương cao, không gian là gì?
Vì vậy dân rất mừng khi Chính phủ quyết định cải cách thủ tục hành chính mới đây,

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Người hùng Phan Lạc Tuyên & chuyện gia đình riêng tư

lam hồng nguyễn đã thêm 5 ảnh mới.
31 Tháng 10 lúc 23:27 ·

CUỘC TÌNH BI THẢM CỦA MỘT NGƯỜI ĐẢO CHÍNH

NHL – Hai cuộc đảo chính lớn, quan trọng hơn cả trong thời Việt Nam Cộng Hòa tình cờ đều diễn ra vào tháng 11. Sử sách, báo chí đã nói rất nhiều về đảo chính 1-11-1963, bởi nó gắn với cái chết bi thảm của Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ, ông cố vấn Ngô Đình Nhu, đồng thời cuộc binh biến đã chấm dứt giai đoạn đệ nhất Cộng Hòa. Cuộc đảo chính quan trọng thứ hai diễn ra sau 10 ngày của cùng tháng nhưng trước 3 năm. Nó rất ít khi được sách báo trong nước sau này đề cập. Phía người Việt quốc gia định cư ở nước ngoài nhắc đến nhiều hơn, nhưng có xu hướng lờ tịt vai trò của đại úy Phan Lạc Tuyên, một trong ba nhân vật chỉ huy đảo chính, dù trên thực tế, đây mới là người góp quân số đông nhất cho cơn binh biến bất thành. Lý do rất dễ hiểu: sau đảo chính, viên đại úy này là người duy nhất trong ba viên chỉ huy đảo chính đã ngả hẳn sang phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. Thêm vào đó là bị kịch xảy ra giữa những người cùng một gia đình nhưng trái ngược nhau về lý tưởng, ý thức hệ và nhiều quan hệ phức tạp khác (mà tôi không muốn đề cập hay khơi lai)... Những người quốc gia cũ đã cố tình xem anh như người chưa từng cùng hàng ngũ của họ, cố tình nhìn mờ nhạt hoặc xóa tên anh khỏi một sự kiện đã thuộc về lịch sử.

Nhưng bài viết này không nhằm tranh cãi hay thanh minh chuyện đó...

*
* *

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Chiếc áo Nâu Nông Lâm Súc.

Trong một lần họp mặt của Tây Ninh khi còn ở hội trường ở Bến Kéo tôi có đặt một câu hỏi  Chiếc Áo Nâu đồng phục NLS có từ lúc nào. Lúc đó trang tin tức của NLS Tây Ninh  mới chỉ là Blog
mà thôi, Nguyễn Quốc Nam có nhắc đến từ thời cắm trại có ông Ngô Khắc Tĩnh tổng trưởng đến dự. Sau này có một bài viết tựa "chiếc áo thân thương , chiếc áo nâu " của một bạn ở NLS  Cần Thơ theo tôi chiếc áo bạn nói ấy xuất hiện quá sớm, trước khi chiếc áo chính thức ra đời ,vì anh kể là anh đã mặc đi học, trong lúc anh ta cùng học sư phạm với tôi. Hay là thời ấy Cần Thơ đã mặc áo nâu ?
 Vậy thì chiếc áo nâu chính thức áp dụng trên toàn quốc  ra đời lúc nào?
Tôi xin trình bày sau đây với hi vọng rằng những gì tôi nhớ là chính xác và cũng mong những vị bậc đàn anh, bậc thầy của tôi làm việc ở nha Học Vụ NLS hoặc Bộ Giáo Dục thời ấy có thể biết bổ sung thêm .

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Xóc đĩa tranh Oger

Những chuyện đồn thổi về "Ma" Ninh Thuận

Theo cách nghĩ thông thường, nơi nào có con người sinh sống thì nơi ấy có ma. Con người và ma như hình vớỉ bóng, không thể tách rời nhau. Ma được hiểu là vong hồn của những người chết bờ chết bụi, không ai thờ cúng nên sống vất vưởng, lang thang.
Hồn ma là những vong hồn chưa được siêu thoát, chưa đầu thai. Con người nơi nào cũng có, nhưng nổi tiếng về ma thì có một số địa danh, trong đó “ma Bình Thuận” được người đời truyền tụng nhau rất nhiều. Đến nỗi, ở xứ Bình Thuận , ai ai cũng biết chuyện về ma, từ già đến trẻ đều biết chuyện ma để kể. Nhất là những đêm tối trời. khách lạ mà ngồi nghe chuyện ma ở xứ Bình Thuận không những sợ khiếp vía mà còn không dám đặt chân xuống đất.
Vì cớ gì mà đất Bình Thuận được dân gian đồn đãi nhiều ma như cọp ở Khánh Hòa? Loại bỏ những yếu tố mê tín dị đoan, thiếu căn cứ khoa học được nhìn nhận ở góc nhìn hiện đại, thì câu chuyện dài về ma Bình Thuận chúng tôi trình bày sẽ là một câu chuyện mang màu sắc tâm linh, huyền bí mà con người chưa thể hiểu hết được. Những câu chuyện kỳ bí này được nhìn từ một người dân Bình Thuận. Theo một cách hiểu thường nhật, người Bình Thuận không ai sợ ma là gì cho dù từ ngàn xưa đã lưu truyền là một xứ sở có rất nhiều ma.
“Nhìn ma” với góc hẹp của người thôn quê
Cư dân vùng Bình Thuận có mấy nguồn di dân chính. Đầu tiên là dân bản địa là người Chăm thuộc vương quốc Chiêm Thành và một nhóm cư dân từ vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi vào Phan Thiết lập nghiệp, khai khẩn đất đai, trồng trọt và đánh bắt hải sản. Kiến trúc nhà cửa, phong tục tập quán đều in đậm nét văn hóa của người xứ Quảng, kể cả những tên gọi các loài vật, cây cối, nghi lễ và văn hóa bản địa. Tất nhiên về ngôn ngữ, cách phát âm người Bình Thuận có những đặc điểm, phương ngữ riêng.
Về mặt địa lý, Bình Thuận ngày xưa thuộc vùng đất Chiêm thành là biên giới tiếp giáp đất Chân Lạp cũ, là nơi thường xuyên xảy ra các trận chiến ác liệt của vương quốc Chân Lạp với vương quốc Chiêm Thành, máu chảy thành sông, thây chất đầy nội. Ngay cả khi đế chế Angkor của Khmer đánh chiếm Chiêm Thành cũng chỉ phần đất phía Bắc tiếp giáp Đại Việt tại châu Nghệ An, còn phần đất Chiêm Thành Nam kéo dài đến Phan Thiết vẫn giữ vững nên các cuộc chiến tranh liên miên dường như không bao giờ dứt. Đất Bình Thuận xưa (cả tỉnh Ninh Thuận ngày nay kéo dài đến Đồng Nai) được coi là vùng cực Nam Trung bộ, đây cũng là nơi kết thúc vương triều Chiêm Thành trong lịch sử với hình ảnh tháp Chàm Poshanu trên đồi Ông Hoàng, Phan Thiết ngày nay trước khi sáp nhập vào Đại Việt.

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Cầu Ông Chừ cửa ngõ đến chiến tranh.

Tran Hung
Vừa xong
Ảnh 2 hình như là ngả ba qua cầu. Hình ảnh quen thuộc của mình thuở nhỏ.
Bên nội, đi thẳng qua Hòa Trị, tới Nho Lâm Hòa Quang rẽ hướng nào cũng ớn có thể gặp mấy ông nội giả dạng thường dân, đêm chó sủa inh trời, đại bác cầm canh.
Bên ngoại, rẻ trái qua chợ Xéo đi Đông Bình tới Ân Niên, kế tiếp Vính Phú nơi mẹ thường đào hầm dưới bụi tre, ban đêm mấy ông con đội nắp hầm hỏi thăm sức phẻ.

Huân chương chiến dịch Bắc Kì, do triều đình Nguyễn ban cho các quan bảo hộ Pháp.

Nam Thanh Phan
Theo dõi · 24 Tháng 10 ·
Hàng chữ vòng cung là Bảo hộ An Nam tịnh Bắc Kì.
Bốn chữ ở trung tâm là Trung, dũng, tài, lược.
Chữ trên vải là Đồng Khánh. Mỉa mai thay niên hiệu của nhà vua bị lật ngược đầu lộn xuống đất, thật giống tình cảnh bấy giờ.

Tìm kiếm Blog này