Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn BGTN-CPC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BGTN-CPC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2023

Gặp lại những linh hồn chưa một lần nắm tay con gái

Lê Đại Anh Kiệt

Đi 36 năm mới quay về Bình Hiệp, Bình Châu, Măng Đa ba địa danh trong những địa danh gắn liền với chiến tranh, gắn liền với một thời tuổi trẻ. Những gương mặt đã nằm yên trong quá khứ, đã nằm yên dưới lòng đất lạnh chợt sống dậy, cựa quậy trong tôi từng hồi thúc giục như phải viết về họ, những người con trai nằm xuống khi chưa kịp biết yêu, chưa một lần nắm tay con gái.
Gốc cây Bồ Đề của chùa Prayor. Nơi Ponpot đặt H12 và pháo 122 bắn vào TT Mộc Hóa mỗi ngày. Tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 4 đã đánh vào đây để dân quân lập chốt ở cầu Sư Đạo. Trời sương mù, nhờ vậy ta áp sát mà bọn Pốt không hay.

Đại sứ Ngô Điền, một nhân cách lớn trong chính sách đối ngoại của VN

Ông là người có thời gian công tác lâu nhất, gắn bó với đất nước CPC 18 năm.
Một trí thức lớn, một nhà ngoại giao kỳ cựu khôn ngoan nhưng nhân hậu, khiêm tốn, nhã nhặn và có lối sống giản dị. Ông hết lòng tận tụy với công việc phụng sự chung đến nỗi trong ghi chép công tác gọi vợ là "Đồng chí". Chân thành với Bạn, bằng mọi nổ lực để vun đắp tình hữu nghị VN - CPC.
Bắt đầu từ năm 1956, biết Sihanouk khi làm phái viên, nhà báo của Thông tấn xã VN ở CPC. Sihanouk từng nói xỏ ông là "Thái thú", không muốn ông tiếp tục làm đại sứ. Ông về nước bằng xe, không kèn không trống, trong lúc đau bệnh phải nhập viện ngay khi ông về tới Sài Gòn. Sau đó Sihanouk đã gửi lời thăm hỏi.

Chiện đại úy què không có diên làm tình páo.

Thất nghiệp, chán đời, đang đi chơi lang thang, chợt nghĩ sao mình không quay lại Cam nhỉ. Thế là tìm cách liên lạc với anh thân tình ngày xưa, nay là thượng tá, nhờ giới thiệu. Cầm cái giấy viết tay, tìm đến cơ quan tình páo. Gặp tay trung tá phụ trách, trạc cùng tuổi, tình nguyện làm cộng tác viên.
Trung tá trưởng phòng hỏi: còn sinh hoạt đảng không? Đại úi đáp: chán, bỏ rồi. Sếp nói không hề gì. Hỏi tiếp: vợ con sao? Đáp: bỏ luôn. Sếp phân vân. Tui đoán không vợ con thì cơ quan lấy gì nắm thóp, dông qua Thái, rách việc sao.

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

Vấn đề một thời của Việt Nam với Campuchia.

Nói gì thì nói, nhưng người CPC chóng quên, người Việt mơ hồ và các nước yêu dân chủ công bằng trên thế giới phải thừa nhận sự thật:
Nếu không có giới cầm quyền Trung Quốc hậu thuẫn cổ súy thì Kh'mer Đỏ không thể xâm phạm biên giới, giết dân Việt Nam và diệt chủng nhân dân Campuchia.
Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Phương Tây, Trung Quốc đã không có động thái gì ngăn chặn tội ác đó. Mà còn bảo vệ tính chính danh cho chế độ KMĐ, thậm chí là tài trợ cho chúng tiếp tục cuộc chiến.
Nếu không có Việt Nam thì chẳng có nước nào cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng dù Việt Nam vì quyền lợi của nước mình trước tiên.

Chuyện tôi xây dựng cơ sở mật báo tin và kết quả không lường...

Nghe Cấp trên phổ biến phái viên có thể xây dựng cơ sở mật tại địa phương công tác, nếu có kết quả sẽ được tài trợ. Nói vậy, tôi rất ưng cái bụng vì muốn có tai mắt trong dân. Lính tráng đâu học nghiệp vụ gì, tôi chỉ nghĩ chọn người sao cho đúng và đã là cơ sở mật thì cố mà giữ bí mật, vậy thôi.
Tôi nhắm đến một anh là dân quân xã tên Son, nhỏ con, tuổi chừng 40, khá thân thiện với bộ đội Việt Nam. Anh này tôi chấm vì ảnh không phải gốc người địa phương mà từ Kompuông Thum đến trú.

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2023

Chuyện giờ mới kể - "yêu nhầm nữ gián điệp TQ".

Nói yêu cho thêm phần số má chứ chỉ đến mức cảm tình nhau rồi bể độ. Chuyện thế này.

Năm 1981, mình được đi dự đại hội CSTĐ quân khu 5 tại bãi biển Mỹ Khê, ĐN. Cô nàng và mình là hai trong số những báo cáo viên điển hình. Mình là lính nên dĩ nhiên kể chuyện đánh địch còn cô nàng là gương người tốt việc tốt cứu trẻ sắp đuối nước. Trai tứ chiến gặp gái thuyền quyên, cả hai cùng trạc tuổi, mang quân hàm chuẩn uý.
Cô nàng tự giới thiệu: tên Hà Thị Luận y tá ở quân y viện 13 Quy Nhơn. Mang hai dòng máu dân tộc Tày - Mường ở Hà Giang. Theo cô ta kể có bố là đại tá, phó tư lệnh quân đoàn đang công tác ở biên giới phía Bắc, bị thương do trúng pháo của quân Trung Quốc...

Lần đầu tiên mình thấy lạ một cô gái dân tộc có nước da trắng như trứng gà bóc. Tóc thắt hai bím con rít, răng sưa nhỏ, dáng người nhỏ nhắn, dễ thương. Hớp hồn mình nữa là Luận ăn nói hoạt bát, tế nhị, có học thức, làm thơ cả chữ Hán. Lần ấy, mình và Luận đang ở hội trường xem văn nghệ, hai bên cưa nhau đối đáp qua giấy, rồi Luận ứng tác viết tặng mình một bài thơ. Rồi chia tay, nàng trao mình tấm ảnh cá nhân làm kỷ niệm.

Một lần về phép, mình tìm đến chỗ QYV13 thăm và ăn một bữa cơm với nàng.

Vậy là trong cùng thời gian ấy, một trùng lặp ngẫu nhiên, mình "yêu" với một cô gái mang hai dòng máu Kh'mer - Lào ở Stung Treng và đồng thời cảm mến một cô gái Tày - Mường ở Hà Giang. Và cả hai cùng tuổi như mình và đều là y tá.
Khi trở về đơn vị, hai bên thỉnh thoảng thư từ thăm hỏi nhau. Thế rồi, chuyện đến như sét đánh ngang tai! Tình cờ mình hỏi một bạn ở đơn vị cấp trên: có biết Luận ở QYV 13. Đồng đội ấy kể: nghe nói, cô ta là gián điệp, mạo nhận nhân thân lý lích, Trung Quốc cài vào phe Ta, tìm cách kết thân với các sĩ quan để thu thập tin tức tình báo. Sau đó đã bị quân báo ta phát hiện, bắt giam điều tra. Có điều là cô ta một mực kêu oan và tuyệt thực phản đối...

Mình ở xa nên chỉ biết vậy, không có điều kiện để hỏi thêm cho rõ ngọn ngành. Mình đang là sĩ quan đảng viên sợ cô ta khai ra những người từng quen biết. Sợ rắc rối nên mình đốt phi tang thư cùng tấm ảnh và bài thơ ký tặng.

Mình bận đủ thứ chuyện trong chiến đấu và công tác nên thời gian qua đi...
Dấu hỏi sao vậy, có thể chăng... vẫn còn đó.

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

C4 có hai C4, đều thuộc D2.

Một C4 nổi tiếng ở địa bàn phức tạp, nhiều đông đội biết là C4 đóng quân ở BàLaKhanh của huyện Thala. Và một C nữa nguyên gốc C4 khác đóng quân ở xã khó khắc và ác liệt của huyện Siem Bouk.
 
C4 này có từ C3 huyện đội Quế Sơn thời đầu chiến dịch, đại đội trực thuộc BCHTN. T2, đóng quân ở Chương Khe - Kra Ché (dưới Ngả Ba QL13-19). Mà trong câu chuyện Đặng Ngọc Nga kể đã bị địch phục kích, hy sinh Trần Hữu Sáu, cùng đi có Trần Đình Phú, Trịnh Thanh Sáu, Nguyễn Văn Giảng.

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023

Lần đầu chạm Srây Ka, có ít cũng chơi. Lần sau tưởng địch, bắn nhầm 2 dân quân chết.

1.
Cơ sở mật báo có bọn Para về Kh'lê hoạt động, đông lắm. Thỉnh thoảng kéo về đóng quân gần rẫy dân, cách phum chừng 2 cây số. Phum nằm sâu trong rừng cách sông Mê Kông khoảng 13 cây số, cũng là nơi đội công tác đang trú đóng. Chúng vào làng tuyên truyền, mặc toàn đồ rằn ri, đi lại nghênh ngang. Xài đồ Mỹ, giao lưu với gái và hớt tóc cho trẻ em... Mình nghĩ bụng: hèn nào! gần đây Đội vào công tác, thấy dân thay đổi thái độ với ánh mắt ngờ vực và tránh mặt, không muốn tiếp xúc với bộ đội như trước.

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023

Đêm tối, Địch Ta lẫn lộn rủ nhau nấu cơm.

Chuyện cũ trời ơi đất hỡi của Tà Hùng:

Số là một ngày nọ, dân báo là trẻ con chăn trâu về nói lại chúng thấy khói lãng đảng tại khu rừng ven suối, cách phum Siêm Bouk chừng 2 cây số. Tôi vặn hỏi: có dân nào làm gì, nấu nướng chi ở đó không? Dân khẳng định: không.

Sau đó, được dân dẫn đường chỉ nơi nghi ngờ có địch. Chúng tôi đi kiểm tra từ mé suối nhỏ lên vào dần trong rừng, tìm mãi thì phát hiện dấu vết có sự sống. Thấy một cái chòi nhỏ, mái lợp chằm bằng lá cây, sạp ken bằng cây, trong có một ruột nghé gạo, cái xoong, một cái bếp tàn tro còn ấm.

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2023

Thả sổng địch, quân ta choảng quân mình.

Một tối nọ,
Sau khi ban ngày xã có lễ lạc hay sự kiện gì đó nên tới đêm như thường lệ, họ tổ chức ăn uống, múa hát tập thể ở bãi đất bên sông Mê Kông. Dĩ nhiên có dân quân xã và đội công tác Ta, Bạn tham gia cuộc vui. Khoảng 10 giờ tối, cả bọn đang vui thì bỗng nghe nghe tiếng nổ lớn của vài phát súng M79, tiếp theo vài loạt súng nhỏ từ hướng phum Th' Mai.
Phum này ở trong rừng cách sông chừng ba cây số đường chim bay. Tôi (đội trưởng) hội ý chớp nhoáng với anh em và xã đội. Nhận định chưa rõ mục đích của địch tấn công vào đó để làm gì? Nhưng dân quân làng chỉ vài tay súng thì chỉ có nước dấu súng mà thôi. Cho nên quân ta cần kéo nhau đi chi viên cho Phum đó gấp. Tà (ông) Hùng chứng tỏ cho họ thấy đã giữ đúng lời hứa danh dự là sẵn sàng chi viện bất kể lúc nào. 

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2023

Địch đói quá, vì hái xoài ăn mà mất mạng, xác bị neo sông.

Có một Phum tên Ô Loong nằm cuối xã, giáp tỉnh Kro Che. Sau khi đạị đội 6 rút đi thì bọn Pol Pot (địch) bắn vào làm cháy một số nhà rồi cướp đi lúa thóc của dân. Địch uy hiếp lòng dân vì nghĩ rằng người dân tộc Kui nghèo mà cứng đầu, nghiêng về phía bộ đội Việt Nam. Từ đó dân họ sợ nên cả Phum kéo nhau sang đảo ở, dựng nhà mới, phát quang làm rẫy. Đảo cách đất liền một lạch sông nhỏ, hằng ngày dân thường chèo thuyền về quê cũ để làm ruộng, trồng thuốc lá và hái trái cây.

Nghe dân phản ánh thỉnh thoảng địch có mò về vườn tược của họ. Phum cũ cách chỗ đội công tác đóng quân chừng 4 cây số. Vì vậy 1-2 tuần, tôi cho quân đi tuần tra một lần. Buổi sáng nọ, vào mùa khô, tôi dẫn 5 chiến sĩ đi dò xét tình hình. Khi đến gần Phum cũ, thay vì đi đường mòn dọc bờ sông Mê Kông xuống, tôi nảy ra ý tưởng thay đổi chiến thuật, dẫn anh em đi men mé rừng xuống để tránh địch phát hiện, tới cuối phum rồi đi lùng ngược lên.

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023

“ Campuchia, Miên, Kh'mer, Yuôn, Chệc, Hời, Mọi " có nghĩa là gì?

"Dân tộc học theo kiểu Thợ Cạo" là:

“Campuchia” - Bắt nguồn từ tiếng Sankrit (Bắc Phạn) là “Kamboja”, một xứ sở tại Ấn Độ xưa. có nghĩa là vùng đất lấy được bằng nỗ lực. Người CPC tự nhận “Kambuja” nghĩa là “Con cháu của dòng họ Kambu”.

“Cao Miên” - Là âm Hán Việt từ gốc chữ Hán mà Tàu dùng để phiên âm tộc danh “Kh'mer” do không có phụ âm thay thế, nên thành ra "Cao Mên". Người Việt gọi là dân nước này là Miên.

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Về trận đánh vào căn cứ lõm ở Kbal Rô Mía và cái hậu.

Tháng 3 năm 1985. Tổ chuyên gia quân sự huyện Stung Treng đang ở cái nhà tranh vệ đường, sát mép sông trên đường đi Tiểu đoàn 23. Tôi lúc ấy là tổ phó, giúp tham mưu trưởng huyện đội. Nghe tin Nguyễn Chiến - phái viên phụ trách cụm xã gần QL19 báo là xã trong rừng có địch thường về. Tôi và... cùng Bạn đi xã Kbal Rô Mía để tìm hiểu địch và làm công tác dân vận.

Uống nước đái để tạm đỡ khát?

Nói thì dễ nhưng với người lính nơi đánh nhau khốc liệt thì đó là nỗi ám ảnh, gần như bất khả thi!
Tôi chưa từng uống nhưng nghe nhiều anh em đồng đội ở chiến trường K kể:
Lính đánh nhau ở vùng mùa nắng khô hạn, nước mang theo chỉ dám uống từng nắp bi đông cho đến lúc không còn gì để uống. Nhưng súng vẫn nổ, người vẫn chết, lê lết bị thương. Không phải một trận hai trận, ngày một ngày hai. Hai bên quầng nhau thì phải vận động thường xuyên, áo thấm mồ hôi cứng khô muối trắng. Miệng đắng nghét, môi nức nẻ, không còn chút nước miếng để chép miệng. Thiếu nước làm cơ thể teo tóp, khô không khốc. Có cảm tưởng như máu đông đặc lại, người lờ đờ như sống trong ảo giác...

Thế nào là địch ngầm và chính quyền 2 mặt ở CPC:

Từ chuyện dân quân đòi bắn ông cố vấn, khui ra cả rổ!
Tôi được cấp trên phân công làm nhiệm vụ công tác cơ sở mà tiếng tăm chưa rành. Từ thanh niên đi bộ đội biết gì về cơ cấu, hoạt động của chính quyền đoàn thể và lực lượng vũ thang mà xây dựng cho Bạn. Tôi bỡ ngỡ và lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu?
Ngày tháng tiếp theo, tôi thấy dấu hiệu dân có vẻ vừa sợ sệt vừa lạnh nhạt xa lánh với bộ đội ta. Những khi lễ lạc, các cô gái Khơ Me ở làng bản không thích múa cùng bộ đội. Những ánh mắt khó hiểu, một không khí nặng nề, tôi có cảm giác bất an. Nghi ngờ có địch trong dân xúi dục tăng dần, chúng lẩn quẩn đâu đây nhưng đó là ai? Ngồi trên đống lửa mà không biết đâu mà lần!

Siêm Riệp, ánh mặt trời đẹp đến ngỡ ngàng!

Thiên nhiên đã ban tặng cho Campuchia cảnh vật đồng quê yên bình và ánh sáng mặt trời huyền diệu.
Tụi mình chưa thật sự là người yêu thiên nhiên nên không có kế hoạch sẽ ngắm bình mình và hoàng hôn ở Siêm Riệp như khách du lịch đã ca ngợi hay dân săn ảnh.
Trời chưa sáng, tụi mình đã dậy lên đường đi Kompong Thom. Khi xe máy rời thành phố chừng mười mấy cây số thì bất ngờ thay, bắt gặp cảnh rất kỳ lạ, không thể không dừng lại.

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2023

Tưởng nhớ người Thủ trưởng đôn hậu.


Tội định tháng Tám này sẽ gặp gỡ anh em đồng đội của Đoàn, nhân dịp tỏ lời cảm ơn người thủ trưởng cũ ngày xưa đã không quở trách. Một chuyện nhỏ thôi nhưng cho thấy tình thương yêu của ông với cấp dưới.

Vì sao tôi rất muốn về lại nơi đã từng gắn bó ở CPC nhưng đắn đo thận trọng?

Ở xã Siêm Buôk có ngôi nhà lớn nhất, chiếc thuyền lớn nhất và giàu nhất xã là của đối tượng mà tôi thầm nhủ: nếu có biến, tôi sẽ bắn 1 trong 2 người đầu tiên.
Trước khi đi, tôi đã hỏi các cựu chiến bình, thì ai cũng nói tình hình an ninh bên ấy ổn. Và cũng biết thời gian quá lâu, những người mình từng va chạm thì nay lớn tuổi chết là phần nhiều. Nhưng ai biết, còn con họ sẽ đối xử sao nếu mình tiết lộ danh tánh ngày xưa. Đi là để trải lòng và cảm ơn với bà con một thời mình yêu mến chứ đâu phải núp lùm!

Quân đội Campuchia thời VN trên đất CPC.

So sánh với quân VN, theo tôi chứng kiến thế này:
Về cơ cấu tổ chức, được hình thành chủ yếu từ cuối năm 1979 do QĐNDVN giúp xây dựng lực lượng. Tổ chức biên chế y như QĐNDVN, cũng ban bệ, ngành dọc ngang, trên dưới.
Các đơn vị ít chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp trên mà chủ yếu bàn bạc phối hợp tác chiến với cấp chỉ huy quân VN tại địa bàn. Mỗi đơn vị cấp đại đội có một phái viên tiểu đoàn của VN cử sang làm chuyên gia (cố vấn).

Vài nét về Quân đội Hoàng gia Campuchia.

Quân đội Hoàng gia CPC có Lục quân, không quân, hải quân, hiến binh và Lực lượng đặc nhiệm. CPC có 11 sư đoàn...
Hiến binh hay quân cảnh có nhiệm vụ giữ an ninh trật tự nếu có xáo trộn mạnh. Trung đoàn đặc nhiệm 911 đào tạo như biệt kích có nhiệm vụ phản ứng nhanh, chống khủng bố.
Có 5 vùng quân sự:
Vùng Một: Trụ sở đóng tại Stung Treng, bao gồm các tỉnh Stung Treng, Kratie, Ratanakiri và Mondulkiri.

Tìm kiếm Blog này