Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Tranh luận về trận Tử thủ bảo vệ Đồn biên phòng Hoa Lư ngày 27 và 28/2/1978

Giấc mơ cao cả

Từ ngàn xưa, những bậc hiền nhân đã mơ về 1 tương lai thế giới đại đồng. Thế kỷ 17 – 18, trào lưu chủ nghĩa xã hội không tưởng sôi sục cả châu Âu, giới trí thức trẻ tuổi ngất ngây với giấc mơ kỳ vĩ & đầy lãng mạn này. Công xã Pari là phép thử cay đắng mà những người vô sản chia nhau uống cạn. Thế kỷ 19 sự ngột ngạt dâng lên cực điểm, các trường đại học không khí như thùng thuốc súng. Cuộc cách mạng chỉ chờ 1 mồi lửa là bùng lên cháy cả châu Âu, rung chuyển địa cầu.. Nhưng thay vì nổ ra ở Anh hoặc Đức, những nơi mà điều kiện chín muồi & lý tưởng nhất thì nó lại xảy ra ở Nga, nước bại trận trong thế chiến thứ nhất, trình độ công nghiệp thấp kém, giai cấp công nhân chỉ chiếm 15% dân số. Vậy mà những người vô sản đã làm nên điều kỳ diệu: – Điện khí hóa toàn quốc sau 12 năm cầm quyền.
Thiên hạ bảo, chủ nghĩa cộng sản là 1 hệ tư tưởng, 1 học thuyết, 1 nền tảng lý luận, 1 mô hình xã hội.. Riêng với tôi, nó là 1 giấc mơ cao cả & linh thiêng. Nó là giấc mơ của những tâm hồn trong sáng, thánh thiện & lãng mạn. Chỉ có những người như thế mới mơ được những giấc mơ về lẽ công bằng, bất vụ lợi & đầy nhân ái. Từ tấm bé, tôi đã say sưa cùng bước hành quân của những binh đoàn đỏ tả tơi rách rưới, đói khát & trang bị nghèo nàn băng qua sa mạc, thảo nguyên, đầm lầy để tìm đánh những quân đoàn bạch vệ béo tốt, no đủ & trang bị tận răng bởi vũ khí mới nhất của Anh, Mỹ.. Chất thép lung linh rạng ngời trong những đôi mắt quầng thâm & trũng sâu ấy đã truyền cho tôi ngọn lửa thần kỳ. Tôi tìm đọc tất cả những gì có liên quan đến 2 từ cộng sản, kể cả những điều nói xấu về nó. Ban đầu tôi hoài nghi, ngờ vực nhưng rồi sau những tìm hiểu – đối chứng các nguồn tư liệu khác nhau, tôi buồn bã thừa nhận hầu hết những phê phán ấy là đúng. Thế là tôi dốc sức tìm hiểu nguyên nhân vì sao những người cộng sản lại có cách xử sự lạ lùng như vậy. Những câu hỏi của tôi ko bao giờ nhận được câu trả lời của những người am hiểu chính trị tường tận nhất. Họ né tránh hoặc mắng át đi. Làm sao có thể hiểu nổi động cơ nào khiến Stalin ra quyết định đày nguyên soái Giucob đi Siberi (mãi sau này tôi mới biết, Stalin chỉ tin dùng những ai là người Gruzia, cùng quê của ông ta) lớn lên chút nữa, tôi mới hiểu thêm rằng: – Dù cùng chung 1 giấc mơ cao cả là lý tưởng cộng sản nhưng khi nắm trong tay sứ mệnh thực thi nó thì người ta luôn bị chi phối bởi những tục lụy rất đời thường mà mỗi con người đều ít nhiều phải có. Sẽ là thế nào với 1 xã hội Nga với 80% mugic (nông dân – tiểu nông) mà làm CM XHCN nhỉ? Từ năm 25t tôi đã mơ hồ nhận thấy sự sụp đổ tất yếu của lâu đài cộng sản ở nước Nga vĩ đại bởi nó xây trên những nền móng non yếu, nóng vội & duy ý chí. Tôi tìm mọi cách để kết thân với những thủ thư lạnh lùng khó tính nhất để được đọc những quyển sách CẤM. Đó là cuốn “Nhật ký Diên An” mà mỗi trang viết khiến tôi nổi da gà, sửng sốt & kinh ngạc.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Nhớ những ngày đầu vào Nam tìm dầu

Là một trong những người đầu tiên của Đoàn cán bộ Tổng cục Địa chất vào tiếp quản Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản của chính quyền Việt Nam cộng hòa sau ngày 30-4-1975, ông Lê Quang Trung vẫn nhớ như in những ngày tháng đầy khí thế của cả dân tộc khi đất nước hòa bình, đặc biệt là không khí tại Sài Gòn. Để rồi từ nhiệm vụ lớn lao ấy, ông về Vũng Tàu góp phần khai sinh ngành Dầu khí ở mảnh đất này, trở thành Phó tổng giám đốc Vietsovpetro, trải qua bao thăng trầm, vất vả, thành công, hạnh phúc cho đến khi về hưu.
Tiếp quản thuận hòa

Cách đây 40 năm, khi hay tin miền Nam sắp giải phóng, Tổng cục Địa chất quyết định thành lập một đoàn cán bộ bay vào Sài Gòn để tiếp quản tài liệu của các công ty dầu khí nước ngoài từng làm việc ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam từ năm 1971 đến năm 1975. Đoàn cán bộ có 12 người, ông Lê Quang Trung đi theo nhóm 1 trong chuyến bay sáng ngày 5-5-1975. Trên chuyến bay ấy có thiếu tướng Hoàng Phương, Chính ủy Bộ Tư lệnh Phòng không - Không Quân đưa pháo hoa vào Nam để chuẩn bị đón bác Tôn Đức Thắng vào làm lễ mừng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 15-5-1975.

Vào Nam, Đoàn cán bộ của Tổng cục Địa chất được tướng Trần Văn Trà (Trưởng ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định) bố trí đến Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản ở số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1. Ông nhớ lại: “Chúng tôi từ miền Bắc vào trong khí thế chiến thắng, tâm trạng háo hức. Cả đoàn ở khách sạn Continential, trên đường Đồng Khởi rồi đi bộ qua số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, trụ sở của Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản để đọc và đánh giá tài liệu. Tất cả đoàn tiếp quản đều mặc áo bộ đội, mũ tai bèo, người dân rất hồ hởi vì cứ nghĩ chúng tôi là bộ đội Cụ Hồ nên rất phấn khởi”. Cuộc gặp gỡ cán bộ làm trong ngành Dầu khí giữa hai phía lúc đầu có phần dè dặt. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc, trò chuyện thì tất cả nhân viên ở Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản đều vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ Đoàn tiếp quản thu thập các tài liệu có được lúc đó.

Nhớ những ngày đầu vào Nam tìm dầu
Ông Lê Quang Trung, nguyên Bí thư Đảng ủy Vietsovpetro các khóa IV, V, VI, nguyên Phó tổng giám đốc Liên doanh Việt - Nga

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Về chuyến tiếp quản tài liệu dầu khí năm 1975

Những năm trước 1975, thông tin và tư liệu về công nghiệp dầu khí rất ít ỏi, anh Nguyễn Văn Biên - Tổng cục phó Tổng cục Hóa chất kiêm Phó trưởng ban Dầu mỏ và Khí đốt có sáng kiến tổ chức các cuộc gặp hình thức câu lạc bộ của những anh em có kiến thức, làm công tác khoa học về thăm dò và chế biến dầu khí, trao đổi với nhau về công nghiệp dầu khí thế giới và chia sẻ những thông tin có được.

Ngô Thường San Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam
Lúc đó tôi công tác ở Viện khoa học Việt Nam tham gia cùng Đoàn 36C thuộc Tổng cục Địa chất nghiên cứu về địa chất và triển vọng dầu khí bể An Châu cũng thường xuyên tham gia các buổi họp chuyên môn này. Từ năm 1972 tôi còn được Ban Thống nhất miền Nam thường xuyên cung cấp các thông tin về hoạt động dầu khí của Chính quyền Sài Gòn gửi từ trong Nam ra. Đôi khi, tôi được đồng chí Trần Quỳnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước đưa đi báo cáo với lãnh đạo Đảng, Nhà nước nên các thông tin về phát hiện dầu khí của các công ty dầu khí phương Tây ở thềm lục địa Việt Nam cũng được cập nhật ngay trong thời gian còn chiến tranh.
Trong thời gian này, tôi vẫn trong biên chế của Viện Khoa học Việt Nam, những ngày thống nhất đất nước (tháng 4-1975), tôi và các đồng nghiệp vẫn đang lênh đênh khảo sát trên biển đánh giá tiềm năng dầu khí vùng ven biển bắc Vịnh Bắc Bộ. Qua 30-4-1975 anh em chúng tôi mới về đất liền và hay tin miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, đất nước đã thống nhất.
ve chuyen tiep quan tai lieu dau khi nam 1975

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Chuyện về cuộc đời một tên Mẽo gia nhập xã hội đen Tàu

Vinhhuy Le đã thêm 7 ảnh mới.
15 Tháng 6 lúc 14:47 ·
Đây là chuyện về cuộc đời một tên Mẽo gia nhập xã hội đen Tàu, do anh Tunnel Rat, một sư thúc Thần Thú bang phóng tác.
Lịch sử bang hội Trung Hoa có chiều dài hàng ngàn năm. "Bang" là "bang trợ", giúp đỡ nhau. Nó là tổ chức để người Tàu quần tụ theo nghề nghiệp hoặc theo quan hệ đồng hương. Bang hội được lập ra là để bọn Ba Tàu lưu lạc gìn giữ bản sắc và giúp đỡ nhau làm ăn. Nhưng sau này, các thế lực đen đã dùng từ bang hội để tự gọi tổ chức ngầm của mình, điều đó khiến nhiều người ngộ nhận về bang hội đích thực của Trung Hoa.
Trước khi tìm hiểu bang hội thực thụ, mời các vị thử nhấm nháp hương vị xã hội đen, à ha!
Nguyên bản tiếng Anh ở đây: http://www.rollingstone.com/…/the-white-devil-kingpin-20150…
_______
"BẠCH QUỶ" QUÍ LÌ - Tunnel Rat
Quý vị xem xi-nê cứ tưởng rằng thì là tụi Mẽo, nhất là Mẽo trắng, luôn có cuộc sống văn minh, giàu sang rửng mỡ. Quý vị thường thích thú pha lẫn ganh tỵ khi thấy trong phim chúng nó ăn uống sang chảnh, học trường danh tiếng, một bước ra đường là lên xế hộp, sướng quá đi mà. Nhưng xứ Mẽo đâu phải toàn như xi-nê, và cái sự đời nó là một đồng xu, với hai mặt xấp ngửa tơi bời.
Willis là một thiếu niên Mẽo trắng có tuổi thơ ảm đạm. Cha Willis làm thợ mộc, là kẻ nghiện rượu nặng. Hàng ngày, sau khi vùi đầu vào công việc, chiều về là lão lại đắm chìm trong cốc rượu, cả xác lẫn hồn. Để có tiền ăn nhậu, lão thu tiền góp cho bọn Ái Nhĩ Lan, say xỉn lại giao du với bọn du đãng, rồi uýnh nhau. Trong một cơn say, lão đập luôn tụi trả tiền thuê mình, khiến vỡ hàm một thằng có số má. Thế là lão phải trốn, bỏ cả gia đình vợ con để về quê tuốt ở Bắc Corolina.
Từ đó, khi mới 3 tuổi, Willis đã không còn cha bên cạnh. Mẹ cu tần tảo nuôi con, bả luôn nhắc nhở: "Đừng như thằng cha mày". Tuy không biết nhiều về cha, nhưng chứng kiến bao đắng cay đời mẹ, Willis tự dặn lòng sẽ không bao giờ say xỉn, không bao giờ làm tổn hại đến người thân của mình. Các anh chị cùng mẹ khác cha của nó lần lượt dính vô ma túy, thêm vào đó lại sống ở một thành phố sản sinh nhiều tay du đãng, nhưng Willis vẫn cố gắng hướng thiện, cu dồn sức lực vào hockey, môn thể thao xem ra phù hợp với thể hình to khoẻ dềnh dàng của mình.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Thực trạng chiếm đóng của các bên ở Trường Sa (2016)

Tuesday, May 17, 2016

Biển Đông: Mỗi bên yêu sách thứ gì ở Trường Sa?
(South China Sea: Who Claims What in the Spratlys?)

Một cái nhìn sâu hơn về một câu hỏi cơ bản nhưng chưa hiểu rõ.
Alexander L. Vuving (Vũ Hồng Lâm)
(Diplomat 6-5-16)
Diễn ngôn về tranh chấp Biển Đông dễ hiểu có chứa đầy cảm xúc. Chính đó có thể là một lí do vì sao cuộc tranh luận về vấn đề này nên được dựa trên các điều thật. Và, như Bill Hayton đã ghi nhận, “bằng chứng không đáng tin cậy đang che phủ diễn ngôn quốc tế về tranh chấp Biển Đông.” Thật vậy, đôi khi nó giống như một bức màn dày đang che khuất sự thật về biển Đông.
Chẳng hạn, xét lập luận cho rằng Trung Quốc còn xa mới là kẻ gây hấn ở biển Đông, họ thật ra chỉ đơn thuần phản ứng lại các hành động khiêu khích đơn phương của các nước khác như Việt Nam. Kết luận này dựa trên một số bằng chứng có vấn đề, trong đó có ý kiến cho rằng Việt Nam đã “tăng gấp đôi vị trí chiếm giữ” ở biển Đông trong vòng  20 năm qua. Ngay cả khi giả định rằng Việt Nam chiếm giữ 24 thể địa lí vào năm 1996 (dữ liệu thực tế mà từ đó bản đồ thường được vẽ ra cho hướng lập luận này thật ra chỉ xác định được 22), ý tưởng rằng đã có sự gia tăng gần như gấp đôi là gây hiểu sai. Cội nguồn cho lời tố cáo này - điều trần của một quan chức quốc phòng cao cấp Hoa Kì trước quốc hội năm 2015 – thật ra chỉ xác định có 48 tiền đồn ở những thể địa lí do Việt Nam chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa, chứ không phải là 48 thể địa lí. Việc sử dụng khoảng thời gian 20 năm cũng không kém phần định hướng sai bởi vì đã bỏ qua việc Trung Quốc chiếm lấy Đá Vành Khăn (Mischief Reed) cách đây 21 năm.
Nhưng nói chung, vấn đề là vẫn không có sự rõ ràng thật sự về việc nước nào sở hữu cái gì trong quần đảo Trường Sa. Không phải là không phổ biến để để tìm thấy các bài viết - và đôi khi thậm chí là các tài liệu, bản đồ và dữ liệu công bố công khai - có chứa thông tin không chính xác, mâu thuẫn và đôi khi không đáng tin cậy. Bài viết này cố gắng giải quyết vấn đề đó bằng cách nhìn xem mỗi bên thật sự chiếm những cái gì trong quần đảo Trường Sa. Trong quá trình tìm hiểu câu hỏi này, tôi đã tham khảo nhiều nguồn, phần lớn là nguồn chính (primary), và phỏng vấn một số người am tường vấn đề. Các thông tin thu được cũng đã được kiểm tra cẩn thận.
Việt Nam

Trung Quốc nguỵ tạo 488 triệu bài post trên truyền thông xã hội mỗi năm

Sunday, May 22, 2016

Nghiên cứu của Harvard: Trung Quốc nguỵ tạo 488 triệu bài post trên truyền thông xã hội mỗi năm
(Harvard Study: China Fabricates 488 Million Social Media Posts Per Year)
Một nghiên cứu Harvard đào xới vào các chi tiết của "Đảng 5 cắc" có tiếng của Trung Quốc.

Peter Bittner
Diplomat (20/5/ 2016)
Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard ước tính rằng các nhân viên chính phủ Trung Quốc nguỵ tạo 488 triệu bài post trên truyền thông xã hội mỗi năm.
Là phân tích nghiêm ngặt đầu tiên về bộ máy tuyên truyền trực tuyến của Trung Quốc, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng "Đảng 5 cắc" hay Wumao Dang (Ngũ mao đảng) - một từ có tính mai mỉa dùng để mô tả các nhân viên hợp đồng được công chúng tin rằng được trả nửa tệ (5 cắc/hào) cho một bài post - gồm phần lớn các nhân viên nhà nước đang làm một nhiệm vụ toàn thời gian khác.
Theo nghiên cứu này,bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên thì nhân viên thuộc một phạm vi rộng các cơ quan công quyền bao gồm các phòng ban về nhân lực, tòa án, và thuế vụ đăng các bài post nguỵ tạo. Các tác giả đã không phát hiện ra bất kì bằng chứng nào cho thấy các nhân viên này được trả trực tiếp cho các ý kiến mà họ đã viết và đăng.

Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái


Posted on
329295_US Jews
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Bài liên quan: Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái
Thành công của người Do Thái nhiều người đã biết, đã nghe từ lâu và có thể kể cả ngày, cả tháng cũng không hết. Là người đã tìm hiểu câu chuyện này cả chục năm nay, càng đi sâu tìm hiểu về những thành công của Israel và người Do Thái, tôi càng thấy phức tạp nhưng cũng hết sức thú vị. Chuyến đi Israel lần này, ngoài các công việc thường lệ, rất nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với nhiều người, nhiều giới, nhiều nơi khác nhau giúp tôi kiểm chứng, củng cố thêm các nhận định trước đây của mình; biết thêm nhiều vấn đề mới; đồng thời cũng xóa bỏ một số các định kiến một chiều, phiến diện.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Nguyễn Tấn Đời – “Vua” không ngai của giới tài phiệt Sài Gòn trước năm 1975

15:26 16/04/2016
Không bằng cấp, không kinh nghiệm, nhưng với khả năng kinh doanh thiên phú, ông đã làm cho giới tài phiệt và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 nhiều phen phải ngả mũ bái phục.
Từ tay trắng ông trở thành tỷ phú, trở thành “ông trùm” cao ốc, “ông vua” ngân hàng miền Nam. Tuy nhiên, do “vua” không chiều lòng Tổng thống nên ông bị Nguyễn Văn Thiệu vô cớ tống giam và niêm phong toàn bộ tài sản tại Sài Gòn. Gần 1 tỷ  tiền của Việt Nam Cộng hòa gửi tại ngân hàng Thụy Sĩ cũng bị lấy sạch.
Ra tù với hai bàn tay trắng, ông lang thang vạ vật tìm đường sang Canada. Tại đây, cũng từ tay trắng, một lần nữa ông trở thành tỷ phú với hàng loạt cửa hàng ăn uống tại Canada và Mỹ. Ông là Nguyễn Tấn Đời – một “hiện tượng” của xã hội miền Nam giai đoạn 1954 – 1975.
KỲ I: TAY TRẮNG LÀM NÊN SỰ NGHIỆP
Vua gạch ngói Nam kỳ
Nguyễn Tấn Đời sinh năm 1922 tại làng Bình Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ông nội Nguyễn Tấn Đời là một trong những người giàu có và tiếng tăm ở làng Bình Hòa thời bấy giờ. Vì vậy, từ nhỏ Nguyễn Tấn Đời được gia đình cho ăn học khá đàng hoàng.
Tỷ phú Nguyễn Tấn Đời.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VI)

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(I)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(II)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(III)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(IV)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(V)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VI)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VIII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(IX)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(X)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XI)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XIII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XIV)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XV)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVI)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVIII) - hết 

_______________
 
Đội hình C cũng không có gì vẫn theo bố trí xếp đặt của đội hình chốt chặn mà hàng ngang hành tiến , các B và A hỏa lực đi xen kẽ trong đội hình .

Khu vực ngoài chốt chẳng có gì ngoài những lùm tre gai và ụ mối, thỉnh thoảng gặp những vũng nửa ruộng nửa hồ đã cạn nước bao quanh là những lùm tre , chúng tôi lặng lẽ đi , luồn vào những khóm tre ụ mối đó mà đi cố gắng không để mất dấu nhau trong tầm mắt. Khoảng trên 2km thì gặp nhóm trih sát phía trên , anh Mậu lính HN A trưởng trinh sát của D lom khom chạy lùi lại dùng tay ra ám hiệu cho chúng tôi chú ý địch đang ở phía trước và hết sức giữ bí mật , lặng lẽ ém đội hình vào địa hình .

Toàn C dừng lại trong tư thế chiến đấu , B lính bác Hênh cũng rất kỷ luật khi tác chiến không có điều gì làm ảnh hưởng tới đội hình C2. Anh Mậu gặp tổ 3 người không thể rời nhau của chúng tôi bàn giao lại trận địa rồi cùng những anh em trinh sát khác rút , qua anh Mậu chúng tôi biết có 2 tổ của địch nằm bên ụ mối kia , chúng sinh hoạt bình thường không biết C2 chúng tôi đang lập trận địa bên ngoài và sắp tiễn chúng đi về nơi xa tít.

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(IV)


Đội hình C cũng không có gì vẫn theo bố trí xếp đặt của đội hình chốt chặn mà hàng ngang hành tiến , các B và A hỏa lực đi xen kẽ trong đội hình .

Khu vực ngoài chốt chẳng có gì ngoài những lùm tre gai và ụ mối, thỉnh thoảng gặp những vũng nửa ruộng nửa hồ đã cạn nước bao quanh là những lùm tre , chúng tôi lặng lẽ đi , luồn vào những khóm tre ụ mối đó mà đi cố gắng không để mất dấu nhau trong tầm mắt. Khoảng trên 2km thì gặp nhóm trih sát phía trên , anh Mậu lính HN A trưởng trinh sát của D lom khom chạy lùi lại dùng tay ra ám hiệu cho chúng tôi chú ý địch đang ở phía trước và hết sức giữ bí mật , lặng lẽ ém đội hình vào địa hình .

Toàn C dừng lại trong tư thế chiến đấu , B lính bác Hênh cũng rất kỷ luật khi tác chiến không có điều gì làm ảnh hưởng tới đội hình C2. Anh Mậu gặp tổ 3 người không thể rời nhau của chúng tôi bàn giao lại trận địa rồi cùng những anh em trinh sát khác rút , qua anh Mậu chúng tôi biết có 2 tổ của địch nằm bên ụ mối kia , chúng sinh hoạt bình thường không biết C2 chúng tôi đang lập trận địa bên ngoài và sắp tiễn chúng đi về nơi xa tít.

2 khẩu 12,8ly và đại liên đã được giá lên , anh em nắm bắt hết kế hoạch chờ lệnh nổ súng thì bất chợt phía C1 đồng loạt nổ súng trước khiến địch cảnh giác làm chúng tôi mất thế chủ động nên cũng đồng loạt nổ súng theo , phát DKZ82 điểm hỏa trước vào mục tiêu bên kia trảng nhỏ ngay đúng lùm tre gai trước mặt , rồi 12,8ly cùng đại liên bắn , mũi bên phải của đội hình không thể vượt qua lúc này vì vế đó trảng rộng trống không với những ruộng khô, chỉ có vế trái đội hình thì rất thuận lợi , tôi được giao chuyển sang thúc B bác Hênh đánh mạnh vào rồi cùng vượt , tôi chạy qua bên đó .

Đội hình bên B bác Hênh rất trật tự và kỷ luật , những người lính vừa bắn vừa xông lên đẩy đội hình cao vế trái , B1 cũng bám lưng họ cùng lên , tôi đâm ra thừa chẳng phải lo thúc đẩy họ đánh , địch có bắn lại nhưng rất yếu ớt , chúng bị đánh bất ngờ với lực lượng hơn chúng về mọi mặt, trong phút chốc chúng tôi chiếm được vị trí này không mấy vất vả . Nhưng một yếu tố khác mà chúng ta không kịp xác định là bên phải trảng rộng phía xa có một khẩu đại liên địch nổ súng bắn chéo khoảng trên 30 độ vào đội hình C2, chúng bắn những quả B41 B40 vào những lùm tre gai trước mặt B3 B2 khiến cho đội hình này vẫn phải nằm im đánh trả , ta cũng không vừa , các khẩu hỏa lực thi nhau liên tục đề ba về hướng địch . Khẩu DKZ82 bắn 2 3 phát liền , chẳng chân cẳng gì cả toàn vác trên vai bắn không , lính C5 D7 cũng đâu có ngán gì Pốt đâu.

Bên kia lính bác Hênh cũng nhảy vào tới công sự địch, nơi chúng dính quả DKZ82 đầu tiên của chúng tôi , 2 xác tại chỗ với khẩu trung liên cong queo méo mó khẩu AK vất vưởng ngoài xa đồ đạc của Pốt cũng văng lung tung cả , 2 3 cái võng dù vẫn mắc toòng teeng sau ụ mối với những vết rách mảnh đạn , chúng cũng chẳng hầm hố gì ráo hoàn toàn lợi dụng địa hình thực tế của chiến trường cả , vận động vào sâu nữa 2 thằng bị thương nặng chạy về tới đó cũng gục nằm đó, mắt trợn trừng nhìn lính Kăm và bộ đội VN , Lính Kăm lia những loạt đạn tiễn chúng sang thế giới bên kia thượng lộ bình an, vạn sự may mắn . Thu thêm 2 AK nữa , mấy anh lính Kăm khoác vội súng lên người để mang về lấy thành tích , nhìn thao tác của họ khi khoác súng tôi không nhịn được cười , anh C trưởng Kăm nhìn tôi cười cũng cười theo xung sướng.

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(V)

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(I)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(II)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(III)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(IV)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(V)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VI)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VIII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(IX)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(X)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XI)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XIII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XIV)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XV)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVI)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVIII) - hết


  Chúng tôi đã chờ đợi đến hơn 2h chiều ngày 7.1.1979 thì có lệnh hành quân khi phà của hải quân VN đã được lắp xong , C2 D7 chúng tôi là đơn vị đầu tiên vượt sông Mekong bằng phà do hải quân VN chuyển qua sông trên bến phà Niek luong đó .

.....  Nắng đã ngả về chiều trên bến phà Niếp lương chiều hôm đấy 7.1.1979 không khí quân sự khẩn trương đến căng thẳng, hải quân đang lắp ráp phà để chuẩn bị đưa bộ binh qua sông, các đơn vị và những đoàn xe quân sự ùn ùn chuyển dần đến gần bến phà , đơn vị tôi đã nằm đây 2 ngày rồi nên với ai đến sau thì cho rằng mới mẻ chứ lính D7 E 209 chúng tôi thì quen quá rồi, dọc đường vào bến phà xen lẫn vài xe chở lính Campuchia cắm cờ 5 tháp quân trang quân dụng mới tinh gọi nhau bằng tiếng Khơme inh ỏi, lính tình nguyện ta thì cả cơ giới lẫn hành quân bộ dồn về đó rất đông gọi nhau ý ới nhận đồng hương đồng khói inh ỏi.

Một trận chiến sắp tới sẽ ác liệt lắm đây vậy mà họ vẫn cười đùa vui vẻ chẳng thấy ai có thái độ sợ sệt hay âu lo gì cả tinh thần của chiến dịch đúng như bài hát Trường sơn đông Trường sơn tây có đoạn Đường ra trận mùa này đẹp lắm . Đại đội 2 của tôi và tôi cũng lẫn trong trong đòan quân đó bên bến phà trên dòng sông Mê kông.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

An-nam đặc tính cần-lao

#1 - Não trạng hướng dương
Hai trong nhiều đặc tính xấu của An-nam cần-lao trong gần thế kỷ qua là trông chờ sự ban ơn và vô trách nhiệm với bản thân và xã hội.
Cho dù đói kém gần như quanh năm, chỉ no được vài tuần trong mùa thu hoạch. Nhưng mỗi dịp tết đến hay mùa giáp hạt, chỉ cần được cấp phát cứu đói dăm cân gạo là chắp tay lại vái như bổ củi rằng ơn đảng ơn chính phủ.
Dĩ nhiên, truyền thông sẽ thêm mắm thêm muối để đám cần-lao có não trạng hướng dương này thấy đó chính là sự ưu việt của thể chế.

Tôi dự đoán rằng, phải tới 90% cần-lao xứ An-nam chưa một lần đọc bản Hiến pháp mới nhất (2013) và Luật tổ chức Quốc hội (2014). Thế nhưng họ luôn khẳng định và hào hứng rằng, họ là những ông bà chủ của đất nước. Rằng họ đi bỏ phiếu là thể hiện quyền làm chủ của họ.
Đó chính là sự vô trách nhiệm đối với chính họ và cho cả xã hội.
Trong stt trước, tôi có đặt ra câu hỏi theo một title bài rằng: "Đất nước nghèo, lạc hậu, dân trí thấp trách nhiệm thuộc về ai?". Tôi biết rằng, đại đa số về chủ quan sẽ đổ lỗi cho số phận, còn khách quan là đổ lỗi cho thể chế.
Họ luôn tin rằng, họ không hề có lỗi.
Họ tin rằng, một thể chế tốt thì họ sẽ được hưởng những điều tốt đẹp.

Đêm Thạnh Phong

ONE AWFUL NIGHT IN THANH PHONG
Đây là bài viết về sự kiện Thạnh Phong đẫm máu, do Lan The Hoàng, tức XâyXậpZì, Binh bộ Thượng thư TSV chuyển ngữ. Cậu Xập khi xưa đóng lon Thiếu tá Thủy quân Lục chiến Việt Nam Cộng Hòa, he he!
Lời người dịch: "Ở đây, cậu dịch bài này không phải để bênh vực hay lên án cho một hành động đã xảy ra trong quá khứ chiến tranh, mà chỉ nhằm mục đích mang đến cái nhìn gần gũi hơn với người trong cuộc. Vì thực tế là các cô chắc cũng chỉ nghe loáng thoáng về vụ này, ngay chính cậu cũng không biết gì về nó".
_______
ĐÊM THẠNH PHONG
Một ngày mùa đông năm 1969, trên một máy bay quân sự cất cánh từ sân bay quân sự North Island tại Coronado, California. Nhồi nhét bên trong máy bay là Kerrey và biệt đội Seal của anh, toàn đội đang trên đường đến Việt Nam tham gia chiến đấu.
Seal (aka Sea-Air Land) là một đơn vị đặc biệt được thành lập trong Đệ Nhị thế chiến, nhằm để phá hủy mục tiêu dưới nước. Trong chiến tranh Việt Nam, họ được chuyển thành các lực lượng đặc biệt, chuyên hoạt động sâu trong lãnh thổ kẻ thù, thu lượm tin tình báo, và bắt cóc, ám sát địch.
Nhóm của Kerrey thuộc Trung đội Delta/ Biệt đội 1/ Nhóm Biệt hải Bravo. Kerrey là chỉ huy nhóm, với biệt danh "Chiến binh Kerrey", người đã từng nhiều lần khẳng định sẵn sàng "ngậm lưỡi lê tiến đánh Hà Nội". Trong vụ việc này chỉ có 2 người kể lại trải nghiệm về Seals ở Việt Nam là Mike Ambrose và Gerhard Klann. Những người còn lại (William H. Tucker III, Gene Peterson, Rick Knepper, Lloyd Schreier và chính Kerrey) không kể chuyện này.
Trung đội Delta mới đầu đặt dưới sự chỉ huy của Biệt hải 115, căn cứ tại Cam Ranh, bởi Đại úy Roy Hoffmann. Những tuần đầu, nhóm Seals hoạt động trong vùng tương đối an toàn chung quanh vịnh Cam Ranh. Sau thời gian này, nhóm bắt đầu thực sự tham gia chiến tranh. Họ được điều chuyển về phía nam, tới căn cứ Cát Lở và chịu sự chỉ huy của Paul Connolly (một thượng cấp của Roy Hoffmann). Nhóm sử dụng "Swift boats", một loại tàu vỏ nhôm, tốc độ cao với hai máy 480 mã lực, trang bị 2 đại liên 50 ly, dùng để tuần tiễu và hành quân trong vùng sông Cửu Long.

Vietnam-Cambodia war (1978-1979)



Vài ảnh gợi nhớ nhiều kỷ niệm đối với quân viễn chinh Đại Nam ở CPC...

[​IMG]

Trận cao điểm 547 (Campuchia) 4.1984

Sau 4 lần đánh, kể cả lần vào tháng 5.83 của Sư đòan 307 không thành công. Trận đánh căn cứ 547 lần này của QK5 là một trận đánh qui mô lớn, hiệp đồng binh chủng, do Tư lệnh QK5 trực tiếp chỉ huy.
Cao điểm 547 nằm trên dãy Đăng rếch (Dangreak/chiếc đòn gánh), dài khỏang 40km, chiều rộng 30km. Dãy núi nằm sát biên giới Thái lan, đứng dưới chân núi nhìn lên như một bức tường thành vững chắc, án ngữ một vùng rộng lớn. Một trục đường lớn từ Thái lan vắt qua dãy núi. Dãy núi này về mùa khô nước chỉ có ở chân núi. Trong nội địa Campuchia, hầu hết là rừng khộp, lại càng khan hiếm nước. Hết mùa mưa là các khe suối cạn, nước chỉ còn đọng lại thành từng vũng nhỏ, có nơi đi hàng buổi đường mới tìm thấy nước. Dân cư thưa thớt, chủ yếu ở dọc theo trục đường từ Thái lan sang.
Địch: Bọn Polpot chọn dãy Đăng rếch làm căn cứ phía trước của chúng, gồm 2 chức năng:
1.   Tạo chân hàng từ Thái lan qua
2.   Dùng sức người tổ chức gùi hàng vào các căn cứ của địch ở sâu trong đất Campuchia.
Căn cứ địch có 2 tầng phòng thủ: tầng trên là các lọai hỏa lực, tầng dưới là mìn. Ở mặt đất địch gài mìn chông bộ binh, mìn chống tăng, địch còn treo hàng nghìn quả mìn trên đá, trên cây thay cho lính cảnh giới. Đây là một căn cứ phòng ngự kiên cố, nhiều tầng, có chính diện, có chiều sâu kết hợp với đội hình phức tạp, núi cao trung bình 400-500m, có nới 600-700m, đá lởm chởm, vách núi cheo leo, nhiều hang động, nhiều vách đứng có độ dốc từ 45 đến 60 độ, có nơi thẳng đứng muốn leo lên phải dùng thang dây.
Căn cứ 547 do 2 sư 612 (thiếu) và sư 616 (thiếu) của Polpot chiếm giữ. Ngòai lực lượng bộ binh, địch có cả hỏa lực mạnh chi viện từ 1 đến 2 tiểu đòan pháo binh, 10-12 lần chiếc máy bay/ngày của Thái lan, bố trí cách đó 9-10km. Trên cơ sở 2 tần phòng thủ, hệ thống chốt điểm ở 547 chia làm 3 tuyến:
1.   Tuyến an ninh cảnh giới bên ngòai
2.   Tuyến đề kháng chính do bộ binh kết hợp với hỏa lực bố trí dựa vào các hang động hình thành từng điểm tựa có công sự gỗ tương đối vững chắc, có hệ thống vật cản thiên nhiên kết hợp với rào dây thép gai và các lọai mìn
3.   Tuyến trung tâm gồm sở chỉu huy, lực lượng bảo vệ, kho tàng thành từng cụm, có những khu kho vào sâu trong biên giới (TL?).

TA: Lực lượng tham gia trận đánh gồm:

Về Đoàn 578 và Tiểu đoàn Bạn

Từ năm 1975, trên địa bàn các tỉnh Đông Bắc Campuchia đã có các nhóm ly khai hoạt động chống lại chế độ Pôn Pốt. Nhân dân huyện Tà Veng (55A), huyện Vươn Sai (tỉnh Ráttanakiri), dưới sự lãnh dạo của đồng chí Bu Thoong và đồng chí Bun Mi, đã nổi lên chống lại chế độ Pôn Pốt - Iêng Xari. Các đồng chí Bu Thoong, Bun Mi cùng đồng chí Thoong Bay (Huyện ủy viên huyện 52T), đồng chí Sươn Huyện ủy viên (huyện 55B), đồng chí Khăm Phun (Bí thư xã Vươn Sai) đứng ra vận động, tập hợp hơn 4.000 người, lựa chọn xây dựng được 5 trung đội vũ trang làm nòng cốt xây dựng căn cứ U-pứng, sát biên giới Việt Nam. Đồng chí Soi Keo được giao phụ trách 5 trung đội vũ trang công tác, cùng đồng chí Thoong Bay phụ trách các tổ chức quần chúng nhân dân đánh địch, bảo vệ căn cứ. Trước sự phát triển của phong trào ly khai ở các tỉnh Đông Bắc, Pôn Pốt - Iêng Xari (.032) đã huy động quân đội đàn áp. Để bảo toàn lực lượng, tháng 8 năm 1975, đồng chí Bun Mi triệu tập một cuộc họp bàn việc tổ chức cho nhiều cán bộ ly khai lánh sang hai nước Việt Nam và Lào. Đoàn sang Lào có 2.500 người, do các đồng chí Khum, Tương, Sươn phụ trách. Đoàn sang Việt Nam có 1.943 người của hai làng Kcho Buôn và Kcho Dươi, do hai đồng chí Bu Thoong và Thoong Bay phụ trách. Lực lượng còn lại do đồng chí Bun Mi chỉ huy, lập căn cứ ở Tàgiạc chống lại quân Pôn Pốt...
Sau khi sang Việt Nam (tháng 9 năm 1975), lực lượng ly khai của các tỉnh Đông Bắc Campuchia chuyển về Gia Bốc (tỉnh Gia Lai - Kon Tum). Được sự giúp đỡ của nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum, họ đã dần dần có cuộc sống ổn định, nhiều người trong số họ tích cực tham gia các đội vũ trang cách mạng, sẵn sàng trở về giải phóng quê hương.

Để trực tiếp giúp bạn về huấn luyện, xây dựng lực lượng vũ trang, theo chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, tháng 6 năm 1978, Bộ tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập Đoàn 578 (tương đương cấp sư đoàn).
Đoàn 578 có ba cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần) và 5 đại đội trực thuộc (vệ binh, thông tin, trinh sát, quân y, vận tải). Ban chỉ huy Đoàn gồm có Trung tá Trần Tiến Cung - Đoàn trưởng; Thượng tá Trần Ngọc Quế - Chính ủy; Trung tá Đinh Trí - Đoàn phó và Trung tá Vũ Khắc Thịnh, Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị. Được sự giúp đỡ của lực lượng vũ trang Quân khu 5, mà trực tiếp là Đoàn 578, đến tháng 7 năm 1978, (.044) Bạn đã thành lập được 1 tiểu đoàn gồm 5 đại đội và 17 đội công tác (tổng số 600 người)[1]...

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Chiện thâm cung bí sử: Pen Sovann - anh là ai ?

Ở blog Phạm Viết Đào (cũ) có một còm thế này:
Pen-so-van Cuu BTQP CPC12:37 Ngày 14 tháng 7 năm 2012
"Bản chất người Campuchia là thế " đêm đánh-sáng hòa "
Họ không " lành " như người Lào,nhớ trước- biết sau
Mặc dù dân 2 nước đều theo Phật giáo
Cũng không thể trách hết Hunsen được,ông ta có đút túi 1 ít tiền của Tầu thật,nhưng đất nước,con người Campuchia củng được hương lợi nhiều hơn,khi Tầu viện trợ,tài trợ cho nhiều thứ khác.Mặc dù Hunsen chì là " con rối trong ống tay áo " VN thời gian 79-80 ,nhưng sau này ông ta dần dần biết cách Tự Di,tự đứng bằng đôi chân của mình,dù bước đi chưa được vủng vàng cho lắm ,chứ không Phụ thuộc hoàn toàn vào Tầu trong vấn đề nhân sự cao cấp CPC
Không như cá nhân 1 số lãnh đạo VN,chĩ biết " tư lợi cá nhân - dính bẫy của Tầu rồi :há miệng mắc quai...."


Thợ cạo còm hỏi lại: Hình như bạn là Pen Sovann?
______________

Ký ức trong tôi chợt quay về khi còn ở chiến trường K, lâu quá nên chi tiết không còn nhớ chính xác, tôi được biết đại khái lỗ mỗ như vầy: Pen Sovann gốc gác là bộ đội thời kháng Pháp, 1954 tập kết ra Bắc...đi học ở Liên Xô, qua trường Học viện Chính trị, mang quân hàm Thượng úy QĐNDVN...
Năm 1981, khi hay tin truyền thông là Pen Sovann bị bệnh nặng không thể đám đảm đương trọng trách... Tôi có hỏi sĩ quan trên cấp của mình, lạ nhỉ, vì sao? - aanh ấy nói: Pen Sovann có biểu hiện Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi... mâu thuẫn đến quyền lợi của Ta, buột phải xử lý... Rồi bặt tin luôn...
Pen Sovann là nhân vật chính trị một thời, đặc biệt được lãnh đạo Việt Nam tin cậy ở Camphuchia. Cùng lúc nắm các cương vị quan trọng hàng đầu: Tổng Bí thư đảng cầm quyền kiêm Thủ tướng chính phủ. 
Vì những bất đồng về quan điểm với Việt Nam và đồng chí của mình, ông đã bị hạ bệ...bị đưa đi "an dưỡng ở Hà Nội... rồi ông được thả về đất nước Campuchia, hoạt động chính trị trở lại nhưng là người thất thế, sự nghiệp mai một vì cái phốt "người của duôn". Ngày này ít người Việt biết ông ta là ai?
Sự kiện ông Pensovan rời vũ đài chính trị một cách đáng ngờ là chuyện thâm cung bí sử, nên tôi tìm kiếm thông tin qua Google rất hạn chế, tuy vậy cũng góp ít nhiều phần nào sáng tỏ về nhân vật này, mời bạn tham khảo:

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Campuchia - chuyện chưa kể về Ủy ban khởi nghĩa Đông bắc

04/01/2016 12:30 GMT+7
TT - Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cuộc tổng tiến công vào sào huyệt của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ của quân tình nguyện Việt Nam diễn ra đã 37 năm.
Campuchia - chuyện chưa kể về Ủy ban khởi nghĩa Đông bắc
Những đại diện vùng đông bắc Campuchia, tháng 10-1977. Bu Thoong - người mặc sơmi trắng - sau này trở thành bộ trưởng quốc phòng Campuchia - Ảnh: tư liệu Trần Tiến Cung
Việc tập hợp các lực lượng thành Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia để kêu gọi nhân dân đứng lên lật đổ chế độ khát máu Pol Pot đã diễn ra thế nào?
Kỳ 1: Nhiệm vụ đặc biệt

Đồng đội kể, viết về Đoàn 5503 - Stung Treng




Link bài:

Đằng sau Bunmy là một... người lính

Vợ chồng Nguyễn Phú Biết- Kot Bunmy




Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Vì sao Bob Kerrey chỉ huy thảm sát người dân ở Thạnh Phong?

Cạo Thợ·4 Tháng 6 20161 lượt đọc

Đội Navy Seals cả thảy 7 người dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trung úy Bob Kerrey.
  • BK đến tháng 1 đến VN thì tháng 2 xảy ra sự việc nghiêm trọng, tuy là sĩ quan nhưng là lính mới ở chiến trường phức tạp - nơi có hình thái chiến tranh nhân dân. Để phân biệt đâu là địch đâu là dân thường là điều khó thể đối với lính mới như BK và đội đặc nhiệm NS ít có dịp tiếp xúc với dân.
  • Nơi xảy ra vụ thảm sát vào ban đêm tại một ngôi làng nhỏ ở cửa sông ven biển thuộc vùng VC kiểm soát, mặc định thuộc về địch, dưới mắt BK và đội NS thì dân thường cũng là VC đã dấu vũ khí hoặc tiếp tay VC tấn công Mỹ, VNCH.
  • BK - Ngựa non háu đá rất hăng lập công kiếm thành tích, tuy nhiên tại sao ra tay giết hàng loạt người không vũ khí, bao gồm cả phụ nữ trẻ em - BK máu lạnh hay xuất phát từ sợ hãi đối phương?

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Quốc ca Việt Nam

Vinhhuy Le đã thêm 5 ảnh mới.
28 Tháng 5 lúc 16:27 ·

Quốc ca là một nhạc phẩm được dùng làm biểu trưng cho một nước, cũng như quốc kỳ là biểu trưng của tổ quốc. Khi được tấu lên bằng nhạc khí, thì nó là Quốc thiều; được hát lên thì là Quốc ca.
Ở Việt Nam, quốc ca xuất hiện rất muộn. Trong “Dụ chư tỳ tướng hịch văn” (thường được biết dưới tên “Hịch tướng sĩ”) tuy có nhắc đến “nhạc Thái Thường”(1) nhưng đó không phải quốc ca, mà chỉ là một khúc Lễ nhạc cung đình được cử lên trong các dịp tế giao. Nhạc Thái thường triều Trần nếu có thật(2) thì nó chỉ dành riêng cho bậc quân vương, và không gắn kết được toàn dân trong một tình cảm ái quốc nồng nhiệt; thậm chí, loại Nhã nhạc này còn đối lập với âm nhạc trong dân gian, người ta cho nhạc cung đình là tôn quý trang nhã, còn nhạc dân gian là “tục nhạc”, “dâm nhạc”.
Triều Hậu Lê (1427-1788), Nhã nhạc cung đình Việt Nam mới được hoàn thiện. “Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ Thái tông hoàng đế” chép: vào năm 1337, Lê Thái tông y theo ý kiến hoạn quan Lương Đăng để định chế Nhã nhạc mô phỏng theo qui chế của nhà Minh.
Mãi 200 năm sau, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (trị vì 1613-1635) mới lập ra một hệ thống lễ nhạc mới ở Đàng Trong. Và ngót 200 năm sau nữa, Gia Long lên ngôi mới sai soạn khúc “Đăng đàn cung” 登壇宮 và lấy đó làm “Quốc thiều” (tức đây chỉ mới là bản nhạc không lời). “Đăng đàn cung” được viết theo “hơi Khách” của giai điệu Ngũ cung truyền thống. Nó được tấu lên mỗi khi nhà vua đăng đàn bái tế xã tắc ở đàn Nam Giao. Theo tài liệu của Pháp, thì viên sĩ quan Pháp theo phò Gia Long Jean-Baptiste Chaigneau, có tên Việt là Nguyễn Văn Thắng (1769-1832) là người sáng tác nhạc phẩm này.
Năm 1932, nhân dịp đón vua Bảo Đại về nước đăng cơ, “Đăng đàn cung” được Nguyễn Phúc Ưng Thuần viết lời:
"Dậy, dậy, dậy mở mắt xem toàn châu
Đèn khai hóa rạng khắp hoàn cầu
Ngọn đường thông thương ngàn dặm, xe tàu điện, tàu nước, tàu bay
Nghề khôn khéo chạy khắp phương trời
Càng ngày văn minh càng rộng, tranh cạnh lợi quyền
Đất càng ngày càng rộng, dân giàu nước mạnh

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

Posted on
500_tranh-tet
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Tiếng ta còn thì nước ta còn!
Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài ở Tây Ninh năm 1930

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài thời điểm tôn giáo này mới hình thành được nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ nổi tiếng Walter Bosshard ghi lại chân thực năm 1930.
  Trẻ em giáo dân đứng trước khu Tòa thánh đầu tiên của đạo Cao Đài ở Tây Ninh. Năm 1947, Tòa thánh mới được khánh thành và trở thành một trong những công trình tôn giáo nổi tiếng nhất Việt Nam.

Tìm kiếm Blog này