Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Câu chuyện về số phận hai cô công chúa Bokassa gốc Việt

Cô “công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao
Cô “công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao

Cô “công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao

Đoàn Dự ghi chép
Thưa quý bạn, vào khoảng cuối năm 1972, không chỉ ở miền Nam Việt Nam chúng ta mà hầu như cả thế giới đều biết câu chuyện vị tổng thống nước Cộng hòa Trung Phi tên Bokassa tìm được giọt máu rơi – kết quả của cuộc tình giữa ông và người phụ nữ nghèo làm nghề gánh nước mướn ở Cù lao Phố Biên Hòa tên Nguyễn Thị Huệ khi ông còn là một anh chàng trung sĩ nhất 32 tuổi trong đội lính lê dương của Pháp sang tham chiến tại Việt Nam. Người con gái Việt Nam lai da đen nghèo nàn khốn khổ con rơi của ông lúc ấy 19 tuổi, tên Nguyễn Thị Martine theo họ mẹ, làm nghề khuân vác xi-măng từ năm 18 tuổi tại Nhà máy xi-măng Hà Tiên gần Thủ Đức. Đùng một cái, cô trở thành ái nữ của Tổng thống Bokassa, rồi khi vị tổng thống này tham quyền cố vị, xóa bỏ nền Cộng hòa, tự xưng mình là hoàng đế, ở ngôi được 3 năm thì trong 3 năm đó, cô trở thành một vị công chúa. Nay, thời gian 43 năm đã trôi qua, thế sự đổi dời, những người liên quan hầu như đã hóa thành người thiên cổ, kể cả “Hoàng đế” Bokassa. Riêng cô gái nghèo tức cô “công chúa” Martine Bokassa hiện nay ra sao, cô còn sống hay đã chết? Mới đây, tờ báo Le Figaro của Pháp đã tìm hiểu và đăng rõ chi tiết ngọn ngành, xin mời quý bạn xem qua cho biết…

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

25 năm với dụng cụ thô sơ, một mình đào hang động tuyệt đẹp.

Chỉ với vài dụng cụ đơn sơ, một chiếc xe cút kít và con chó cưng, nghệ sĩ 75 tuổi, Ra Paulette, một mình làm việc trong suốt hơn 25 năm qua tại vùng sa thạch (đá do cát kết thành) ở phía bắc bang New Mexico.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có hang nào mở cửa để công chúng tham quan vì tác phẩm vẫn nằm trong dự án đang được hoàn thiện.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế… 1 người An Nam

Nhờ những đóng góp đó mà sau khi qua đời, Hồ Nguyên Trừng được triều đình nhà Minh tôn vinh là “thần hỏa khí”, coi trọng ông như một trong những sứ giả thánh thần của binh pháp. Sau này, trong các ngày lễ tế hoặc trước khi bắn đại bác, quân Minh đều phải cúng tế Thần Công, và sau nghi thức ấy là lễ tế sứ giả của thần thánh, tức chính là lễ tế Hồ Nguyên Trừng.

Súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng (Ảnh minh họa: Internet)
Thuốc súng là một trong tứ đại phát minh được Trung Quốc sử dụng cho nhiều loại vũ khí khác nhau. Nhưng người đưa súng lên một tầm cao mới để trở thành thứ vũ khí thần kỳ “đệ nhất thiên hạ” lại không phải là người Trung Hoa, mà là một người An Nam tên là Hồ Nguyên Trừng.

Hồ Nguyên Trừng (còn gọi là Lê Trừng khi ông sống ở Trung Quốc) là con trai cả của vua Hồ Quý Ly và từng giữ chức Tả tướng quốc dưới triều nhà Hồ. Nhắc đến ông là nhắc đến một công trình sư lỗi lạc, một thiên tài quân sự kiệt xuất, và một nhà văn lưu vong luôn hướng về cố quốc phương Nam.

Một “lỗ đen” khác của Stephen Hawking

Mot lo den khac cua Stephen Hawking
Stephen Hawking và Elaine Mason trong ngày cưới năm 1995
Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking, người thường được xem ngang tầm với Isaac Newton, mới đây đã làm chưng hửng cả thế giới bằng tuyên bố không một lời giải thích: "Tôi đã sai lầm (trong lý thuyết về lỗ đen) trong suốt 29 năm qua".
Xìcăngđan mới này đã bổ sung thêm một giai thoại kỳ lạ ở con người đầy ắp những giai thoại kỳ lạ này, trong số đó có việc ông thường xuyên xuất hiện với những vết thương bí ẩn, và cảnh sát đang điều tra về việc ông bị ngược đãi. Tuần báo Pháp Paris Match đã mở cuộc điều tra riêng...
Vợ của ông đã ném các đồ vật vào ông, lăng mạ và sỉ nhục ông... Một người từng chăm nom Hawking cho tờ Paris Match biết. Bà này kể: "Lần đầu tiên tôi thay quần áo để tắm rửa cho ông, ông đã run bắn lên. Tôi hỏi ai đã đổ thứ gì đó lên ông, nhưng ông không trả lời và chị y tá đã ra dấu bằng mắt rằng tôi nên im lặng.
Sau đó, chị ta giải thích rằng vợ của Hawking vẫn thỉnh thoảng không đưa chiếc chai cho ông tiểu tiện. Và bà ta bỏ mặc ông bị ướt suốt cả ngày. Về sau, tôi đã chứng kiến điều đó. Thậm chí một lần ông đã tiểu ra quần ngay trước mặt mẹ mình. Thật đáng buồn. Thật hoàn toàn trái ngược với vẻ trầm tĩnh, sùng tín và tận tụy mà bà ta (vợ của Hawking) cố thể hiện...".
Những vết thương kỳ lạ
Mới đây, cảnh sát đã mở cuộc điều tra về những vết thương bí ẩn trên thân thể Hawking. Mùa hè năm ngoái, trong một ngày nắng nóng, một y tá đã phát hiện ông bị bỏ mặc ngoài sân với những vết phỏng nắng. Y tá này đã báo cảnh sát. Trong số thân nhân và nhân viên của Hawking, nhiều người cho biết đã thấy trên người ông những vết bầm tím, một xương ống đùi bị nứt, một cổ tay bị gãy (Hawking chỉ có thể giao tiếp được bằng tay)... Và ông cũng đã đến khám ở bệnh viện nhiều lần vì những vết thương nhỏ khác. Hawking ăn uống phải có người đút nên khó có khả năng tự gây ra những vết thương.

Nhà vật lý vĩ đại Stephen Hawking và con gái nuôi người Việt

Dân trí Bộ phim “The theory of everything” (Thuyết vạn vật) đã khiến hàng triệu trái tim xúc động trước cuộc đời phi thường của nhà vật lý Stephen Hawking. Nhà vật lý vĩ đại người Anh đã từng nhận nuôi một bé gáimồ côi Việt Nam làm con nuôi, tên là Thu Nhàn.
Cảnh trong phim The theory of everything
Cảnh trong phim "The theory of everything"

Bộ phim “The theory of everything” (tựa Việt: Thuyết yêu thương) từng đề cử Oscar ở hạng mục Phim xuất sắc nhất. Bộ phim là câu chuyện cảm động về một trong những nhân vật vĩ đại nhất của thế giới- người khổng lồ của khoa học thế kỷ 21. Bộ phim được xây dựng dựa trên cuốn hồi ký đẫm nước mắt “Travelling to Infinity: My Life with Stephen” của Jane Hawking về chuyện tình của bà với nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking. Phim đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm trước một cuộc đời phi thường.
Trong cuộc đời mình, nhà vật lý Stephen Hawking đã từng nhận một cô bé mồ côi ở Việt Nam là con gái nuôi tên là Thu Nhàn.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Trương Hiểu Minh: Hội nghị Thành Đô năm 1990

 Hội nghị Thành Đô năm 1990
The 1990 Chengdu Meeting
Zhang Xiaoming (Trương Hiểu Minh)

(Đạ đăng trên viet-studies/kinhte ngày 21/1/2016)

(trích từ Chương 8: Con đường dẫn tới chấm dứt xung đột (pp. 202-206) trong cuốn Cuộc chiến lâu dài của Đặng Tiểu Bình:.xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, 1979-1991 (The New Cold War History) The University of North Carolina Press)

Lời bàn của gs Trần Hữu Dũng: Nên nhớ rằng tác giả cuốn sách này là một học giả người Tàu (hiện dạy ở Mĩ), chỉ căn cứ chủ yếu vào các nguồn tư liệu của Trung Quốc. Dù có muốn khách quan (giả định như vậy) và có chuẩn mực học thuật cao, ông cũng không thể tránh phản ảnh cách nhìn của Trung Quốc (nhất là, theo ông, Hà Nội vẫn chưa bạch hóa những tài liệu về phía Việt Nam). Đây là tài liệu đầu tiên mà tôi được đọc nói về sự xung khắc giữa Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Cơ Thạch (nhấn mạnh một lần nữa: đây là theo nhận định của Tàu), và vai trò tuy nhỏ nhưng khá bất ngờ của con của ông Hoàng Văn Hoan (người trốn sang Trung Quốc)

Tháng 6 năm 1990 (khi Đông Âu lần đầu tiên thoát khỏi chế độ cộng sản sau hơn bốn mươi năm), các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có một yêu cầu khẩn thiết khác cho một chuyến thăm Trung Quốc. Trong cuộc gặp với đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, Nguyễn Văn Linh nhắc lại các chuyến đi Trung Quốc của ông trước khi có tranh chấp biên giới và các cuộc gặp gỡ của ông với Mao Trạch Đông, Chu  n Lai và Đặng Tiểu Bình. Nguyễn Văn Linh tự nhận mình là một học trò của Mao về lý luận cách mạng và rất trân trọng viện trợ của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ. Sau đó, ông thừa nhận rằng Việt Nam đã cư xử không tốt với Trung Quốc và sẵn sàng sửa chữa sai lầm của mình. Đối với Campuchia, nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ niềm tin rằng tình hình sẽ được giải quyết một cách hòa bình, nhưng kêu gọi cả Việt Nam lẫn Trung Quốc nên cùng hợp tác với nhau ngăn chặn không để phương Tây và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Campuchia trong tương lai. Nguyễn Văn Linh cũng thừa nhận việc loại trừ Khmer Đỏ khỏi chính phủ Campuchia trong tương lai là không thực tế. Cuối cùng, phần nào theo cách của Đặng Tiểu Bình, ông bày tỏ mong muốn đuợc gặp các  lãnh đạo Trung Quốc để giải quyết vấn đề Campuchia và vấn đề quan hệ Việt-Trung trước khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc dường như vẫn dửng dưng với quan điểm của nhà lãnh đạo Việt Nam này về Campuchia và thấy khó chịu bởi cái mà họ cảm nhận như là thái độ táo tợn của bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch trong cuộc gặp với thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tại Hà Nội. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đã không còn hài lòng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia mà bây giờ mong đợi nhiều hơn ở Hà Nội. Trong một phúc đáp nhanh cho Nguyễn Văn Linh, Trung Quốc nhấn mạnh rằng hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước chỉ có thể xảy ra sau khi có giải pháp cho vấn đề Campuchia: Việt Nam vẫn cần phải hoàn thành việc rút quân và sau đó giúp vào việc hòa giải dân tộc Campuchia.

Đến nay vẫn chưa được biết phản ứng của Việt Nam đối với phúc đáp không mong đợi này. Có một vài tiến bộ đã được đạt đuợc trong vòng từ tháng 1 tới tháng 8 năm 1990. Thứ nhất, năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã đạt được thỏa thuận về một khuôn khổ cho một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia: tất cả các viện trợ bên ngoài cho các phe phái đối địch nhau sẽ ngưng lại, Cơ quan Chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia (UNTAC) sẽ được thành lập, và chủ quyền của Campuchia sẽ được tôn trọng. Thứ hai, tất cả các phe phái chính trị Campuchia đều đã chấp nhận thỏa thuận này, và một vòng đàm phán mới với Hà Nội đã được lên lịch vào tháng 9 tại Jakarta. Ngày 16 tháng 8, tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội nhận được một tin nhắn miệng của Nguyễn Văn Linh qua con trai cựu lãnh đạo Việt Nam Hoàng Văn Hoan, người đã đào thoát sang Trung Quốc vào năm 1979. Ông Linh đã đưa ra thêm lời kêu gọi hòa giải nữa trong khi đổ lỗi cho Bộ trưởng ngoại giao của mình cho tranh cãi không dứt giữa Việt Nam và Trung Quốc về Campuchia và cho rằng tình huống khó khăn như thế chỉ có thể khắc phục được qua hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước.

Vì tin nhắn này không do nhà lãnh đạo Việt Nam đưa ra trực tiếp, Bắc Kinh đã ra lệnh Zhang Dewei (Truơng Đức Duy), đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, tìm cách tiếp xúc riêng với Nguyễn Văn Linh để tìm hiểu ý định thật sự của ông đối với quan hệ Trung-Việt. Thập kỷ thù địch giữa hai nước đã khiến việc tiếp xúc giữa các nhà ngoại giao Trung Quốc và các quan chức Việt chỉ giữ ở mức tối thiểu để trao đổi khi cần thiết. Sau nhiều năm với đối thoại ít oi giữa hai bên, các nhà ngoại giao Trung Quốc gặp khó khăn lớn trong việc xác định nguời nào là tốt nhất để liên lạc với nhà lãnh đạo chóp bu này của Việt Nam. Do Nguyễn Cơ Thạch kiểm soát Bộ Ngoại giao nên Đại sứ Trung Quốc quyết định nhờ Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng quốc phòng, người đã lặp lại nhiều quan điểm của Nguyễn Văn Linh tại một phiên họp trước đó với đại sứ Trung Quốc, giúp sắp xếp một họp với cấp trên của ông.

Cách làm này đã có kết quả. Ngày 22 tháng 8, Nguyễn Văn Linh tiếp Truơng Đức Duy tại Bộ Quốc phòng. Ông Linh nhận đã có gửi một tin nhắn miệng tới đại sứ Trung Quốc và nhắc lại ý định muốn đi thăm Trung Quốc. Ông đặc biệt lưu ý rằng việc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ giúp làm im mồm những người vẫn phản đối mong muốn của ông trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Trong tình huống như vậy, Bắc Kinh buộc phải nhân nhượng. Ngày 27 tháng 8, Thủ tướng Lý Bằng đã đến nhà lãnh đạo chưa nghỉ hưu hẵn (semiretired) Đặng Tiểu Bình báo cáo việc người kế nhiệm ông quyết định mời các nhà lãnh đạo Việt Nam sang thăm Trung Quốc. Sau đó, Lý Bằng gợi ý rằng vì lý do an ninh liên quan đến Á Vận Hội 1990 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh, cuộc họp sẽ diễn ra tại Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên. Đặng Tiểu Bình đồng ý.

Ngày 3 tháng 9, hội nghị thượng đỉnh đã diễn ra. Tham dự phía Trung Quốc có tổng bí thư đảng Giang Trạch Dân và thủ tướng Lý Bằng, và phía Việt Nam có tổng bí thư đảng Nguyễn Văn Linh, chủ tịch hội đồng Bộ truởng (thủ tuớng) Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng. Giang Trạch Dân thẳng thắn nói rằng cả hai bên phải đối diện với những cái đúng và sai giữa hai nước kể từ cuối những năm 1970. Theo Giang Trạch Dân, Trung Quốc không đòi phải thanh toán các ân oán cũ mà muốn đi tới tận gốc rễ của vấn đề và đặt nền móng mới cho tương lai. Ông hoan nghênh sáng kiến ​​của ban lãnh đạo mới của Việt Nam trong việc cải thiện quan hệ nhưng một lần nữa chỉ ra rằng, Campuchia vẫn là trở ngại lớn cho việc bình thuờng hóa. Nhà lãnh đạo Trung Quốc sau đó kêu gọi các đối tác Việt Nam chấp nhận kế hoạch của Liên Hiệp Quốc. Nguyễn Văn Linh thú nhận rằng Việt Nam đã đi theo một chính sách sai lầm trong mười hai năm qua và giải thích rằng ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay muốn sửa chữa để nối lại quan hệ hữu nghị giữa hai nước và hai đảng mà Hồ Chí Minh đã gầy dựng. Ông hứa sẽ ủng hộ một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia dựa trên văn bản khung của Liên Hiệp Quốc. Dù vậy, Việt Nam vẫn chống kế hoạch của Bắc Kinh về Cơ quan chuyển tiếp của Liên hiệp quốc (UNTAC) dưới sự lãnh đạo của Hoàng tử Sihanouk, dù chỉ có Phạm Văn Đồng là nguời duy nhất chống đối mạnh mẽ đề xuất của Trung Quốc. Bắc Kinh đề nghị chính quyền Phnom Penh do Hà Nội hậu thuẫn sẽ chiếm sáu ghế trong UNTAC, trong khi mỗi một trong ba phe đối kháng sẽ có hai ghế. Vì Sihanouk cũng thuộc về phía đối kháng nên Việt Nam cảm thấy rằng sự sắp xếp này là không công bằng và không hợp lý. Ngày đầu tiên của cuộc đàm phán kéo dài đến 8 giờ tối mà không đạt được thỏa thuận. Sau đó tại bàn tiệc chào mừng vào buổi tối, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đuợc cho là đã cố tiếp tục thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam chấp nhận đề nghị của Trung Quốc. Sau một buổi họp dài ngày hôm sau, các nhà lãnh đạo Việt Nam đầu hàng. Họ cũng hứa sẽ thuyết phục chế độ Phnom Penh chấp nhận kế hoạch của Trung Quốc. Hai bên sau đó đã đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc cho giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và nối lại quan hệ.

Ngày 6 tháng 9, các quan chức ngoại giao Trung Quốc vội vã bay đến Jakarta thông báo cho tất cả các bên về thỏa thuận mới giữa Trung Quốc và Việt Nam về Campuchia và thúc giục họ đạt tới thỏa thuận. Một năm đấu đá nội bộ giữa các phe Campuchia tiếp diễn trước khi một thỏa thuận hòa bình được ký kết. Hội nghị thượng đỉnh Thành Đô biểu thị sự kết thúc mười hai năm Trung Quốc thù địch Việt Nam. Giang Trạch Dân đã trích dẫn một bài thơ thời nhà Thanh: "Không thảm họa nào đủ mạnh để phân cách anh em; [gặp lại nhau] chỉ cần một cái cười là ân oán tiêu tan"(Dujin Jiebo xiongdi zai; Xiangfeng yixiao min enchou/度尽劫波兄弟在相逢一笑泯恩仇: độ tận kiếp ba huynh đệ tại, tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu) để kết thúc  cuộc họp. Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tỏ ra đầy tình cảm khi nhắc lại mối quan hệ anh em giữa Trung Quốc và Việt Nam từ 1950-1970, mặc dù sau đó ông thừa nhận rằng việc thù địch kéo dài hơn thập kỷ đã làm cho hai nước khó quay trở lại kiểu quan hệ gần gũi và thân mật mà họ từng có trong những năm 1950 và 1960. Về phần mình, người dân Trung Quốc vẫn cay đắng nhận ra  rằng sự hy sinh của họ cho Việt Nam trước đó đã không đem lại tình bạn và lòng biết ơn lâu dài và càng trở nên khó chịu hơn nữa với hành vi khó tin cậy đuợc của Việt Nam. Họ nhắc lại thành ngữ cổ của Trung Quốc, "Ai cho ta bú chính là mẹ ta" (younai bianshi niang /有奶便是娘: Hữu nãi tiện thị nương) để trách cứ sự vô ơn của Hà Nội.


Nicholas Khoo đã đúng khi cho rằng "sự sụt giảm trong xung đột Trung-Xô" là hệ quả không tránh khỏi của việc mở "cánh cửa cho việc xích gần nhau Trung-Việt." Nhìn trở lại, khi Hà Nội tìm đến Bắc Kinh năm 1989 và năm 1990, thế giới cộng sản đang ở đỉnh của những thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc. Các cơn bão chính trị điên cuồng quét khắp Đông  u. Liên Xô đang trên bờ vực của sự tan vỡ. Giữa lúc chủ nghĩa cộng sản đang sụp đổ, nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam và những người ủng hộ bắt đầu lo lắng về những cái sẽ xảy ra cho đất nước của họ, một trong những nước cộng sản non trẻ nhất. Thành công của Trung Quốc trong cải cách kinh tế và mở cửa với thế giới đã cho ra hy vọng. Theo Nguyễn Văn Linh, vì  CHXHCNVN là một nuớc nhỏ và Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng nhỏ, họ cần phải dựa vào Trung Quốc và ĐCSTQ để tiếp tục ngọn cờ xã hội chủ nghĩa. Nhà lãnh đạo này tiếp tục chỉ ra rằng CHXHCNVN và Đảng Cộng sản Việt Nam cần sự ủng hộ của các nước láng giềng xã hội chủ nghĩa "của họ. Một lần nữa, theo quan điểm của Việt Nam, cùng có chung lợi ích chính trị và ý thức hệ là đủ để đưa hai nước xã hội chủ nghĩa này trở thành một liên minh chặt chẽ. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, cách nghĩ quen dùng đuợc dẫn dắt về mặt ý thức hệ này đã lỗi thời: trong môi trường quốc tế hiện nay, mỗi nuớc xã hội chủ nghĩa nên theo đuổi các chính sách phục vụ lợi ích quốc gia của riêng mình. Vào thời điểm đó, các ưu tiên quốc gia của Trung Quốc là cải cách kinh tế và mở cửa. Dù Việt Nam háo hức cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Bắc Kinh có vẻ vẫn không lay động và tiếp tục nhấn mạnh phải có giải pháp cuối cùng cho vấn đề Campuchia trước khi bình thường hóa quan hệ song phương.
--------------------------------------------------Xem bản song ngữ:  https://docs.google.com/document/d/1FaYdMyOjdWoCwW58H491T3IcfDWPsn8I-9DhJV4ulc0/edit?usp=sharing
 
Nguồn: Songphan

Từng có một nước Việt Nam khác thời thuộc địa không được ghi trong sách giáo khoa

Thứ Năm, ngày 21 tháng 1 năm 2016

Nhân có ý kiến của một bạn về sự vĩ đại của người Nga và về sự nhược tiểu của người Việt Nam. Anh Lãng có ý kiến trả lời và thấy rằng nó cũng đáng được copy riêng ra như một quan niệm độc lập:

Về cơ bản thì anh Lãng tôn trọng quyền phát biểu của bất cứ ai. Ý kiến nào cũng đều có quyền ngang nhau khi phát ngôn, khác biệt có chăng nằm ở nội hàm giá trị. Một số người Việt vẫn còn sống lạc trong quá khứ và chịu sự chi phối cảm xúc từ những quan niệm không còn hợp thời, dù tính đúng sai của những tình cảm ấy cũng là một chuyện cần bàn. Ví dụ những người từng phải dong thuyền vượt biên, chịu sóng gió, chịu cướp bóc, chịu hãm hiếp và chết chóc trên biển thì vĩnh viễn Nga, Tàu, Cộng sản là đại diện của quỷ satan. Còn những người từng sống thời tem phiếu xếp hàng với đồ viện trợ Nga thì đây vẫn luôn là một ông anh lớn. Nói chung, anh tôn trọng mọi ý kiến, nhưng để đảm bảo giá trị đúng sai, có hai vấn đề anh sẽ làm rõ. Thứ nhất, anh đồng ý rằng dân Nga vĩ đại theo cách của họ. Sự vĩ đại của người Nga cũng giống người Đức, người Pháp, người Anh hay thậm chí cả người Việt Nam. Bât cứ dân tộc nào nay còn góp mặt được trên bản đồ thế giới sau các thăng trầm lịch sử thì đều vĩ đại cả. Tuy nhiên nếu xét về các đóng góp cho nền văn minh nhân loại, các thành tựu khoa học, văn hóa, thống kê các giải noben, thì Nga chỉ ở mức trung bình, thua xa Đức và thua Mỹ tít tắp. Nếu xét các công trình khoa học tính trên sắc tộc, thì dân Do Thái là dân tộc vĩ đại nhất. Thứ hai, là anh không đồng ý với ý nghĩ Việt Nam là dân tộc nhược tiểu. Nhược tiểu có chăng, thì nằm trong suy nghĩ của những cá nhân cấu thành cái dân tộc ấy. Bất cứ dân tộc nào cũng có những giai đoạn huy hoàng và suy thoái. Vào lúc mà người Nga bị dày xéo dưới gót sắt Mông Cổ và mất độc lập tới 200 năm, thì Việt Nam 3 lần đánh tan tác các đạo quân của đế quốc Nguyên Mông khét tiếng(*). Nga từng nhiều lần bị dày xéo bởi người Balan, thậm chí là người Thụy Điển, còn Việt Nam không phải không có những lúc huy hoàng. Năm 1900, theo nghiên cứu của Jean-Pascal Bassino, GDP bình quân đầu người của Việt Nam (An Nam thuộc Pháp) bám sát Nhật Bản. Cũng vào năm 1900, công nhân Việt Nam và các kỹ sư Pháp, đủ khả năng để xây lên một cây cầu cực khó so với trình độ kỹ thuật thời bấy giờ, trên một con sông cực kỳ hung dữ vào mùa lũ vào lúc đó - Cầu Doumer, nay là cầu Long Biên, thuộc loại lớn nhất thế giới vào lúc nó được xây dựng. Năm 1938, kinh tế xứ An Nam đứng đầu Đông Nam Á, vượt xa Singapore, Miến Điện, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philipin, Đài Loan và cả Triều Tiên. Paul Doumer, người sau này thành Tổng Thống Pháp từng nhận xét người An Nam không có đối thủ trong khu vực, và gần như sánh ngang Nhật Bản. Vì vậy thưa với bạn, bạn nên rút lại lời nhận xét về sự nhược tiểu của dân tộc Việt Nam, vì đó là sự xỉ nhục cả với ông cha bạn và cả với con cháu bạn sau này.
Cùng dân tộc, cùng nguồn gen di truyền, người Nam Triều Tiên ngày nay ngẩng cao đầu trong danh sách những quốc gia dẫn đầu thế giới, còn người Bắc Triều Tiên chìm trong đói khát và ngu muội trong vầng hào quang của các lãnh tụ vĩ đại họ Kim. Nhược tiểu hay vĩ đại, nó không phải là một định đề bạn ạ.
Nước Nga ngày nay, về vai trò với Việt nam chỉ còn là một đối tác thương mại khiêm tốn. Nga bán cho Việt Nam vũ khí và sẵn sàng bán thứ tương tự cho bất cứ nước nào miễn là trả tiền tươi. Thậm chí, ngày nay Nga đang chào bán nhiều thứ hiện đại gấp bội cho Tàu, từ máy bay Su35, cho đến tàu ngầm API thế hệ mới. Vậy nên, việc yêu quý nước Nga thì không có gì sai nhưng sỉ nhục dân tộc mình là nhược tiểu, tự thân nó đã là một nỗi hổ thẹn.

P/S để tránh các tranh luận về số liệu kinh tế, do các con số phần lớn chỉ mang tính ước đoán do thời kỳ cách đây hơn 100 năm, vào lúc chưa có các chuẩn mực chung. Số liệu kinh tế và các nhận định so sánh giữa Việt Nam, Nhật, Hàn, Đài Loan giai đoạn 1900 - 1945 được lấy theo công trình nghiên cứu của Jean-Pascal Bassino, nguồn ở đây:
http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacBassino4Nuoc.htm
(*) Chú thích: Anh thấy nhiều câu hỏi của nhiều bạn về 3 lần đánh quân Nguyên Mông của nhà Trần hồi thế kỷ 13. Bổ sung thông tin về câu chuyện này để chấm dứt tranh cãi về một vấn đề đã quá rõ ràng.
Cách đây 10 năm, anh từng đọc một khảo cứu lịch sử rất công phu của hai nhà nghiên cứu lịch sử người Việt Nam, Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm, sách tiêu đề là "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII". Trong tác phẩm nghiên cứu rất công phu này, hai tác giả đã bỏ công đối chiếu các bộ sử của Việt Nam, từ Đại Việt Sử Ký toàn thư và nhiều bộ sử khác do các tác giả Việt Nam viết sau này để tìm kiếm lại các dữ liệu lịch sử. Đặc biệt, các tác giả đã đối chiếu dữ liệu công phu với các bộ sử chính thức của Trung Quốc, gồm "Nguyên sử" (Bộ sử do các sử thần triều Nguyên Mông ghi lại chính thức", "Minh sử" để làm sáng tỏ các dữ kiện. Dù nhà Nguyên Mông là một triều đại xâm lược từ bên ngoài vào Trung Quốc, nhưng Nguyên Sử vẫn được coi là một bộ sử liệu chính thức cấp nhà nước được liệt kê trong "Tứ khố toàn thư" biên soạn dưới thời Càn Long nhà Thanh. Các dữ kiện lịch sử trong các bộ sử liệu của Trung Quốc do chính các sử gia thời bấy giờ đều xác nhận về các sự kiện mang quân sang đánh Việt Nam của triều Nguyên. Sự khác biệt duy nhất giữa sử Việt và sử Trung Quốc là phần ghi chép về "số lượng quân" mà nhà Nguyên mang sang đánh Việt Nam, thường sử Việt chép số lượng nhiều hơn còn sử Nguyên thì chép số lượng ít hơn. Tuy nhiên, việc các danh tướng hàng đầu của nhà Nguyên như Ô Mã Nhi, Toa Đô tham chiến và bị diệt ở Việt Nam thì đều được chép thống nhất ở cả hai phía.
Để làm sáng tỏ thêm các thông tin, anh cũng đã lét mắt đọc lại quyển "An Nam Chí Lược", một bộ sử được soạn bởi Lê Tắc, cũng được coi là một tác phẩm chính thức cấp nhà nước được liệt kê trong "Tứ Khố Toàn Thư" của Trung Quốc. Đây là một người gốc Việt Nam có tư cách nhất khi viết về các sự kiện trong thời Trần. Lê Tắc là quan Thị Lang triều Trần, được phái sang giúp việc cho Chương Hiến Hầu Trần Kiện. Năm 1285, khi quân Nguyên sang đánh Việt Nam lần thứ hai, Trần Kiện được giao trấn thủ Thanh Hóa, chống cự Toa Đô. Trần Kiện đã đem quân về hàng Thoát Hoan và được Thoát Hoan cho về ra mắt vua Nguyên. Khi đến ải Chi Lăng bị quân Trần chặn đánh. Trần Kiện bị giết, Lê Tắc ôm xác Trần Kiện bỏ chạy sang Khâu Ôn (Lạng Sơn) rồi thoát về Trung Quốc. Lê Tắc về sau được nhà Nguyên phong làm Tòng Thị Lang, giữ chức Đồng Tri châu An Tiêm vào năm 1292, làm quan bên Trung Quốc, sau dưỡng lão và soạn ra bộ An Nam Chí Lược.
Lê Tắc soạn bộ An Nam Chí Lược, liệt kê các sự kiện lịch sử cùng thời, gồm các lần đánh Việt Nam của nhà Nguyên. Loại bỏ các góc nhìn của một phản thần bỏ nước, thì giá trị của các sự kiện lịch sử Lê Tắc chép lại rất đáng ghi nhận. Do sách sử Việt Nam bị đốt phá nhiều dưới thời nhà Minh sang xâm lược cuối triều Trần, giá trị những bộ sách như An Nam Chí Lược trong việc nghiên cứu lịch sử trở thành đắt giá.
Nhân nhắc đến Lê Tắc, cũng cần bàn một chút về nhân vật lịch sử này. Mặc dù ông ta theo Trần Kiện hàng giặc, bị coi là một phản thần, nhưng nhân cách cá nhân của Lê Tắc rất đáng coi trọng. Khi Trần Kiện bị phục kích giết chết, Lê Tắc một mình ôm thây Trần Kiện đào thoát rồi lo mai táng, chứ không bỏ xác chủ chạy một mình. Đặc biệt khi bỏ chạy cùng Thoát Hoan, trong nhóm bại binh có một người tên Lê Yến hơn Tắc 7 tuổi. Lúc chạy trốn ngựa của Lê Yến bị đau, Lê Tắc đã nhường ngựa của mình cho Lê Yến cưỡi, chấp nhận rủi ro có thể bị giết. Sau này chạy thoát về Tàu, dù hơn tuổi nhưng Lê Yến đem vàng bạc, đồ lễ đến tạ và nhận Lê Tắc làm cha. Qua đó có thể thấy Lê Tắc có thừa can trường, nhưng vì trung với chủ (Trần Kiện), cuối cùng thành phản thần hàng giặc.
Tiện thể anh trích An Nam Chí Lược của Lê Tắc viết về các sự kiện quân Nguyên sang Việt Nam, thắng thua thế nào tự các bạn nghĩ. Lưu ý là lúc này Lê Tắc đang làm quan bên Tàu:
Trích An Nam Chí Lược: "Năm thứ 19 (lịch Nguyên Triều, tức năm 1282), lại khiến sứ dụ Thế Tử (Trần Thánh Tông) vào triều kiến và mượn đường tiến binh đánh Chiêm Thành, khiến An Nam phải giúp quân, cung cấp lương. Thế Tử từ chối, nói đau lâu ngày, không thể vào chầu và nước nhỏ không có quân để giúp. Mùa đông tháng 12 năm thứ 21 (1284) đại quân của Trấn Nam Vương áp đến biên cảnh. Thế Tử đem cả nước nghênh địch, đánh thua, bèn bỏ thành trốn, cận thần là bọn Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Trần Tú Viên, Trần Văn Lộng đều đầu hàng. Tháng 4 năm sau (1285) quốc dân (quân Trần) thừa lúc viêm nhiệt, đánh thâu phục La Thành. Tháng 5, Trấn Nam Vương vì cớ nước lụt, rút quân về. Năm thứ 21 (1284) Thế Tử dâng biểu tạ tội. Triều đình (Nguyên triều) giam sứ thần lại và khiến Trấn Nam Vương đem quân qua đánh một lần nữa. Tháng 12 đại binh đến, Thế Tử đánh thua, chạy trốn ra hải đảo, sau lại thừa tiện trở về tập kích. Tháng 3 năm sau Trấn Nam Vương vì cớ trời nắng, ẩm thấp, rút quân về..."
Nói chung là sách sử Tàu khi chép về các lần mang quân sang Việt Nam, cơ bản thì không có chuyện thua, mà toàn do nước lụt hoặc do trời nắng, ẩm thấp nên phải rút quân về smile emoticon Chuyện thế nào anh để các bạn tự mình đánh giá.
Những tư liệu lịch sử trên, do các sử gia Trung Quốc và các nhân vật lịch sử sống trong thời Trần - Nguyên chép lại, được lưu trong "Tứ Khố Toàn Tư", bộ bách khoa đồ sộ chính thức của Trung Quốc, đã là đủ để trả lời về tính xác thực của các sự kiện lịch sử 3 lần đánh Nguyên Mông của triều Trần. Hy vọng anh không cần phải quay lại câu chuyện này thêm một lần nào nữa.
Tiện đây anh chép tặng lại các bạn bài Giao Châu Sứ Hoàn Cảm Sự của Trần Phu, sứ thần nhà Nguyên đi sứ An Nam dưới thời vua Trần Nhân Tôn sau 3 lần đại bại tại Việt Nam. Khi sang Việt Nam, nghe tiếng trống đồng mà sứ thần triều Nguyên sợ bạc cả tóc, về đến nước rồi mới mừng còn mạnh khỏe, khi mộng lại vẫn còn thấy sợ kinh hồn:
Giao Châu Sứ Hoàn Cảm Sự

Thiếu niên ngẫu thử thỉnh trường anh
Mệnh lạc Nam châu nhất vũ khinh
Vạn lý Thượng Lâm vô nhạn đáo
Tam canh Hàm Cốc hữu kê minh
Kim qua ảnh lý đan tâm khổ
Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh
Dĩ hạnh qui lai thân kiện ( phúc ) tại
Mộng hồi do giác chướng hồn kinh

Trần Phu

Giải Nghĩa:
Lúc còn trai trẻ chợt xin được giải mũ dài (trường anh),tức được ra làm quan
Phải đi Sứ phuơng Nam, mệnh giống như lông chim bị đẩy trong gió
Xa Thượng Lâm vạn lý (Thượng uyển),kinh đô, mà tin nhạn bặt tăm (ko tin nhà
Canh ba Ải Hàm Cốc nghe tiếng gà gáy (nhắc tích Mạnh Thường Quân sứ sang Tần,đêm lẻn về qua Hàm Cốc (hung hiêm thoát chết)
Ngày thấy lập lòe giáo sắt, trong lòng đau khổ
Nghe tiếng trống đồng mà bạc cả tóc.
May mắn được trở về thân vẫn khỏe mạnh
Khi nằm mộng lại vẫn còn thấy sợ kinh hồn.
(Trần Phu lúc này mới chỉ 35 tuổi, đi sứ về tóc bạc quá nửa đầu)
Cha ông ngày xưa anh hùng kiệt hiệt, sứ tàu sợ mất vía. Vậy mà...
Anh edit bài viết chính, bổ sung phần dữ liệu lịch sử về 3 lần đánh quân Nguyên của nhà Trần. Không rõ các bạn tiếp cận các tài liệu lung tung trên net ra sao mà lại có nhiều ý kiến nghi ngờ về các dữ kiện lịch sử này. Gặp một ý kiến thắc mắc anh bỏ qua, thêm ý kiến nữa anh thấy buồn cười, đến lúc đếm được 6 ý kiến trong chủ đề này về cùng vấn đề thì anh thấy ngớ người. Giáo dục Việt Nam quả thật tệ hại, khi ngay chính lịch sử đất nước không dạy được cho ra hồn, toàn chép ngày tháng lịch sử đảng bắt trẻ con học, thứ mà đến anh Lãng cũng đéo thèm nhớ. Thật rất vớ vẩn. Một đất nước không có lịch sử thì dân khí hưng thịnh thế nào được?
Khi đi trên vịnh Marina, cái làng chài bé tí có lịch sử chưa đến vài trăm năm, nhưng đến góc nào anh cũng thấy bọn Sing làm một đoạn clip giới thiệu về lịch sử của góc đó, khiến người khác thấy hình như bề dày lịch sử và văn hóa của Sing cực kỳ sâu dày, và thêm ấn tượng với đất nước ấy. Sử Việt nam, chỉ tính từ thời Ngô Vương lập quốc năm 938, sau 11 thế kỷ Cự Bắc Bình Nam, thực ra vô cùng kiệt hiệt, được truyền dạy tốt sẽ tạo nền tảng tự tin dân khí ghê gớm cho giới trẻ về tiềm lực cha ông so với các quốc gia lân cận. Thế mà không hiểu dạy dỗ thế nào càng ngày càng thấy bọn nhóc con ngày nay mù về lịch sử dân tộc. Thậm chí đến người đọc Lãng luận cũng thấy mù sử. Thái Lan, Malaysia, Indonesia kém xa lắc Đại Việt mà giờ đi trước Việt Nam tới 40 - 50 năm. Lỗi ngày hôm nay không phải do dân tộc nhược tiểu, không phải do người Việt yếu hèn, mà cũng giống dân Bắc Triều Tiên, bị một thể chế sai lầm làm thui chột. Chẳng có lý do gì để không phấn đấu được khi thức tỉnh.

Langlanhtu

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Các ảnh hưởng của Phong trào khởi nghĩa Tây Sơn trên sự phát triển của Hải tặc Trung Hoa

Dian H Murray


Ngô Bắc dịch



 Trong những năm sau năm 1790, điều mà trong nhiều thế kỷ vốn chỉ là một sự việc nhỏ nhặt đã đột nhiên bộc phát quá tầm kiểm soát.  Bởi tiềm năng phát trỉển đã hiện hữu từ lâu trong một thế giới ít được đụng chạm tới từ giới chức cầm quyền, tại sao phải mãi đến khi đó nạn hải tặc mới gia tăng một cách quá ngoạn mục như thế? Câu trả lời không nằm ở nơi áp lực dân số gia tăng và các cơ hội mậu dịch của thời kỳ đó, mặc dù chắc chắn chúng cũng có góp phần nào vào đó, mà ở các sự thay đổi chính trị đã làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực, trước tiên tại Việt Nam và sau đó tại Trung Hoa, và từ đó đã cho phép các kẻ quấy rối hải hành chuyển từ các hoạt động ngắn hạn, bừa bãi thành một tổ chức hải tặc chuyên nghiệp quy mô.



Trong suốt thế kỷ thứ mười tám, Việt Nam bị tàn phá bởi điều được gọi là Cuộc Nổi Dậy của Tây Sơn, lấy danh hiệu từ ngôi làng sinh quán của ba nhà lãnh đạo khởi nghĩa, ba anh em Nguyễn văn Lữ, Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ.  Anh em nhà họ Nguyễn, các người buôn bán trầu cau với dân tộc vùng núi đồi của tỉnh Bình Định, đã chiêu tập một nhóm các đệ tử, và trong năm 1773 quân nổi dậy đã thành công trong việc chiếm giữ tỉnh lỵ Qui Nhơn (xem Bản Đồ 3) (1)

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Thật vô phúc

Thứ Bảy, ngày 16 tháng 1 năm 2016

Hôm nay 16.1, ngày kìa sẽ là 19.1, trúng vào thời điểm cách đây 42 năm Tàu cộng chiếm trái phép Hoàng Sa của VN từ tay chính thể VN Cộng hòa. Một phần máu thịt của đất nước đã bị mất vào tay kẻ bạn bè của đảng cầm quyền xứ này.

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị khởi công khu tưởng niệm các nghĩa sĩ liệt sĩ hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa, trong đó có 74 người lính VN Cộng hòa, tổ chức và xây dựng tại đảo Lý Sơn đúng ngày 19.1. Một công trình thật nhiều ý nghĩa, tầm cao hơn hẳn nhiều tượng đài chúng ta thấy nhan nhản trên khắp nước.

Đành rằng đây là chủ trương của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nhưng thật vô phúc nếu trong lễ khởi công đó không có mặt những vị đứng đầu đảng và nước này. Đó mới chính là chỗ, là lúc họ cần xuất hiện chứ không phải đi thăm thú nọ kia, xúc xẻng đất trồng vài ba cái cây cổ thụ. Tôi lấy ví dụ, tôi mà là thủ tướng, đúng sáng 19.1 tôi sẽ có mặt ở Lý Sơn trong lễ động thổ công trình tâm linh thiêng liêng vô tiền khoáng hậu ấy, không phải để làm màu mà là để chứng tỏ với dân tấm lòng của mình.

Nhân đây, tôi đề nghị cơ quan an ninh điều tra ngay xem có thực kẻ viết cái stt mà tôi kèm ảnh dưới đây đúng là người mà dư luận gọi là Quang lùn hay không. Lỡ ra không phải, do có kẻ giả danh thì tội nghiệp người ta, dù cái tư cách của người ta lâu nay cũng đã kém lắm. Nhưng nếu đúng, đề nghị xử lý, bắt ngay, không thể để một kẻ hung hăng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phỉ báng chủ trương hòa giải hòa hợp dân tộc, gác lại quá khứ của đảng và nhà nước ngang nhiên tác oai tác quái vậy được. Đây mới chính là thế lực thù địch, là quả bom nổ tung chế độ đương thời chứ không phải bọn thù địch mơ hồ nào cả.

Nguyễn Thông

Các sứ bộ ngoại giao Hoa Kì đầu tiên tới Việt Nam (các năm 1832 và 1835)

Robert Hopkins Miller
ĐẶC PHÁI VIÊN EDMUND ROBERTS, CHIẾN THUYỀN KHỔNG TƯỚC PEACOCK &

CÁC SỨ BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ ĐẦU TIÊN

SANG VIỆT NAM, CÁC NĂM 1832 và 1835

Ngô Bắc dịch
          PHÁI BỘ ĐẦU TIÊN NĂM 1832
Số tàu biệt phái ra khỏi hạm đội Brazilian tiếp theo sau chiếc Potomac qua vùng Viễn Đông bao gồm cả chiếc thuyền Peacock có chuyên chở ông Edmund Roberts, đặc sứ của Tổng Thống Andrew Jackson, trong sứ mạng đầu tiên của ông ta tới Cochinchina nhưng không thành công. Như Tổng Thống Jackson đã giải thích sau này trong bản thông điệp gửi lên Thượng Viện hôm 30 tháng Năm năm 1834:
Những nhân vật đại diện cho tôi là những người có các lời phát biểu và ý kiến được xem đáng tin cậy rằng nền mậu dịch của Hợp Chúng Quốc có thể được mở rộng và trở nên thịnh vượng hơn qua các sự dàn xếp thương mại với những xứ sở ven bờ Ấn Độ Dương, và với việc được thông báo rằng sự thành công của bất kỳ nỗ lực nào có thể được thực hiện hầu hoàn thành mục tiêu đó thực sự tùy thuộc vào sự cẩn mật khi xúc tiến các nỗ lực đó, tôi đã bổ nhiệm ông Edmund Roberts làm đặc phái viên của Chính Phủ này với mục đích thăm viếng các vùng biển đó và ký kết các thương ước có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các lợi thế bổ túc cho nền mậu dịch của chúng ta tại vùng đất đó…  Các chi phí của công tác đại diện ngoại giao được thanh toán từ quỹ bất thường dành cho sự giao tiếp ngoại giao. (1)

Ông Edmund Roberts đưa ra lời trần thuật về việc ông đã được lựa chọn cho nhiệm vụ này:
Sau một số năm quen thuộc với nền thương mại của Á Châu và Đông Phi Châu, các tin tức đã tạo một niềm tin trong đầu óc của tôi rằng mối lợi lộc quan trọng có thể phát sinh từ việc thực thi các hiệp ước với một số các nước độc lập bản xứ nằm ven bờ Ấn Độ Dương.
Với quan điểm muốn thực hiện một mục tiêu hiển nhiên rất quan trọng như thế, tôi đã gửi một lá thư đến ngài Levi Woodbury, khi đó là một Thượng Nghị Sĩ tại Quốc Hội đại diện Tiểu Bang New Hampshire, nêu chi tiết về tình trạng bị lãng quên trong nền thương mại của chúng ta với một số vương quốc phương đông nào đó, và chỉ cho thấy rằng sự khác biệt gữa các thuế quan được trả cho nền thương mại của Anh Quốc và Hoa Kỳ, tại các lãnh địa của hai nước, tự nó cấu thành một khoản mục vô cùng quan trọng trong lợi nhuận, [với kết số] thuận lợi hơn cho nước kể tên trước [tức Anh Quốc] .
Sau thời gian đó, ông Woodbury đã được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Hải Quân, và do đó trở nên quan tâm nhiều hơn đến của thành công của nền thương mại hải hành của chúng ta.
Sự bổ nhiệm ông được xác nhận ngay vào lúc trưức khi nhận được các tin tức đau buồn, theo đó chiếc tàu Friendship, phát xuất từ thành phố Salem, tiểu bang Massachusetts, bị đánh cướp, và phần lớn thủy thủ đoàn của nó bị hạ sát, bởi thổ dân vùng Quadah Battu …
Vào thời điểm này, chiến thuyền Potomac của Hoa Kỳ đang sắp sửa đến nơi đồn trú của nó tại bờ biển phía tây Nam Mỹ Châu, nhưng điểm đến của nó đã tức thờI được đổi sang bờ biển phía tây của đảo Sumatra, với các chỉ thị đính kèm là phải thực hiện các biện pháp chính phủ để tấn công vào các cư dân vùng Qualah Battu.
Trong khi chính phủ của chúng ta lo ngại về việc phòng vệ chống lại bất kỳ sự tổn thất nào có thể chụp xuống chiến thuyền Potomac trong việc chu toàn các chỉ thị của chính phủ, đã có quyết định biệt phái chiến thuyền Peacock và chiếc thuyền buồm Boxer của Hoa Kỳ, để thi hành, nếu cần thiết, các mệnh lệnh của chiến thuyền đã nêu tên đầu tiên, và đồng thời để chuyên chở đến các vương triều Cochin-china [tức Việt Nam], Xiêm-La và Muscat [nay là thủ đô của nước Oman, Trung Đông, chú của người dịch], một phái bộ được ủy nhiệm dể ký kết, nếu khả thi, các hiệp ước với các chủ thề quyền lực liên hệ đó, sẽ đặt nền thương mại Hoa Kỳ trên một căn bản vững chắc hơn, và trong một sự bình đẳng với quy chế tối huệ quốc dành cho những quốc gia đang mua bán với những vương quốc đó.
Cần có một đặc phái viên hay một đại diện được tin cây để thực hiện các chính sách mới của chính phủ, và tôi được hân hạnh được tuyển chọn cho nhiệm vụ đó, với lời đề cử đặc biệt của vị bộ trưởng Hải Quân. (2)
Bất kể các lời hứa hẹn của Bộ Ngoại Giao dành cho ông Shillaber, công tác thương thảo với người Việt nam đã được giao phó cho một người khác. (3)
Lời giải thích của ông Edmund Roberts về sự thất bại hoàn toàn trong phái bộ đầu tiên của ông sang Việt Nam đã quy lỗi cho các nhà đàm phán bên phía Việt Nam:
Với các vương triều nước Xiêm La và Muscat, như sẽ được trình bày, tôi đã có thể thực hiện được mối quan hệ thân hữu nhất, và đặt định nền thương mại của chúng ta trên một căn bản theo đó các sắc thuế quan xuất nhập cảng quá đáng, bị đòi hỏi trước đây, đã được hạ giảm mười lăm phần trăm.
Nếu trong sự thu đạt các lợi lộc này một vài sự hy sinh trong cảm tính cá nhân đôi khi đã xảy ra để làm lợi cho nền thương mại của Hoa Kỳ, phẩm cách của xứ sở của tôi không hề bị đánh mất, hay danh dự của quốc gia không bị tổn hại bởi các sự nhượng bộ có tính cách sỉ nhục và hạ thấp uy thế trước các nghi lễ của phương đông.
Những nghi thức sỉ nhục bắt buộc như các đoạn mở đầu cho bản hiệp ước, bởi các thượng thư từ kinh đô nước Cochinchina, khiến tôi không có thể làm gì khác hơn, ngoài việc chấm dứt một sự trao đổi văn thư kéo dài, mà nét nổi bật nhất từ lúc khởi đầu cho đến hồi kết cuộc là tính tráo trở và sự mập mờ của các quan chức phục vụ  cho nhà vua.  Chi tiết của nhiều cuộc đối thoại khác nhau, các sự chấp nhận và các sự chối bỏ, về phía các quan thượng thư phương đông này, trong các trang của tập tường trình của Sứ Đoàn, thể hiện mặt thật đặc tính ngoại giao của họ, nhưng không có vẻ thiện chí nào cả.  (4)
Tuy nhiên, một quan sát viên Việt Nam hiện đại, khi bình luận về phái bộ của Robert sang Cochinchina, nêu ý kiến rằng Robert xem ra không có “sự linh động về ngoại giao.” Ông ghi nhận rằng các trang viết trong quyển sách của Roberts riêng về Cochinchina và về người dân của xứ này đã “ tước đoạt đi mất mọi thiện chí và sự thông cảm.” (5) Edmund Roberts sinh ra từ vùng Portsmouth, New Hampshire. Ông ta đã theo đuổi nghiệp thương mại, đi từ một thương gia và “nhà vận tải hàng hóa siêu hạng” thành một chủ tàu rồi thì mất đi của cải tích lũy được sau một lọat các sự xui xẻo.  Sau một số nỗ lực để tự phục hồi, ông đã thành công trong năm 1823 khi được bổ nhiệm làm Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Demerara, vùng nằm trên bờ biển phía đông của Phi Châu.  Bốn năm rưỡi sau đó, một lần nữa ông trở thành nhà vận tải siêu trọng trên một chiếc thuyền của Hoa Kỳ chạy đến bờ biển phía đông Phi châu và có lẽ đi xa hơn nữa về phía đông để đến tận Ấn Độ.  Khi quay trở về Hoa Kỳ, ông có nêu với Thượng Nghị Sĩ Woodbury về ý tưởng của ông trong việc tìm kiếm các hiệp ước thương mại vớI một số chủ quyền tại vùng Đông Ấn Độ.
Chiến dịch vận động của Roberts đã được trợ lực đến mức độ nào bởi sự trao đổi thư tín ráo riết của ông John Sillaber nhắm đến cùng mục đích hay bởi cuộc tấn công của hải tặc vào chiếc tàu Friendship ngoài khơi phía tây bờ biển đảo Sumatra khó mà xác định được. Điều chắc chắc là trường hợp của ông Roberts đã được hỗ trợ bởi sự kiện là vị cựu Thượng Nghị Sĩ Woodbury nay trở thành Bộ Trưởng Hải Quân và do đó ở vào vị thế thuận lợi hơn để thức đẩy đề nghị của cử tri của ông.  Bất luận điều gì đã xảy ra, vào ngày 5 tháng Giêng 1832, Bộ Trưởng Ngoại Giao Edward Livingston đã thông báo với Bộ Trưởng Hải Quân Woodbury rằng Tổng Thống đã đồng ý với đề nghị của Bộ Trưởng Hải Quân để bổ nhiệm Roberts làm “ nhân viên mật cho vùng Ấn Độ Dương,” đi cùng với những chiếc thuyền sẽ được phái đến đó tiếp theo sau cuộc tấn công của hải tặc tại Quallah Battoo [hải phận ngoài khơi Nam Dương ngày nay (?), chú của người dịch].  Bộ Trưởng Ngọai Giao Livingston yêu cầu Bộ Trưởng Hải Quân thông báo với ông Roberts và nói ông ta về Hoa thịnh Đốn để nhận các chỉ thị, “khuyến cáo sự bảo mật cho ông ta,” và cung cấp cho ông “một vài sự tuyển dụng công khai” trên thuyền mà ông ta sẽ cùng đi. (6)
Ba tuần lễ sau đó, vào ngày 27 tháng Giêng năm 1832, Bộ Trưởng Ngoại Giao Livingston đã chuyển các chỉ thị của ông cho ông Roberts về nhiệm vụ mật của ông ta tại xứ Cochinchina [tức Việt Nam ngày nay, chú của người dịch] .  Bản văn chỉ thị Roberts cần báo cáo với càng nhiều càng tốt các tin tức mà ông ta có thể thu thập được  về các sản phẩm và nền thương mại của Cochinchina và tìm cách thương thảo một hiệp ước thương mại với các giới chức thẩm quyền của quốc gia đó. (7)  Các thư văn trao đổi sau này từ Bộ Trưởng Livingston đã chuyển sổ thông hành, ủy nhiệm thư và bản sao các hóa đơn chuyển vận hàng hóa để xuất trình trước các vị chúa tể nước ngoài.  Roberts còn được cho phép thực hiện các sự dàn xếp thương mại với Miến Điện và Quốc Vương xứ Acheen (thuộc đảo Sumatra) nếu ông ta nghĩ có đủ thì giờ để tiến hành công việc.  Bộ Trưởng Livingston cũng lưu ý Roberts hãy chú trọng đặc biệt đến khả tính tiếp cận được với “một hay nhiều hải cảng tại vùng đất đó mà qua hiệp ước với các nhà cầm quyền bản xứ, các tàu thuyền của chúng ta có thể luôn luôn được đón nhận và bảo vê.” (8)
Theo lời tường thuật của chính ông Edmund Roberts, chiếc thuyền Peacock, có chở ông trên thuyền, được lái đi từ Boston vào tháng Ba năm 1832 chạy về phía tây Thái Bình Dương xuyên qua Rio de Janeiro. (9)  Trên đường đi họ nhận được tin rằng chiếc tàu Potomac đã hoàn tất nhiệm vụ của nó trong việc biểu dương lực lượng ngoài khơi bờ biển phía tây đảo Sumatra và trong việc trừng phạt những hải tặc thực hiện cuộc tấn công vào chiếc thuyền Friendship.  Vì thế, chiếc tàu Peacock có thể tiến hành ngay nhiệm vụ thương mại của chính nó.
Sau khi thăm viếng Phi Luật Tân và Trung Hoa, chiếc thuyền Peacock đã đến trong thời tiết xấu vùng vịnh Đà Nẵng, “địa điểm tốt nhất và gần nhất” để thông tin với kinh đô tại Huế, cách khoảng năm mươi dặm.   Sau khi nằm ở ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng trong 4 ngày chiếc thuyền đã gặp phải các luồng gió nồm đông nam thổi mạnh.  Tàu bị giạt xuống phía nam và sau cùng đã có thể ghé vào cặp bến ở Vũng Lam [Vũng Liêm?], phía nam Cù lao Pulo Cambir [Cù Lao Chàm?, chú của người dich.] và phía bắc Mũi Cape Averella, ở một địa điểm phía nam thành phố Qui Nhơn ngày nay.
Vào ngay ngày kế đó, công tác lâu dài của Edmund Roberts với phía Cochinchina đã bắt đầu.  Một người đàn ông lớn tuổi, một xã trưởng, đã lên tàu dọ hỏi về mục đích của cuộc thăm viếng của chiếc tàu.  Phía Hoa Kỳ đã nói với ông ta rằng chiếc tàu là một chiến thuyền được phái đi bởi Tổng Thống Hoa Kỳ chuyên chở trên thuyền một đặc sứ có mang theo một lá thư để đệ trình Quốc Vương nước Cochinchina.  Họ còn nói thêm với ông ta rằng vị đặc sứ mong muốn được đi đến kinh đô càng sớm càng tốt để đệ trình thư của Tổng Thống lên Nhà Vua. (10)  Viên xã trưởng có vẻ muốn thảo một văn thư trình bày mọi sự việc lên thượng cấp của ông ta, nhưng ông ta được cho hay rằng chính vị đặc sứ sẽ tự tay thảo một văn thư lên kinh đô giải thích nhiệm vụ của mình.  Trả lời các câu hỏi của phía Hoa Kỳ, người đàn ông lớn tuổi này đã mô tả cơ cấu chính quyền của làng xã, cấp tỉnh, và tại kinh đô, mà ông ta nói chiếc tàu có thể lái đến đó trong vòng 3 hay 4 ngày.  Chính Roberts có ghi nhận trong tập tường trình của mình rằng mọi người đã quá chú trọng đến các chi tiết khác trong các lời phát biểu của viên xã trưởng đến nỗi họ bỏ sót qua câu nói sau cùng này. (11)
Vào ngày kế tiếp, 6 tháng Một, hai viên chức cấp tỉnh đã phái một phái đoàn đông hơn để dò hỏi nhiều hơn nữa.  Sau khi các câu hỏi của họ đã được trả lời, các người khách còn đòi hỏi và đã nhận được một văn bản để trình lên các thượng cấp của họ.   Ngày kế tiếp, phái đoàn quay trở lại chiếc thuyền, lần này với hai quan chức cấp tỉnh cùng đoàn tùy tùng gồm “những người cầm lọng, thổi kèn và mang kiếm.”  Hoa Kỳ đã đáp lễ họ với cùng nghi thức như thế, và rồi báo cho phái đoàn hay rằng vị đặc sứ đang soạn thảo một văn thư mà một sĩ quan hải quân sẽ giao thư trên bờ trong vòng một tiếng đồng hồ để chuyển trình tức thời lên tỉnh lỵ.  Tuy nhiên, phái đoàn đến thăm đã nêu ra một số “câu hỏi xấc xược, chẳng hạn như có mang các bất kỳ vật phẩm biếu tặng lên nhà vua hay không,” và yêu cầu được xem bản sao điện văn của sứ giả được gửi lên kinh đô, cũng như các giấy tờ ủy nhiệm của đặc sứ và thuyền trưởng.  Điện văn được chuyển giao đúng nghi thức trên bờ, nhiều câu hỏi được đặt ra bởi cả hai phía, và phái đoàn các viên chức tỉnh đã khởi hành đi về tỉnh lỵ tỉnh Phú Yên.

Vào ngày 17 tháng Giêng, hai quan lại từ Huế, kinh đô của đế quốc, bước lên tàu cùng đoàn tùy tùng của họ.  Sự tường thuật của đặc sứ Roberts về cuộc gặp gỡ đã đúc kết sự thất vọng của toàn thể sứ mệnh của ông ta:
Rồi thì họ tra hỏi là chiếc tàu thuộc về xứ sở nào, và đưa ra một bảng to lớn, chứa đựng các mẫu tiêu biểu cho mọi quốc kỳ được hay biết, với tên của các nước đính kèm, viết bằng tiếng Pháp và Hoa ngữ.  Lá cờ của Hoa Kỳ đã được chỉ cho họ, và họ được thông báo rằng chiếc thuyền là một tàu chiến …  Họ nói họ đã nghe từ lâu về xứ sở [Hoa Kỳ], như một nước tốt và sung sướng; và giờ đây lấy làm hoan hỷ được gặp gỡ.  Họ dò hỏi về mục đích của việc cặp bến của chúng ta, một loại câu hỏi mà mọi kẻ mới đến đều lập lại, như thể không hay biết gì về bất kỳ sự giao tiếp nào trước đó với các viên chức của chính quyền.  Câu trả lời cần thiết đã được đưa ra, rồi họ bị chất vấn về lá thư của vị đặc sứ gửi lên nhà vua, là bức thư có đến tới kinh đô trước khi họ khởi hành hay không.  Họ trả lời là lá thư đã đến nơi, nhưng cách xưng hô ngòai bì thư lại sai lạc; và vì thế vị thương thư phụ trách thương mại và hải hành … không dám trình lên nhà vua.  Họ nói, xứ sở bây giờ không còn được gọi là An Nam, như trước đây, mà là Việt Nam [trong nguyên bản ghi Wietman, chú của người dịch] (theo quan thoại là Yuenan;) và được cai trị bởi, không phải là một Quốc Vương (wang, trong nguyên bản, chú của người dịch), mà là bởi một hoàng đế (hwang-te, theo nguyên bản, chú của của người dịch) …  Họ cũng nói rằng họ đã nhận được các mệnh lệnh phải đặc biệt lưu tâm, và khảo sát mọi việc, để ngăn cản bất kỳ sự hiểu lầm nào hơn nữa hay gây chậm trễ trong công việc của sứ bộ.  Họ đã được giải thích rằng những sai lầm mà họ đã nêu ra không phát sinh từ bất kỳ sự không kính trọng nào đối với nhà vua, (hay hoàng đế,) nhưng vì sự không hiểu biết các nghi thức, do việc thiếu giao tiếp.  Họ được yêu cầu chỉ cho việc phải sửa đổi cách xưng hô như thế nào, và được trả lời rằng, điều thích nghi hơn là nên viết một lá thư cho vị thượng thư  phụ trách thương mại và hải hành, thông báo cho ông ấy về sự cập bến của chiếc tàu và mục đích của cuộc thăm viếng; và yêu cầu vị thượng thư này trình bày nguyên văn lên nhà vua.  Họ mong muốn được xem qua bức thư, nhằm ngăn chặn việc ghi chép các “chữ kỵ húy,” có nghĩa, các thành ngữ mà trong cách viết câu nệ nhiều về hình thức của Hán tự, được xem là không thể chấp nhận được trong văn thư chính thức gửi lên các quan chức cao cấp hơn.  Lá thư gửi đến nhà vua được hòan trả, theo lời yêu cầu của vị đặc sứ; và các quan chức đại diện bày tỏ ý muốn được biết về nội dung trong lá thư của Tổng Thống, cũng như về mục đích đặc biệt và cụ thể của sứ bộ.  Họ được thông báo rằng lá thư của Tổng Thống là thư giới thiệu vị đặc sứ với nhà vua, và rằng vị đại sứ đã chuẩn bị để thương thảo về các mục tiêu đặc biệt của sứ bộ này, sau khi ông ta đến được Huế; nhưng mục đích tổng quát là về một hiệp ước giao tiếp hữu nghị, sẽ bao gồm tất cả các mục đích khác.Câu trả lời này còn lâu mới được xem là thỏa đáng, và họ đã lập đi lập lại trên cùng điểm này, cho đến khi nhận thấy họ không có thể có được một sự giải đáp nào khác, họ đành phải bỏ cuộc.  Bấy giờ khi đuợc hỏi đưa ra một sự xưng hô rõ rệt cho lá thư sẽ được viết cho quan thượng thư, họ đã thảo ra một lá thư ngắn ghi như sau:
Ông Edmund Roberts, sứ giả từ Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, muốn trình bày với Ngài rằng ông ta đã nhận được lệnh của vị tổng thống của ông ta, ủy nhiệm cho ông ta, một viên chức cấp thấp, để chuyển một công văn về vấn đề này như sau: (12) “Tôi đã biết đến tiếng tăm của các vương quốc của ngài từ lâu với một ước muốn có được một sự giao tiếp hữu nghị; nhưng trước đây tôi chưa hề có một cơ hội để thiết lập được một sự giao hữu như thế.  Nay tôi tha thiết khẩn cầu thiết lập một sự giao tiếp thân hữu.  Ngoài điểm này, tôi không mong muốn điều gì khác nữa.
Vị sứ giả nói trên được ước định sẽ đưa ra lời tuyên bố này, xin Ngài hãy trình lên Hoàng Đế, sau khi đã lược duyệt , để Hoàng Đế có thể vui lòng cho phép vị sứ giả được mau chóng lai kinh, và kính cẩn đệ trình lá thư này,” v.v…
Giọng điệu của bức thư này tuyệt đối không thể chấp nhận được, bởi, ngoài tính nô dịch của các thành ngữ cá biệt, ngôn từ nói chung là ngôn từ của một kẻ thuộc cấp (cùng một ý tưởng nhưng thường lại được phát biểu bằng nhiều từ ngữ khác nhau trong Hán ngữ, tùy theo cấp bậc của người viết đối với người nhận thư;), lá thư vì thế đã tức thời bị bác khước; và một vài thành ngữ  xúc phạm nhất, chẳng hạn như “một viên chức cấp thấp” và “tha thiết khẩn cầu”, đã được nêu ra và chỉ trích.  Với vẻ trơ trẽn của sự giả dối thường thấy ở người Trung Hoa, họ phủ nhận rằng các thành ngữ đó là ngôn từ của một kẻ cấp dưới; nhưng sự thành thực không phải là là một phần trong đức tính của ho.  Rồi thì họ đã được thông báo rằng một lá thư sẽ được thảo bởi vị sứ giả trong ngày hôm sau, và rằng các thành ngữ sẽ phải có vẻ tôn kính, nhưng không hèn mọn và nô lệ.  Họ lập lại ước muốn được đọc lá thư trước khi niêm phong, nhằm gạch bỏ các từ ngữ không thích hợp; và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải làm như thế về phía họ.  Họ được nói cho biết rằng họ có thể được xem bức thư; nhưng sẽ không có sự sửa đổi nội dung quan trọng nào có thể được thực hiện theo như ý kiến của họ, sau khi một bản sao trung thực của bức thư đã được thảo.  Sau một vài sự đối thoại nữa và sự tranh huận liên quan đến các điểm nhập cảng [ở ngạch số] nhỏ, họ đã trở lên bờ vào khoảng mười một giờ trưa. (13)
Phần công việc sau này của sứ bộ của Robert tại Cochinchina diễn tiến y như thế.  Cho đến ngày 8 tháng Hai, các cuộc thảo luận tiếp diễn nhưng không đi đến kết quả nào. Ông Robert không muốn đặt Công Hòa Hoa Kỳ vào các sự sỉ nhục của các hình thức xưng hô nô dịch, và các quan lại Việt Nam không muốn liều mình chọc giận vị chúa thượng của họ qua việc chấp nhận các hình thức xưng hô không thích hợp từ một chính phủ thường dân phương xa lên vị Hoàng Đế ở Huế.  Vào ngày 26 tháng Giêng, các cuộc thảo luận lập đi lập lại và vô hiệu quả đã được khai thông bởi một lời mời, từ các viên chức cấp tỉnh theo lệnh của nhà vua, để khoản đãi một bữa tiệc năm mươi mốt bát. Đặc sứ Roberts và đồng sự của ông hay biết rằng bữa tiệc là để đáp ứng lá thư của Robert gửi lên vị Thượng Thư ở Huế và rằng một sự phúc đáp có thể xảy ra trong vòng hai hay ba ngày. Đặc sứ Roberts giải thích sự chấp nhận bữa tiệc như sau:
Thực là điều xúc phạm, và cản trở, nếu không phải là hủy diệt hoàn toàn mục đích của sứ mạng nếu từ chối lời mời khỏan đãi, nên chúng tôi đã tức thời chấp nhận với lời cảm tạ; và các viên chức đến thông báo việc đó đã đuợc báo cho hay rằng mười ba phát đại bác sẽ được bắn để chào mừng nhà vua vì yến tiệc được nói là do vua ban.  Bữa tiệc đã được mang lên tàu trong các khay tráp sơn thếp đẹp đẽ; trong bên ngoài, rất gọn ghẽ và sạch sẽ; nhưng chúng tôi không thể tự mình gạt bỏ ý nghĩ rằng bữa tiệc đã được nấu trên những chiếc thuyền dơ dáy mà chúng tôi đã nhìn thấy trên bờ, và rằng đồ ăn đã tiếp cận bởi các bàn chân dơ dáy, các móng tay cáu bẩn, và các cái đầu đầy chí rận, mà chúng tôi đã nhìn thấy trên bờ; chúng tôi, vì thế, đã chỉ nếm một món, đó là mứt kẹo.  Chúng tôi đã nâng ly uống chúc mừng nhà vua, bằng loại rượu nếp đặc biệt của họ. (14)
Ngày kế tiếp, 27 tháng Giêng, đặc sứ Roberts hay biết rằng hai viên chức, được phái đến thay vì sự phúc đáp bằng văn thư, đã đến từ Huế và muốn thảo luân về bức thư với ông ta.
Các quan chức đến từ Huế tiếp tục nêu lên những khó khăn, nhấn mạnh rất lâu rằng bởi Tổng Thống là một viên chức do dân bàu cử và không phải là một nhà vua nên ông ấy phải xưng hô với hoàng đế trong một cung cách lịch sự và tôn kính.  Vì thế, họ có ý định xem xét bản phiên dịch và gạch bỏ bất kỳ từ ngữ không thích đáng nào. Đặc sứ Roberts đã đáp lại “ngôn ngữ sỉ nhục” này rằng tổng thống của ông không thấp kém hơn nhà vua hay hoàng đế.
Vào ngày 30 tháng Giêng, khi nhân thấy rõ rệt là các quan chức từ Huế bị bắt buộc phải làm theo các chỉ thị dành cho họ, đặc sứ Roberts đã gửi một bức thư lên vị thương thư kèm theo một bản sao thư của Tổng Thống và trình bày sứ mệnh của ông.(15)  Tuy nhiên, hai viên chức từ Huế nằng nặc đòi xem xét lá thư của Tổng Thống và “sửa chữa” bức thư theo ý riêng của họ.  Sau khi phía Hoa Kỳ từ chối, hai quan chức hỏi rằng có quà biếu nào để dâng tặng cho nhà vua hay không và liệu phái đoàn Hoa Kỳ có sẵn sàng tuân hành theo nghi lễ của triều đình hay không.  Việc này dẫn đến sự bế tắc chung cuộc bởi đặc sứ Roberts không đồng ý với điều mà ông xem là các cử chỉ hạ thấp mình trước vị hoàng đế, và các nhà đàm phán với ông sẽ không chuyển lá thư của Tổng Thống trừ khi ông đặc sứ đồng ý tôn trọng các lễ nghi tại triều đình.
Vào ngày 7 tháng Hai, các quan chức đến từ Huế, thông báo rằng chiếc tàu phải rời đi vào ngày kế tiếp:
yêu cầu rằng không nên có hành vi xúc phạm nào sẽ được thực hiện, không có một cảm giác bất mãn nào được biểu lộ, trong cung cách mà sứ bộ đã để lại; vì sự thất bại hoàn toàn gây ra do sự khác biệt trong phong tục của hai xứ sở.  Vị phát ngôn viên nói rằng ông hy vọng mọi hành vi bất thân thiện sẽ được bỏ qua, và rằng các thuyền của Hoa Kỳ sẽ lui tới các hải cảng của Cochinchina, nhiều như thể phái bộ đã thành công.” (16)
Trong cuộc thảo luận tiếp theo sau, vị phát ngôn viên từ Huế đã lập lại rằng ông hy vọng sự thất bại của phái bộ sẽ không ngăn cản các tàu thuyền Hoa Kỳ đến giao thương.  Câu trả lời rằng nền mậu dịch đã bị đặt trên “một căn bản quá tệ, các quy lệ không được hay biết, các lệ phí và thuế quan của chính phủ không ổn định, đến nỗi các thuyền bè không thể đến nơi đây”  Cuộc thảo luận tiếp diễn, và sau cùng quan chức từ Huế đã tuyên bố: “Mọi dân tộc đến đây … chẳng hạn như người Anh và người Pháp, đều chịu chung một căn bản giống như các vị.  Họ không điều nghiên về luật lệ; và không ai dám vòi vĩnh họ gì nhiều hơn là các khoản lệ phí thông thường.”  Phía Hoa Kỳ đáp lại rằng, “Điều … này không đúng; bởi người Trung Hoa có một vị thế khác, có thể lai vãng nhiều địa điểm mà người Anh và người Pháp không thể đi đến.  Anh quốc và Pháp quốc đã cố sức để ký kết các hiệp ước, nhưng không thành công.  Chúng tôi hay biết về các quy điều dành cho sự mua bán với người Pháp và người Anh, nhưng chúng tôi không hay biết về bất kỳ quy định nào dành cho sự mậu dịch của Hoa Kỳ: do đó đã có phái bộ của chúng tôi.” (17)
Nghi thức nâng ly cầu chúc sức khỏe cho Tổng Thống và cho vị hoàng đế đã được cử hành. Rồi thì các viên chức từ Huế giã từ, cầu chúc phía Hoa Kỳ nhiều sức khỏe, có một hành trình vui vẻ, và sớm quay trở lại.  Phía Hoa Kỳ đáp rằng họ không kỳ vọng sẽ quay trở lại và đã lái thuyền đi trong sáng ngày hôm sau, ngày 8 tháng Hai. Đặc sứ Roberts đã biện hộ cho các hành động của mình như thế:
Các kẻ chịu hạ mình trước mọi hình thức làm mất phẩm giá để dành đạt các lợi lộc thương mại có thể đã nghĩ rằng tôi tỏ ra khó tính một cách không cần thiết trong đường lối mà tôi đã chấp nhận trong sự thương thảo với Cochinchina, nhưng một khi hiểu được học thuyết hạ mình trước các dân tộc xa hơn khu vực sông Ganges [để chỉ các dân tộc nằm từ vịnh Bengal, nơi sông Ganges đổ ra biển, trở đi, tức từ phía đông Ấn Độ sang vùng Viễn Đông, chú của ngườI dịch] sẽ không dẫn đến đâu; và rằng tất cả các cuộc thương thảo trong quá khứ của các cường quốc Âu Châu sẽ xác nhận đầy đủ điều mà tôi phát biểu giờ đây, rằng không có đặc quyền nào, không có đặc miễn nào, không có đặc lợi bất kỳ loại nào, sẽ dành đạt được bởi sự phục tùng, sự hạ mình, sự dung hòa, hay bởi sự nịnh bợ, (họ sẽ coi thường loại thái độ trước như là một chứng cớ của sự yếu kém -- loại thái độ sau là một sự thiếu nghị lực;) rằng các sự đe dọa hay xâm lấn là không chính đáng và không cần thiết, [trong khi] một thái độ đàng hoàng, song không kiêu ngạo, cương quyết bảo vệ danh dự của mình, cởi mở và vô tư, tìm kiếm các lợi điểm cho chính mình, nhưng cũng sẵn lòng phát huy lợi điểm của kẻ khác, chắc chắn sẽ tạo ảnh hưởng nhiều trên các dân tộc mang đặc điểm và cá tính này, và sau hết phải có khả  năng để hoàn thành được mục tiêu mong muốn.
Trước khi viếng thăm Cochinchina, tôi đã đặt ra một số quy tắc ứng xử nào đó, mà tôi đã quyết nghị thừa nhận đối với các người nước này, cũng như đối với người Xiêm La.  Tại nước đầu tiên, tôi đã xác quyết sẽ tôn trọng sự thực ở mức độ nghiêm ngặt nhất, bất kể là điều này có thể làm phương hại đến quyền lợi thương mại của chúng ta trong hiện tại, hay bất kể là khó chấp nhận đối với bất kỳ nước nào khác.  Tôi còn quả quyết hơn nữa, không hạ mình trước bất kỳ nghi lễ làm hạ phẩm giá nào, bằng việc vái lạy, cởi giầy đi chân trần vân vân …Đã chứng kiến các sự áp đặt thô bạo được thực hiện, bởi các dân tộc mang vẻ thân hữu, đối với các nhà đàm phán khác, tôi càng cương quyết hơn là không vào giờ đặt bất kỳ sự tin tưởng nào nơi lời cố vấn của họ, mà sẽ để cho sự phán đoán của chính tôi làm kẻ hướng đạo cho [việc phán đóan] những gì là đúng và phải.  Hơn nữa, cần tử tế và lịch sự với tất cả mọi người; nhưng sau một vài nghi thức nhỏ nhặt, chỉ nên tiết lộ càng ít càng tốt cho các viên chức cấp thấp; và cuối cùng, áp dụng một vài sự trình bày và phô diễn, khi mà những việc này trợ lực hữu hiệu cho việc gây ấn tượng trên đầu óc kém văn minh.
Và sau hết:
Trông bề ngoài xứ sở bao quanh vịnh hùng vĩ này ở trong một tình trạng đang phát triển cao độ, nhưng với một sự khảo sát kỹ càng hơn, viễn ảnh tươi đẹp này không có thực.  Dân chúng ở đây là những người ăn ở bẩn nhất trên thế giới, không có một ngoại lệ nào cả.  (18)  [Họ] không hay biết … khoảng cách giữa hai xứ sở, hay hiểu biết gì về vị trí của Bắc Mỹ châu, nhưng lại giả định rằng nó thuộc về Âu Châu, như sau này chúng ta biết được rõ như vậy (19)
Nhờ ở một viên chức lãnh sự Hoa Kỳ, ông W. E. Scotten, chúng ta có được một quan điểm thú vị từ phía Việt Nam về phái bộ Roberts.  Quan tâm đến các sự tiếp xúc thủa ban sơ của Hoa Kỳ với Đông Dương, Scotten, trong khi phục vụ tại nhiệm sở ở Sàigòn năm 1932, đã tìm sự trợ giúp trong việc sưu tầm văn khố hoàng triều về bất kỳ tin tức nào liên hệ đến phái bộ Robert.  Đoạn trích dẫn dưới đây được tìm thấy trong tài liệu hoàng triều về thời khoảng đó:
Mùa Đông, tháng 11, năm Minh Mạng 13 (tháng Mười Hai, năm 1832)
Tổng Thống nước Cộng Hòa Nha-di-ly (có kèm theo tên bằng Hán ngữ), tọa lạc ở Đại Tây Dương (Atlantic Ocean) và còn được gọi bằng các danh xưng Hoa Kỳ, (có ghi thêm bằng Hán ngữ), (Hợp Chúng Quốc: United States), Maly-can (có kèm Hán ngữ), (American), Tân-anh-cat-lỵ (có kèm Hán ngữ) (New England), có phái các công dân là ông Nghĩa-Đức-Mon La-Bach (20) (có kèm Hán tự), Thuyền Trưởng Đức-giải Tam-gia (có kèm Hán tự), cùng đoàn tùy tùng, đến xứ sở chúng ta, mang theo một lá thư truyền đạt ước muốn giao thương với chúng ta.  Thuyền của họ thả neo ở Vũng Lam, hải cảng của tỉnh Phú Yên.  Chính Phủ chúng ta đã ra lệnh cho Chánh Văn Phòng Nội Các Nguyễn Tri Phương và Phó Văn Phòng Nội Các Lý Văn Phức đi cùng các quan lại của tỉnh nói trên lên tàu và mở một tiệc chào mừng trên thuyền. Được hỏi về mục đích của chuyến hải hành của họ, những ngoại nhân này đã trả lời rằng ý định của họ là nhằm thiết lập các quan hệ thương mại tốt đẹp.  Ngôn từ của họ mang vẻ tôn kính và lịch sự.  Nhưng, theo bản dịch lá thư, thư bị xem là có chứa đựng nhiều kiểu thức không hợp lý.  Một mệnh lệnh từ hoàng triều vì thế đã được ban ra như sau: “Việc chuyển thư lên Hoàng Thượng thì không cần thiết.  Các sứ giả Nguyễn Tri Phương và Lý Văn Phức được phép đảm nhận khi thi hành nhiệm vụ của mình chức năng của các quan chức phụ trách Ngoại Thương để phúc đáp một cách tóm lược cho phía Hoa Kỳ theo ý nghĩa này: “Quý quốc yêu cầu thực hiện các quan hệ thương mại với chúng tôi.  Chúng tôi quyết định một cách quả quyết là không phản đối các quan hệ như thế.  Mặt khác, quý quốc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc liên quan hiện hành trong xứ sở chúng tôi.  Từ nay trở đi, khi đến nước chúng tôi, tàu thuyền của quý quốc sẽ phải thả neo ở vịnh Trà Sơn.  Trong bất kỳ trường hợp nào, quý quốc không thể xây cất nhà của để sử dụng trên đất liền.  Nếu làm như thế, quý quốc sẽ đi quá các giới hạn của luật pháp” Và họ có thể rời đi sau khi nhận được sự trả lời này.” (21)
Joseph Balestier, Lãnh Sự Hoa Kỳ tạI Singapore vào thời khoảng đó, cũng đã tường thuật một phản ứng của phía Việt Nam về phái bộ Roberts.  Thư của ông này gửi lên Bộ Trưởng Ngoại Giao Forsyth đề ngày 30 tháng Ba 1835 có đoạn như sau:
[A] Vị giáo sĩ Công Giáo La Mã mãi sau mới đến đây từ Cochinchina cho tôi hay rằng Nhà Vua nước đó đã vô cùng tức giận về [?] sự phúc đáp của nhà vua cho lá thư mà ông Roberts đã viết gửi lên Nhà Vua trong cuộc thăm viếng của ông ta đến Vương Quốc đó bằng chiếc thuyền Peacocks. [sic]  Có vẻ là người chuyển tin được sử dụng bởi ông Roberts đã quá chậm trễ trong việc chuyển Điện Văn lên Nhà Vua, và Ngài mà ngay sau khi nhận được đã tức thời cho mời Phái Bộ đến vùng Segong cùng với các chiếc thuyền.  Nhưng lá thư đã không đến Cảng cho mãi một thời khỏang khá lâu sau khi tàu Peacock đã rời đi. (22)
Những tin thức về phía Việt Nam này về phái bộ Roberts đều nhắc nhở lời phát biểu ban đầu trong bản tường thuật của ông Roberts rằng ông và phái đoàn của ông được cố vấn nên tiến hành đến Vịnh Đã Nẵng, rồi đến Huế.  Trong bản báo cáo tóm lược của mình, chính ông Roberts cũng phỏng định rằng nếu gặp thời tiết thuận lợi hơn cho phép tàu Peacock đến thẳng Đà Nẵng hay thả neo ở ngoài khơi của Huế, các kết quả của phái bộ ông có thể hữu hiệu hơn.  Tuy nhiên, ông cũng ghi nhận rằng có lẽ ông cũng vẫn sẽ bị buộc phải tuân theo các “nghi lễ làm hạ phẩm giá” tại triều đình.(23)  Các tin tức về các phản ứng của phía Việt Nam đối với phái bộ Roberts có khuynh hướng hỗ trợ cho sự phán đoán của ông Roberts cho rằng, một khi gặp các tình huống khác biệt, ông ta có thể đạt được sự thỏa thuận với triều đình ở Huế.  Trong bất kỳ truờng hợp nào, ông đã tiến bước với việc thuơng thảo thành công các hiệp định với nước Xiêm La và Muscat [tức xứ Oman, thuộc Trung Đông ngày nay, chú của người dịch].  Ông ta đã quay trở lại Việt Nam ba năm sau đó cho một nỗ lực thương thảo khác, nhưng ông ta lại thất bại ở lần thứ nhì này -- bệnh tật và chết chóc đã cắt ngắn sứ mệnh của ộng.

PHÁI BỘ THỨ NHÌ NĂM 1835
Trong khoảng giữa hai phái bộ không thành công thứ nhất và thứ nhì của Roberts sang Cochinchina [Việt Nam ngày nay, chú của người dịch], kẻ quả quyết cổ võ kế tiếp cho các quan hệ thương mại của Hoa Kỳ với Cochinchina và các quốc gia khác trong vùng đã xuất hiện: Joseph Balestier, con rể của Paul Revere.  Balestier đã đến Singapore vào năm 1834 với tư cách lãnh sư Hoa Kỳ đầu tiên tại thành phố đó, một năm sau khi Roberts rời vịnh Đà Nẵng [phải là vịnh Phú Yên, xem phần trước, chú của người dịch].  Gần như tức thời, ông ta đã khởi sự chiến dịch vận động cho các nỗ lực tích cực của Hoa Kỳ để bành trướng các quan hệ thương mại trong vùng và cũng như để trương ngọn cờ Hoa Kỳ ở vùng đó.  Trong văn kiện có lẽ là văn thư chính thức đầu tiên của ông sau khi đến nhiệm sở mới, một lá thư gửi lên Bộ Trưởng Ngoại Giao đề ngày 2 tháng Sáu năm 1834, Balestier đã công khai chỉ trích sự kiện rằng Singapore đã đóng cửa đối với hoạt đông mậu dịch của Hoa Kỳ:
Đối với chúng ta sự thiệt hại thì lớn lao, bởi chúng ta bị loại bỏ ra ngoài việc tham gia vào một nền mậu dịch đáng giá nhất với dân chúng thuộc các Quần Đảo Phía Đông & vùng bao gồm một vòng tròn bao quanh lấy Trung Hoa, Celebes, New Guinea, Úc Đại Lợi, Java, Sumatra, Bengall, Bán Đảo Mã Lai, Xiêm và Cochin China: tất cả những nước trông cậy không ít thì nhiều vào Hải Cảng này, hoàn toàn tự do theo đúng ý nghĩa của từ ngữ này, với sản phẩm của họ, được dùng để trao đổi lấy vải vóc của Âu Châu.  Nhiều sản phẩm của chúng ta có thể tìm đuợc mối buôn bán hàng có sẵn và có lợi nhuận một khi chúng có thể được chuyên chở tới đây và cất hàng lên bờ từ những chiếc thuyền của chúng ta, trong khi các chiếc thuyền của các nước khác còn phải chờ đợi để thực hiện được sự mua bán hay khoản đầu tư, hay để được thuê mướn trong các cuộc ghé bến mua bán ngắn ngày tại các Hải Cảng hay Bờ Biển lân cận. (24)

hình ảnh tàu USS Peacock gặp nạn được vẽ bởi Alfred T. Agate
Chín tháng sau đó, nơi cùng lá thư trong đó ông báo cáo phản ứng của phía Việt Nam đối với sứ bộ đầu tiên của đặc sứ Roberts (xem phần trên), ông Balestier đã đệ nạp đơn đầu tiên trong nhiều đơn xin nhận phần việc của ông Roberts:
Một khi sự lân cận của tôi, và [một từ không đọc được) của tôi để giao tiếp, với Cochinchina và Xiêm La được nghĩ là một kênh thích hợp để thực hiện các mục đích hữu ích, tôi xin đề nghị được sẵn sàng để phục vụ Tổng Thống …(25)
Tuy nhiên, trong tháng Ba năm 1835, Bộ Trưởng Ngoại Giao John Forsyth đã gửi đến ông Roberts một thông báo chính thức rằng Tổng Thống một lần nữa đã bổ nhiệm ông ta làm Đại Lý, lần này để trao đổi các sự phê chuẩn các hiệp ước mà Roberts đã ký kết với nước Xiêm La và Muscat. Ông Roberts cũng sẽ “kiến tạo các sự sắp xếp thương mại như thế với các chủ quyền khác có lãnh địa nằm dọc Ấn Độ Dương, khi mà chúng có thể mang lại sự thăng tiến hay an toàn cho nền Thương Mại của Hoa Kỳ tại khu vực đó,” (26)  Văn thư của Bộ Trưởng Forsyth trao cho Roberts cả những chỉ thị cụ thể lẫn các thẩm quyền chuyên đoán rộng rãi:
Từ Xiêm La, ông sẽ tiến sang Cochinchina, và vận dụng mọi nỗ lực, phù hợp với phẩm chất của Chính Phủ này, và với các phương tiện đã được cung cấp cho ông, để hình thành một hiệp ước thương mại với xứ sở đó.  Trong các nỗ lực mà ông được ước định sẽ thực hiện để hoàn thành mục tiêu này, phần lớn công việc nhất định phải để tùy vào sự chuyên đoán của chính ông.  Mọi điều được thực hiện bởi Chính Phủ này tự nó đã cho thấy thực sự là nhằm trợ giúp cho các cuộc thương thảo của ông với một dân tộc có những tục lệ và cảm nghĩ đặc thù của phương Đông và quá khác biệt với cá tính của chúng ta. Ông sẽ có thẩm quyền chuyên quyết về số lượng tặng phẩm được nghĩ là cần thiết để mở đường cho các cuộc thương thảo, mà ông sẽ phân phối trong cách thức ông có thể nghĩ là hiệu quả nhất cho sự thành công của ông; và ông cũng được chuẩn cấp thẩm quyền để khoản đãi, và với một lá thư của Tổng Thống gửi đến vị Hoàng Đế, trong sự chuẩn bị quan điểm cần có đối với những tư tưởng của quốc gia mà lá thư nhắm đến, trong sự tôn trọng nghi lễ tiêu biểu cho mọi tiếp xúc với vị Chủ Tể quốc gia.  Tuân hành theo cùng chính sách, dĩ nhiên ông sẽ tự mình thích nghi với những khái niệm và tập quán đặc thù của xứ sở đó, bất kể chúng có thể phi lý đến đâu, ông có thể sẽ làm như thế ở bất cứ nơi đâu nếu đó không phải là một sự thừa nhận tư thế hèn kém vốn sẽ không phù hợp với phẩm chất của Chính Phủ của chính ông, một chính phủ mà trong mọi trường hợp, ông sẽ xác quyết sự đồng đẳng với những quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới. Ông sẽ ghi nhớ một cách chuyên chú về tất cả những nhân vật mà ông có dịp giao tiếp trong tình trạng đặc biệt, cá tính, và quan điểm về xứ sở này: đó là một phần cốt yếu trong chính sách của chúng ta để tránh sự liên hệ chính trị với bất kỳ một Chính Phủ nào khác: rằng mặc dù chúng ta là một nước hùng mạnh, sở đắc các nguồn tài nguyên vĩ đại, với một nền mậu dịch trải rộng, và một hạm đội hải quân to lớn, tất cả lịch sử đã qua của chúng ta cho thấy chúng ta không có tham vọng chinh phục: rằng chúng ta không mong muốn chiếm hữu các thuộc địa: rằng chúng ta tìm kiếm một sự giao tiếp tự do và thân hữu với tòan thể thế giới: và rằng các quyền lợi cùng các xu hướng của chúng ta dẫn dắt chúng ta đến việc không nên gây chiến với bất kỳ dân tộc nào, ngoại trừ trong trường hợp tự vệ, hay trong sự bênh vực cho những quyền lợi hay danh dự của chúng ta đã bị xúc phạm. Ông sẽ vạch rõ, ở bất kỳ nơi đâu cần thiết, sự khác biệt hiện hữu giữa chính chúng ta với các nước khác trong các khía cạnh này; và hãy cố gắng để lọai bỏ các sự sợ hãi và các thành kiến có thể đã phát sinh bởi sự lấn chiếm hay xâm lăng của các cường quốc Âu Châu. (27)
Một hạm đội nhỏ gồm hai chiếc thuyền hải quân, chiến thuyền một buồm Peacock và chiến thuyền hai buồm Enterprise, dưới sự chỉ huy của Thiếu Tướng E.P. Kennedy, được đặt dưới sự điều động của Đặc Sứ Roberts để thi hành nhiệm vụ của ông ta.  Thiếu Tướng Kennedy chính vì thế đã trở thành vị tư lệnh đầu tiên của “Hạm Đội Đông Ấn.” (28)
Sau khi trao đổi sự phê chuẩn với Muscat và Xiêm La trong các buổi lễ trọng thể, Đặc Sứ Roberts và hạm đội của ông lái thuyền rời Xiêm La sang Cochinchina hôm 20 tháng Tư, năm 1836.  Chỉ trừ một số ít người, các sĩ quan và thủy thủ của cả hai chiếc tàu đều mắc bệnh, một vài người bị bệnh nặng.  Ngay chính Roberts cũng bị mắc bệnh.(29)  Phái bộ Roberts đã đến Vịnh Đà Nẵng hôm 14 tháng Năm, 1836, và đã mất tám ngày để cố xác định xem là liệu sự thương thảo một hiệp ước thương mại với Cochinchina có là một đề nghị thực tiễn hay không -- thực ra chỉ là sự tái diễn những thất vọng của phái bộ đầu tiên của Đặc Sứ Roberts vài năm trước đó.  Khi một phái đoàn quan chức địa phương lên tàu, mặc dù phái bộ bị trở ngại vì không có một thông dịch viên thích đáng, Roberts và phái đoàn của ông đã trình bày mục đích của cuộc thăm viếng của mình và trao cho họ một lá thư, soạn thảo bằng Pháp ngữ và Anh ngữ, được gửi lên Triều Đình tại Huế. Bức thư giải thích mục đích của phái bộ và yêu cầu một sự phúc đáp sớm bởi cơn bệnh nặng của Đặc Sứ Roberts và cơn bệnh lây lan trong thủy thủ đoàn.  Phái đoàn [Việt Nam] thăm tàu báo cho họ hay rằng một sự phúc đáp có thể nhận được trong vòng ba ngày.  Trong lần lên tàu kế tiếp họ không thể bị thuyết phục rằng ông Roberts là đặc sứ bởi ông không mang ngù vai [để chỉ cấp bậc, chú của người dịch] giống như các sĩ quan hải quân Hoa Kỳ khác.  Các quan chức Việt Nam, sau khi tiên đóan một sự chậm trễ khoảng 5 ngày, rồi 11 ngày, sau hết đã giải thích rằng, bởi không có một ai ở kinh đô có thể đọc được thư của ông Roberts, một quan chức đã được hoàng đế phái xuống và hiện đang chờ đợi trên bờ để đón tiếp Đặc Sứ Roberts.  Ông Roberts đã trả lời rằng “nghi lễ đòi hỏi quan chức do hoàng đế phái tới phải đến gặp ông ấy trước.“  Các viên chức địa phương quay trở lại sáng ngày hôm sau và đã phải trở về buồn bã khi đặc sứ Roberts bị bệnh quá nặng để đón tiếp họ.
Vào khi đó, theo một bản tường thuật của W.S.W. Ruschenberger, một bác sĩ hải quân cùng đi trong chuyến du hành, bệnh tật lây lan sâu rộng trên cả hai chiếc thuyền và sức khỏe của Roberts đã ở vào một tình trạng “hiểm nghèo” đến nỗi tàu bắt buộc phải đi tìm nơi khác để chữa trị.  Tuy nhiên, phái bộ đã quyết định trước khi trương buồm ra đi là cần phải tìm hiểu xem liệu có triển vọng khả thi nào hay không cho việc thương thảo một hiệp ước thương mại.  Nếu viễn ảnh thuận lợi, các chiếc tàu có thể sẽ quay trở lại khi tình hình thích hợp hơn và sẽ bổ sung thích đáng các thông dịch viên.  Tuy nhiên nếu viễn ảnh không thuận lợi, không cần phí thời giờ để quay trở lại.  Ruschenberger đã mô tả tình trạng một cách đầy tượng hình như sau:
Điều được nhận định kế đó rằng chỉ có rất ít hy vọng có thể kỳ vọng được trong việc thương thảo với một dân tộc biểu lộ sự không tin tưởng và lòng ngờ vực trên những điểm lặt vặt nhất trong sự giao tiếp; tuy nhiên lại là những kẻ sẵn sàng chiếm lấy trục lợi một cách không công bằng, mà xem ra không ưng chịu trao đổi hỗ tuơng bất kỳ điều gì để đạt được các quyền lợi của chính mình.  Liệu một hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Cochinchina, ở thời điểm này, có đặc biệt đáng mong ước hay không, tôi đã từng nghe thấy sự tra vấn bởi nhiều thương gia kinh nghiệm và thông minh, những kẻ đã khuyến cáo rằng người Cochinchina có tính tráo trở, và sẽ không bao giờ tôn trọng các điều khỏan của bất kỳ hiệp ước nào; rằng họ ở quá xa xôi khiến chúng ta có thể nhập khẩu các chế tạo phẩm hay nông phẩm của họ vào thị trường của chúng ta mà có lời; rằng sự hiện diện của một hiệp ước cũng không mang lại cho chúng ta quyền hạn để đòi hỏi họ phải kiểu chính bất kỳ sự đối xử không thích đáng nào đối với công dân chúng ta nhiều hơn mức độ hiện tại; và rằng lợi điểm duy nhất của một hiệp ước, và rằng, ngay trong trong tình trạng tốt nhất, điều này cũng còn mơ hồ,  chỉ có thể được xem là một bước để tiếp cận với chính nước Trung Hoa; thế nhưng tôi nhường sự thảo luận về chủ điểm này cho các nhà ngoại giao, các chính trị gia và các viên chức hữu trách, là những ngườI có thể khám phá ra nơi đây một phương tiện tức thời thúc đẩy được các quyền lợi riêng của chính họ và sự vinh quang của đất nước họ. (30)
Ruschenberger viết tiếp:
Người Anh đã thực hiện nhiều nỗ lực nhưng không thành công để ký kết một hiệp ước với Cochin-china, và đã quy trách sự thất bại của họ cho sự xuyên tạc của người Pháp và người Bồ Đào Nha, về cá tính của nước Anh.  Nhưng có những trở ngại khác nằm trong sự ước lượng thấp kém về các thương nhân mà phía Cochinchina đã có thành kiến, và những cuộc chiến tranh nội thù và chống ngoại xâm thường xuyên làm cho chính quyền xao lãng [ngoại thương] trong thời gian dài.  Ngay hiện giờ, họ đang tranh chấp với người Xiêm La về lãnh thổ của Căm Bốt, phần đất có vẻ từ lâu họ mong muốn sáp nhập vào lãnh thổ của họ. (31)
Vào sáng ngày 22 tháng Năm, theo chỉ thị của đặc sứ Roberts sắp chết, Ruschenberger đã lên bờ cùng với một phái đoàn nhỏ để chuyển đồ vật lên một quan chức hàng đầu.  Họ đã có các cuộc gặp gỡ với các nhân vật có chức vụ cao dần cho đến khi sau hết họ hội kiến với quan chức cao cấp được phái đến bởi hoàng đế.  Trong các cuộc thảo luận của họ, điều được nhận thấy rõ ràng là phía Cochinchina lấy làm phật ý vì sự từ chối của Roberts không tiếp kiến các viên chức địa phương lên tàu ngày hôm trước.  Tuy nhiên, một viên chức hạng thứ nhì, người mà họ đã nói chuyện trước khi vị sứ giả của hoàng đế tới nơi, đã đề nghị lên tàu để gặp gỡ Đặc Sứ Roberts.  Đề nghị này bị từ chối vì “mục đích của chúng ta sẽ chẳng xúc tiến bởi việc chấp nhận đề nghị này.”  Tuy nhiên, Ruschenberger đề nghị sẽ hộ tống vị sứ giả của hoàng đế lên tàu gặp Đặc Sứ Roberts.  Sau cuộc thảo luận khá lâu, Ruschenberger tuyên bố rằng nếu vị sứ giả của hoàng đế từ chối không gặp họ, các chiếc thuyền sẽ rong buồm ra đi vào tối hôm đó. Ông có nói thêm rằng trong trường hợp đó Đặc Sứ Roberts sẽ lấy làm tiếc không gặp được sứ giả của hoàng đế.
Sau cùng, Lakak [Nội Các ?, chú của người dịch], vị sứ giả của hoàng đế đã đến.  Giống như các đồng sự của ông ta đã làm trước đó, ông tra hỏi về việc tại sao Đặc Sứ Roberts không tiếp những viên chức đã đến xin gặp ông ấy vào sáng hôm trước.  Ruschenberger lập lại lời giải thích của mình, và nói ông được uỷ nhiệm bởi Đặc Sứ Roberts để thông báo với quan Lakak rằng đặc sứ Roberts có mang một lá thư và các tặng phẩm của Tổng Thống Hoa Kỳ gửi cho Hoàng Đế Cochinchina và được ủy quyền để thương thảo một hiệp ước thương mại hay để tìm hiểu trên căn bản nào các tàu của Hoa Kỳ cóthể mua bán tại các hải cảng của Cochinchina. Đặc sứ Roberts muốn thông báo rằng, ông Ruschenberger viết tiếp, cơn bệnh của chính ông và của bệnh trạng của các thủy thủ rất tiếc bắt ông phải từ giã cấp thời, nhưng ông hy vọng rằng sẽ quay trở lại vào lúc nào đó với các thông dịch viên.
Quan Lakak hỏi là liệu Ruschenberger có mang bức thư của Tổng Thống hay không và được trả lời rằng chỉ Đặc Sứ Roberts mới có quyền chuyển giao thư đó. Ông quan hỏi rằng Roberts đã giao một lá thư cho ai trong chuyến công tác đầu tiên và được trả lời rằng lá thư được trao cho một quan chức là người đã từ chối không chịu chuyển thư đi nếu không được thực hiện các sự sửa chữa không thể chấp nhận được trong bức thư.  Quan Lakak hỏi là có thông dịch viên nào trên tàu hay không, và, khi ông biết ra rằng không có thông dịch viên nào cả, ông đã nêu câu hỏi là làm sao có thể thương thảo được nếu không có các thông dịch viên.  Ruschenberger đã giải thích rằng họ đã trông chờ ở sự giúp đỡ của người Pháp, những người mà họ giả định đang cư ngụ tại Huế.  Sau đó ông hỏi rằng quan chức Việt Nam có được ủy quyền để ký kết một hiệp ước thương mại hay không, đưa ra nhận định rằng các tàu thuyền Hoa Kỳ đã không ghé Cochinchina bởi vì họ không biết rằng họ có được đón tiếp hay không, hoặc những lệ phí mà họ có thể sẽ phải trả là những khỏan gì.  Ông nói nếu một hiệp ước thương mại được ký kết, công cuộc mua bán mang lợi lộc cho cả hai bên sẽ diễn ra.  Quan Lakak nhận xét rằng người Pháp và người Hòa Lan đã đưa ra các đề nghị tương tự trong năm trước, nhưng ông ta không rõ câu trả lời mà nhà vua đã phúc đáp họ ra sao. Ông bổ túc rằng ông không được quyền để nói là liệu hoàng đế có sẵn lòng thương thảo hay không, hay liệu các thuyền tàu Hoa Kỳ có được phép mua bán hay không.
Quan Lakak lại yêu cầu nhận lá thư của Tổng Thống, và một lần nữa bị từ chối, tiếp theo đó ông ta tuyên bố ông sẽ rút về nếu phía Hoa Kỳ không còn gì để nói nữa.  Khi Ruschenberger bắt đầu rời bước, lập lại sự hối tiếc của ông ta rằng bệnh tật trên tàu và sự thiếu thông dịch viên bắt buộc họ phải ra đi, quan Lakak đột nhiên đề nghị giải quyết tức thời mọi chuyện giữa họ với nhau.  Ruschenberger nói rằng điều đó không thực hiện được bởi họ không có các thông dịch viên cần thiết cho một công tác như thế.
Khi viên quan Lakak nhắc lại đề nghị của ông ta hai lần, Ruschenberger nói mình sẽ thông báo đề nghị đó với Đặc Sứ Roberts.  Thế rồi quan Lakak lại hỏi liệu Đặc Sứ Roberts có lên bờ hay không, và Ruschenberger nhắc lại rằng nghi lễ đòi hỏi quan Lakak phải lên tầu gặp Đặc Sứ Roberts trên tàu trước.  Cuộc thảo luận kéo dài hơn nữa kế đó; Ruschenberger lập lại rằng ông sẽ chuyển đề nghị của quan Lakak đến Đặc Sứ Roberts, nhưng ông nghĩ rằng các chiếc tàu sẽ trương buồm rời đi vào tối ngày hôm đó.  Quan Lakak lại nói một sự phúc đáp từ Hoàng Đế chắc sẽ có được từ ba đến năm ngày nữa, và ông sẽ cố tìm kiếm một vài thuốc men cho các người bị ốm đau trên thuyền.  Lâm thời, ông nói, các sĩ quan và nhân viên con tàu có thể lên bờ để giải trí.  Ông ta cũng cố gắng để thuyết phục Ruschenberger, trong một nỗ lực rõ ràng là muốn chiếc thuyền lưu lại, rằng số tiếp tế nước của các chiếc tàu không tốt và cần được thay thế.  Roschenberger kết thúc sự tường thuật này như sau: “Chúng tôi bắt tay nhau, và tôi đã giã từ với ấn tượng tin tưởng rằng, mặc dù một hiệp định có thể kỳ vọng được, nó đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, để khắc phục được thái độ do dự và nghi ngờ của họ” (32)  Cái chết của Đặc Sứ Roberts tại Macao hôm 12 tháng Sáu năm 1836 đã được báo cáo bởi Thiếu Tướng Kennedy, tư lệnh hạm đội, lên Bộ Trưởng Ngoại Giao.  Kennedy có nói thêm rằng không việc gì được hòan thành sau những ngày rời Đã Nẵng bởi cơn bệnh trầm trọng của Đặc Sứ Roberts. (33)
Viên chức lãnh sự Hoa Kỳ, Scotten, tìm thấy đoạn tham chiếu sau đây về sứ bộ thứ nhì của Roberts trong các văn khố hoàng triều ở Huế:
Mùa hạ, tháng Tư, năm Minh Mạng thứ 17 (tháng Năm, năm 1836).
Một chiến thuyền Hoa Kỳ đã thả neo ở vịnh Trà Sơn, hải cảng Tourane, tỉnh Quảng Nam.  Các sĩ quan có báo tin rằng họ có một lá thư của tổng thống nước họ muốn tìm cách thiết lập các quan hệ và yêu cầu được đệ trình lên Hoàng Đế.  Các quan chức của tỉnh này đã trình vấn đề này lên Hoàng Thượng và Ngài cũng đã thảo luận vấn đề này vớI ông Đào Trí Phú, một quan chức của Bộ Hộ: “Các ý định và các lời lẽ của những người này đối với ta xem ra có tỏ vẻ tôn kính và lịch sự.  Nếu không chấp thuận các nguyện vọng của họ, chắc sẽ là điều không thích hợp.
“Thưa Ngài, họ là những người ngoại quốc và chúng ta không biết rằng liệu các cảm tình mà họ biểu lộ là chân thật hay giả dối.  Hạ thần nghĩ rằng chúng ta nên cho phép họ lai kinh và và sắp xếp cho họ trú ngụ tại cơ sở của phòng ngoại thương, và chỉ thị các quan của ta tiếp đãi họ tử tế và thăm dò các mục đích của họ”
Ông Hùynh Quỳnh, một viên chức thuộc ban thư ký riêng trong Hoàng Cung, có nêu ý kiến của mình: “Thưa Ngài, dân tộc của họ thì rất quỷ quyệt và [ta] có lý do để cắt đứt mọi quan hệ với họ.  Khoan nhượng với họ lần này có thể gây ra các khó khăn cho chúng ta trong tương lai.  Cổ nhân từ thời xa xưa đã đóng cửa biên cuơng đất nước của mình để không phải tiếp đón người dân của các nước tây phương và để bảo vệ mình chống lại sự xâm lăng của giống dân mọi rợ.  Đó là một chính sách hay.”
Hoàng Thượng đáp lời:
“Vượt các đại dương và một khoảng cách bốn mươi nghìn dặm *, thúc đẩy bởi các cảm tình của lòng ngưỡng mộ quyền lực và đức hạnh của Chính Phủ chúng ta, họ đã đi hết con đường này để đến đây.  Nếu chúng ta nhất quyết cắt đứt mọi quan hệ với họ, chúng ta tự phơi bày cho họ thấy rằng chúng ta không có thiện chí bao dung.”  Và Hoàng Thượng đã phái ông Đào Trí Phú và ông Lê Bá Tư (viên chức thuộc Bộ Lại), được ban cấp các chức năng của phòng ngoại thương, được thực hiện các quan hệ hữu nghị và tìm hiểu tình hình.  Khi đến nơi, vị chỉ huy chiếc thuyền nhắn tin rằng ông ta bị đau ốm và không thể đích thân tiếp đón họ được.  Các sứ giả hoàng triều vì thế đã gửi một thông dịch viên đến thăm viếng ông ta và viên chỉ huy thuyền, để đáp lễ, đã phái đạI diện đến để bày tỏ sự cảm ơn.  Trong cùng ngày đó, chiếc tàu đã trốn đi. Ông Đào Trí Phú đã gửi lên Ngai Vàng một bản báo cáo ghi chép về công việc của ông và cùng với các sự việc khác có nêu nhận định: “Trong vội vã, họ đến; trong vội vã, họ ra đi; chắc hẳn là họ thiếu lễ nghị”
Hoàng Đế đã phê trên bản báo cáo đó bằng một bài thơ tứ tuyệt như sau:
Chúng ta không chống đối khi họ đến,
Chúng ta không truy kích khi họ đi,
Chúng ta cư xử theo cung cách của một dân tộc văn minh,
Chúng ta đâu được lợi gì khi phàn nàn về các ngoại nhân man rợ? (34)
---------
·         một dặm tương đương với 888 mét.
======================
GHI CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:
1. Đính kèm theo bài dịch là các văn kiện lịch sử kể sau:
PHỤ LỤC A: Bản dịch Chỉ Thị chính thức đầu tiên của Bộ Trưởng Ngoại Giao Edward Livingston gửi cho Đặc Phái Viên Edmund Roberts về công tác ngoại giao tại Việt Nam, đề ngày 27 tháng Một, năm 1832..
PHỤ LỤC B: Bản sao chụp thư của Tổng Thống Hoa Kỳ Andrew Jackson gửi Quốc Vương An Nam Minh Mạng, không được chuyển giao vì bị xem là không xưng hô đúng cách.

PHỤ LỤC C: Bản sao chụp Dự Thảo Hiệp Ước Thương Mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, do ông Edmund Roberts soạn thảo.

PHỤ LỤC D: Bản dịch Báo Cáo Tóm Lược của Đặc Phái Viên Edmund Roberts về Sứ Bộ đầu tiên sang Việt Nam.
2.  Vài nét về các nhân vật liên hệ:
a. Edmund Roberts:
Ông Roberts sinh ngày 27 tháng Sáu năm 1784 tại Postmouth, New Hampshire và chết tại Macao, Trung Hoa ngày 12 tháng Sáu năm 1836.
Tiếp theo sau cuộc chiến tranh năm 1812, hoạt động thương mại hải hành của cảng Portsmouth, nơi sinh của ông Roberts, bị suy giảm đáng kể.  Mặc dù nhiều kỹ nghệ mới có mở ra nhiều cơ hội đầu tư, nhưng một số gia đình bỏ vốn vào ngành vận tải đường biển vẫn tin tưởng rằng họat động hải thương rồi sẽ lại đuợc phát triển.  Một trong những kẻ tin tưởng đó là Edmund Roberts, người đã thừa kế doanh nghiệp vận tải đường biển của người chú tại nước Ba Tây và đã dọn doanh nghiệp đó về Portsmouth.
Ông Roberts lập gia đình với bà Catherine Whipple Langdon vào năm 1808, không lâu sau khi trở về từ Ba Tây.  Ông có một gia đình hạnh phúc và sinh được tám người con.  Tuy nhiên, công việc kinh doanh của ông không được phát triển, và cuối cùng ông đã mất hết các của cải thừa kế.  Khoảng cuối thập niên 1820, ông tìm kiếm một chức vụ thích hợp trong chính quyền.  May mắn là một thân nhân tên Levi Woodbury, Bộ Trưởng Hải Quân, đã vận động cho ông được giao nhiệm vụ làm đặc phái viên để thiết lập các quan hệ mậu dịch với vùng Trung Đông và Viễn Đông.

Đó là hoàn cảnh đã đưa đến việc ông Edmund Roberts trở thành Đặc Sứ Hoa Kỳ đầu tiên sang Việt Nam để thương thảo về một hiệp định thương mại vào năm 1832, như trong bài viết được dịch ở trên.
b. William Samuel Waithman Ruschenberger
Ông William Samuel Waithman Ruschenberger sinh ngày 4 tháng Chín năm 1807 tại gần Bridgeton, tiểu bang New Jersey, là một bác sĩ phục vụ trong ngành Quân Y Hoa  Kỳ.  Ông công tác như bác sĩ giải phẫu trên nhiều tuần dương hạm của Hoa Kỳ. Ông đuợc bổ nhiệm làm ủy viên ủy ban soạn thảo nội quy và lập kế hoạch để thành lập Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ.  Khi cuộc nội chiến Hoa Kỳ bùng nổ, ông được bổ nhiệm là bác sĩ trưởng khoa giải phẫu tại Bệnh Viện Boston Navy Yard.  Ông lên đến chức Thiếu Tướng trước khi hồi hưu. Ông từ trần tại Philadelphia, Pennsylvania ngày 24 tháng Ba, 1895.
Sau khi Edmund Roberts qua đời trên chiếc tàu Peacock trong sứ bộ lần thứ nhì sang Việt Nam, bác sĩ Ruschenberger đã phụ trách phần Nhật Ký Hải Hành trên tàu, và do đó chúng ta có được các đoạn tường thuật về hoạt động của sứ bộ này, như đã được chuyển dịch ở tren.
3. Nhận xét của công tác của sứ bộ đầu tiên:
Theo các tác giả Stephen Pan và Dennis Lyons, trong quyển Vietnam Crisis, do The East Asian Research Institute xuất bản tại Riverside, New York, 1966, sự thất bại của sứ bộ ngoại giao Hoa Kỳ đầu tiên tại Đông Á là do các yếu tố kể sau (các trang 4-5):
I. Lá thư của Tổng Thống Andrew Jackson, mà ông Roberts mang theo, được đề gửi đến Quốc Vương An Nam, trong khi cần đề gửi cho Hoàng Đế.
II. Khi các viên chức Việt Nam nêu ý kiến với ông Roberts rằng ông cần viết một lá thư lên vị Thương Thư phụ trách Ngoại Giao, Thương Mại và Hải Hành, ông ta nói với họ là cách dùng chữ mà họ đề nghị có tính cách nhục ma.  Các viên chức giải thích rằng đây chỉ là hình thức lịch sự của Đông Phương.
III. Ông Roberts tự mình soạn thảo lá thư gửi vị Thượng Thư Ngoại Giao, Thương Mại, Hải Hành tại Huế, yêu cầu có một cuộc phỏng vấn với Hoàng Đế Cochin-china “trong thời khoảng ít mất thời giờ nhất có thể được.”  Các phụ tá của quan Thượng Thư yêu cầu ông Roberts phát biểu về mục đích của ông khi yêu cầu một cuộc yết kiến Hoàng Đế.  Họ cũng đòi phải có một bản phiên dịch sang Hán ngữ bức thư của Tổng Thống Jackson gửi cho Hoàng Đế. Đại diện của ông Roberts, một ông Morrison nào đó, trả lời rằng “các thư từ của các nhà lãnh đạo Quốc Gia không thể được đọc bởi các Bộ Trưởng [tức Thượng Thư của Việt Nam, chú của người dịch] .
IV. Ông Morrison nhấn mạnh rằng lá thư gửi Hoàng Đế không được mở ra, mà phải được chuyển giao trực tiếp đến Hoàng Đế ở Huế, hay phải mang trả về Tổng Thống.
V. Sau đó ông Roberts đã tố cáo rằng các quan chức Việt Nam là “thô lỗ” và “kém văn minh,” chỉ trích họ thiếu hợp tác.  Các quan chức Cochinchina duy trì quan điểm rằng một số nghi lễ, thủ tục và tập quán nào đó cần phải được tôn trọng.  Họ vạch ra rằng bất kỳ sứ giả nào từ một nước ngoại quốc đều phải làm việc xuyên qua các viên chức được ủy nhiệm bởi Hoàng Đế, và không được tiếp xúc trực tiếp đến chính Hoàng Đế chỉ vì việc mang một lá thư đến Hoàng Đế, mà không tiết lộ phần còn lại trong mục đích thực sự của việc thăm viếng hoàng triều.
VI. Cuối cùng ông Roberts có được một bản thông dịch sang Hán ngữ lá thư của mình và tiết lộ mục đích của sứ bộ của mình, nhưng nội dung bức thư của Tổng Thống gửi cho Hoàng Đế thì không được tiết lộ, vì thế các đại biểu Cochinchina từ chối không chuyển lá thư của Tổng Thống Jackson đến Hoàng Đế [Minh Mạng] .
VII. Khi các viên chức Việt Nam hỏi là liệu ông Roberts có tuân theo một cử chỉ tỏ vẻ kính trọng ở phương Đông bằng việc mang biếu một món quà cho Hoàng Đế hay không, ông Roberts từ chối không trả lời.
VIII. Các viên chức bản xứ có nói với ông Roberts rằng ông ta sẽ phải làm lễ kow tow [khấu đầu ?, chú của người dịch], trước Hoàng Đế, có nghĩa, cúi đầu cho trán chạm mặt đất như một cử chỉ bày tỏ sự tôn kính. Ông ta mạnh mẽ phản đối điều này.  Vì những lý do này, ông Roberts đã không được phép đến Huế, và các nỗ lực đầu tiên của Hoa Kỳ để ký kết một hiệp ước tại vùng Đông Á đã kết thúc với sự thất bại.  Tuy nhiên, ông Roberts đã thành công trong việc kết thúc các hiệp ước tại Xiêm La ngày 20 tháng Ba và tại Muscat vào ngày 21 tháng Chín, nhân danh Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Phái bộ Roberts chứng tỏ rằng ngay từ năm 1832 Hoa Kỳ đã quan tâm đến việc thiết lập các quan hệ hữu nghị và giao dịch thương mại với khu vực sau này sẽ được biết là Đông Dương thuộc Pháp.”
------
CHÚ THÍCH:1. James D. Richardson, A Compilation of the Messages and Papers of the Presidents, 1789-1897, Washington D.C.: Government Printing Office, 1896, tập iii, trang 53.
2. Edmund Roberts, Embassy to the Eastern Courts of Cochin-China, Siam, and Muscat, in the U.S. Sloop-of-War Peacock, David Geisinger, Commander, During the Years 1832-3-4, New York: Harper & Brothers, 1837, các trang 5-6.
3. Về các tin tức khác liên quan đến các nỗ lực của Shillaber – và các sự thất vọng – cùng sự bổ nhiệm ông Roberts, xem “Edward Livingston, Secretary of State,” The American Secretaries of State and Their Diplomacy, Samuel Flagg Bemis, chủ biên, New York: Alfred Ạ Knopf, 1928, vol. iv.  Cũng xem Tyler Dennett, Americans in Eastern Asia, New York: Barnes & Noble, Ịnc, 1941, chương vii.
4. Edmund Roberts, Embassy, trang 6.
5. Nguyễn Thế Anh, Bibliographie Critique sur les relations entre le Viet-Nam et l’Occident, Paris: G-P Maisonneuve et bLarose, 1967, trang 156, chú thích số 611).
6. Văn khố Bộ Ngoại Giao, Văn Khố Quốc Gia, Washington D.C., Special Missions, tập i (1832), Thư gửi ông Levi Woodbury, Bộ Trưởng Hải Quân, của Edward Livingston, Bộ Trưởng Ngoại Giao, 5 January, 1832.
7. Cũng nguồn dẫn trên.  Toàn văn dịch lại trong Phụ Lục A cùng với bản chụp nguyên văn dự thảo hiệp ước với Cochinchina (Phụ Lục C) được đính kèm. Đây là những chỉ thị chính thức đầu tiên của Hoa Kỳ về Việt Nam (Cochinchina).
8. Cùng nguồn dẫn trên.  Các văn thư của Đặc Sứ Roberts gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Livingston, ngày 14 February 1832 và ngày 23 July 1832.
9. Roberts, trang 13.  Trừ khi được trích dẫn khác đi, bản tường thuật về sứ bộ đầu tiên của Edmund Roberts sang Cochichina được rút ra chính yếu từ bản tường thuật của chính ông Roberts.  Tuy nhiên, cũng xem thêm Bemis, Dennett, Hunter Miller, Treaties and Other International Acts of the United States of America, Government Printing Office, 1931; tập 3; và Charles Oscar Paullin, Early Voyages of American Naval Vessels to the Orient, được in lại từ tập san US Naval Institute Proceedings, bản quyền năm 1910, các trang 716-724.  Các bản báo cáo chính thức của chính Đặc Sứ Roberts về sứ bộ của ông ta được tìm thấy trong Văn Khố Bộ Ngoại Giao, Special Agent, tập 10.  Toàn văn bản báo cáo tóm lược đầu tiên của ông được ghi lại trong Phụ Lục D.  Cũng cần ghi nhớ rằng tác giả Dennett có liệt kê, như các nguồn tư liệu về sứ bộ của đặc sứ Roberts, các tài liệu của Roberts được lưu trữ tại Bộ Ngoại Giao và Thư Viện Quốc Hội, Phòng Lưu Trữ Bản Thảo Viết Tay (Manuscript Division).
10. Bản chụp thư của Tổng Thống Andrew Jackson gửi Hoàng Đế Việt Nam đuợc đính kèm nơi Phụ Lục B.
11. Roberts, Embassy, các trang 171-188.
12. Đây là thành ngữ được dùng bởi các viên chức cấp dưới, trong sự giao tiếp với cấp trên, khi tự xưng hô cho chính mình.
13. Roberts, Embassy, các trang 182-184.
14. Cùng nguồn dẫn trên, các trang 189-190.
15.Cùng nguồn dẫn trên, trang 201.
16.Cùng nguồn dẫn trên, trang 214.
17. Cùng nguồn dẫn trên, trang 215.
18. Cùng nguồn dẫn trên, các trang 219-220.
19. Cùng nguồn dẫn trên, trang 225.
20. Ông Edmund Roberts.
21. Bulletin des Amis du Vieux Hue, năm thứ 24, số 1, January-March 1937, “Notelettes,” bởi L. Sogny, II, “An American Mission in Annam under Minh Mang,” các trang 63-64.  Cũng xem W. Everett Scotten, “Sire, Their Nation is Very Cunning…,” The American Foreign Service Journal, tập xii, January 1935, trang 15.
22. Văn Khố Bộ Ngoại Giao, Các Văn Thư Tòa Lãnh Sự Singapore (Singapore Consular Letters) .
23. Xem báo cáo của Roberts, Phụ Lục D.
24. Văn Khố Bộ Ngoại Giao, Phòng Đọc Vi Phim, Văn Khố Quốc Gia, Washington D.C., Singapore Consular Letters.
25. Cùng nguồn dẫn trên, thư đề ngày 30 March 1835.
26. Cùng nguồn dẫn trên, Special Missions, I, văn thư gửi đặc sứ Edmund Roberts của Bộ Trưởng Ngoại Giao Forsyth, 20 March 1835.
27. Cùng nơi dẫn trên.
28. Charles Oscar Paullin, Early Voyages …, trang 721.
29. W.S.W. Ruschenberger, A Voyage Round the World; Including An Embassy to Muscat and Siam, in 1835, 1836, and 1837, Philadelphia: Carey, Lea, & Blanchard, 1838, trang 347. Đoạn tường thuật này về sứ bộ lần thứ nhì của Roberts sang Việt Nam được dựa chủ yếu vào quyển sách của Ruschenberger.
30. Cùng nguồn dẫn trên, trang 357.
31. Cùng nơi dẫn trên.
32. Cùng nguồn dẫn trên, trang 364.
33. Hunter Miller, tập 3, các trang 780-786.
34. Bulletin des Amis du Vieux Huế, “An American Mission,” Có sự khác biệt nhỏ trong các bản dịch của các tài liệu của hoàng triều này trong quyển “Les premìeres relations entre le Viet-Nam et les États Unis d’Amérique,” của Thái văn Kiểm, Bulletin de la Société des Études Indochinoises, Saigon, tập 37, số 3, 1962, trang 285.  Tuy nhiên, hai bản dịch không khác nhau về mặt nội dung./-



PHỤ LỤC A
Các Chỉ Thị Của Bộ Trưởng Ngoại Giao Livingston
gửi Đặc Sứ Edmund Roberts
Gửi ông Edmund Roberts,
Bộ Ngoại Giao,
Hoa Thịnh Đốn, ngày 27 tháng Một, 1832

Thưa Ông: --- Tổng Thống đã bổ nhiệm ông làm phái viên của Tổng Thống với mục đích khảo sát, tại vùng Ấn Độ Dương, các phương thức để mở rộng nền thương mại của Hoa Kỳ bằng sự sắp xếp thương mại với các quyền lực mà lãnh địa giáp ranh với vùng đại dương nói trên, ông sẽ đáp lên chiếc chiến hạm Hoa Kỳ, mang tên Khổng Tước (Peacock), trên chiếc tàu đó để che dấu nhiệm vụ của ông nhằm tránh các quyền lực có quyền lợI khác có thể tìm cách phá hoại các mục tiêu mà Tổng Thống nhắm đến, ông sẽ đóng vai Thư Ký của Thuyền Trưởng.  Lý lịch thực sự của ông được thông báo cho Thuyền Trưởng Geisinger, và không cần tiết lộ cho bất kỳ người nào khác trên tàu trừ khi ông thấy là cần thiết, cho công việc của ông, để bộc lộ cho các người khác.
Khi mà ông tiến vào vùng Ấn Độ Dương từ phía đông, địa điểm đầu tiên mà các bổn phận của ông khởi sự sẽ là Cochinchina [Việt nam ngày nay, chú của người dịch] .  Tại đây ông sẽ tiến đến thủ đô của xứ sở đó tức Huế, đôi khi được gọi là Huéfoo [phố Huế ?, chú của người dịch], hay một thành phố hoàng triều như thế là nơi có Quốc Vương cư ngụ.  Trên hành trình đến nơi này, ông sẽ phải tự tìm hiểu một cách tỉ mỉ sự mua bán được thực hiện giữa Vương Quốc này với các xứ khác -- bản chất các sản phẩm của nước này, bất luận là sản phẩm thiên nhiên, canh tác, hay chế tạo -- nền thương mại hải hành và sức mạnh quân sự của nó – và về các loại hàng hóa cho sự tiêu thụ tổng quát, hay được yêu cầu cho nền thương mại riêng của họ với các nước khác -- về những đặc ân được ban cấp, hay các sắc thuế quá đáng được hành thu, nền thương mại của các quốc gia khác đang trao đổi với họ.

Khi đến nơi, ông sẽ đích thân yết kiến Nhà Vua và trình bày thẩm quyền của ông và đệ trình thư gửi đến Quốc Vương. Ông sẽ phát biểu rằng Tổng Thống chúng ta có nghe biết về danh tiếng của Quốc Vương [là người] yêu chuộng lẽ công bằng, và mong muốn cải thiện các ưu thế của nền thương mại để làm lợi cho người dân của Ngài, nay phái ông sang để tìm hiểu là liệu Quốc Vương có sẵn lòng cho phép thuyền bè của chúng ta cập bến các hải cảng của Ngài với những loại hàng hóa sẽ hữu dụng cho Ngài và thần dân của Ngài, và đổi lại, để thu mua các sản phẩm công nghiệp hay sản phẩm canh tác từ đất đai của họ.  Rằng chúng ta chế tạo, và có thể mang đến, các vũ khí, đạn dược, vải dệt bằng bông và len, thủy tinh, vân vân (hãy liệt kê tất cả những loại hàng mà ông biết được là họ thường nhập cảng) -- rằng chúng ta có thể cung cấp các hàng hóa đó với giá rẻ hơn bất kỳ nước nào khác, bởi vì các nguyên tắc của quốc gia chúng ta là chống lại việc xây cất các thành lũy, hay kiến tạo các cớ sở tốn kém tại các xứ sở ngoại quốc -- rằng chúng ta không bao giờ thực hiện các cuộc chinh phục [thuộc địa], hay đòi hỏi bất kỳ quốc gia nào khác cho phép chúng ta định cư tại quốc gia của họ, như các người Anh, người Pháp hay người Hòa Lan đã làm tại vùng Đông Ấn Độ.  Tất cả điều mà chúng ta yêu cầu là quyền tự do đến và đi cho mục đích mua và bán, sẵn sàng tôn trọng các luật lệ của xứ sở trong khi chúng ta có mặt ở đó.  Nhưng trong khi chúng ta không đòi hỏi đặc lợi chuyên độc nào, chúng ta sẽ không tiến hành việc mua bán của chúng ta tại nơi mà chúng ta bị đối xử ở bất kỳ mức độ nào tồi tệ hơn các quốc gia khác.  Chúng ta sẽ đóng tất cả các sắc thuế được yêu cầu bởi thẩm quyền của Quốc Vương, nhưng chúng ta sẽ không chịu trả nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, hay chúng ta sẽ không chịu đóng các khoản lạm thu quá đáng của bất kỳ quan chức thuộc cấp của Quốc Vương -- rằng vị Tổng Thống của chúng ta rất hùng mạnh, có nhiều chiến thuyền đặt dưới quyền chỉ huy của ông nhưng các chiến thuyền chỉ được dùng vào việc bảo vệ nền thương mại của chúng ta chống lại sự cưỡng chế -- rằng nếu Quốc Vương mong muốn đạt được các ưu thế của nền mâu dịch của chúng ta, Quốc Vương phải ký kết một hiệp ước theo đó các sự quy định nêu trên phải được bảo đảm cho các thương nhân của chúng ta -- rằng ngay tức thời khi mà hiệp ước này được công bố các tàu bè của chúng ta sẽ lui tới các hải cảng của Quốc Vương, làm giàu cho Ngài bằng các số thuế mà Ngài sẽ thu được, và cho thần dân của Ngài qua việc mua bán của họ. 
Một điểm quan trọng là, phải có được một sự cho phép công khai để trao đổi mua bán, nói chung, với người dân, bởi chúng ta được biết rằng tại phần lớn, hay tại tất cả các hải cảng, các Quan Chức, hay các viên chức khác, hiện đang nắm độc quyền ngoại thương, đã không chấp thuận cho bất kỳ công dân nào được mua bán với người ngọai quốc.

Ông sẽ được ban cấp thẩm quyền để ký kết một hiệp ước -- nếu có thể đạt được một hiệp ước với các điều khoản  xác định ở trên, và các điều khoản khác như sẽ được nêu ra sau này – và [ thẩm quyền ] để hứa hẹn, mà ông có thể hứa bằng miệng hay bằng văn bản, rằng các tặng phẩm thông thường sẽ được thực hiện khi trao đổi sự phê chuẩn [hiệp ước] -- về việc mà ông có thể ấn định một danh sách các phẩm vật sao cho chúng có thể làm hài lòng nhất, nhưng trị giá không được vượt quá mức độ mười ngàn mỹ kim cho mỗi vị Chúa Tể.

Khoản bồi dưỡng của ông sẽ là sáu mỹ kim mỗi ngày, và tất cả các chi phí cá nhân cần thiết -- chỉ được kể trong những trường hợp không tiên liệu được, bởi việc ăn ở trên tàu đã được cung cấp cho ông.  Một khoản ứng trước sẽ được chuyển cho ông số tiền là một ngàn mỹ kim vào trương mục để ông chi trả, và khoản năm trăm mỹ kim cho các tặng phẩm có thể cần có để dành được sự yết kiến.
Các chỉ thị nêu trên sẽ được áp dụng cho các sứ mệnh của ông tại nước Xiêm La, và các quyền lực tại vùng Ả Rập trong miền Hồng Hải (Red Sea), nơi mà ông cũng sẽ được phái đến.
Ông được phép rút tiền từ Bộ Ngoại Giao đến ngạch số trợ cấp của ông, khi chúng đáo hạn, sau khi khấu trừ đi khoản ứng trước nay vừa xuất ngân cho ông, và cho các chi phí cần thiết của ông, như được chúng thực bởi chỉ huy trưởng chiếc tàu mà ông cùng đi.
Tôi xin trân trọng chào ông,

Kính thư,
Edw. Livingston

Tái bút: Khoản thù lao bồi dưỡng của ông sẽ được tính từ ngày 9 tháng Giêng năm 1832, ngày ông rời nơi cư trú để lên đường công tác.
***
PHỤ LỤC B:
Bản sao chụp thư của
Tổng Thống Hoa Kỳ Andrew Jackson
gửi Quốc Vương An Nam Minh Mạng,
không được chuyển giao vì bị xem là
không xưng hô đúng cách.


PHỤ LỤC C:
Bản sao chụp Dự Thảo Hiệp Ước Thương Mại
giữa Hoa Kỳ và Việt Nam,
do ông Edmund Roberts soạn thảo.


 
PHỤ LỤC D
Báo Cáo Của Đặc Phái Viên Edmund Roberts
về Sứ Bộ Đầu Tiên
Batavia
Ngày 22 tháng Sáu, 1833

Thưa Ngài,
Tôi hân hạnh báo tin Ngài hay rằng chúng tôi đã lái tàu rời Lin-tin vào ngày 26 tháng Mười Hai vừa qua để đến Turon Bay [vịnh Đà Nẵng ngày nay, chú của người dịch] nơi bờ biển phía bắc của nước Cochinchina, đã chờ đợi sự đến nơi của chiến hạm U.S.S. Boxer cho đến khi mọi hỵ vọng về sự xuất hiện của nó đã tan biến.  Vào ngày đầu tiên của tháng Một chúng tôi đã đến ngoài khơi của Vịnh, trong một thời tiết vô cùng giông bão, & và thời tiết tiếp tục như thế trong vài ngày, cùng với một trận cuồng phong và sóng lớn thổi từ một khu vực bất ngờ (khu Tây Bắc) [viết tắt là “the N.W.” trong nguyên bản, chú của người dịch] thay vì từ Đông Bắc [viết tắt là “the N. E.” trong nguyên bản, chú của người dịch], cùng lúc có luồng gió mạnh thổi về hướng Đông Nam.  Chúng tôi tiếp tục chống trả các khó khăn chồng chất này cho đến ngày mồng 5, và khi đó chúng tôi nhận thấy mình bị trôi giạt xuống phía đảo Pulo Canton, & và lui dần mỗi khi gió đổi chiều, cuối cùng chúng tôi bị đưa đẩy vào hải cảng gần nhất, thuộc vùng Vịnh Phú Yên, & và thả neo vào ngày kế đó tại bến tàu của Vunglam [Vũng Liêm (?), chú của người dịch], Ngay sau khi cập bến, một lá thư viết bằng Anh Ngữ, với một bản dịch bằng Hán ngữ, đã được chuyển lên Kinh Đô Huế bởi Quan Chức tại Vunglam, gửi đến Vua Minh Mạng, Quốc Vương nước An Nam, thông báo với Quốc Vuơng về sự đến nơi của chúng tôi và trình bày mục tiêu của sứ bộ.  Vào ngày 17 một phái đoàn gồm ba Quan Chức đã đến, một người là Phán Quan [Án Sát ?, chú của người dịch] của tỉnh Phú Yên, được tháp tùng bởi một đoàn tùy tùng dài cưỡi Voi hay ngựa hay di chuyển trong các cỗ kiệu, mang lại cùng với họ lá thư được gửi đến Quốc Vương.  Họ tuyên bố rằng họ được phái đến bởi vị  “Thượng Thư  phụ trách Ngoại Nhân” để thông báo bằng miệng với tôi rằng ông Thượng Thư đã hoàn trả lá thư chưa hề được mở ra, do bởi thư đề gửi cho Quốc Vương An Nam.  Vị chúa tể của xứ Cochinchina giờ đây bắt chước tối đa vị Chúa Tể của ông ta, Hoàng Đế Trung Hoa, tự xưng tước của mình là Hoàng Đế Wiet Nam [ viết y như trong nguyên bản, đây chắc là bản văn chính thức của Hoa Kỳ đầu tiên nêu danh xưng Việt Nam, chú của người dịch] (được phát âm là Yũnam) thay vì vương hiệu trước đây của ông là An Nam Quốc Vương.  Viên Thượng Thư vì thế yêu cầu rằng cần gửi một lá thư khác, trình bày về mục đích của sứ bộ, và đề gửi lên ông ta là cơ phận thích hợp để đối thoại với vị Hòang Đế.  Một lá thư đã được thảo theo đó,  bao gồm những thông tin mong muốn, và có bổ túc thêm rằng tôi được ủy nhiệm mang một lá thư của Tổng Thống Hợp Chúng Quốc gửi đến Hoàng Đế mà tôi cần phải đích thân giao thư.   Vào ngày 26 hai Quan Chức ở phẩm trật cao hơn đã đến & nói rằng họ được sai phái đến bởi vị Thượng Thư để nhận bức thư của Tổng Thống, hay một bản sao lá thư mà lúc đầu tôi đã từ chối chấp thuận, bởi họ đã không mang sự phúc đáp cho lá thư của tôi, hay họ cũng không có bất kỳ văn bản cho phép nào từ vị Thượng Thư đưa ra sự đòi hỏi như thế.  Tôi còn cáo giác nhiều hơn để chứng minh cho sự từ chối của tôi, rằng trong một trường hợp tương tự ông W. Crawford [đúng ra là Crawfurd, sứ giả người Anh, đã đến trước đây từ Ấn Độ, xem một bài dịch khác trước đây, chú của người dịch] đã nhận được một sự khiển trách từ vị đương kim Chúa Thượng xuyên qua cùng vị Thượng Thư này về việc cho phép vị Tổng Đốc vùng Hạ Lưu Sàigòn được đọc lá thư của Quan Tòan Quyền tại Ấn Độ gửi Hoàng Đế.  Tuy nhiên, nhận thấy sẽ không làm được gì nếu không chấp nhận việc đó, sau chót, tôi đã nhượng bộ, & giao cho ông ta một bản sao lá thư bằng tiếng Anh và Hán ngữ, được mở công khai, bởi họ từ chối bất kỳ giấy tờ có niêm phong nào, cho hay rằng họ đã nhận được các chỉ thị dứt khoát từ vị Thượng Thư, để thẩm tra mọi văn kiện do tôi giao cho, & họ sẽ không chuyển bất kỳ văn kiện nào đi trừ khi văn thư được diễn đạt bằng ngôn ngữ nhũn nhặn và lịch sự, & với thành ngữ phù hợp với nghi lễ tại triều đình – và từ đây khởi sự cho hàng loạt những trở ngại sau hết đưa đến một sự thất bại hoàn toàn cho mục tiêu của Sứ Bộ.  Tôi sẽ bỏ qua những kháng nghị nhỏ được đưa ra về các dùng chữ trong lá thư của Tổng Thống, & tiến tới các trở ngại chính bao gồm các điều sau đây – trong bản sao lá thư bằng Hán ngữ, họ chỉ rằng các danh từ Hòang Đế, & Cochinchina phải được nhấc cao, như một sự bày tỏ lòng kính trọng, hơn bao nhiêu trên hàng kẻ trên cùng của trang giấy, -- trên thực tế cao hơn các chữ Hợp Chúng Quốc & Tổng Thống một mẫu tự, để chỉ rằng Tổng Thống & Hợp Chúng Quốc thấp kém hơn Hoàng Đế và nước C.C. [viết tắt trong nguyên bản, chú của người dịch] – sau cùng họ quyết định rằng việc Tổng Thống chỉ đơn giản đề thư gửi cho Hoàng Đế là điều rất không hợp lệ -- họ nói nó phải đựoc chuyển dịch với từ ngữ  “im lặng kính sợ “ (silent awe: suh-te) hay “với đôi bàn tay nâng cao để kính dâng” (with uplifted hands: Yung hay te shang) thường được dùng bởi ngườI Trung Hoa & các kẻ bắt chước sự nhũn nhặn của họ tức người C.Chinese [viết tắt trong nguyên văn, chú của người dịch] trong cách xưng hô của thần dân với vị Chúa Tể.của họ. Ý kiến này tức khắc bị từ khước & họ bị nhắc nhở rằng đừng lập lại đòi hỏi sỉ nhục như thế bởi Tổng Thống Hợp Chúng Quốc có một vị thế hoàn toàn bình đẳng với vị Hoàng Đế uy quyền nhất & do đó không từ ngữ nào có thể được dùng có thể làm cho ông ấy bị xem là thấp kém hơn Hoàng Đế C. China [viết tắt trong nguyên bản, chú của người dịch].  Các Quan Chức Đại Biểu được thông báo rằng cùng từ ngữ sẽ được dùng để xưng hô với Er [viết tắt trong nguyên bản để chỉ Emperor tức Hoàng Đế, chú của người dịch] như đã được dùng trong thư của Đặc Sứ gửi cho Thượng Thư, hàm ý sự bình đẳng mà không có bất kỳ ý nghĩa ngạo mạn bất kính nào trong đó.  Các quan chức đã phủ nhận mọi chủ ý muốn sỉ nhục Tổng Thống & cho hay rằng theo tập tục các Sứ Giả của Burmah (Miến Điện) & Xiêm La vẫn hay sử dụng các thành ngữ này khi xưng hô vớI Hoàng Đế của họ.  Chờ đợi tám ngày sau cuộc đối thoại này, & không nghe thêm điều gì từ Huế, chúng tôi đã trương buồm lên hôm 8 tháng Hai để lái đến Vịnh Xiêm la.  Nếu chúng tôi may mắn hơn, như đến được Turon [vịnh Đà Nẵng ngày nay, chú của người dịch] hay đến ngoài khơi của Huế vào lúc khởi đầu có gió mùa Tây Nam [viết tắt là  “S.W. “ trong nguyên bản, chú của người dịch], tôi tin rằng kết quả có thể rất khác biệt.  Chúng tôi ở quá xa Kinh Đô, & công việc vì thế bị ủy thác quá nhiều cho các viên chức thấp kém.  Cho đến nay tôi mới chỉ gửi đến ông một bản tường trình tóm lược về những khó khăn tại C. China [viết tắt trong nguyên bản, chú của người dịch] vốn đã chiếm một phần đáng kể đến năm mươi trang trong “Tập Nhật Ký Chính Thức” của tôi.
Trong diễn tiến của cuộc thương thảo, họ mưu toan dành đạt mọi lợị điểm nhỏ nhặt cũng như  mọi ưu thế có tầm quan trọng hơn, & nếu họ thành công, nó sẽ được phóng đại thành sự chiến thắng trên Chính Phủ của xứ sở của tôi.
Ngay dù tôi đã có thể đánh mất đi sự tự trọng và quên đi những trách vụ đối với xứ sở tôi & và vị Thẩm Phán Tối Cao để chấp nhận các đề nghị của họ, sự việc cũng chưa chấm dứt ở đây.  Tôi phải được nói cho biết rằng khi đến Huế nếu muốn yết kiến Hoàng Đế, điều cần thiết là tôi phải tuân hành các nghi lễ của triều đình & chịu làm lễ Ko-tow [khấu đầu ?, chú của người dịch] hay “lễ lạy đầu sát đất”, và việc này sẽ được nối tiếp bởi các điều kiện nhục mạ khác, bởi đó là bản chất của những dân tộc nằm quá khu vực sông Ganges [vùng phía Đông cửa sông Ganges, Ấn Độ, chú của người dịch] là sẽ gia tăng các đòi hỏi của họ đến mức mà họ cưỡng hành được hay trong bằng bất kỳ cách nào đó đạt được sự thần phục trước ý chí của họ, vì họ vẫn bị ảnh hưởng một cách bất thường bởi sự cứng rắn, liều lĩnh & quả quyết hơn là bởi sự tranh luận vững chắc & thuyết phục nhất, [bởi] thái độ ôn tồn, không ép buộc, dung hòa nhất.  Lịch sử các cuộc thương thảo trong quá khứ đủ để chứng minh rằng không có đặc quyền, đặc miễn, hay ưu thế thuộc bất kỳ loại nào lại có thể dành đạt được bởi sự phục tùng, bởi sự hạ thấp mình, hay ngay cả bởi sự nịnh bợ -- Họ khinh miệt thái độ trước như là một bằng cớ của sự yếu đuối, loại thái độ sau như  là một minh chứng cho một tâm hồn hèn hạ.  Một thái độ đàng hoàng, song không kiêu ngạo, cương quyết bảo vệ danh dự của mình, cởi mở và vô tư, tìm kiếm các lợi điểm cho chính mình, nhưng cũng sẵn lòng phát huy lợi điểm của kẻ khác, chắc chắn sẽ tạo ảnh hưởng nhiều trên các dân tộc mang đặc điểm và cá tính này, và sau hết phải có khả  năng để hoàn thành được mục tiêu mong muốn. Rằng một dân tộc vĩ đại, chẳng hạn như dân tộc của đất nước tôi, [vẫn] phải gánh chịu khả năng là danh dự quốc gia bị làm hoen ố bởi bất kỳ một dân tộc nào dưới ánh mặt trời, càng hiếm khi [bị hạ nhục]  bởi một vài dân tộc mọi rợ, kinh nghiệm [này] làm cho vấn đề trở nên ít ngạc nhiên hơn là đáng ân hận. Chúng ta không thể hoàn toàn dửng dưng đối với ý kiến phải được nhìn nhận cho quốc gia của mình bởi một thành phần quá đông đảo trong nhân loại, như thành phần cư ngụ tại những xứ sở nằm giữa Hồng Hải (Red Sea) & Nhật Bản.
Nếu chúng tôi đã thất bại trong nỗ lực thương thảo này song danh dự của chúng ta chưa bị hoen ố & sư/ đề kháng đã đuợc đưa ra để chống lại các đề nghị sỉ nhục của họ nhằm làm giảm vị thế cao cả của một Tổng Thống Hoa kỳ, sẽ dạy cho họ rằng tôi tin tưởng vào bất kỳ cuộc thương thảo tương lai nào với chính phủ của chúng ta, rằng danh dự không phải chỉ là một âm thanh vô nghĩa, hay một danh từ rỗng tuếch, bởi trên âm thanh này là sức mạnh của các Vương Quốc, là sự an toàn của các dân tộc – đó là điều làm rung động cánh tay của chiến sĩ, đó chính là động lực mạnh mẽ hơn bất kỳ điều gì khác đã biến đổi con người trở thành Anh Hùng.
Tôi hân hạnh giữ mãi các sự đánh giá cao nhất cho lòng yêu mến và tôn kính,
Một công bộc rất trung thành của Ngài
(ký tên) Edmund Roberts

Tái bút: 
Tôi không được bỏ quên không lưu ý rằng các Quà Cáp là những vật không thể thiếu được ở những xứ sở này.& được xem như một dấu hiệu của sự kính trọng, chúng làm cho người tặng quà trở nên có vai vế nhiều hay ít tùy vào tầm mức to nhỏ của quà tặng.  Cả ở C.China [viết tắt trong nguyên bản, chú của người dịch] và Xiêm La, trong số các câu hỏi đầu tiên là câu, “Ông có mang quà tặng gì đến cho Nhà Vua?”, xem như chuyện tự nhiên là khách không đến thăm với bàn tay không./-    

Ngô Bắc dịch
© 2006 gio-o

Nguồn: Gio-o 
__________

 
Quan hệ Việt - Mỹ dưới thời Minh Mạng
Quan hệ Việt - Mỹ dưới thời Minh Mạng

Cuộc tiếp xúc Mỹ - Việt chính thức đầu tiên diễn ra vào năm Minh Mạng thứ 13. Phái bộ ngoại giao của Mỹ lúc ấy do ông Edmund Roberts (Nhã-Di-Lý) cầm đầu với quốc thư của Tổng thống Jackson.

Cần nhắc lại chuyện người Mỹ đã tiếp xúc với Việt Nam tự bao giờ?
Qua thư tịch, từ tháng 7 – 1787, ông Thomas Jefferson trong thời gian làm Công sứ Hoa Kỳ ở Paris đã chú ý đến y giống lúa ở Việt Nam (Đàng Trong) vì nó trắng đẹp, ăn ngon và năng suất cao.(1). Một năm sau, gặp phái bộ Pigneau de Béhaine ở điện Versailles, Thomas Jefferson được Hoàng tử Cảnh hứa sẽ gửi những mẫu lúa ấy cho Hoa Kỳ. Có thể xem đây là cuộc tiếp xúc Việt - Mỹ đầu tiên. Về sau, vì bận chiến tranh với phong trào Tây Sơn, Hoàng tử Cảnh không thực hiện được lời hứa ấy. Ba mươi năm sau (1817), một người Mỹ lên là John White (2) (Hôn - Viết) tiếp tục thực hiện ý muốn của Thomas Jeffrson đến Sài Gòn trong ba tháng, tiếp xúc nhiều lần với quan lại và dân chúng Việt Nam. Ngày rời Sài Gòn, John White đã mua một ít lụa, đường và một thuyền gạo… nhưng trên đường về chẳng may gạo bị mọt và các loại sâu bọ ngũ cốc ăn hỏng cả (3). John White đã ghi lại cuộc hành trình đến Việt Nam trong cuốn A Voyage to Cochin – China (Hành trình qua Nam Việt) - cuốn bút ký được cá nhà sử học Việt - Mỹ rất quan tâm.
Cuộc tiếp xúc Thomas Jeffrson và Hoàng tử Cảnh tuy có nhiều thuận lợi nhưng chưa chính thức. Cuộc tiếp xúc Mỹ - Việt chính thức đầu tiên diễn ra vào năm Minh Mạng thứ 13. Phái bộ ngoại giao của Mỹ lúc ấy do ông Edmund Roberts (Nhã-Di-Lý) cầm đầu với quốc thư của Tổng thống Jackson. Phái bộ đi tàu Peacock, đến đậu tại Vũng Lấm, vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên vào cuối năm 1932. Edmund Roberts gặp được Tuần vũ tỉnh Phú Yên và trình bày ý muốn của nước Mỹ muốn giao hảo với nước Việt. Tuần Vũ tâu lên vua Minh Mạng và được nhà vua đồng ý đón tiếp.
Ý kiến của vua Minh Mạng được ghi rõ trong Minh Mạng chính yếu (quyển thứ 25, tr. 27a và 27b) như sau: Bản dịch: Quốc gia Nhã – Di – Lý sai sứ thần tới dâng quốc thư yêu cầu thông hiếu với Việt Nam. Thuyền của sứ bộ bị sóng dạt ghé vào vùng duyên hải tỉnh Phú Yên.
Nhà vua hay tin, liền sai quan viên ngoại là Nguyễn Tri Phương tới nơi cật vấn. Sứ bộ trả lời là nước họ chỉ muốn giao hiếu thông thương mà thôi.
Về việc này, nhà vua dụ các quan Nội rằng:
- Người ta từ xa tìm tới, bản ý là cung thuận. Triều đình ta với tinh thần mềm dẻo quí mến người phương xa, không tiếc gì mà không dung nạp họ. Tuy nhiên, họ mới tới lần đầu các chi tiết lễ nghi về ngoại giao thông hiếu, chưa được am tường; có thể sai quan Thương bạc viết tư văn thông báo cho nước họ biết, nếu muốn thông thương mậu dịch với nước ta, ta cũng không cự tuyệt, nhưng phải tuân theo những hiến định đã có từ trước tới nay.
Từ nay nếu có thương thuyền tới, thì cho phép được ghé vào cửa Đà Nẳng, Trà – Sơn – Úc, bỏ neo tại đó, chứ không được tự ý lên bộ. Đó là ý cảnh giác phòng gian nằm trong chính sách ngoại giao mềm dẻo của ta vậy’ (4).
Thái độ của Minh Mạng thể hiện rõ chủ trương cởi mở, cụ thể, chặt chẽ của một nước.
Về sự kiện này, bộ sử biên niên của triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển 86, ghi vào tháng 11 năm Nhâm Thìn (1832) rằng:
“Quốc trưởng nước Nhã-Di-Lý (nước này ở Tây dương, hoặc gọi là Hoa Kỳ, hoặc gọi là Ma-Ly-Căn, hoặc gọi là Anh-cát-lợi mới đều là biệt hiệu nước ấy) Sai bọn bề tôi là Nghĩa-Đức-Môn La Bách Đại, Uý-Đức-Giai-Tâm-Gia (tên hai người (5) đem quốc thư xin thông thương thuyền ở cửa vụng Lấm thuộc Phú Yên. Vua sai viên ngoại lang Nguyễn Tri Phương, tự vụ Lý Văn Phức đi hội với quan tỉnh, lên trên thuyền thiết tiệc, và hỏi lí do đến đây làm gì. Họ nói: “Chỉ đến vì muốn giao hiếu và thông thương”. Nói năng rất cung kính. Đến lúc dịch thư ra có nhiều chỗ không hợp thể thức.
Vua bảo không cần đệ trình thư ấy. Rồi cho quan quyền lãnh chức Thương bạc làm tờ trả lời. Đại lược nói: “Nước ấy muốn xin thông thương, cố nhiên là ta không ngăn trở, nhưng phải tuân theo pháp luật đã định. Từ nay, nếu có đến buôn bán thì cho đỗ ở vụng Trà Sơn, tấn sở Đà Nẵng, không được lên bờ làm nhà, vượt quá kỷ luật rồi giao thư cho họ mà bảo họ đi”. (Bản dịch của Viện Sử học, Sdd. tập XI, tr. 231).
Nội dung lá thư “có nhiều chỗ không hợp thể thức” như thế nào, xin trích nguyên văn: Andrew Jackson, Tổng thống Hợp Chúng Quốc Mỹ.
Kính gửi Đại quí hữu…
Thư này sẽ dâng lên Hoàng thượng do Edmund Roberts, một công dân danh vọng của Hợp Chúng Quốc. Ông này đã được bổ nhiệm chức Đặc Uỷ viên của Chính phủ chúng tôi để thương thuyết với Hoàng thượng những vấn đề quan yếu.
Tôi trân trọng xin Hoàng thượng che chở đương sự trong khi thừa hành nhiệm vụ đã được giao phó và xin cho đương sự được đối đãi tử tế. Tôi tin cậy hoàn toàn những điều mà đương sự sẽ đề đạt lên Hoàng thượng nhất là tình thân hữu hoàn toàn và tất cả thiện chí của chúng tôi đối với Hoàng thượng.
Tôi cầu xin Đức Chúa Trời luôn luôn phò hộ Đại quí hữu.
Để chứng minh các điều nói trên, tôi cho kiềm quốc ấn của Hợp Chúng Quốc trên bản tài liệu này. Lập với bản ấn tại thành Hoa Thịnh Đốn, ngày ba mươi mốt (31) tháng Giêng dương lịch 1832 và là năm thứ năm mươi sáu của nền độc lập Hợp Chúng Quốc.
ANDREW JACKSON
Thừa lệnh Tổng thống
EDW, LIVINGSTON
Quốc Vụ Khanh. (6)
Lý do vua Minh Mạng không tiếp phái bộ Hoa Kỳ chỉ vì lá thư của Tổng thống Mỹ “… có nhiều chỗ không hợp thể thức”. Những chỗ không hợp thể thức đó có lẽ là trong bức thư có một khoảng trống chưa điền rõ tên Hoàng đế (Minh Mạng) và tên nước Việt Nam (7). Một ông vua uy nghiêm, tự trọng, nguyên tắc như vua Minh Mạng không thể nhận một cái quốc thư không đề tên nước được nhận như thế. Sự thiếu sót này một phần do phái bộ Edmund Roberts và một phần do hai nhà ngoại giao Nguyễn Tri Phương và Lý Văn Phức không giúp đỡ cho họ trước khi họ đệ trình lên vua Minh Mạng (8). Như vậy việc quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt đầu tiên không thành chính vì những người thừa hành của hai nước chứ không phải vì vua Minh Mạng hẹp hòi, cự tuyệt mọi quan hệ với người Tây phương.
Rời Việt Nam, tàu Peacock qua neo tại cửa sông Ménam vào ngày 18.2.1833 và được triều đình Thái Lan đón tiếp rất linh đình. Bốn năm sau (1836), Edmund Roberts lại được chính phủ Hoa Kỳ giao nhiệm vụ đi tàu Peacock trở lại Việt Nam để ký một hiệp ước thương mại (9). Người trưởng tàu Peacok là đại uý Hải quân E.P. Kennedy.
Sự kiện Edmund Roberts trở lại Việt Nam lần thứ hai được Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển 168, trang 3 chép như sau:
Tháng 4 năm Bính Dần niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836). Ma-Ly-Căn.
Tỉnh thần Quảng Nam tâu: Có sứ thuyền nước Ma-Ly-Căn đậu ở vũng Trà Sơn thuộc Đà Nẵng Quảng Nam, nói có quốc thư cầu thông đạt, xin vào chầu. Quan tỉnh đem việc tâu lên. Vua hỏi thị lang Bộ Hộ Đào Trí Phú rằng: - Xem tình ý lời lẽ của họ tỏ ra cung thuận, vậy có nên nhận hay không? Trí Phú thưa: - Họ là người nước ngoài, tình ý giả dối cũng chưa biết chừng. Thần tưởng hay cho họ vào Kinh, lưu ở công quán Thương bạc, phái người đến khoản đãi để thăm dò ý họ đến.
Thị lang Nội các Hoàng Quý tâu nói: Nước họ xảo quyệt muôn mặt, nên cự tuyệt đi. Một khi dung nạp sợ để lo cho đời sau. Người xưa đóng cửa ải Ngọc quan, tạ tuyệt Tây vực, thực là chước hay chống cự Nhung địch.
Vua nói:
- Họ xa cách trùng dương trên 4 vạn dặm, sao lại cự tuyệt, chẳng hoá tỏ ra cho người ta thấy mình không rộng rãi ư?
(Vua) liền sai Đào Trí Phú cùng với Thị lang Bộ Lại Lê Bá Tú, làm thuộc viên Thương bạc, đến tận nơi uỷ lạo thăm hỏi. Khi đến nơi, viên thuyền trưởng nói là bị ốm, không tiếp kiến được. Ta sai thông ngôn đến thăm: họ cũng sai người đáp lễ. Rồi ngay ngày ấy, giương buồn kéo đi. Bọn Trí Phú đem việc tâu lên và nói:
- Chợt đến chợt đi thật không có lễ nghĩa.
Vua phê bảo rằng:
- Họ đến, ta không ngăn. Họ đi, ta không đuổi theo. Lễ phép văn minh có trách gì man di cõi ngoài (10).
Đoạn sử này một lần nữa thể hiện rõ ý kiến sáng suốt của vua Minh Mạng. Nhà vua đã gạt bỏ ý kiến bảo thủ “bế quan toả cảng” của quan Thị lang Nội các Hoàng Quýnh và sai Đào Trí Phú và Lê Bá Tú thực hiện chính sách giao hiếu với Hoa Kỳ của ông. Không may khi đoàn ngoại giao ta đến gặp thì trưởng phái bộ Hoa Kỳ Edmund Roberts bệnh nặng không tiếp được. Đoàn ta cử thông ngôn đến thăm và phái bộ Mỹ đáp lại bằng cách cử người đến gặp phái đoàn Việt Nam để cảm ơn. Ngay sau đó thì phái đoàn Mỹ rời Việt Nam một cách vội vã. Việc ngoại giao không thành, những quan lại bảo thủ được một phen lên mặt mỉa mai.
Việc quan hệ Việt - Mỹ lần thứ hai không thành vì trưởng phái bộ Hoa Kỳ Edmund Roberts bệnh và phải rời Đà Nẵng gấp chứ không phải vì bất cứ một lý do nào về phía vua Minh Mạng. Nếu lúc đó nhà vua biết được tin trưởng phái bộ Hoa Kỳ Edmund Roberts bệnh nặng và đã mất sau đó (ngày 12 – 6 – 1836) có lẽ nhà vua không khỏi nhỏ một giọt lệ tiếc thương. Việc tàu Peacock phải đưa phái bộ Edmund Roberts rời Đà Nẵng ngay đã được đại uý trưởng tàu E.P. Kennedy nói rõ trong một cáo trình gởi cho Bộ trưởng Hải quân Pháp sau đây:
Chúng tôi phải ở lại 8 ngày tại vịnh Đà Nẵng, nhưng vì chứng bệnh quá nặng của ông Roberts, chúng tôi không làm gì được ở đây cả, và chúng tôi phải rời hải cảng ấy vào ngày 21 – 5.
Quan hệ Việt - Mỹ là một công tác hoàn toàn mới. Về chủ  trương chung không có điều gì có thể chê trách được vua Minh Mạng. Sở dĩ việc ấy không thành là vì cấp thực hiện. Cuộc tiếp xúc lần đầu (1832), do khả năng ngoại giao hạn chế của Nguyễn Tri Phương và Lý Văn Phức. Lần gặp gỡ thứ hai (1836) gặp phải sự “bàn lui” của Hoàng Quýnh nhưng vua Minh Mạng đã vượt qua bằng cách sai Đào Trí Phú và Lê Bá Tú thay thế. Việc không thành chính vì bệnh tình đột ngột của người cầm đầu phái bộ Hoa Kỳ. Nếu Edmund Roberts không ngã bệnh thì Hiệp ước thương mại Mỹ - Việt đã có thể ra đời cách đây 164 (1836 – 2000) năm. Nếu Hiệp ước thương mại đó đã được ký kết, qua quan hệ buôn bán trên một thế kỷ, hai dân tộc Việt - Mỹ chắc hẳn đã hiểu nhau hơn.
__________________
1. The Paper of Tomas Jefferson, Princeton, N.C: Princeton University Press, 1958, vol 12 – 13 – 14, trích lại của Ph.Q.
2. John White sinh năm 1782 ở Marblehead (Massachusetts), mất tại Boston vào năm 1840
3. Robert Hopkins Miller, The United States and Vietnam 1787 – 1941, National Defense, University Press, Washington DC, 1990, trích lại của Ph.Q.
4. Bản dịch của Hoàng Văn Hoè và Nguyễn Quang Tô.
5. Tức Edmund Roberts và Georges Thompson
6 Bản dịch của Thái Văn Kiểm, Đất Việt trời Nam
7. Năm 1832 vẫn còn giữ tên Việt Nam có từ năm 1804, mãi đến năm 1838 mới có tên nước Đại Nam.
8. Theo Giáo sư Thái Văn Kiểm, bức Quốc thư này còn lưu trữ tại Văn khố của Chính phủ Mỹ, dưới danh từ “Chochinchina) Communications to the Sovereigns and Foreign Sattes 1829 – 1846, Vol, p, 69.
9. Bản thảo gồm 8 điều dài 2 trang viết tay, ngắn hơn Hiệp định thương mại Việt Mỹ ngày nay 150 trang. Tài liệu lấy từ internet.
10. ĐNTLCB, t, XVIII, NXB KHXH, trang. 109 – 110.
Nguồn: Xưa và Nay, số 81, tháng 11 – 2000
Tác giả bài viết: Nguyễn Đắc Xuân 
Nguồn: Vusta

Tìm kiếm Blog này