Mình từng tám chơi như vầy:
Đặt tên cho con, hầu hết cha mẹ có nguyện vọng muốn con mình được vậy, muốn ghi nhớ một kỷ niệm. Có người đặt tên con cho sang mà có khi đặt chỉ cho có. Dù gì thì gì, con người cõng cái tên trên lưng mình suốt cả cuộc đời. Nó tác động vô thức đến chủ nhân, thành ra con người vô tình làm theo cho đúng với cái tên.
Tim thông tin blog này:
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 12 tháng 9, 2024
Ngồi tính sổ đời lính:
Vì sao gọi là Quân đội nhân dân?
Qua trường hợp của tôi:
Tôi đi học, về quê công tác thanh niên rồi đi bộ đội.
Với 13,5 năm lính, có 3 tháng ở biên giới và 6,5 năm ở CPC.
Qua 16 chức vụ và công việc khác nhau, từ 3 ngày đến 2 năm.
Qua trường hợp của tôi:
Tôi đi học, về quê công tác thanh niên rồi đi bộ đội.
Với 13,5 năm lính, có 3 tháng ở biên giới và 6,5 năm ở CPC.
Qua 16 chức vụ và công việc khác nhau, từ 3 ngày đến 2 năm.
Xem thông tin chi tiết và quảng cáo
Tất cả cảm xúc:
60Bạn, Phú Đặng, Cao Thanh Cẩmm và 57 người khácThứ Ba, 10 tháng 9, 2024
Tên người như cuộc đời, bạn có tin?
Tên người là cái đầu tiên xác định đó là ai. Do người lớn chọn tên cho mình mà cũng có khi mình tự đặt nhưng nó vận vào suốt cuộc đời của người ấy.
Hồi đẻ ra, ông già đặt tên mình là Trần Bá Hùng. Lớn lên, ông anh rể sợ bắt lính nên làm lại giấy khai sinh là Trần Văn Hùng. Nhờ vậy, thoát lính VNCH rồi đi lính VC cũng không chết. Bá chết, Văn sống mà không Tài.
Hồi chơi Blog, mình lấy tên Tranhung09 nick là Lão cạo. Người ta tưởng lấy Số hên mà hên thiệt không dính 2 cái còng số 8. Nhưng thực ra ý mình là Không chín sượng trân, Cạo sót lông. Tới giờ đời trụi lủi luôn, vợ đè đầu chửi suốt!
Hồi đẻ ra, ông già đặt tên mình là Trần Bá Hùng. Lớn lên, ông anh rể sợ bắt lính nên làm lại giấy khai sinh là Trần Văn Hùng. Nhờ vậy, thoát lính VNCH rồi đi lính VC cũng không chết. Bá chết, Văn sống mà không Tài.
Hồi chơi Blog, mình lấy tên Tranhung09 nick là Lão cạo. Người ta tưởng lấy Số hên mà hên thiệt không dính 2 cái còng số 8. Nhưng thực ra ý mình là Không chín sượng trân, Cạo sót lông. Tới giờ đời trụi lủi luôn, vợ đè đầu chửi suốt!
Sao người ta cứ thích huyền thoại thế nhỉ?
"Nhà văn Thái Bá Lợi có kể tôi nghe, khi ông Chơn còn làm Sư đoàn trưởng, sau một trận đánh, người trợ lý gửi đến ông bản báo cáo tổng kết chiến trường. Sau khi nêu các con số thiệt hại về phía địch, báo cáo viết “thiệt hại về người của ta không đáng kể”. Ông Chơn gọi người trợ lý lên hỏi : “Ta thiệt hại bao nhiêu mà anh nói không đáng kể ?”. Người trợ lý nói : “Ta chỉ hy sinh một chiến sĩ, bị thương mười người”. Ông Chơn quát : “Chết một người mà anh bảo là không đáng kể à ?”. Và ngay lập tức, người sĩ quan trợ lý bị kỷ luật giáng cấp.
Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2023
Làm ăn thất bại, vợ chống bỏ nhau, con cái bỏ học, gia đinh tan nát banh chành.
Ôi cái sự đời !
Mình kể về vùng đất Giang Thành ở Stt trước là do đi đòi nợ mà biết.
Ngược thời gian, chú em bà con phía vợ của mình ở Đồng Tháp là con út nên kế thừa của cha mẹ để lại hơn 2ha vườn. Chú xây cái nhà một mái chừng 200m2 rộng chà bá để mỗi lần cúng giỗ có chỗ cho bà con tề tựu, họ hàng nhậu nhẹt.
Chú thế chấp vườn để đầu tư trồng cam xoàn, ai dè cam bị dịch bệnh. Vợ mình đưa vàng cho mượn để vợ chồng chú mua xe tải nhẹ chạy buôn bán trái cây chợ đầu mối. Vốn ít nên không thành.
Sau đó, không có tiền đóng lãi và đáo hạn, ngân hàng thu vườn bán cho người khác. Chiếc xe đã trả góp được 2 năm, không có tiền góp tiếp, công ty tài chính lấy xe phát mãi.
Mình kể về vùng đất Giang Thành ở Stt trước là do đi đòi nợ mà biết.
Ngược thời gian, chú em bà con phía vợ của mình ở Đồng Tháp là con út nên kế thừa của cha mẹ để lại hơn 2ha vườn. Chú xây cái nhà một mái chừng 200m2 rộng chà bá để mỗi lần cúng giỗ có chỗ cho bà con tề tựu, họ hàng nhậu nhẹt.
Chú thế chấp vườn để đầu tư trồng cam xoàn, ai dè cam bị dịch bệnh. Vợ mình đưa vàng cho mượn để vợ chồng chú mua xe tải nhẹ chạy buôn bán trái cây chợ đầu mối. Vốn ít nên không thành.
Sau đó, không có tiền đóng lãi và đáo hạn, ngân hàng thu vườn bán cho người khác. Chiếc xe đã trả góp được 2 năm, không có tiền góp tiếp, công ty tài chính lấy xe phát mãi.
Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023
Vấn đề một thời của Việt Nam với Campuchia.
Nói gì thì nói, nhưng người CPC chóng quên, người Việt mơ hồ và các nước yêu dân chủ công bằng trên thế giới phải thừa nhận sự thật:
Nếu không có giới cầm quyền Trung Quốc hậu thuẫn cổ súy thì Kh'mer Đỏ không thể xâm phạm biên giới, giết dân Việt Nam và diệt chủng nhân dân Campuchia.
Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Phương Tây, Trung Quốc đã không có động thái gì ngăn chặn tội ác đó. Mà còn bảo vệ tính chính danh cho chế độ KMĐ, thậm chí là tài trợ cho chúng tiếp tục cuộc chiến.
Nếu không có Việt Nam thì chẳng có nước nào cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng dù Việt Nam vì quyền lợi của nước mình trước tiên.
Nếu không có giới cầm quyền Trung Quốc hậu thuẫn cổ súy thì Kh'mer Đỏ không thể xâm phạm biên giới, giết dân Việt Nam và diệt chủng nhân dân Campuchia.
Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Phương Tây, Trung Quốc đã không có động thái gì ngăn chặn tội ác đó. Mà còn bảo vệ tính chính danh cho chế độ KMĐ, thậm chí là tài trợ cho chúng tiếp tục cuộc chiến.
Nếu không có Việt Nam thì chẳng có nước nào cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng dù Việt Nam vì quyền lợi của nước mình trước tiên.
Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023
Nhìn lại hình này để nhớ ngày xưa Ta như thế nào, ngàn năm theo Tàu được gì?
Annam. Sur la route mandarine. Dans le Deo-Ca
Auteur : Salles, André (1860-1929). Photographe
Date d'édition : 23 avril 1898
Auteur : Salles, André (1860-1929). Photographe
Date d'édition : 23 avril 1898
Chuyện cựu chiến binh K, nghĩ mà buồn!
Từ chiến trường Campuchia trở về đất Mẹ...
Không ít anh em bị di chứng chiến tranh, hậu quả sốt rét thành người có tâm lý không bình thường và thể lực yếu khó đương đầu trong cuộc sống. Có người thất lạc giấy tờ hoặc đào ngũ mà không hưởng được trợ cấp một lần và bảo hiểm y tế. Giận thì giận thương thì thương, dù anh em có đào ngũ đi nữa thì cũng đã trải qua thời gian vào sống ra chết! Có đồng đội bị thương vì nhiều lý do mà không được xếp hạng thương binh, về thì nay vết thương tái phát đau nhức mỗi khi trái gió trở trời.
Tuổi tác ngày càng cao, người này người nọ rơi rụng dần về với ông bà tổ tiên. Anh em cùng đơn vị, ai có đời sống khá hơn thì kêu gọi nhau quyên góp, thăm viếng đồng đội khi bệnh đau và khi mất. Có những sĩ quan ngày xưa chỉ huy lính xông trận, thét ra lửa nay sống lầm lũi trong đời thường, bí thế phải đi làm bảo vệ, sếp gọi đâu dạ đấy. Có ông làm cố vấn cho xứ người nay cái mạng mình lo chưa xong!...
Không ít anh em bị di chứng chiến tranh, hậu quả sốt rét thành người có tâm lý không bình thường và thể lực yếu khó đương đầu trong cuộc sống. Có người thất lạc giấy tờ hoặc đào ngũ mà không hưởng được trợ cấp một lần và bảo hiểm y tế. Giận thì giận thương thì thương, dù anh em có đào ngũ đi nữa thì cũng đã trải qua thời gian vào sống ra chết! Có đồng đội bị thương vì nhiều lý do mà không được xếp hạng thương binh, về thì nay vết thương tái phát đau nhức mỗi khi trái gió trở trời.
Tuổi tác ngày càng cao, người này người nọ rơi rụng dần về với ông bà tổ tiên. Anh em cùng đơn vị, ai có đời sống khá hơn thì kêu gọi nhau quyên góp, thăm viếng đồng đội khi bệnh đau và khi mất. Có những sĩ quan ngày xưa chỉ huy lính xông trận, thét ra lửa nay sống lầm lũi trong đời thường, bí thế phải đi làm bảo vệ, sếp gọi đâu dạ đấy. Có ông làm cố vấn cho xứ người nay cái mạng mình lo chưa xong!...
Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023
Thay vì ca tụng, thực hành những điều thầy dạy, đó là một cách biết ơn.
Học không chỉ là học, ăn thua nhau ở sự "tiêu hóa".
Đơn cử như môn khô khan "khó gặm" là phương pháp luận, ngày xưa học sinh phổ thông cuối cấp học nó để làm gì? - Để lớn lên, ai ứng dụng được thì ra đời sẽ nhận ra đâu là sự thật, đâu là ngụy biện và biết lập luận hợp lý. Tốt hơn nữa là sống kết hợp nhuần nhuyễn có lý có tình.
Đơn cử như môn khô khan "khó gặm" là phương pháp luận, ngày xưa học sinh phổ thông cuối cấp học nó để làm gì? - Để lớn lên, ai ứng dụng được thì ra đời sẽ nhận ra đâu là sự thật, đâu là ngụy biện và biết lập luận hợp lý. Tốt hơn nữa là sống kết hợp nhuần nhuyễn có lý có tình.
"Chỉ riêng huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh có 56 tướng lĩnh
đủ cung cấp cho cả nước. Anh em nơi khác tâm tư quá!"
Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023
Vấn đề không phải Thắng hay Thua, mà là cái giá phải trả như thế nào?
Bài học như VN tấn công sang CPC, Thế đành phải Thế. Dù thắng có tính chiến lược từ khi mở chiến dịch đến kết thúc cuộc chiến nhưng cái giá phải trả quá đắc. Hao binh tổn tướng, nền kinh tế suy kiệt và mất đi hình ảnh một quốc gia thân thiện. Cá nhân tôi là người trong cuộc, từng với lòng yêu nước thiết tha ra sức hoàn thành nhiệm vụ công dân nhưng rồi ra khỏi cuộc chiến ngẫm lại như vậy.
Trò chơi quyền lực cù nhầy bằng mạng sống con người.
Vài suy nghĩ về mặt quân sự:
Về phía Nga, đáng lên án Nga nhất là việc dùng dàn xe phóng tên lửa (pháo bầy) nã vào khu vực có dân cư của Ukraina. Nó là thứ vũ khí không chính xác để hủy diệt mục tiêu theo diện tích chứ không phải điểm.
Thấy rất lạ: Với vũ khí, phương tiện CT hiện đại mà đoàn xe quân Nga tiến thoái lưỡng nan, dài mấy chục cây số cơ bản vẫn bình an vô sự. Tuy là chiến trường có địa hình khá trống trải, khó tiếp cận nhưng quân Ukraina chả biết tìm cách nào để tiêu diệt.
Thấy 2 bên thi thố vũ khí, phương tiện chiến tranh mà không thấy rõ nét chiến dịch, chiến thuật cũng như cách quân lính đánh nhau như thế nào. Nó giống như trò chơi của nhà giàu. Hai bên coi trọng vũ khí, phương tiện CT hiện đại mà xem nhẹ yếu tố con người nên diễn là chính, đánh nhau chả ra làm sao!.
Về phía Nga, đáng lên án Nga nhất là việc dùng dàn xe phóng tên lửa (pháo bầy) nã vào khu vực có dân cư của Ukraina. Nó là thứ vũ khí không chính xác để hủy diệt mục tiêu theo diện tích chứ không phải điểm.
Thấy rất lạ: Với vũ khí, phương tiện CT hiện đại mà đoàn xe quân Nga tiến thoái lưỡng nan, dài mấy chục cây số cơ bản vẫn bình an vô sự. Tuy là chiến trường có địa hình khá trống trải, khó tiếp cận nhưng quân Ukraina chả biết tìm cách nào để tiêu diệt.
Thấy 2 bên thi thố vũ khí, phương tiện chiến tranh mà không thấy rõ nét chiến dịch, chiến thuật cũng như cách quân lính đánh nhau như thế nào. Nó giống như trò chơi của nhà giàu. Hai bên coi trọng vũ khí, phương tiện CT hiện đại mà xem nhẹ yếu tố con người nên diễn là chính, đánh nhau chả ra làm sao!.
Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021
Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021
"Bắn , không bắn".
Vũ Trung
- Tại đây nơi ngã ba Chhaeb ( Chép ) tháng 3.84 Trung đoàn 143 hành quân từ Tha La đi tham gia chiến dịch M1
- đ/đ c13 Ngô Đình Minh của tôi đã hy sinh tại đây vào đêm trời trăng sáng , khoảng hơn 22h sau trận tập kích bất ngờ vội vã của địch bằng hơn 30 quả cối 60 ly rất chính xác nổ trước mỗi căn nhà chúng tôi ở 2 quả , toàn trung đoàn bộ và đoàn 5504 ở Chép không trở tay kịp . Đêm đó vì tính nhân văn bằng tình người , người dân hay địch trỗi dậy trong tầm suy nghĩ của tôi " Bắn , không bắn " , tôi đã quyết định không nã cối 82 vào làng Chép , tối đó làng Chép có lễ hội đang ramvong , khi địch tập kích tiếng trống ramvong càng nỗi lớn , lớn hơn như vui mừng khi biết chúng tôi bị tập kích , lúc này vì chưa kịp biết đ/đ Minh hy sinh và anh Tình đại đôi trưởng bị thương , rất tiếc và thật may mắn nếu đêm đó chúng tôi bắn cấp tập vào làng thì.... ? Đây là câu chuyện rất thật trong đời lính của tôi.
- Đêm đó và giờ đây tôi đã hiểu nhiều hơn may mắn mình là người có quyết định chính xác không bắn vào làng . 4h sáng hôm sau Ngô Đình Minh mất trong lòng vòng tay của đ/đ trung đội trưởng Nguyễn Vinh . Lòng uất hận sao lúc đó mình không bắn , ảnh mất tội nghiệp quá gói hàng bên nước của vợ con gởi vừa nhận hôm qua chưa kip ....! 7h sáng đoàn quân vẫn bước tiến.
- Sau 34 năm tìm về lại nơi dừng quân của ngày đó , thay mặt đ/đ một điếu thuốc một nén nhang cho anh.
Nguồn:
https://www.facebook.com/groups/1744803122431080/posts/2204681409776580
- Tại đây nơi ngã ba Chhaeb ( Chép ) tháng 3.84 Trung đoàn 143 hành quân từ Tha La đi tham gia chiến dịch M1
- đ/đ c13 Ngô Đình Minh của tôi đã hy sinh tại đây vào đêm trời trăng sáng , khoảng hơn 22h sau trận tập kích bất ngờ vội vã của địch bằng hơn 30 quả cối 60 ly rất chính xác nổ trước mỗi căn nhà chúng tôi ở 2 quả , toàn trung đoàn bộ và đoàn 5504 ở Chép không trở tay kịp . Đêm đó vì tính nhân văn bằng tình người , người dân hay địch trỗi dậy trong tầm suy nghĩ của tôi " Bắn , không bắn " , tôi đã quyết định không nã cối 82 vào làng Chép , tối đó làng Chép có lễ hội đang ramvong , khi địch tập kích tiếng trống ramvong càng nỗi lớn , lớn hơn như vui mừng khi biết chúng tôi bị tập kích , lúc này vì chưa kịp biết đ/đ Minh hy sinh và anh Tình đại đôi trưởng bị thương , rất tiếc và thật may mắn nếu đêm đó chúng tôi bắn cấp tập vào làng thì.... ? Đây là câu chuyện rất thật trong đời lính của tôi.
- Đêm đó và giờ đây tôi đã hiểu nhiều hơn may mắn mình là người có quyết định chính xác không bắn vào làng . 4h sáng hôm sau Ngô Đình Minh mất trong lòng vòng tay của đ/đ trung đội trưởng Nguyễn Vinh . Lòng uất hận sao lúc đó mình không bắn , ảnh mất tội nghiệp quá gói hàng bên nước của vợ con gởi vừa nhận hôm qua chưa kip ....! 7h sáng đoàn quân vẫn bước tiến.
- Sau 34 năm tìm về lại nơi dừng quân của ngày đó , thay mặt đ/đ một điếu thuốc một nén nhang cho anh.
Nguồn:
https://www.facebook.com/groups/1744803122431080/posts/2204681409776580
Ngày 27/7, tôi nghĩ gì.
Giữa thời bình, chưa biết cái giá của mùi thuốc súng nhưng người ta thích chém gió, thích dùng thuật ngũ quân sự đao to búa lớn. Họ có biết phía sau ngày 27/7 là ký ức đau thương, kinh khủng, không bao giờ quên của người lính ở chiến trường K.
Có khi hành quân truy quét, trong lúc đánh nhau hay bị mìn, có đồng đội hy sinh. Để lại lấp dọc đường thì sợ sau này không tìm lại nơi chôn tạm. Cho nên phân đội thay nhau võng xác chết đi cùng. Qua bụi rậm, leo đồi vượt suối, tuột lên tuột xuống. Xác chết phân huỷ dần, đụng vào võng, giòi bọ rơi lã chả. Mùi hôi thúi bốc lên kinh khủng, nôn thốc nôn tháo. Ngày này qua ngày khác theo bước hành quân...
Có trường hợp phải buột dây vào chân tử sĩ mà lôi ra nơi an toàn vì sợ địch gài mìn bên dưới. Không bỏ nhau dù sống hay chết nên có có khi kéo theo thương vong tiếp, cái giá phải trả vô cùng đắc. Cõng gạo, dận dược lên tuyến trước thì võng thương binh, tử sĩ về tuyến sau...
Về đến đơn vị, bới bát cơm, thắp cây nhang, lẩm rẩm khấn: mày sống khôn thác thiêng... Để xác chết xa chỗ ngủ, cho đỡ bớt mùi khẳm thúi. Cắt người canh gác để chó sói không vào ăn thịt thi thể. Ngồi một mình bên cạnh đồng đôi thân yêu ngày nào mà lạnh xương sống, nuôi hy vọng: lỡ mình có bị cũng được anh em đối xử như vậy...
Có trường hợp phải chôn tạm tại chỗ ở nghĩa trang đơn vị, có trường đưa xác về đất mẹ. Người sống cần đi công tác hay về nước phải quá giang người chết. Người sống và người chết cùng một chuyến xe. Trệu trạo nuốt miếng cơm đỡ đói, bịt mũi ngồi vật vạ trông mau đến chỗ...
Cái chết, đeo đuổi tới cùng. Về làm dân, bỏ lại súng đạn sau lưng nhưng chiến tranh vẫn còn hiện hữu trong giấc ngủ. Súng nổ, trúng mìn, đồng đội chết. Tỉnh giấc, mồ hôi đầm đìa. Sờ tay chân nguyên vẹn, mừng quá, hoá ra mình còn sống. Lại nhớ thằng nọ, thằng kia...
Có khi hành quân truy quét, trong lúc đánh nhau hay bị mìn, có đồng đội hy sinh. Để lại lấp dọc đường thì sợ sau này không tìm lại nơi chôn tạm. Cho nên phân đội thay nhau võng xác chết đi cùng. Qua bụi rậm, leo đồi vượt suối, tuột lên tuột xuống. Xác chết phân huỷ dần, đụng vào võng, giòi bọ rơi lã chả. Mùi hôi thúi bốc lên kinh khủng, nôn thốc nôn tháo. Ngày này qua ngày khác theo bước hành quân...
Có trường hợp phải buột dây vào chân tử sĩ mà lôi ra nơi an toàn vì sợ địch gài mìn bên dưới. Không bỏ nhau dù sống hay chết nên có có khi kéo theo thương vong tiếp, cái giá phải trả vô cùng đắc. Cõng gạo, dận dược lên tuyến trước thì võng thương binh, tử sĩ về tuyến sau...
Về đến đơn vị, bới bát cơm, thắp cây nhang, lẩm rẩm khấn: mày sống khôn thác thiêng... Để xác chết xa chỗ ngủ, cho đỡ bớt mùi khẳm thúi. Cắt người canh gác để chó sói không vào ăn thịt thi thể. Ngồi một mình bên cạnh đồng đôi thân yêu ngày nào mà lạnh xương sống, nuôi hy vọng: lỡ mình có bị cũng được anh em đối xử như vậy...
Có trường hợp phải chôn tạm tại chỗ ở nghĩa trang đơn vị, có trường đưa xác về đất mẹ. Người sống cần đi công tác hay về nước phải quá giang người chết. Người sống và người chết cùng một chuyến xe. Trệu trạo nuốt miếng cơm đỡ đói, bịt mũi ngồi vật vạ trông mau đến chỗ...
Cái chết, đeo đuổi tới cùng. Về làm dân, bỏ lại súng đạn sau lưng nhưng chiến tranh vẫn còn hiện hữu trong giấc ngủ. Súng nổ, trúng mìn, đồng đội chết. Tỉnh giấc, mồ hôi đầm đìa. Sờ tay chân nguyên vẹn, mừng quá, hoá ra mình còn sống. Lại nhớ thằng nọ, thằng kia...
Học cái khôn thiên hạ thì chậm mà học chửi bậy rất nhanh.
Hồi ở K, có thằng lính bảo: nói đ. mẹ mất lòng quá, thôi đ. ngựa cho xong. Nghe vui vui, té ra đám thanh niên Campuchia cũng chửi chôy m'dai (đ. mẹ), chôy sé (đ. ngựa) như người Việt mình. Cũng tiếng chửi thề chửi tục theo thói quen nhưng dân ngoài Bắc chửi nghe trịch thượng rất sốc còn dân miền Tây thì chửi muốn tỏ ta đây tay chơi, thạo đời. Nhẹ thì giống như một bên Khoe và một bên Nổ, dụng ý khác nhau. Nói chơi nhưng chết là có thật, bình thường chả gì mà khi mâu thuẫn ghim gút nhau thì khác, biết bao vụ đâm chém chết người một cách lảng xẹt vì vậy.
Theo mình biết thì dân Nam Trung bộ ít chửi bậy nói tục. Trong Nam trước 1975, có chăng là đám lính tráng, bụi đời. Thời đi học, tụi mình cũng tập tò ra vẻ người lớn chửi thề nhưng nói trại ra, ví dụ: "đu me" hay "đù...".
Có lần Tết, mình cùng mấy thằng bạn về quê, đến nơi đã khuya nên đành ngồi uống cà phê ở ngả ba thành phố chờ trời sáng. Nghe bàn bên, hai thằng thanh niên có vẻ đi làm xa về, một thằng nhóc ra vẻ giang hồ, vừa nói vừa chửi thề như bắp rang. Mà mình đi, tiếp xúc khá nhiều sắc dân vùng miền, chưa từng nghe ai nói đến độ như vậy. Thật hỡi ôi! Cảm thấy rất khó chịu và xấu hổ cho đứa con lạc loài của quê hương.
Ngày nay thì khỏi nói rồi, người ta vô tư xúc phạm nhau. Học sinh, nam thanh nữ tú lên mạng chửi nhau như két.
Theo mình biết thì dân Nam Trung bộ ít chửi bậy nói tục. Trong Nam trước 1975, có chăng là đám lính tráng, bụi đời. Thời đi học, tụi mình cũng tập tò ra vẻ người lớn chửi thề nhưng nói trại ra, ví dụ: "đu me" hay "đù...".
Có lần Tết, mình cùng mấy thằng bạn về quê, đến nơi đã khuya nên đành ngồi uống cà phê ở ngả ba thành phố chờ trời sáng. Nghe bàn bên, hai thằng thanh niên có vẻ đi làm xa về, một thằng nhóc ra vẻ giang hồ, vừa nói vừa chửi thề như bắp rang. Mà mình đi, tiếp xúc khá nhiều sắc dân vùng miền, chưa từng nghe ai nói đến độ như vậy. Thật hỡi ôi! Cảm thấy rất khó chịu và xấu hổ cho đứa con lạc loài của quê hương.
Ngày nay thì khỏi nói rồi, người ta vô tư xúc phạm nhau. Học sinh, nam thanh nữ tú lên mạng chửi nhau như két.
Vụ tro cốt - Từ chánh kiến đến chánh hạnh
Thái Hạo:
Từ cát bụi trở về với cát bụi. Con người đến từ hư không và về lại với vô cùng. Sống chết là quy luật, thành - hoại là lẽ thật. Cố níu giữ là trái với tự nhiên, chấp vào hình tướng, tự mang dây buộc mình.
Có nhiều hình thức cư xử trước một thân thể đã chết như ướp xác, địa táng, thủy táng, điểu táng, hỏa táng... Nhưng người chết về với đất đai sông biển là hợp với đạo và lẽ tự nhiên hơn cả.
Từ Phật đến các đệ tử, sau khi viên tịch đều hỏa táng. Chỉ những xá lợi kết tinh từ công phu tu hành mới được giữ lại để làm gương và động viên học trò đời sau siêng năng mà hành trì. Nay, người đã chết mà còn cố lưu giữ thân xác của họ, việc ấy khiến cả người chết và người sống đều tổn hại.
Nếu tin có linh hồn, thì việc giữ xác sẽ khiến người chết luyến lưu, không thể buông xả mà siêu thoát. Người sống thì cũng bị thương nhớ ám ảnh khôn nguôi. Nhà Phật cho rằng, sự thương nhớ ấy chính là sợi dây tình cảm cột chặt linh hồn người chết, khiến họ vật vờ trong cõi u minh lâu dài và đau khổ khôn xiết.
Vụ tro cốt ở chùa Kỳ Quang dù đáng tiếc nhưng nên làm chúng ta phản tỉnh về lẽ sắc - không của sống chết. Có lẽ những người thân nên hiểu về những điều ấy mà cùng nhau làm lễ và đưa "họ" về với thiên nhiên - người mẹ của muôn loài. Cùng nhau trên một con thuyền nào đó giữa biển khơi mênh mông hay sông dài bát ngát mà thả tro cốt hòa vào với nước giữa vô cùng, để mỗi cuộc đời được rộng lớn hơn.
Thái Hạo, 6/9/2020
Từ cát bụi trở về với cát bụi. Con người đến từ hư không và về lại với vô cùng. Sống chết là quy luật, thành - hoại là lẽ thật. Cố níu giữ là trái với tự nhiên, chấp vào hình tướng, tự mang dây buộc mình.
Có nhiều hình thức cư xử trước một thân thể đã chết như ướp xác, địa táng, thủy táng, điểu táng, hỏa táng... Nhưng người chết về với đất đai sông biển là hợp với đạo và lẽ tự nhiên hơn cả.
Từ Phật đến các đệ tử, sau khi viên tịch đều hỏa táng. Chỉ những xá lợi kết tinh từ công phu tu hành mới được giữ lại để làm gương và động viên học trò đời sau siêng năng mà hành trì. Nay, người đã chết mà còn cố lưu giữ thân xác của họ, việc ấy khiến cả người chết và người sống đều tổn hại.
Nếu tin có linh hồn, thì việc giữ xác sẽ khiến người chết luyến lưu, không thể buông xả mà siêu thoát. Người sống thì cũng bị thương nhớ ám ảnh khôn nguôi. Nhà Phật cho rằng, sự thương nhớ ấy chính là sợi dây tình cảm cột chặt linh hồn người chết, khiến họ vật vờ trong cõi u minh lâu dài và đau khổ khôn xiết.
Vụ tro cốt ở chùa Kỳ Quang dù đáng tiếc nhưng nên làm chúng ta phản tỉnh về lẽ sắc - không của sống chết. Có lẽ những người thân nên hiểu về những điều ấy mà cùng nhau làm lễ và đưa "họ" về với thiên nhiên - người mẹ của muôn loài. Cùng nhau trên một con thuyền nào đó giữa biển khơi mênh mông hay sông dài bát ngát mà thả tro cốt hòa vào với nước giữa vô cùng, để mỗi cuộc đời được rộng lớn hơn.
Thái Hạo, 6/9/2020
Tại sao Mỹ thua ở Afganistan?
Nhân Le Van Duc
Có tag lão, tính comment tham gia nhưng nói đủ ý khá dài nên gõ thành stt:
Vì sao Mỹ không thay đổi sách lược và cách đánh khi can thiệp vào nước khác?
Không thể bàn chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa vì nó vô cùng, bản thân chính trị là quyền lợi bên này hoặc bên kia, gây tranh luận không đáng có. Lão nghĩ tới lịch sử thế giới từ xưa tới nay, khi một nước lớn tiến công vào nước nhỏ thì chỉ có 2 cách: Một là chiếm và nhập nước đó vào lãnh thổ của mình, thì thời nay không cho phép. Thứ hai, biến nước đó hoàn toàn theo mình thì phải đổ quân can thiệp nhanh. Mà viễn chinh thì hầu như tất cả nước lớn trước hay sau đều phải rút, để lại cái giá phải trả rất đắc. Cái mà Mỹ làm được là của đi thay người, nhân mạng bỏ ra thấp nhất so với các đế quốc khác..
Mỹ tự cao nhưng không hề bảo thủ. Trải qua từng cuộc chiến, đặc biệt là CT Việt Nam họ nghiên cứu đúc kết rất cẩn thận, hy vọng tìm cách xử lý vấn đề mâu thuẫn và thay đổi cách đánh. Nhưng họ không thay đổi được bỡi vì bản chất của một nước tư bản, còn quân đội thì phụ thuộc vào tính chất ấy nên khó thể điều binh khiển tướng cách khác. Nên lặp lại vết xe đổ là điều khó tránh...
Nga thì có vấn đề của Nga. Trung Quốc có lúc mạnh lúc yếu nhưng mãi là cường quốc đáng gờm của thế giới. Thế tại sao thời hiện đại, TQ không làm như Mỹ? - Vì TQ rộng lớn luôn tìm ẩn vấn đề nội bộ sắc tộc ở các vùng lãnh thổ đã sát nhập. Chứ không phải TQ cao thượng, không có mưu đồ thôn tính nước khác. Thành ra họ chơi bài không cầu toàn, âm thầm gặm nhấm và làm cho nước khác phải lệ thuộc họ trong chừng mực nào đấy...
Dịch dã cứ nói hoài chuyện covid cũng chán, thợ cạo tám chơi vậy thôi.
Có tag lão, tính comment tham gia nhưng nói đủ ý khá dài nên gõ thành stt:
Vì sao Mỹ không thay đổi sách lược và cách đánh khi can thiệp vào nước khác?
Không thể bàn chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa vì nó vô cùng, bản thân chính trị là quyền lợi bên này hoặc bên kia, gây tranh luận không đáng có. Lão nghĩ tới lịch sử thế giới từ xưa tới nay, khi một nước lớn tiến công vào nước nhỏ thì chỉ có 2 cách: Một là chiếm và nhập nước đó vào lãnh thổ của mình, thì thời nay không cho phép. Thứ hai, biến nước đó hoàn toàn theo mình thì phải đổ quân can thiệp nhanh. Mà viễn chinh thì hầu như tất cả nước lớn trước hay sau đều phải rút, để lại cái giá phải trả rất đắc. Cái mà Mỹ làm được là của đi thay người, nhân mạng bỏ ra thấp nhất so với các đế quốc khác..
Mỹ tự cao nhưng không hề bảo thủ. Trải qua từng cuộc chiến, đặc biệt là CT Việt Nam họ nghiên cứu đúc kết rất cẩn thận, hy vọng tìm cách xử lý vấn đề mâu thuẫn và thay đổi cách đánh. Nhưng họ không thay đổi được bỡi vì bản chất của một nước tư bản, còn quân đội thì phụ thuộc vào tính chất ấy nên khó thể điều binh khiển tướng cách khác. Nên lặp lại vết xe đổ là điều khó tránh...
Nga thì có vấn đề của Nga. Trung Quốc có lúc mạnh lúc yếu nhưng mãi là cường quốc đáng gờm của thế giới. Thế tại sao thời hiện đại, TQ không làm như Mỹ? - Vì TQ rộng lớn luôn tìm ẩn vấn đề nội bộ sắc tộc ở các vùng lãnh thổ đã sát nhập. Chứ không phải TQ cao thượng, không có mưu đồ thôn tính nước khác. Thành ra họ chơi bài không cầu toàn, âm thầm gặm nhấm và làm cho nước khác phải lệ thuộc họ trong chừng mực nào đấy...
Dịch dã cứ nói hoài chuyện covid cũng chán, thợ cạo tám chơi vậy thôi.
Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021
Mao tuyển đỡ rét và Quyết tâm đẫm máu.
Các vận động viên đọc Mao tuyển để thêm nghị lực trước khi bơi vượt sông vào mùa đông.
Và trên chiếc tàu chiến TQ hạ nòng pháo 37ly, bí thư đọc quyết tâm, binh lính giơ tay hô vang: "Tả. tả", rồi bắn thẳng vào công binh VN ở Gạc Ma 1988.
https://www.youtube.com/watch?v=umWITUHmqWs
Và trên chiếc tàu chiến TQ hạ nòng pháo 37ly, bí thư đọc quyết tâm, binh lính giơ tay hô vang: "Tả. tả", rồi bắn thẳng vào công binh VN ở Gạc Ma 1988.
https://www.youtube.com/watch?v=umWITUHmqWs
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)