Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Nghèo thì ta nuôi nòng nọc!


Hạnh phúc đâu xa!

(ảnh Trần Chí Kông)

Move on - bài dành cho bạn thất bại

move on,
1.
3 năm trước, có một doanh nhân từ Âu châu, tạm gọi là anh Tí. Anh Tí rủ một anh bạn thân, gọi là anh Tèo, anh Tèo chỉ là công chức về hưu non sau một tai nạn lao động, đi du lịch Việt Nam chơi.. Cả hai anh, chả hiểu vì sao đã ngoài năm chọi mà vẫn độc thân, qua Việt Nam thấy non nước hữu tình, gái đẹp đồ ăn ngon, cả hai anh mới bèn tính kế lâu dài ở lại làm ăn. Anh Tí quen một cô gái Việt, tạm gọi là cô Mão, cả hai mua một căn hộ sống chung như vợ chồng, cô Mão chỉ chừng chưa tới ba mươi, nhìn rất ăn chơi, nói tiếng Anh bồi như gió. Không biết cô Mão thuốc làm sao, mà cả Tí Tèo mới hùn tiền mua một lô đất để đầu tư xây một khu nhà bán, lô đất này có giá mua cộng giấy tờ tầm khoảng một triệu đô, nếu thành công, dự án này có thể kiếm được tầm 1~2 triệu đô ngon lành. Hai anh Tí Tèo đều khá tâm huyết với dự án này, tuy nhiên, chẳng hiểu vì sao lô đất lại do một người cậu của cô Mão, ở quê vào đứng tên và canh giữ... tới đây các bạn cũng hình dung ra rồi, cô Mão, sau một cuộc cãi vã với anh Tí, đã biến mất, anh Tí và anh Tèo mất toi một triệu đô
sau tại nạn đó, anh Tí vẫn làm ăn, tuy nhiên giờ anh tằn tiện hơn rất nhiều. Một hôm anh Tí rủ tôi đi nhậu bia hơi vỉa hè. Tôi bận quá nên chỉ hẹn cafe, lần này anh Tí dẫn ra mắt một bạn gái mới, tạm gọi là cô Dần, cô Dần ngoài ba mươi, người hiền hậu, có một đời chồng và một đứa con tầm 6-7 tuổi, nói tiếng Anh mô phạm kiểu streamlines. Lúc cô Dần xin phép về trước, anh Tí mới quay qua hỏi tôi, mày thấy bạn gái mới tao thế nào? tôi nói tôi thấy rất mến cô này, anh Tí mới thủng thẳng kể. Bọn tao mất 1 triệu đô, tao quay về nước bán cái nhà tao ở bển, được đúng 500 ngàn, tao đền cho thằng Tèo chớ nó khóc nó rủa tao dữ quá, đó là tiền bồi thường tai nạn của nó, vì tao tin con Mão mà nó mất tiền. Tao trả nó hết 500 ngàn của nó, coi như một mình tao mất 1 triệu luôn, nó về đóng vô quỹ hưu mỗi tháng rút một ít ra xài, sống đời yên ổn, nó nói mỗi lần nhắc 2 chữ VN là nó muốn tái đé. Còn tao, tao quay lại đây, tiếp tục làm ăn, giờ tao cũng mua được căn hộ mới, có sẵn đồ nội thất không cần mày lo, tao định cưới cô Dần này, hai đứa tao sẽ mở một nhà hàng bia tươi và thịt nướng....

Đâu là chất lượng sống?! nghĩ về một chú em làm công ty.

Có một chú em làm công ty. Xuất thân từ ngèo khó, trưởng thành từ công nhân đi lên. Do công việc gần sếp nên học lắm chiêu trò. Là người cực bén, có thể biết ruồi đực hay ruồi cái bay qua! Coi quan hệ người với người là cuộc chơi.Giỏi tận dụng cái đầu người khác có lợi cho mình, xong việc là thôi. Nhưng với bạn bè anh em cũ, chú mến thì khác, sống chân tình. 
Chú không ham chức vụ mà thích vai quân sư quạt mo để ít trách nhiệm mà khoẻ cái thân. Tuy khoẻ cái xác nhưng nhức cái óc, luôn phải động não và múa mỏ, có vậy sếp mới trả lương cao. Âm mưu thủ đoạn như người chơi cờ nhưng chạm tự ái là bỏ ngang công ty nhiều lần, chủ cần thu phục lại.
Tuy chú ít học, nhưng lão nể, gọi là chuyên gia phản biện. Lão lưu tâm theo dõi kết cục của vài người tài đã làm cho công ty mà mình có biết. Để xem cuộc đời họ sẽ về đâu?
Thỉnh thoảng gặp nhau nhậu, ngoài thăm hỏi nhau, sau đó chỉ nói mỗi chuyện công việc. Chú thường nhớ bài lai khi xưa, giận trách ông kia thằng nọ. Kết thúc cuộc nhậu, đã tê là gây sự với ai đó mà chuyện không đáng. Tính tình ngày càng dễ cáu gắt.
Túm lại vòng đời của chú ấy lặp đi lặp lại hai việc: cày thuê để có tiền xài, nuôi vợ con và nhậu để xả stress. thế thôi! Ngoài ra, chỉ quan tâm đến đến cuộc sống gia đình và người thân. chấm hết. Không để ý cuộc sống xung quanh. Quan niệm với công ty: việc ai làm nấy biết, miễn mày không đe doạ đến quyền lợi của ta. Tình hình xã hội, đất nước, là cái gì đó xa lạ!.
Theo chủ quan lão nghĩ: Cuộc sống chú em đơn điệu thiếu giải trí, chất lượng thấp. Tâm lý không tốt, tương lai nát rượu!
Thương! Muốn góp ý nhưng không thể vì chú ấy sẽ nói: anh đã làm được gì mà nói tui.
Nghĩ đời khó ai hoàn hảo, được mặt này sẽ mất mặt khác. Và ai cũng đều phải trả giá thấp hoặc cao cho quyết định và lối sống đời mình!....

Nhờ đâu mà người dân được miễn phí qua cầu dây văng?

Trạm thu phí cầu Mỹ Thuận đưa vào hoạt động cùng thời điểm khánh thành năm 2000. Phía Úc đã phản đối quyết liệt việc thu phí do cầu được xây từ vốn viện trợ không hoàn lại của họ, và họ buộc phải miễn phí vì nhân dân.
Rồi cầu Cần Thơ, do Nhật tài trợ, đã phải ngừng thu phí vì nước Nhật phản đối quyết liệt.
Hay Trạm thu phí hầm Thủ Thiêm vốn ODA Nhật Bản được ta lắp 12 cabin hoành tráng để thu phí vào tháng 9/2012. Thu được vài ngày, phía Nhật phát hiện gởi công hàm phản đối kịch liệt. Kết quả: ngày 22/11/2012, UBND TP HCM quyết định dừng thu phí hầm Thủ Thiêm "để chia sẻ khó khăn với người dân".
....
- Cầu viện trợ hay vốn ODA nước ngoài, được miễn phí.
- Cầu Việt Nam đầu tư, người Việt đi qua phải tốn tiền.
Trích từ FB Trương CHÂU HỮU DANH

Trí thức: Hãy làm ơn bỏ cái bóng của ngài ra khỏi người tôi.

Alexander the great and Diogenes

(theo Hantimesblog)

Toà án lương tâm!

Một chú kia khá quen mượn 10 triệu để chữa cháy, không thì xã hội đen xử. Cầm lòng không đặng trước tình cảnh cuối năm nên vợ lão cho mượn. Hẹn sau tết, rồi thinh luôn. Nhiều lần alô không bắt máy, tìm đến nhà không thấy. Lão mới nói với mụ vợ: bà cứ tiếc của gầm nghiến chửi bới, chất chứa trong lòng sẽ tự làm khổ mình, giảm thọ đấy thôi!. Coi như xí cô hồn đi!
Thời gian trôi qua, bặt tăm. Cách đây vài ngày, bỗng dưng chú ấy alô, lão giận không bắt máy, lần hai mới nghe. Chú mang 10 triệu đến trả và xin lỗi.
Lão ngẫm lời ông anh rể Bắc cờ nói khi xưa (đã mất từ lâu), quá đúng: không gì hơn toà án lương tâm. Con người mà!,

Nói thêm "cái khó bó cái khôn" trong cách ứng xử. Chú ấy là người ít học nhưng từng trải có hiểu biết về đời. Vợ chồng mình giúp không chỉ một lần, chú ấy coi là ân nhân. Chú có nghề nghiệp, vươn lên có nhà mặt tiền, có xe 7 chỗ, hơn hẳn mình. Chú ấy kẹt số... rồi bị tai nạn mà không nói với vợ chồng mình một tiếng, 10t trả chậm đâu thành vấn đề. Trừ lúc mình cần tiền để đóng học phí cho con học.

Vì sao Bình Dương, Bình Phước thường có án mạng rùng rợn?

Hai trong số những tỉnh đáng sống nhưng không dành cho những người tha phương cầu thực. Giới cần lao tứ xứ với đủ mọi thành phần phức tạp tập trung vô cái rồn lũ. 
Công nhân như con cá con cua chui vô cái đó cái lờ, dẫn đến quẫy đạp ngoi lên hít thở. Sinh ta cớ sự là điều khó tránh khỏi.
Không ai gắn bó với nơi mình lao động. Nếu người ta chấp nhận nó như là quê hương thứ hai thì ít xảy ra chuyện kinh khủng như vậy!.
Chuyện lớn là năm 2014. Công nhân phản đối dàn khoan 981 của TQ, dẫn đến bạo loạn đốt, đập phá những công ty có chữ Tàu ở BD. Cái chính là do CN bị đè nén trong lao động, làm như cái máy, thiếu môi trường giải trí. Nên họ xã stress trút giận Tàu bằng cách ấy. Đi biểu tình phản đối mà như ngày hội nước lũ tràn bờ...

Người Việt đi xe phụ lòng thế giới phát minh cả trăm năm trước!

Về còi - Không hiểu sao không ít người thay vì nắm tay ghi đông cho vững xe thì lại đặt hờ ngón tay lên cái nút còi xe. Mọi lúc mọi nơi, hở chút là tin. tin. gây khó chịu cho người khác. Cái thắng là công cụ chính để cứu mình, tránh hại người chứ không phải là cái còi.
Về xi nhan - Cũng không hiểu sao không ít người khi quẹo cua không bật nó lên để báo người khác biết. Có người bật thì quên tắt rất nguy hiểm, dễ bị người khác né mà thành tông mình. Nếu lơ đãng sao không gắn thêm cái tíc tíc cho nhớ.
Về cái thắng - Người ta chế 2 cái thắng cho an toàn thì có người lại thắng một bánh xe.
Về cái kính chiếu hậu - Cũng vậy, có người lắp cho có theo luật chứ không dùng cho mình.
.....
Stt vui:

Chiếc quần jeans kỷ vật của anh lính tù cải tạo.

"Đấy là cái quần tao may cắt, lấy từ bao bột Argentina viện trợ được anh em tù chia phần. Tao may bằng tay, bằng kim mài ra từ kẽm gai. Chỉ may cũng lấy từ bao bột. Khi ra tù, tao tặng tất cả đồ dùng cho anh em còn lại, chỉ mang theo mỗi cái quần như một kỷ vật. 8 năm tù lao động khổ sai, bệnh tật, đói khát triền miên. Tưởng không qua được."

Mình thích selfi nhóm thế này!

Không cần phải sắp đặt, phó nhòm phải đổi nhau chụp, mất hứng!. Miễn sao đủ mẹc, ai cũng cười toe toét là quất cúng fây. 
Từ tai to mặt lớn đến thấp bé nhẹ cân nhưng không ai ép ai nha! 
Rất chi là văn minh và nghệ thuật, các bạn ạ!


Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông

LTS: Có những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam đã đặt lên vai một vị tướng một trọng trách lớn lao: Vừa tổ chức và chỉ huy quân sự, vừa phải thực thi sứ mệnh ngoại giao-một nhiệm vụ quan trọng và cơ mật; Phẩm chất, trí tuệ và bản lĩnh đã giúp ông hoàn thành xuất sắc. Cuộc sống cách mạng đã hun đúc ông trở thành một một vị tướng chiến lược tài đức vẹn toàn. Nhân dịp Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, báo VietNamNet xin trân trọng giới thiệu một bài viết về ông: Đại tướng Lê Đức Anh.Ba lần đi Trung Quốc – Một lần ấn tượng sâu
Năm 1954, ông Lê Đức Anh có mặt trong đội ngũ hàng vạn cán bộ Miền Nam tập kết ra miền Bắc theo “Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954”. Những ngày đầu, ông được giao làm Sư đoàn Trưởng Sư đoàn bộ binh 330, đóng quân ở Thanh Hóa; nhưng chỉ mấy tháng sau ông lại được điều động về Bộ tổng Tham mưu làm Phó cục trưởng Cục Tác chiến. Ông Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu Trưởng đa trực tiếp giao nhiệm vụ cho ông nghiên cứu kế hoạch phòng thủ bờ biển từ Quảng Ninh vào đến Quảng Bình.
Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông
Đại tướng Lê Đức Anh trong một lần trao đổi với tác giả bài viết, đại tá Khuất Biên Hòa. 

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Báo TT tường thuật phiên toà xét xử Trần Huỳnh Duy Thức

Phạt Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù
21/01/2010 05:59 GMT+7

TT - Sau một ngày xét xử sơ thẩm vụ án "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", chiều 20-1, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên án đối với các bị cáo.

Theo đó, hội đồng xét xử tuyên phạt: Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù, Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù, Lê Công Định và Lê Thăng Long cùng bị phạt 5 năm tù.
Bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức còn bị quản chế 5 năm tại địa phương sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù, các bị cáo còn lại bị quản chế 3 năm. Các bị cáo đều phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
LIzyPM12.jpg
Bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức tại phiên tòa - Ảnh do HTV cung cấp

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Triết da cạo...




Tui làm công tác "tình páo nhăn răng!".

(tiếp chiện ông cố vấn xã)
Sao tui dám kể, vì không quân đội nước nào mà chẳng làm chiện này. Tui không nói ra thời gian, địa danh, tên người để giữ bí mật mật nhà nghề. hehe.
Cấp chỉ huy phổ biến bằng miệng: Ai xây dựng được cộng tác viên cơ sở mật, nếu báo tin có giá trị thì Trên sẽ trợ cấp lương thực và có thưởng. Thế thôi, không hướng dẫn "nghiệp vụ" chi cả. Nghe vậy, mình nghĩ bụng: có lợi để tróc địch, sao không "chơi"!. Số là: trước đó lính đội công tác mình ham múa hát, say rượu ngủ quên, bị đich tay trong chôm mất 1 khẩu M79. May mà cấp trên không biết chứ không thì lính lẫn sếp bị kỷ luật là cái chắc!. Ông cố vấn tui cay mũi, tức trào máu họng!.
Đầu tiên, mình chọn chuẩn người: Không chấm Việt kiều lai hay người thiên vị "săn đón" phía VN, vì không tin và dễ bị lộ. Mình ngắm một anh nhà nghèo gốc tỉnh khác đến định cư. Nghe nói từng tham gia bắn voi lấy ngà, vậy là lỳ phải biết!. Nếu lộ, ảnh là dân quân nên có súng, yên tâm tự bảo vệ tính mạng. Thế là mình lân la tiếp cận... và động viên hứa hẹn. Anh này máu máu lỳ chịu chơi, đồng ý.
Việc báo tin và kết quả - bỏ qua những chuyện ít quan trọng, tóm tắt:
Lần thứ nhất:
Nhờ biết trước có địch theo mô tả của cơ sở mật báo tin. Mình tổ chức đội công tác 6 anh em vào Phum (làng) trong rừng kiểm tra. Đang đi trên đường xe bò, gần tới nơi, bất ngờ phát hiện bọn Sêrây ka (còn gọi là Para thuộc phe Son San). Khoảng vài chục tên đang lần lượt cắt ngang qua đường. Mình tự tin yếu tố bất ngờ nên lệnh anh em sẵn sàng nổ súng tập kích. Ở cự lý tầm 150 mét, mình bấm cò súng M72 (tên lửa vác vai của Mỹ), không nổ, im re! (do chưa từng bắn). Bấm lần hai, thì nổ nhưng sai mục tiêu do hồi hợp khận quá. Lính ta đồng loạt nổ súng quét tiểu liên... Địch bùng chạy ào ào, rút vào rừng mất tiêu. Thu được ít quân trang vớ vẩn. Sau hỏi cơ sở, ảnh nói: hai thằng dẫn đường cho địch có 1 dân quân Phum. Hỏi dân, dân bảo: có 2 thằng bị thương nhẹ.

Lễ hội khao quân của người Sán Chay, sao nhìn như lên đồng ma nhập?

Không biết thì động não chớ xúc phạm dân tộc khác!
Tối quá, mình coi cái clip dưới, thấy rất đông thanh niên tụ tập. Ngồi lắc lư, gõ thanh tre xuống sàn dồn đập, rồi thay nhau ngoi lên quay đầu lộn xuống. Có clíp khác thì tất cả thanh niên đứng nhún nhảy như phim ma cà tưng của TQ. .
Nhiều bạn thanh niên nói: Bọn trẻ trâu ngáo đá chơi trò mê tín!. TC thì lấy làm lạ nhưng dè dặt hơn vì thấy có tổ chức và có người lớn tuổi sắp xếp trông coi, không thể bậy được!. Nghĩ nó có gì đấy và tại sao?..
Các clip do bạn trẻ post lên, hầu hết không giải thích (có lễ lớp trẻ tham gia chứ không hiểu ý nghĩa). Có bạn giải thích vầy, nghe càng ghê: ai dự lễ, đã trải qua thì sau này làm thầy cúng gọi hồn.
TC search Google để tìm hiểu, bặt tăm!. Sáng này, tìm tiếp thì thấy bài này:
http://www.vista.net.vn/…/le-hoi-khao-quan-lang-tich-son.ht…
Có lẽ các clip chỉ thể hiện một phần của lễ hôi này. Có thể bắt nguồn từ sự tích các làng huy động trai tráng để đánh chặn đường rút lui của quân xâm lược Mông Cổ. Sau này, dân tộc Sán Chay vẫn giữ truyền thống tập tục xưa nhưng chính quyền cũng những người lớn tuổi ít giải thích cho con cháu hiểu nguồn gốc.
TC nghĩ giữ gìn bản sắc dân tộc cần phải vậy. Chứ không chỉ cho họ mặc quần áo đẹp, múa hát, diễu hành mà hình thức loè loẹt, lai căng pha trộn. Làm mất dần đi bản sắc gốc từng dân tộc. Mất đi truyền thống cùng chung giữ nước của các dân tộc anh em..

Vì sao người cụt 2 chân đi lại bằng cặp ghế mà không phải trên chiếc xe lăn?



Ngày trước, họ di chuyển bằng cặp ghế gỗ, sau này là ghế nhựa. Chưa hẳn là không có xe lăn mà vì họ cần chuyển liên lục mà lối đi lại phức tạp. Phải lao động đủ thứ việc khác nhau để kiếm sống mưu sinh, trang trải chi phí gia đình. Mới thấy người đi nạng gỗ vẫn còn may! Chỉ đi xe lăn thôi vẫn còn may mắn!
Ảnh dưới là một cựu chiến binh chiến trường CPC, có vợ y tá. Từ một người chán đời, ngập trong men rượu, nhờ tình yêu vực dậy. Để đơm hoa kết trái, anh từng làm không chỉ nấu cơm, chăm con nhỏ, buôn bán vặt mà làm cả công việc đồng áng. Và cuối cùng trời không phụ!

Ta về (thơ Tô Thùy Yên)

Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang
Ta về - một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai...
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ?
Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm, mặt xạm soi khe nước
Ta hoá thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu...
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước?
Núi lở sông bồi đã lắm khi...
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi?

Vua Quang Trung "có duyên" với vua Càn Long bên Tàu!

Thợ cạo góp nhặt theo trình tự thời gian:
Từ Bức tranh nổi tiếng do hoạ sĩ Giuseppe Castiglione (giáo sĩ người Ý) vẽ vua Càn Long TQ.
Dựa vào bức hoạ, ai đó vẽ lại mặt khác đi và chú thích sai, in trên tạp chí Đông Thanh năm 1932. Rồi in lại ở Tập san Sử Địa
Dựa tranh báo, hoạ sĩ vẽ vua Quang Trung để in trên tờ giấy bạc thời VNCH. Từ hình trên đồng bạc dựng ra tượng bán thân và cỡi ngựa.
Tranh được cho là vua Quang Trung do Trung Quốc vẽ thì "mặt nhọn mỏ dơi" không ra con nhà võ. Lại giống vua Càn Long hơn là Quang Trung.
Tượng bán thân ở trường TH Nguyễn Huệ Tuy Hoà, có bạn học cũ nói giống ông... thầy Bân. Haha...!
....
P/s: Tây lông chưa phát minh cái máy ảnh nên lung tung phèn, khổ thế!



Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Chủ nghĩa chủ quan duy ý chí qua trải nghiệm của tôi.

Khi tôi nhận công việc đội trưởng đội công tác kiêm chuyên gia xã khi còn quá trẻ. Hai mươi mấy tuổi đời, chỉ là đoàn viên, trung sĩ, chức quèn: trung đội phó rồi lên trưởng. Không hề biết gì cơ cấu tổ chức của chính quyền, đoàn thể và dân quân. Cấp trên chỉ tập huấn cho lính có một tuần trước đó, để hiểu sơ về đất nước và con người xứ lạ. Biết qua về âm mưu ba phái của địch và nội tình chính trị của Campuchia.
Xong, thảy thằng tui xuống một xã lạ hoắc của huyện khác. Tới nơi, mình rất lo lắng, không biết bắt đầu từ đâu, làm sao để từ vài cán bộ chỉ định tạm trước đó mà xây dựng nên cơ cấu hoàn chỉnh cho xã hoạt động. Dù mình có lập đôi công tác bạn (như lính) để hổ trợ và thông qua đó cho chính danh. Nhưng đội bạn đều là người mới, biết gì đâu, chỉ sao nghe vậy. Còn oái ăm thay, bắt đoàn viên tui xây dựng nòng cốt để kết nạp đảng cho cán bộ bạn nữa cơ!.
Trong khi ấy, tiếng Khmer mới biết bập bõm. Chuyên gia dân chính và chỉ huy cấp trên dội chỉ đạo xuống: cần làm chuyện này, cấn làm chuyện kia. Đúng là bộ đội Đa giê năng, không biết thì ráng tự học. Mò mẫm làm và làm tuốt theo kiểu nghề dạy nghề. Rồi cũng mình học lóm nhập khẩu cách mệnh Việt, bày vẽ dở chiêu đủ cả. Ví dụ như bầu bán thì dở trò mèo, đưa người vào cho đủ số nhưng 7 sẽ rớt 2 như ý định...
Thời gian loáng qua, tiếng Khmer của mình cứng dần, nâng tầm chém gió. Mình tự tin ghê lắm, trực tiếp truyên truyền cho cán bộ, dân, quân xã, có lúc xổ raphan hai tiếng đồng hồ liền. Vẽ đâu họ nghe đấy, ông cố vấn mà, cán bộ và dân nể trọng ông kẹ , gọi mình là "Tà Hùng" (ông Hùng). Uy quyền của ông cố vấn ngày càng trùm một cõi. Xã thì nghèo nhưng rộng lớn giáp hai tỉnh Kro Ché và Kompuông Thom. Xã nằm bên kia sông, cách chỉ huy tiểu đoàn và uỷ ban huyện, một buổi chèo ghe. Khó thì khó nhưng hợp ý mình thích tự tung tự tác làm đạo diễn.

Thơ vui về cụ Hồ

Bác Hồ sinh ở Nghệ An
Quê ở Nam Đàn, nhà bác bốn con
Lớn lên bác vô Sài Gòn,
Theo tầu của Pháp mà vòng năm châu
Lúc đầu bác ghé Âu châu,
Vòng vèo Phi, Mỹ, quay đầu Paris
Đi đâu cũng chép cũng ghi
Không biết thì hỏi, tự ti làm gì
Luân Đôn gió rét sương mù
Bác ôm cục gạch mà thù thằng Tây
Trăm nghề bác đã qua tay
Thêm chân viết báo tối ngày lăng xăng
Paris bác ở Công poanh
Ngày thì quét tuyết, đêm chăm học bài
Luận cương Lênin rất dài,
Bác “cày” cũng hiểu một vài ý chung
Ngộ ra chân lý mông lung
Bác ra bỏ phiếu đứng cùng công nông
Bác ra tờ báo "Khốn cùng"
Ra được mấy số Bác bùng sang Nga
Quê Lê Nin rét cắt da
Bác chịu không thấu vòng qua nước Tàu
Mở lớp bác chẳng ham giàu
Chỉ mong đám đệ làu làu Mác, Lê

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

Quán tính nhà quan!

Hưu rồi vẫn chưa thấy cái sai mình đã góp phần.
Hưu rồi vẫn còn dạy đời. sợ phạm huý mất thanh danh.
Danh với ai, lý tưởng còn gì...

Ngẫm, nhân xem bài đăng đàn mới đây của ông tư bắt sâu, nhớ câu nói "làm người tử tế" của ông nghìn cân khi đã về hiu. Và nhớ có ông Cậu và anh Bạn hiu tặng thơ cho lão, nhận mà không đọc.

Nhớ một bạn học cũ, làm quan to chuẩn bị hưu. Yêu hay ghét là quyền cá nhân nhưng làm dlv cấp thấp dẫn links, chả viết được một câu nên hồn. Học hành từng trải hiểu đời mà vậy thì mình coi khinh dù muốn bạn bè xưa, nay cần đoàn tụ lại.

Chiện xài bằng giả ở Miền Tây.

Báo đưa tin mới đây một anh dùng bằng giả tốt nghiệp phổ thông, làm trưởng phòng GD-ĐT. Bị phát hiện, ảnh tự kiểm điểm, hứa sẽ học và thi tốt nghiệp cho hợp lệ và nhận hình thức kỷ luật, ê hèm: khiển trách. Chi bộ họp quyết định ok: khiển trách.
Nói về lý: Anh í có hai tội: dùng bằng giả và gian dối với tổ chức. Làm căng thì đủ giá: khai trừ đảng và đuổi về chăn vịt cho vợ. Chỉ mức khiển trách là có khi tay bí thơ và vài trự trong chi bộ cũng dùng bằng gỉa không chừng nên thông cảm.
Có thông cảm thiệt hông? Về tình, Lão nghĩ có thể. Người miền Ngoài nói: "đảng viên mà tốt", còn người miền Trong nói: "thằng ấy, thấy dzậy mà nhậu được làm được". Với người miền Ngoài coi đây là dịp để người khác ngoi lên còn ở miền Tây thì chưa chắc. Nói vậy không hẳn đâu sống cũng tình nghĩa, ai cũng xuề xoà. Thường ở nơi ngon ăn, đất chật người đông nên dễ xảy ra tranh giành ghế gủng. Có nơi cũng sớm học theo chiêu thức miền Ngoài, đốn hạ nhau một cách bỉ ổi ngay từ thời bao cấp mà mình chứng kiến.
Ở xứ mê cải lương, cái huyện Phú Tân mà ảnh làm trưởng phòng giáo dục nằm tận mũi Cà Mao. Lão đoán, nơi ấy người có bằng cấp không nhiều, làm quan chức ở đấy chẳng mấy ai mê. Được cái nhàn thân và mỗi lần đi kinh lý kiểm tra, lên dây cót cho thầy cô, trường lớp. Nói dăm câu ba sọi xong, mồi có gì bày nấy là anh em bá vai bá cổ nhậu lết bánh rồi có ghe chở đại ca về dinh. Nhớ thằng em dợ mình, nó mần chức cán bộ y tế dự phòng huyện thường đi các xã kiểm tra, cũng ăn nhậu kiểu dzậy mà đai sớm.
Ở miền Tây, quan to cỡ bí thư, chủ tịch huyện sà xuống nhậu với đám dân thanh niên, cùng hát karaoke với nhau là bình thường, trừ gái gú chỉ dành cho chiến hữu. hehe.

Thương anh bộ đội xa nhà, đãi tình một bữa!

Hồi bộ đội, bon mình hành quân dã ngoại thực tập đi địa hình ở núi Bà Nà ĐN. Sáng leo lên núi, chiều về. Đơn vị bố trí anh em từng tốp nhỏ ở nhờ nhà dân xã gần chân núi. Theo kế hoạch: chiều nghỉ, tối ngủ qua đêm, sáng mai hành quân về. Nhà là ngói, coi như đời sống nông dân tạm ổn thời đó. Anh chồng chủ nhà tính hiền lành ít nói, chị vợ thì hoạt bát, với hai hay ba đứa con chi đó.
Trong lúc giao tiếp đùa vui giữa chủ nhà với mấy anh bộ đội, cô vợ chợt nói: Nhà tui đông con khổ lắm nên tui đã đặt vòng rồi, các anh ơi !. Giống như hứa đãi một bữa tối miễn phí, mời anh bộ đội xơi. Tụi mình lúc ấy sung lắm, tuổi tầm 30 trở đi. Mấy thằng thậm thụt kháo tin nhau, cười rúc rích. Mình nghe thì khoái nhưng khoản gái gú rất sợ bị kỷ luật. Tin chắc rằng có thằng xơi, lính mà, mai sẽ đi rồi, ngán gì và rất chi là an toàn nữa!.

Khói lửa, nước và lối mòn trên đất K.

Sống ngoài rừng:
Khói lửa, nước là nguồn sống nhưng cũng dẫn đến cái chết. Với lính tìm địch để đánh dựa vào dấu hiệu đấy. Và cũng bằng mọi giá phải tìm thấy nó vào cuối buổi hành quân. Ta và địch đều cần sự sống nhưng tử thần luôn rình rập sau lưng. Chuyện này đồng đội chủ lực rành hơn quân địa phương.
Sống trong dân:
Con cá sống vì nước mà nước cũng cần con cá sống. Muốn thấy địch, cố tìm sẽ thấy. Đánh nó trước khi nó hốt mình. Thích yên thân, cứ ăn chơi nhảy múa. Nó xơi tái lúc nào không biết, không kịp trở tay. Phương châm của mình là vậy nên đội công tác dù hoạt động độc lập ở một xã tách biệt rộng lớn giáp tỉnh Kro Ché và Kompuông Thom.
Và lối mòn:
Đội thường chơi trò mèo chuột với địch, có đánh địch trật, có bắn nhầm dân quân bạn.. Tuy nhiên qua mấy năm, không anh em nào bị hề hấn gì!, Có điều, địch nắm được quy luật hoạt động của nên đã phục kích đội công tác bạn trên đường xe bò quen thuộc. Mất một trung đội trưởng gan lỳ, một đội trưởng trung thành cụt một giò. Làm mình đau buồn day dứt!.
Sau này cũng vì lối mòn của địch để lại, tôi dẫn quân đánh vào cứ lõm, 4 tên đã mất mạng.
Hình1: Cảnh quan quen thuộc với lính ở CPC
Hình 2: Tại "sở chỉ huy", Hùng và mấy chú em
Hình 3: Cắt ra từ clip, chân anh Tum Khùm đội trưởng CT bạn
Chưa có dịp thăm lại chốn xưa nên mình cố công tìm trên mạng, cuối cùng trời không phụ. Biết được tin ảnh còn sống và khoẻ.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Người Việt sợ người Việt nhất!

"Pháp xâm lược", người Việt không bỏ nước ra đi.
"Nhật nhảy vào", người Việt không bỏ nước ra đi.
"Mỹ xâm lược", người Việt không bỏ nước ra đi.
"Mỹ cút Ngụy nhào", Ta thắng Ta, hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi
"Đánh Pháp" không sợ, rốt cục Ta thắng
"Đuổi Nhật" không sợ, rốt cục Ta thắng
"Đánh Mỹ" không sợ, rốt cục Ta thắng
"Chống Tàu" không sợ, giữ được nước nhưng Ta ngày càng lệ thuộc
"Chống Nội xâm" Ta đánh Ta rút ruột nước ta, mấy chục năm vẫn chưa thắng

Về phong trào phản biện, đấu tranh cho quyền làm chủ của dân.
Lão thợ cạo ủng hộ nhưng không đồng tình:
- Họ cùng một chí hướng nhưng ai cũng có "cái tôi" quá lớn, tranh giành ảnh hưởng, muốn mình là thủ lĩnh.
- Họ thiên về tính bầy đàn nên suy nghĩ thiếu độc lập. Ảo tưởng sức mạnh ảo của mạng nên họ chạy theo like, cho có số má..

"Trái tim của Giáo hội Phật giáo Tp.HCM"


Bài thơ: Đám ma bác giun

Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau
Cầm hương kiến Đất bạc đầu
Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai
Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà
Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...
1967
Trần Đăng Khoa

Tấm ảnh 120.000 USD: Những lời ca có cánh và sự thật trần trụi.

Ban tổ chức giải nhiếp ảnh quốc tế Hamdan (HIPA):
"Bức ảnh của anh ta ghi lại khoảnh khắc tràn đầy tính nhân văn. Nó lột tả một người mẹ Việt mắc chứng rối loạn ngôn ngữ nhưng vẫn cảm thấy hy vọng và mạnh mẽ che chở những người con".
Trang Picsofasia viết:
"Dựng nên một vở kịch để dành được chiến thắng là cách nhanh nhất để đạt mục đích. Đường tắt này sẽ khiến bạn nổi tiếng hơn. Nổi tiếng sẽ giúp bạn giàu hơn. Bởi chúng tôi biết bạn sẽ chìm dưới cơn mưa tiền thưởng và National Geographic với những chuyến lặn lội vòng quanh thế giới sẽ chẳng bao giờ kiếm được tiền bằng bạn.
"Đáng buồn, rất đáng buồn",
https://news.zing.vn/tac-gia-buc-anh-120-000-usd-gay-tranh-…

Cái trụ sở, Tổ chức kỷ lục VN lồm eng chi lạ!

Đó là Tổ chức kỷ lục Việt Nam và Văn phòng đại diện châu Á của Tổ chức kỷ lục Thế giới (WorldKings) đều lấy cùng địa chỉ là:
148-150 Hồng Hà, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Ngưng TC tìm cái trụ sở mãi mà chả thấy thông tin, hình ảnh và vị trí của nó trên bản đồ.
Hổng rõ hình dưới, các bố chộp ẩu đơ?

Nghĩ về vai trò thầy cô và việc kinh doanh giáo dục

Xã hội và ngành giáo dục đừng đặt trên vai giáo viên vai trò cao cả.
Đừng tạo áp lực thi đua máy móc, nên thấu hiểu ứng xử khó khăn của thầy cô đối với học sinh.
Mà nên quan tâm đến vị thế của thầy cô, tạo điều kiện để họ toàn tâm toàn ý cho việc giáo dục thế hệ mai sau.
Với tôi, không coi thầy cô là cái gì ghê gớm mà coi đó là một nghề cần sự gương mẫu và...

Kinh doanh giáo dục không có lãi?
Nhân chuyện "Bỏ ra ngàn tỉ xây chùa nhưng không ai xây trường học".
TC cho rằng: Nhà nước hạn chế XH hoá giáo dục phổ thông để độc quyền khai thác, có một ít trường dành cho sân sau hốt bạc.
Một bạn fb cho rằng: Xây trường học không có lãi.
Mình dẫn chứng một chuyện tiền điện máy lạnh thôi ở một trường tư phổ thông. Làm phép tính đơn giản thì:
Số tiền điện nhà trường trả điện lực khoản: 64.000 / tháng/ hs.
Nhưng nhà trường đã thu phí mỗi học sinh: 450.000 / tháng
Nhà trường có khoảng 1.000 học sinh nội trú. Vậy riêng khoản tiền điện họ đã kiếm được vài trăm triệu mỗi tháng.
(hổng biết lão tính có trật gì không?)

Ngày của mẹ, bàn chiện vợ chồng.

Các bạn coi đây nè, cố mà học: 
Tình nghĩa vợ chồng đến từ duyên nghiệp do kiếp trước hai người nợ nần nhau. nên kiếp này phải trả. Thượng đế trói buột hai người với nhau để chúng ta cùng tìm cách giải trừ những mâu thuẫn để yêu thương nhau.
Mâu thuẫn không giảỉ quyết được dẫn đến ly dị là gặp phải bài toán khó nên đầu hàng bỏ trốn. Bỏ trốn rồi tái hôn thì thật ra cũng là bài tập cũ phải làm thôi, khác tí! nhưng lần sau làm nghiêm túc cố gắng tốt hơn thôi.
Nếu không thì kiếp sau học lại từ đầu nha các bạn!/.
Ý của Bs Tư Sang chứ không phải lão. Mình không đủ tư cách phụ đạo vì đã lỡ dại chạy một lần, tởn tới già. haha!

Ngày của mẹ và sau đó...


Tìm hiểu: Kinh doanh tâm linh ăn gì, bằng cách nào?

Tầm nhìn xa trông rộng của ông trùm Xuân Trường mà nhiều đại gia khác đã học tập:
Có ông từng viết: "Đất nước này là của Xuân Trường, thành phố này là của Xuân Thành" Tuy hai là một..
Có dự án nhà nước cấp hàng nghìn hecta đất, thời hạn sử dụng đất đến 70 năm. Tập đoàn XT đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ.
Tay XT khẳng định:Thu lợi chỉ là một phần, sau khi xây dựng xong, công trình này sẽ do Giáo hội Phật giáo quản lý chứ doanh nghiệp không kinh doanh thu lợi" .
Vậy kinh doanh tâm linh ăn gì, bằng cách nào?
Thứ nhất: Biết bao giờ xong công trình khủng, kéo dài đến 10 năm vô tư. Trong thời gian đó: Tận thu, tận vét một cách khéo léo qua nhiều ải dịch vụ. Và chỗ nào cũng đặt sẵn các hình thức phương tiện lớn nhỏ để thu tiền công đức mà không ai kiểm soát.
Thứ hai nữa: Xây chùa chỉ là phần nhỏ trong hàng nghìn hecta ấy. XT cho xây dựng các trung tâm liên hoàn như nhà hàng, khách sạn, điểm mua sắm, vui chơi giải trí, thậm chí định xây cả casino để kinh doanh.
Làm ăn bá chủ ở Ninh Bình vươn tới một số địa phương khác nhưng ông trùm rất khôn ngoan dưới vỏ khiêm tốn: Không khoe của nả, đời tư. Không lcần ập website, không chi tiền quảng bá..

Cảm nghĩ về Phật pháp ngày nay















Suốt hơn hai nghìn năm qua, giới tăng lữ luôn được đặt ở đẳng cấp cao nhất trong xã hội. Chỉ trong thời mạt pháp, các chức sắc tôn giáo mới tụt xuống hàng cuối cùng cả về văn hoá và tư cách. (Truong Huy San)

Hình hai người đàn bà nổi tiếng trên lễ đài duyệt binh ngày 19/05/1975 tại SG

Facebook nhắc kỷ niệm stt cách đây 2 năm.
TC đâng hình hai người đàn bà nổi tiếng trên lễ đài duyệt binh ngày 19/05/1975 tại SG. Mỗi người một tâm trạng, không biết họ nghĩ gì !?
Bà Nguyễn Thị Bình và bà Ngô Bá Thành, một người thì lạnh lùng, một người thì có vẻ khó chịu

Tôi không xem những trang dựng chuyện ba láp ba sàm!

Nhưng trang tào lao ấy có khi tin thật, có khi tin dỏm trộn lẫn để đánh lừa người đọc cả tin. Nó hay lắp ghép hình ảnh và bịa đặt thông tin hoặc xào bài của người khác rồi thêm mắm thêm muối, thay đổi bản chất vấn đề. 
Như mới đây chôm ảnh từ lâu ở nước ngoài, còn dám phia mình là người chụp ảnh. Rồi hô hoán lên đang ở VN như "trời sập tới nơi !". Hai hình dưới đều có ở fb Nhật ký yêu nước:
Hình 1: Được cho là ở Formosa Hà Tĩnh. Thực tế: Một vụ nổ nhà máy của Formosa ở Texas năm 2005, đã bị chính phủ Mỹ phạt nhiều lần.
Hình 2: Được cho là ở Nhiệt Điện Uông Bí Quảng Ninh.Thực tế: Ở nhà máy đốt ắc quy ô tô đã qua sử dụng tại Mỹ năm 1970.

Chuyện đi xích lô

Tại sao không nên bỏ xích lô truyền thống?!
Một bạn fb cho rằng: Thấy... rất phản cảm, nó làm cho dân tộc mình nhỏ bé và thảm hại. (hình 1)
Lão thì thấy: Do họ không độ thêm bộ phận xài như xe đạp điện accu. Ở Nha Trang, cũng cái xích lô cũ ấy người ta cải tiến thì chỉ đạp lúc đầu cho có trớn và khi lên dốc cần trợ lực với điện bình. Chở đôi thậm chí là ba, xe chạy 4-5 km là bình thường, gía đầu tư thêm tầm 8 triệu. (hình 2,3).
Du khách thích đi xích lô vì có thú vui tà tà nhàn tản và nhìn bao quát xung quanh mình.


Chiện sức phẻ lãnh tụ, dzầy mới là chém gió thần sầu!

Chuyện lạ: ông NPT tổ chức họp có ba cái lần đầu tiên!
Lần đầu tiên thấy ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước chỉ có 3 người (không tính Chánh văn phòng báo cáo và Thư ký ghi chép). Phải chăng "nhóm đưa củi đốt lò" do ông lãnh đạo ngày càng thu hẹp?.
Lần đầu tiên thấy cái phòng họp nhỏ hẹp, có lẽ được chọn bất ngờ để chống nghe lén.
Và cũng lần đầu tiên được Thông tấn xã đưa nhiều hình ảnh và Đài truyền hình tường thuật đầy đủ.
(Bỏ qua chuyện ông Trọng ngồi có đai an toàn và đeo đồng hồ màu đen)

Chỉ có Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa là không dính vào đất đai


Koh Kong sẽ là căn cứ liên hợp mới đe doạ Việt Nam.

Dự án của TQ ở tỉnh Koh Kong, núp bóng tư nhân thuê 45.000 hécta, thời hạn 99 năm. TQ đã xây dựng bến cảng và sân bay lớn.
Không những TQ bao vây VN về kinh tế mà cả quân sự.
Có 6 căn cứ hải - không quân của TQ có thể xuất phát tấn công VN nếu xảy ra tranh chấp vượt tầm kiểm soát. 
Đó là các căn cứ:
Du Lâm (Hải Nam)
Phú Lâm (Hoàng Sa)
Koh Kong (Campuchia)
Tại Quần đảo Trường Sa có Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn.
Như vậy quân đội Việt Nam sẽ phải đối phó từ nhiều hướng khác nhau.
Ảnh hơi cũ cũ, không biết TQ hoàn thiện tới đâu?

Điện thoại có ma!

ĐT bị dzầy, các bạn có hoảng không!
Stt một bạn già nói: "Cứ mở máy ra là nó tự động nhảy loạn xạ và đánh máy, chuyển trang, loạn xà ngầu" và cho rằng: bị hacker của Tàu cộng xâm nhập và điều khiển.
Mà iphone 7 xịn mang từ Úc về nha!
Nghe ghê quá, lão đoán: Nó bị loạn xạ vậy chắc do sao đó nên màn hình cảm ứng bị lỗi. Vì mình biết hack chi chứ chưa từng nghe hack giành quyền điều hành hệ thống bao giờ. Lớn tuổi, có bạn biết vì đã từng trải qua, nhất là lũ trẻ.
Lão nhớ có một lần đi nhậu về, đang chạy thì không biết sao xe tự đổ ngã. Một lát sau, tạm hoàn hồn ngồi dậy dựng xe. Sờ túi quần, móc điện thoại ra coi. Thì eo ơi ! nó lên hình màu đen ánh tím, dị dạng như bóng ma. Đang xĩn sợ ma nhập quá, thôi bỏ túi quần, chạy về nhà. Ngày hôm sau, lấy điện thoại ra coi thì hoá ra nó bị vỡ màn hình. hú hồn!


Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

Gian nan trên đường hành quân của lính K

Quân tình nguyện Việt Nam đánh hiểm: Lính Polpot chạy "chí chết", ta thu nhiều vũ khí "Made in China"

Trung Sỹ

Các đại đội nổ súng thị uy thét xung phong. Cối và DK bắn đón theo hướng con đường chạy dọc thung lũng. Không có tiếng súng bắn trả. Bị đánh bất ngờ, lính Polpot bỏ chạy chí chết.

Đêm gác căng thẳng
Tiểu đoàn 4 chúng tôi chiếm lĩnh phum dừa cụt, với nhiệm vụ củng cố đơn vị, giữ bí mật lực lượng, làm bàn đạp đợi trung đoàn tập kết, chuẩn bị một trận luồn sâu cấp chiến dịch.Một đêm quãng nửa ca gác, tôi phát hiện con chó dưới ánh trăng, lớn khoảng 15 kg đang chạy dọc đường bò xuyên vào gần đội hình.
Cách hầm gác khoảng hơn chục mét, nó dừng lại đánh hơi quan sát. Có lẽ do xuôi gió nên nó không phát hiện ra tôi. Ở đất này, tôi từng thấy voi trắng, bò trắng với rất nhiều chó trắng, nhưng trắng tinh như con này thì chưa thấy bao giờ.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

Món Nậm pịa

Trung Dũng
Đặc sản Tây Bắc ngon nhất là thắng cố (ngon nhất là thắng cố ngựa ở chợ Bắc Hà) và nậm pịa ở Sơn La.
Đây là bài giới thiệu món nậm pịa của giáo sư thần toán liệt dương Nguyen Quang:
"Nhân tiện lói về đồ ăn, tôi xin trình bày với anh chị về món nước sốt.
tôi xin giới thiệu với các anh chị nước sốt ngon thứ nhì xứ Lừa.
kẻ hèn này, tất nhiên đã từng ăn, đúng 1 lần, dạo tôi tổ sư đi 1 vòng Tây bắc xe mái, thực ra tôi đi mấy vòng, nhưng hôm đó ăn chính thức. Món nài, với gần chục năm lái xe đi tây bác thời 199x, tôi chưa hề nghe, thế đéo nào sang thế kỉ 21 chúng nó mới rồ lên cắn.
Ấy là Nậm pịa, món ăn của núi rừng.
Nhân gian đồn, khi thịt dê hay bò hay trâu hay ngựa, tổ sư con gì cắn cỏ là ok, cơ mà dê là thánh nhất, bọn thịt sẽ buộc đoạn ruột sát với ruột già ( chứa cứt ) và ruột non ( chứa thức ăn bổ béo do dạ dày tuồn xuống).
Đó là đoạn trung gian, cơ thể ông dê đang băn khoăn chọn tuồn xuống thành cứt hay ngược lên thành cơm???.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Quốc tang lạ đời và bài thơ "Đám ma bác giun"


Không hiểu sao đưa tang một người thọ 99 tuổi, mọi người cứ ra vẻ mặt buồn bí sị như gần khóc, khác với số đông dân giã ngày nay bình thản. Ngẫm ngợi: nền văn hoá, tập quán người Việt có vậy không?. Nếu không, thì tại sao nhỉ?... Ai biết giúp lão thông não với.
(Thiệt tình, mình ít quan tâm, thấy người ta săm soi nên để ý, théc méc)

Cùng là ngày lễ, mấy ai biết !

Ngày 30/4/1977, Quân Khmer Đỏ được Trung Quốc hậu thuẫn, tấn công Đồn Biên phòng Tịnh Biên. Bộ đội CAVT chống cự, hy sinh đến người cuối cùng. Một quân nhân bị chúng hành hạ, phía sau lưng vẫn ngập nửa cán rìu, gỡ mãi mới ra. Một quân nhân khác gục ngã vẫn ôm cứng khẩu B41, bộ đội và du kích phải dùng nước ấm xoa hàng tiếng đồng hồ, mới kéo được súng!.
13/13 xã biên giới thuộc 2 huyện Phú Châu và Bảy Núi, từ Vĩnh Xương đến Vĩnh Gia bị tấn công, người dân chết ngổn ngang, nhà cửa tan hoang.
(hình cắt từ clip)

Kỷ niệm nhớ đời: Thoát chết nhờ cái thắng đĩa!.

Cách nay khoảng 26 năm tại thị trấn Đak Hà, Kon Tum
Bữa đó giữa trưa, lão xong việc đang boong boong xe máy về trên đường vắng, đến gần một ngả tư không có đèn xanh đèn đỏ. Thấy từ xa có một chú chạy xe máy từ chợ ra, định băng qua đường, thấy xe mình nên thắng lại chờ. Lão thấy vậy nên giữ nguyên ga chạy tiếp tầm 65 km/h (chưa hết ga), thì không ngờ, bỗng nhiên chú ấy rồ ga qua đường.
Khoảng cách chừng 10 mét, nếu lão thắng gấp sẽ bị té nặng (có khi vỡ gáo). mà biết né sao đây? nên mình vẫn giữ xe thẳng hướng. Thắng hai thắng, chân trước tiếp liền tay, độ vừa gấp như thói quen. Khi đến gần sát thì chân đè, tay bóp mạnh, tối đa 2 thắng. Xe xịch lết tới, vừa chạm nhẹ vào hông xe chú ấy, thì xe mình mới nghiêng. Lão chống chân kịp nên xe không đổ ra đường, hai bên ngó nhau rồi chạy tiếp. Hai tay mình tê rần, ê buốt đến tận vai.
Trên đường về, sau khi hoàn hồn mình mới rút ra kinh nghiệm: Chú kia qua đường là do thấy thẳng đầu xe mình, nên không biết xe đang chạy nhanh. Còn không tung nhau là do mình xử lý bình tĩnh và nhờ cái thắng đĩa bánh trước mới được vậy. Và bài học: dù là xe đang chạy nhanh nếu hai bánh xe thẳng hướng, tay kềm chắc ghi đông thì yên tâm thắng gấp. Nhưng phải cả hai thắng và nhớ xe đang rẽ cua thì thắng trước nhẹ thôi, nếu không xe sẽ bị sạt bánh, té.
Ảnh con ngựa cứu chủ mấy lần

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Một đoạn văn lính viết tả cảnh hay và rất sinh động: Tết Chol Ch’năm.

TC - Một đoạn văn lính viết tả cảnh hay và rất sinh động.
Mình nghĩ nếu tác giả chăm chút thêm thì nó không thua gì thế hệ các nhà văn tiền bối. Tất nhiên mỗi thời văn phong mỗi khác.
____________

TẾT - MANG VÕNG ĐI KHIÊNG CÁ
Trích ( mùa chinh chến ấy )
Tết Chol Ch’năm Th’mây của người Kh’mer thường được tổ chức vào các ngày 13, 14 tháng Tư dương lịch. Đây là tháng cuối mùa khô. Mùa mưa chưa đến. Ở các thành phố hoặc vùng song nước trù phù thì không nói lam gì, nhưng trên vùng núi hoang vu, sát biên giới Thai Lan, lại là vấn đề lớn. Tháng Tư đến rồi mà trong phum vẫn bình thường, không có dấu hiệu gì.
Một hôm, vào khoảng ngoài mùng 10, anh Lan thông báo, dân phum mời bộ đội Việt Nam đi bắt cà cùng để đón Tết. Dân bảo, bộ đội chỉ đi cho vui. Và nhớ mang theo cái võng lớn. Nhưng anh Lan vẫn cảnh giác. Một trung đội tăng cường được cử đi, mang đầy đủ các cơ số đạn. Đề phòng đang bắt cá, địch tập kích thì khốn.
Sáng sớm, chúng tôi vào phum, đã thấy dân khá đông. Họ cười nói rôm rả. Đàn ông, đàn bà và các cô gái đều tươi vui. Mấy trẻ nít nhìn chúng tôi với cặp mắt ngây thơ pha lạ lẫm. Đặc biệt, chúng nhìn những khẩu súng và những viên đạn lớn với vẻ tò mò. Đi đánh cá mà họ chẳng mang dụng cụ gì, chỉ vài tấm lưới. Và một chiếc xe trâu cổ lỗ. Họ vẫn ăn mặc như ngày thường. Không thấy ai khoe da thịt và cơ bắp như có vẻ sắp xuống nước. Mấy con chó biết được đi chơi xa, đuôi luôn ngoe nguẩy, quấn quýt, hít hà người này người nọ. Tôi chẳng thấy nó khác gì con người.
Chúng tôi đi bộ vào rừng. Con đường khúc khuỷu. Đất đá khô cứng. Mình đi giầy còn thấy đau chân. Nhưng dân đi chân không mà bước cứ thanh thoát, nhẹ nhàng. Trẻ con chạy hai bên lề đường. Lũ bốn chân thì lao lên trước. Bộ đội đi sau dân. Tiếng mõ trâu vang giòn. Nếu không có mấy khảu súng trên vai, đây chắc là một chuyến đi thời bình.

Khác nhau giữa Hà Nội & Sài Gòn:

Yêu đương, gái gú:
Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên
Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện
Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"
Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao ?"
Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ !"
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán
HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn
Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông
Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca
Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave...
Cave Hà Nội: "Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?"
Cave Sài Gòn: "Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nhạ.."
(St)

Vú... to.

Lưu Trọng Văn
Gã được réo tới quán dê. Người réo là Thanh Hoa.
Tới, cô nàng NSND từng đốn tim ối giai với bài ca "Tàu anh qua núi" dang rộng đôi cánh tay rồi áp bộ ngực đồ sộ ôm gã.
Hì, mang tiếng anh anh em em từ thuở cùng vào Trường Sơn, bây giờ mới có cái ôm trên cả nựng thắm tình đồng chí như rứa.
Rơn rơn.
Thế là chuyện Trường Sơn. Thanh Hoa kể ngồi với nhà văn Lê Minh Khuê trên thân con trăn ngắm suối Trà Nô mà đếch biết. Đứng dậy, nhìn lại hoảng hồn chạy đứt dép cao su.
Thanh Hoa kể, hôm hát ở Khe Sanh đám lính ở dưới bảo: hát làm đéo gì, tụt quần ra cho bọn anh nhìn sướng hơn. Lúc ấy Văn biết không, thương lính quá, nếu được thì Hoa cũng sẵn sàng...
Thế rồi chuyện linh tinh, gã độp hỏi sau chuyến đi chiến trường ấy Thanh Hoa có được kết nạp đảng không?
Thanh Hoa cười toe toét.
Văn có tin là vì vú to quá mà không được kết nạp không?
Thế này này, Hoa chuyện gì cũng được duyệt nhưng lúc họp chi bộ có hai mẹ đảng viên phê bình Hoa ăn mặc đồi truỵ khêu gợi đàn ông, ngực không mặc su chiêng cứ như mời các đồng chí.
Lão bí thư kể lại cho Hoa, chi bộ biểu quyết, đồng chí không được đa số. Hoa bảo hai mẹ đó đâu là đa số? Lão bí thư nói, còn một vài đồng chí nam nữa than phiền với tôi là đồng chí Thanh Hoa sống không thật, vú độn vải to quá.

Tìm kiếm Blog này