Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Đạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Đạo. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Chuyện: Con muốn con hổ cái !

" Xưa có một nhà sư tu hành trên núi cao, đã nhiều năm xa lánh chốn hồng trần, người bằng lòng với cuộc sống đạm bạc rau dưa và tìm sự thanh tịnh trong câu kinh tiếng kệ...Bầu bạn duy nhất của nhà sư là một chú tiểu - thật ra thì có thể gọi là con nuôi theo cách gọi người đời - vì vị sư già đã nhặt được đứa bé từ khi còn là một hài nhi và nuôi nấng mười mấy năm rồi...
“ Tuy ở chốn thâm sơn cùng cốc nhưng với tình thương của một người cha và đức độ của một vị sư nên người đã nuôi dưỡng giáo dục chú tiểu hết khả năng của mình. Chú tiểu có vóc hình của một thanh niên khỏe mạnh, có thể đọc thông viết thạo và thuộc nhiều kinh kệ...
“ Năm chú tiểu được 18 tuổi, vị sư già đưa chú tiểu cùng đi với mình về phố thị, nơi có ngôi chùa lớn thỉnh một số kinh sách và tìm mua vài vật dụng cần thiết mà cả hai không thể tự làm được ở chốn núi rừng.
“ Không lạ gì khi chú tiểu thấy gì cũng hỏi sư phụ, vị sư già vui vẻ trả lời, nào là cái xe đạp, đó là con ngựa, đó là cái máy hát dĩa, này là cái vv ...và con vv... Cái gì con gì chú tiểu cũng tỏ ra thích thú hết . Duy nhất một lần vị sư già trả lời sai sự thật vì một lý do nào đó, là khi chú tiểu cắp tay nải theo sau thầy hướng về Chùa Hồ Sơn, ngang qua ngả tư Duy Tân Hoàng Diệu thấy một thiếu nữ tuổi trăng tròn thướt tha với áo dài trắng ôm cặp sách đi thong thả trên đường, những vệt nắng xuyên qua tàng lá xanh tỏa ánh sao trên mái tóc thề bay bay trong gió nhẹ... Chú tiểu sau một lúc sững sờ, tỉnh lại hỏi thầy con gì ? thì thầy trả lời tỉnh khô " hổ cái đó con " !
“ Sau khi đã hoàn tất mọi việc thầy trò chuẩn bị quay về. Thấy chú tiểu từ lúc xuống phố thích thú nhiều thứ, sư phụ động lòng thương mới bảo " con muốn cái gì, con gì thầy mua cho một thứ để con vui và coi như là kỷ niệm của thầy "

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Nhớ chiện ban C và lớp C

Nhớ chiện ban C
Lớp tụi mình là 10-11C, già rồi ngẫm lại thấy vui. Tiếng là ban văn chương nhưng cày mòn đít tụng kinh là môn Anh văn. Cho nên H nhớ nhất ông thầy đuổi học mình là tiến sĩ Trần Thinh. Ông thứ hai mình nhớ là thầy ngông bất cần đời Long Ngoạn dạy Hán văn, có râu độc ở mục ruồi dưới cằm. Nên hậu quả là ông Ngọc Châu đi đâu cũng nghỉnh mặt lên trời. Ông Trọng Tuyến thì thành cụ non triết da. Thằng Hùng thì hay lý sự cùn. Di chứng mãi đến ngày nay là cụ quái nhơn Lưu Hải.
Sinh hoạt lớp đã hoạt động mạnh ngay từ những ngày đầu. Ban C không sinh ra nhà văn hay thi sĩ mà đẻ ra nhạc sỉ, ca lẻ. hehe. Giỏi môn cắm trại và nấu chè. Xây cái tháp Eiffel theo thiết kế của thầy KTS Xuân Huy, KS là ông Trọng Bình mị dân. Chi mà nó thô thiển thẳng tuột, uổng công tụi tui đi xin tre tận mãi Hoà Vinh. Tan cắm trại là mấy tên to đầu dỡ tre bán nhậu mất. Nói tới nấu chè bán thì nhớ bà chị Tuyết Mai đảm đang (bà này cũng có công làm chim xanh cho H). Nhạc sỉ có Thất Túc, Chấn Khánh. Ca lẻ có Kim Khuê để đời với bài Ngày xưa Hoàng Thị. Ngoài ra còn nhớ Nhạn, Thảo...
Bạn cùng lớp, tuy tuổi sàng sàng nhau nhưng trong đầu mình luôn coi như anh như chị vì mấy ảnh chĩ to xác hơn, chững chạc sành đời biết yêu sớm hơn. Trong khi đó H và mấy thằng nữa tính còn lóc chóc ham chơi, thấy gái là sợ, thế mới tiếc. Nhớ Quốc Hưng gạo bài số 1 có cô em thánh nữ, nhìn đã đứng tim mà chả anh nào dám rấp tâm bắn sẻ.
Lớp tàn những anh tài, 75 không phỏng dái thì chỗ đâu chứa hết. haha
Các bạn nhớ gì, bổ sung thêm cho vui nhé!
____________

Về lớp C đệ nhị cấp Nguyễn Huệ

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Kỷ niệm 50 năm vào Đệ Thất.

Nhớ một thời vào đệ thất trường công lập, ai cũng cảm thấy vinh dự tự hào. Ba tháng cày bừa miệt mài, rồi trúng tủ, có tên ở bảng tin nhà trường, mừng phải biết!.Cha mẹ không phải lo tiền học phí cho con. Đùng một phát từ thằng con nít bỗng thành người lớn, thầy cô trước đó gọi bằng em, từ đấy gọi là anh chị...
Có thằng bạn kể: cả trường tiểu học chỉ mỗi tao đậu và đệ thất... Thiêng liêng qué nên các mụ vợ không nỡ lòng, đành cấp visa các cho phu quân đi Mỹ Thò hội ngộ. Đúng vào dịp Trung Thu, mấy anh già bỗng như trẻ lại, tám nhau om sòm, nổ như pháo tết, quên cả gắp mồi.... Cảm ơn vợ chồng bạn Huynh Van Toan tiếp đón, bia bọt, cà phơ cà pháo chu đáo!

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

"Ngày xưa tao bạn với thằng hàng xóm,...

 mến người Hoa nhưng ghét bọn Đại háng chúng mày. Giờ Cạo tao bực cái cửa mình lắm rồi nghe thằng Tung chảo tham lam!|

Zà rầu mới biết đồng đô có hình ông gì lạ quéc.

Tay cầm tờ bạc run run, hổng biết có bị quy tậu nước quài tài trợ lão cạo hông đây? lo ơi lo là!




Cảm động tình bạn, còn nhớ đến thằng thủa tắm truồng!

Người bạn học cũ ngày xưa ở phương xa đã gửi cho mình thuốc điều trị khi hay tin bị bệnh dù không hề gợi ý...Giá trị vật chất không gì lớn lao nhưng cái tình thật quý!!!

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Việt Nam trong mắt tôi

Nguyễn Hoàng Sơn


Về Việt Nam được ba tuần, gặp lại người thân và bạn học cũ, nói chuyện với người sở tại thì mình rất ngạc nhiên vì người dân ở đây hình như không biết gì nhiều về, những vấn đề xẩy ra ở ngoài nước, trên thế giới, có liên quan đến vận mạng đất nước hay đúng hơn là tương lai của họ và gia đình. Những gì họ biết là những trận đá banh ở Âu Châu, những cuộc tranh tài về thể thao mà người dân đánh cá cược khá nhiều. Khi mình thấy mấy bảng Quảng cáo xung quanh sân cỏ ở Âu Châu bằng tiếng Việt, tiếng Tàu khi xem đá banh thì không hiểu, về Việt Nam mới biết đáp án.

Khi người dân mê cá độ, bao đề hay xổ số thì khó mà giàu được vì họ chỉ muốn trúng số, muốn làm giàu nhanh chóng thì khó mà chịu khó bỏ thời gian học tập, chịu khó làm ăn lâu dài để xây dựng thương hiệu của mình. Mình thấy số người bán vé số rất đông, ngồi quán, họ vào mời mua, dai như đĩa, như khủng bố tinh thần. Nghe một người bạn nói là dân miền Bắc nghèo, vào Nam đi bán vé số được độ $5.00/ ngày vẫn khá hơn ở quê. Coi truyền hình thì thấy mỗi tỉnh có xổ số riêng, hết xổ Tiền Giang đến Hậu Giang,... Mỗi nơi có mỗi cách để xổ số, cái khổ là họ để một đội thiếu nhi đứng ra lấy banh mang số như cố ý tập cho trẻ con mua vé số từ nhỏ.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Mình thích selfi nhóm thế này!

Không cần phải sắp đặt, phó nhòm phải đổi nhau chụp, mất hứng!. Miễn sao đủ mẹc, ai cũng cười toe toét là quất cúng fây. 
Từ tai to mặt lớn đến thấp bé nhẹ cân nhưng không ai ép ai nha! 
Rất chi là văn minh và nghệ thuật, các bạn ạ!


Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Lòng yêu nước của tôi bắt đầu từ đâu,

Tuổi thơ bậc tiểu học, lũ học trò ngoài giờ học chúng tôi mãi miết với những trò chơi tự chế, thả hồn vào những truyện cổ tích, mê mẩn đủ loại truyện tranh...
Năm học lớp Nhất (lớp 5) trường Tiểu học Cộng đồng Kontum, thầy chúng tôi có giới thiệu với đám học trò ham chơi cuốn sách "Người Việt cao quý" của một tác giả Ý viết về người Việt. Tôi tìm mua đọc, từ đó khơi dậy lòng mình: niềm tự hào dân tộc và yêu nước.
Dù sau này, tôi mới biết tác giả là nhà văn Vũ Hạnh và có nhiều ý kiến phản biện cho là sách "tự sướng" về một dân tộc nhiều thói hư tật xấu. Tôi vẫn trân trọng cuốn sách mỏng đó, nó ảnh hướng lớn đến đời tôi về sau và cũng nhờ nó mà mình nhớ mãi tên ông thầy Trần Minh Trị .
(Thợ Cạo)
________________

Phay Văn

Vừa rồi lục trong số sách cũ còn sót lại ngày xưa tôi tình cờ cầm trên tay cuốn Người Việt Cao Quí, một cuốn sách được yêu thích trước 1975 vì nó khơi dậy niềm tự hào của một dân tộc vốn bị xem là nhược tiểu.
Thế nhưng, sau 1975 người ta biết rằng tác giả của nó không phải là một người nước ngoài như vẫn được tin là thế. Người ta thấy hụt hẫng bởi một cảm giác bị đánh lừa, một niềm tin bị đánh cắp. Dù chuyện giả dối không là hàng hiếm trong xã hội cs.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, nay nhân tiện tìm lại được cuốn sách tạm gọi là cũ (tính từ khi phát hành) nhưng còn khá mới- nếu so sánh với các ấn phẩm cùng thời- từ mấy chục năm nay, xin phép được chia sẻ với các anh chị mấy tấm hình scan lại từ cuốn sách này.
***


"Người Việt cao quý" và tấm lòng của một con người chân chính

Có lẽ ảnh hưởng từ bài hát này mà mình bị đuổi học,

Mời nghe bài hát trước:

(Không thấy giới thiệu người hát, TC đoán chính là tác giả)

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Tủ sách quý hiếm in thời VNCH

Những bìa sách tiêu biểu trong Tủ Sách Tiếng Việt .
                                  Những bìa sách tiêu biểu trong Tủ Sách Tiếng Việt .
Lời giới thiệu của nhà báo Mạnh KimKhông thể không giới thiệu trang web tuyệt vời này:

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Một trải nghiệm về dạy và học môn Việt văn ở Miền Nam trước 1975

Tiêu Dao Bảo Cự

Tác giả bài viết này là “giáo sư Việt văn” bậc trung học ở Miền Nam trước năm 1975 (các thầy cô giáo dạy trung học được gọi là giáo sư trung học). Trong cuộc thảo luận về đề tài “Ngữ văn trong nhà trường” do Văn Việt nêu ra, tôi thấy trải nghiệm dạy văn của mình có nhiều vấn đề liên quan đến các đề tài được gợi ý trong cuộc thảo luận. Sau 1975 tôi không còn dạy học nên không đủ thẩm quyền góp ý về việc dạy và học văn hiện nay nhưng tôi nghĩ những trải nghiệm của mình trong nghề cũng là một cách so sánh, đối chiếu để góp phần soi sáng thêm về một vấn đề chung mà Văn Việt đã nhấn mạnh tầm quan trọng là “có tác động rất lớn đến tâm hồn con em chúng ta và tương lai văn học nước nhà”.
Bài viết sẽ lướt qua các vấn đề: quá trình đào tạo giáo sư Việt văn, chương trình, phương pháp giảng dạy, sách giáo khoa, hoạt động ngoại khóa, thi cử, mối quan hệ với học sinh và hình ảnh người giáo sư văn chương trong mắt học sinh.

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

Một thời để nhớ...

                                                          (Thương mến tặng các bạn của tôi )
      Lũ chúng mình chung lớp 12
      Ba mươi năm, bây giờ gặp lại


      Mới đó mà đã 30 năm. Mới đó mà đã hơn hai phần ba cuộc đời. Mới đó… và mới đó… Những mái đầu bạc gặp nhau, bồi hồi với bao vui buồn kỷ niệm…

      Tôi cũng vậy, ngổn ngang nhũng ký ức đan xen, muốn viết đôi dòng hoài niệm nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu. Thôi đành… tản mạn vậy. Một thuở học trò, cùng chung mấy năm trời dưới mái trường phổ thông, làm sao có thể gói gọn trong vài trang giấy???

      Những năm 77-80, Kon Tum chỉ có một trường cấp III với ba lớp10-12, mỗi lớp chỉ hơn ba mươi đứa. Tất cả chúng tôi đều biết nhau, biết từ những năm cấp II sau ngày giải phóng 30-04-1975. Hồi đó thật gian khổ. Chiến tranh khốc liệt vừa đi qua, kinh tế đất nước suy sụp, để lại bao khó khăn cho mỗi gia đình. Tôi còn nhớ năm 1975, KonTum có khá nhiều trường cấp II (Hoàng Đạo, Bồ đề, LaSan, Nông lâm súc, Lê Hữu Từ, Têrêxa ), chỉ riêng lớp 7 trường Têrêxa của tôi đã có 80 học sinh, vậy mà sau giải phóng gộp cả sang khối 8 trường Lý Tự Trọng– tức Hoàng Đạo cũ - chỉ còn 4 lớp, rồi sang cấp III còn lại 3 lớp. Biết bao số phận dở dang, bao hoài bão không thành…



Kontum một thời để nhớ. Tuổi học trò. Pleiku phố núi và bạn bè
     

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Danh sách nhóm bạn cựu học sinh trường THHĐ

Chào các bạn,
Thợ cạo từng học lớp 6-9A TH Hoàng Đạo, lập kho này để lưu trữ tư liệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam, Tây Nguyên, đặc biệt là Kon Tum yêu dấu, nơi chúng mình sinh ra, nô đùa, học hành và trưởng thành. Nội dung được gom góp từ mạng internet và Fb bạn học Kontum trước 1975 cho dzô chung rọ nhằm chia sẻ thông tin, kết nối bạn bè, gợi nhớ ký ức một thời đã qua,... Nếu chú thích chém gió có chi đụng chạm nhầm nhọt, cho mình tạ lỗi trước, xin cho đính chính bổ sung thông tin...:

Kontum ngày xưa nhỏ tí tẹo, hầu hết cùng trang lứa đều biết nhau, không học cùng trường nhưng có khi là bạn chơi chung cùng xóm, bạn đá banh, bạn tắm sông, bạn buôn dưa...  Nên sân này không chỉ bó gọn trong TH Hoàng Đạo, rất vui đón chào anh chị em cùng ở Kontum tham gia, rất mong sự đóng góp của các bạn!.

Bạn có hình "ngày xưa ta bé ta chơi bang bang", post lên cho mọi người cùng nhớ lại.
Bạn thấy gì hay đáng nhớ, cần chia sẻ hãy còm để lại link nguồn hoặc mail, mình sẽ tìm tha về tổ.
Bạn có blog cá nhân hay đang câu cơm qua mạng, hãy để lại link liên kết webblog.
Danh sách trên được lập năm để nhóm bạn cùng THHĐ gặp nhau. Năm nào, bỡi ai và bạn nào đã chuyển cho mình (Hùng) không nhớ, DS chắc chắn còn nhiều sót rất nhiều bạn bè. Hà Hiển, Vinh Dũng đã chầu ông bà và ai nữa nhĩ? Bạn xem thấy thiếu tên mình hoặc biết bạn bè từng học, xin bổ sung nhé!

Xóm nhà lá trên phây bạn học trường THHĐ

Nhấp vào tới nhà luôn:

FB Nhóm Hoàng Đạo

FB Quỳnh Hương Phạm










FB Thu Vo

Thầy cô trường Trung học Hoàng Đạo KT


Tran Dinh Nghia: Thầy Nguyễn Văn Trọng của tụi mình đây 

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Quyền và uy của thầy giáo xử lý học sinh trung học ngổ ngáo, trước 1975

Thợ Cạo
Dương Đình Đống - cái tên nghe đã hắc ám, ngày xưa học sinh Nguyễn Huệ TH rất ngán ông thầy kể chuyện ở bài dưới. Nhớ lại mình cũng từng bị thầy Trần Thinh (TS du học ở Mỹ về) đuổi học môn Anh văn ở lớp 11 trường này vì bênh vực một bạn dốt bị thầy chửi, ngửi mồm mình lên tiếng.
Thầy gọi lên vặn hỏi đại khái: Vậy em học để làm gì?
Mình đáp trả: Thưa thầy, em học chơi để biết.
Thầy: "Tôi chỉ dạy học sinh thành tài có ích cho đời, từ chối dạy người những người như anh"
A lê hấp cắp sách vở biến khỏi lớp trong vòng 15 phút, mình lên kiện với giám thị - y án.
Lớn lên nghĩ lại mới thấy cái ngông của tuổi trẻ, mình sai.
_____________

TRỪNG PHẠT HỌC SINH NÓI TỤC

VỚI THẦY CÔ GIÁO TẠI LỚP


Trong đời dạy học, Tôi quan niệm rất rõ hạnh kiểm của hoc sinh, có thể được xếp làm 3 loại, như cơm trong chén:


1.     Thứ nhất là loại học sinh ngoan, chăm hoc, lễ phép với Thầy Cô, tử tế với bạn bè.  Loại này được xem như cơm, ăn vào không do dự. 

2.     Thứ hai là loại  học sinh chưa ngoan, nhưng có thể hoán cải, cảm hóa được để trở thành  học sinh tốt, nhưng phải ra công dạy dỗ: Loại này được xem như thóc, có thể ăn được nhưng phải mất công “nhằn trấu”. 


Tự sự của một thầy dạy trung học trước 1975

Tôi đến nơi này dạy học từ thành phố lớn nhất nước vào mùa thu, thập niên 60 vừa qua, tính đến nay đã gần nửa thế kỷ.

Khi đến cơ quan để nhận sự vụ lệnh, Tôi được người phụ trách – vì sợ Tôi từ chối nhiệm sở mới: xa xôi và lạ lùng này – huyên thiên khoe thị xã này xanh đẹp, yên vui và dân cư hiền hòa…lại đem tấm bản đồ nước Việt ra chỉ chỏ…Nhưng tìm mãi Cô ta không thấy vị trí Tuy hòa đâu mà chỉ có Sông cầu! Thì ra, cô ấy đã “tán phét” và đấy là bản đồ cũ, lúc ấy Sông cầu là tỉnh lỵ Phú yên, và Tuy hòa còn quá nguyên sơ,  một địa danh chưa có tên trên bản đồ nước Việt!

Tìm kiếm Blog này