Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Cần phải đúc tượng vàng cho những ai đem Intrernet về Việt Nam

Những tiếng lao xao của comments
Nguyễn Quang Lập·25 Tháng 8 2016
Nguyễn Quang Lập

Cần phải đúc tượng vàng cho những ai đem Intrernet về Việt Nam. Đó là đề nghị rất nghiêm túc. Bởi vì không có Internet sẽ không có Việt Nam ngày hôm nay.
Ở đâu không biết chứ ở ta hầu hết những ai thực sự có công đều thuộc phe im lặng, tìm được họ thực chẳng dễ dàng gì. Wikipedia Tiếng Việt cho hay, giáo sư Rob Hurle là người đầu tiên đặt nền móng cho Internet tại Việt Nam. Dạy ở Đại học Quốc gia Austrailia (ANU), năm 1991 Rob Hurle có ý tưởng để cho các sinh viên Việt Nam mang cái moderm to bằng cục gạch về Việt Nam thử nghiệm. Sau đó Rob Hurle đã cùng tiến sĩ trần Bá Thái, Viên Công nghệ thông tin tại Hà Nội (IOIT), tiến hành thí nghiệm kết nối các máy tính ở Úc và Việt Nam thông qua đường dây điện thoại . Lần đầu tiên Việt Nam có email với cái đuôi .au của Úc. Tới năm 1994 chính Rob Hurle đã đổi cái đuôi tên miền .vn thay cho tên miền.au.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Ông Đỗ Mười "đẻ ra" Lý Mỹ

Blog Bùi Văn Bồng
29-1-13

http://bvbong.blogspot.de/2013/01/ong-o-muoi-e-ra-ly-my.html


MINH DIỆN

Chiều 21-3-1978, Hội trường của trường đảng Nguyễn Ái Quốc II, Thủ Đức, như nghẹt thở. Mấy trăm cán bộ cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố phía Nam được triệu tập về đây từ hai, ba ngày trước. Ăn, ngủ ngay tại đây, nội bất xuất, ngoại bất nhập, công an giám sát chặt chẽ. Tôi là phóng viên báo Tiền Phong, Trung ương Đoàn trưng dụng làm “nhiệm vụ đặc biệt” cũng nằm trong số đó.
Nhiệm vụ đặc biệt gì không ai được biết. Qua vài thông tin rò rỉ, các “quân sư quạt mo” nhận định chuẩn bị đánh tư sản thương nghiệp, mật danh X-3, dưới sự chỉ huy của “Bàn tay sắt” Đỗ Mười và giờ G đã điểm! Khi đó, ông Đỗ Mười là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp XHCN tại miền Nam.
Hôm đó, ông Đỗ Mười mặc chiếc quần Kaki màu cà phê đậm, chiếc áo Sơ mi ngắn tay cùng màu, chân đi dép. Ông có khổ người khệnh khạng, mặt chữ “nãi”, trán ngắn đầy nếp nhăn, miệng cá trê, bờm tóc dựng trông rất dữ. Tôi đã được nghe nói nhiều về tính bốc đồng, nóng nảy của ông Đỗ Mười, hôm đó được giáp mặt, quả đúng vậy.
Đúng như mọi người dự đoán, chiến dịch X-5 đã bắt đầu.

“Đánh tư sản” ở miền nam sau 1975


Sài Gòn trước 1975
Sài Gòn trước 1975
Tú Hoa
I. ĐÁNH TƯ SẢN
ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam 

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Tham quan nhà tù hiện đại an ninh số 1 của Mỹ

Một số hình ảnh về nhà tù đáng sợ nhất nước Mỹ
Thanh Tùng
Thanh Tùng

Bạn có biết: Bị giam khổ hơn đi tù?

Ngô Ngọc Trai đã thêm 6 ảnh mới.
3 Tháng 1 · Hà Nội ·


Theo quy định hiện tại thì chế độ tiêu chuẩn ăn ở dành cho người bị giam giữ phục vụ điều tra thấp kém hơn tiêu chuẩn dành cho người thi hành án phạt tù.
Ví như về chỗ nằm người đi tù được ở phòng tập thể và bố trí riêng về chỗ nằm tối thiểu 2 mét vuông một người. Trong khi phòng giam dành cho người bị bắt giam giữ tối thiểu mỗi người cũng 2 mét vuông nhưng là bao gồm cả chỗ nằm và không gian sinh hoạt.
Điều vô lý là người bị bắt giam giữ chưa bị coi là tội phạm và cũng chưa phải chịu hình phạt, vậy đúng ra họ phải được sống theo tiêu chuẩn tốt hơn người bị phạt tù chứ?
Nhưng thực tế nhiều tiêu chuẩn ăn ở sinh hoạt người bị giam giữ đều kém hơn người phải đi tù.
Xem những bức hình chụp phòng giam Đỗ Đăng Dư dưới đây thì thấy: mỗi giường bê tông là 2 mét vuông (hai bên là 4 mét vuông), ở giữa lối đi là 2 mét vuông, khu vực vệ sinh và bể nước thêm 2 mét nữa. Vậy tổng cộng diện tích phòng giam chỉ khoảng 8 mét vuông
Vậy mà giam 4 người, vị chi mỗi người chỉ 2 mét vuông vừa chỗ nằm và không gian sinh hoạt.
Theo các lời khai thì Dư nằm cùng giường với kẻ đánh chết mình, tôi thì cho rằng chưa chắc Dư đã được nằm trên giường mà nhiều khả năng chúng bắt Dư nằm ở chỗ lối đi.
Việc người bị giam giữ phải chịu điều kiện sống khắc nghiệt là trái ngược với địa vị pháp lý của họ khi đó

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Lừa đảo thời công nghệ cao

Mấy hôm nay đang rộ lên chuyện thẻ visa ngân hàng bị hack, bị rút tiền, từ một vụ lan sang nhiều vụ, từ vụ đã thành công tới vụ “suýt bị” gây xôn xao dân chúng, bởi thời nay, ít nhiều gì thì trong ví từng người hoặc từng gia đình đều có nhiều loại thẻ, trong đó dứt khoát phải có những cái thẻ liên quan đến ngân hàng.
          Nhưng không chỉ là lừa đảo từ thẻ ngân hàng. Còn điện thoại, còn vô thiên loại lừa thông qua các hoạt động công nghệ.

          Trước đó, báo chí đưa tin rất nhiều các bà các cô nhẹ dạ bị mất tiền, rất nhiều tiền, hàng tỉ, nhiều tỉ, vì những cái email trời ơi đến không thể tin được mà vẫn rất nhiều bà nhiều cô tin để rồi mất tiền, nghe nói có cô còn mất cả tình nữa...
          Thì cứ nghe nói thế, đọc báo rồi cười khẩy: sao lại có những người nhẹ dạ thế nhỉ? Tất nhiên tham thì ai cũng tham, thấy tự nhiên có tiền ai chả thích, nhưng não để làm gì khi mà không chịu suy xét trước khi enter đẩy tiền đi cho một người ất ơ nào đó mà mình hoàn toàn không biết họ là ai ngoài một cái địa chỉ email và cái thư đẫm chất ly kỳ và phi lý.
          Rồi tôi tò mò, muốn biết cụ thể nó ra làm sao. Trời ạ, cầu được ước thấy. Tự nhiên trong 2 tháng liên tiếp, 2 địa chỉ Email của tôi nhận được... 15 cái thư điện tử, đều xoay quanh chuyện... tiền, đều là tôi sẽ giàu đến nơi, thành tỉ phú đô la đến nơi nếu thực hiện theo yêu cầu của email. Mà những yêu cầu ấy thì nó dễ hơn thò tay vào túi lấy kẹo nữa.

Muốn hiểu nền báo chí cách mệnh, nên xem lại bài của Đại té Như Gió

17:07 | 10/06/2016 

Luận bàn về lời ông chủ bút tờ Bangkok Post:
'Nghề phóng viên là phải như con chó ấy'

Khi tôi mới tập tọng bước vào làm phóng viên, tôi đã được đọc một bài báo trong đó có dẫn lời ông chủ bút của tờ Bangkok Post nói rằng: “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy…”. Rồi ông lý giải rất hay về nghề phóng viên và con chó.
nghe phong vien la phai nhu con cho ay
Phóng viên chầu chực chờ sự kiện.
Lại có một câu nữa cũng rất hay về nghề phóng viên, đó là của cố Tổng thống Mỹ Kennedy. Khi được hỏi, Tổng thống định nghĩa thế nào về nghề nhà báo, thì Kenney trả lời rằng: “Nghề nhà báo là nghề viết ra một nửa những điều mình biết và che giấu đi một nửa những điều mình biết”.

Tổng hợp: Danh sách con cháu các cụ

 
Băng-rôn và pa-nô chào mừng Đại hội Đảng được đặt chính giữa cổng vào của Trung tâm Hội nghị Quốc gia

NGUYỄN TẤN DŨNG

Nguyễn Tấn Dũng : Thủ tướng
Cha ông là Nguyễn Tấn Thử chính trị viên phó Tỉnh đội Rạch Giá, mất ngày ngày 16 tháng 4 năm 1969 .Mẹ của Nguyễn Tấn Dũng năm 2012 đã 87 tuổi, hiện đang sống trong căn nhà 1108 đường Nguyễn Trung Trực, Rạch GiáKiên Giang,Chị gái tên là Hai Tâm Em trai là ông Tư Thắng.Phu nhân là bà Trần Thanh Kiệm

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Người Việt Nam đóng bao nhiêu thuế?

CAFE KU BÚA, KINH TẾ & KINH DOANH

Hồi ký ly kỳ của Viện sỹ Viktor Maslov, con rể cố TBT Lê Duẩn

Hồi ký của Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viktor Maslov, con rể cố TBT Lê Duẩn. Dịch từ nguyên bản tiếng Nga
Đông tác Giao lưu
Tác giả: Viktor Maslov
Dịch giả: Phan Độc Lập
17-5-2016

I.

H1
Lê Vũ Anh, con gái ông Lê Duẩn. Ảnh: RIA Novosti/ tư liệu gia đình của V. Maslov
Có lẽ mọi chuyện đã không trở nên quá phức tạp, nếu như tôi biết được ngay từ đầu Lê Vũ Anh là con gái của ai. Khi sự thật được làm sáng tỏ thì đã muộn quá rồi. Tôi đã yêu, yêu đến phát điên đến nỗi không còn biết mình là ai nữa và không thể từ chối được mối tình đó nữa rồi.

Quân đội Úc trong chiến tranh Việt Nam


Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột diễn ra lâu nhất trong thế kỉ 20 mà quân đội Úc tham chiến. Ban đầu, sự tham gia của Úc chỉ đơn giản là viện trợ quân sự, kinh tế cùng với đội ngũ 30 cố vấn quân sự vào năm 1962, tới năm 1965 thì một tiểu đoàn bộ binh được điều động tác chiến và năm 1966 thì một đơn vị đặc nhiệm được điều tới đây. Cuối cùng, vào năm 1972, khi sự can dự trực tiếp về quân sự chấm dứt thì đã

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Gà Ô Tử Mỵ

11855604_1619305085025685_1965970955_n
Đã gần chín giờ sáng. Những tia nắng ban mai qua khung cửa kính nhích dần, bò dần tới nửa gian phòng khách của ngôi biệt thự sang trọng. Cường uể oải vươn vai ngồi dậy. Anh lẳng lặng vào trong phòng tắm, ngâm mình trong bồn nước. Tiếng ro ro của các tia nước từ hai bên thành bồn tắm xói vào lườn gây một cảm giác lâng lâng, đê mê. Thời đại văn minh thật thú vị. Đến bồn tắm cũng làm được viêc massa thay bàn tay của các cô gái. Các huyệt đạo được khai thông, âm dương giao hòa, khiến anh chìm dần vào lạc thú như được ai ve vuốt chiều chuộng. Một gã trí thức nghèo hèn, nhét đầy bụng chữ mà vợ bỏ, con khinh, nếu không có cơ hội làm quản gia bất đắc dĩ cho bạn, sức mấy anh được hưởng cái lạc thú nhân tạo này. Hai tuần qua đi, có lẽ Cường chỉ thích nghi với bồn tắm này và công việc chăm sóc gà ô cho bạn. Ngoài ra, cả biệt thự sang trọng cùng các tiện nghi khác đều xa lạ với anh. Đến cả việc ngủ trong phòng kín có máy điều hoà giữa tháng năm oi bức Cường cũng không thể quen được. Anh đành cắp gối ra ngủ ở đi văng phòng khách thoáng đãng khí trời. Gió từ hồ Tây thổi qua hoa viên biệt thự vào phòng khách vẫn thú hơn gió lạnh từ máy điều hoà.

Nghĩ lại về chuyện tử hình bộ đội tình nguyện VN hiếp dâm ở CPC

Theo trí nhớ của TC và xác nhận của người bạn cùng chiến trường K

Ngay khi mới giải phóng Campuchia, vào khoảng tháng 1-2.1979 có một hạ sĩ tên NQA quê huyện Tuy Hòa PY là lính thông tin của một đơn vị thuộc Mặt trận 579. A hiếp dâm không thành một cô gái và bị xử bắn ở cây số 3 thị xã Stungtreng.
Lúc đó tôi đang đóng quân gần đó nhưng không đi xem tử hình, rồi sau nghe phong phanh có người bảo tử hình giả, có anh lớn tuổi hơn thì bảo thời đánh Mỹ ở Lào cũng xử kiểu đó. Có lẽ cách này lại hay, vẹn đôi đường. Lúc ấy tôi tin không thể có chiện đánh lừa chính quyền, nhân dân bạn nên không hỏi vặn chuyện này.
5-7 năm sau tôi gặp thằng bạn cùng lính K nói: Nó cũng nghe có người bảo A không bị bắn, bán tín bán nghi nên đi tìm đến tận nhà và gặp A, A kể bị bịt mặt đưa lên xe thùng đến pháp trường (có lẽ là chở cùng xe với tù binh quân Pol Pot), A không biết ai bị bắn (thì có thể đoán ta bắn tù binh thế mạng).  A được đưa về nước ra Bắc cải tạo, ra tù về quê làm ăn. 

Xem lại vụ tử hình sĩ quan P.A.S: Có thể tái thẩm bản án tử hình một sĩ quan tình nguyện? (bài dưới). Tôi nghĩ:
Không thể trách gia đình và cô gái Khmer vì lúc ấy họ rất sợ, dám nói gì để hạ nhẹ tội của bị can.
Về tình người tất phải lăng tăng nhưng trong trong bối cảnh bọn Pôl Pốt truyên truyền nên dân sợ, xa lánh quân tình nguyện VN, tôi nghĩ quyết định tử hình là hoàn toàn đúng (lưu ý đây là một sĩ quan) dù có đau lòng, chúng ta cần an dân, gây dựng lòng tin nơi dân nên cần phải nêu cao quân kỷ.
Trước đó cấp trên đã quán triệt rất kỹ về 9 điều quy định cấm, các bạn nghe chuyện khó tin: chúng tôi bắt được con cá ở vũng nước nơi dừng quân trong rừng, chỉ huy la buột phải thả con cá ra.
Thời chiến mà, cấp ủy cân nhắc quyết định, xử chỉ là thủ tục và càng nhanh càng có tác dụng răn đe kịp thời.

Mời bạn xem tiếp câu chuyện, mình đã bình.
_______________


Có thể tái thẩm bản án tử hình một sĩ quan tình nguyện?

Giọng hát độc đáo Miên Đức Thắng và ... với dòng nhạc quê hương

Khánh Ly năm 17 tuổi hát bài Chiều Vàng ở phòng trà Anh Vũ


Mình thích giọng hát nguyên thủy của Khánh Ly


Từ Kế Tường nhận xét: "Một giọng hát nhựa nhựa, nũng nịu, đớt đớt, khỏe cực kỳ, vang xa, cao vút."
Khánh Ly thẳng thắn khi cho rằng: “Không phải ai cũng nói chỉ Khánh Ly hát được nhạc Trịnh. Cũng có nhiều người phê bình tôi thẳng thắn lắm. Có người bảo, tôi không thể chịu được Khánh Ly hát nhạc Trịnh.”

Bí ẩn tộc người Chăm hay Mường giữa lòng Hà Nội?

“Chửi cha không bằng pha tiếng”: Bí mật và sự thật 

(Kiến Thức) - Từ lâu, giọng nói khác lạ của người Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì... đã thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà ngôn ngữ học, lịch sử...
“Xe đạp – xe độp, cái cửa – cái cữa, Ba Vì con bò vàng – Ba Vi con bo vang…” đó là một trong số ít những cặp từ chuẩn và địa phương mà vì nó đã có không ít tranh cãi để lý giải, để bảo vệ. Và vì nó, người xưa có câu “chửi cha không bằng pha tiếng” – cái ngôn ngữ vùng miền ấy nó đã trở thành thứ bản sắc bất khả xâm phạm.
Điều gì đã tạo nên ngôn ngữ địa phương vùng miền ấy? Đã nhiều năm nay, các nhà khoa học dày công nghiên cứu, lý giải sự khác biệt giữa ngôn ngữ các địa phương, tộc người, hoặc giữa các tộc người với nhau. Mặc dù kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giả thiết, thế nhưng điều này đã hé lộ nhiều bí mật thú vị liên quan đến nguồn gốc tộc người và sự giao thoa văn hóa, ngôn ngữ ở Việt Nam.
Lạ lùng giọng nói Sơn Tây
Từ lâu, giọng nói khác lạ của người Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì, Yên Sở, Hà Nội... đã thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà ngôn ngữ học và lịch sử... Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều nghiên cứu và tranh luận truy nguyên nguồn gốc chất giọng lạ lùng này. Tuy nhiên, đến nay dường như cuộc tranh luận vẫn chưa có hồi kết...
Đã nhiều lần chúng tôi đến mảnh đất Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất... và nghe người dân nói chuyện với chất giọng không giống tiếng phổ thông. Thậm chí, ngay tại trung tâm Hà Nội ngày nay như vùng Yên Sở, quận Hoàng Mai cũng có một bộ phận cư dân nói giọng giống với người Sơn Tây, Thạch Thất... Vì sao vậy? Đây là câu hỏi lớn đã tiêu tốn quá nhiều giấy mực của giới nghiên cứu khoa học xã hội trong suốt mấy chục năm ròng, nhưng đến nay cuộc tranh luận vẫn chưa có hồi kết, và kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những giả thiết.
Trong một cố gắng nhằm truy tìm cội nguồn của người Sơn Tây, Thạch Thất... chúng tôi đã về những địa phương này tìm hiểu nguồn gốc của các dòng họ lâu đời tại đây. Thế nhưng, trong gia phả của những dòng họ này mới chỉ khái quát xa nhất khoảng 300 năm và cũng không nói rõ trước 300 năm đó thì tổ tiên của họ ở đâu đến.

Tuyên Vĩnh Đao!

Lang Anh
22 Tháng 12 2015 lúc 12:28 ·

Tuyên Vĩnh, hàm nghĩa một cái gì đó thâm thuý, sâu sắc ...
Nhiều bạn góp ý trang face của anh Lãng đáng đọc nhưng khô khan. Anh sửa đổi ngay bằng cách post truyện kiếm hiệp. Đây không còn là một truyện đúng với nguyên bản của tác giả Tiểu Đoạn, vì anh đọc đã lâu và chỉ còn nhớ cái thần. Anh viết lại theo ý mình nhớ, nội dung và thông điệp sẽ khác hẳn truyện gốc, vì hai chữ Tuyên Vĩnh Biểu tượng cảm xúc smile
Chuyện bắt đầu thế này
Có một thư sinh, có 4 người bạn chí thân. Cuối năm làm tiệc đãi mời 4 người đến hàn huyên. Tiếc thay chỉ có ba người đến, còn một thì bận việc ko đến được.
Chủ nhà mến khách, nhớ bạn, ngồi bàn tiệc thở ngắn than dài:
"Tiếc thay, người cần đến thì lại không thấy đến".
Than thở nhiều quá, khiến một trong 3 người bạn khó chịu, vùng vằng:
"Vậy hẳn Mỗ chính là người không nên đến rồi", nói xong bèn bỏ về.
Chủ nhà hối hận đuổi theo giữ mãi không được, quay lại nhà nói với hai người bạn còn lại :
"Kẻ không nên đi thì lại đi mất rồi"
Một trong hai người vốn đã khó chịu, nghe thế bèn đứng dậy: "Vậy hẳn người nên đi chính là ta"
Chủ nhà bối rối quá không biết làm thế nào, bèn luống cuống chữa cháy:
"Người ta nói không phải là ngươi"
Nghe đến đây, thì người bạn cuối cùng dù hàm dưỡng rất tốt cũng không thể chịu nổi và đứng dậy đi nốt.
Còn lại mình chủ nhà với bàn tiệc dở dang.
Nhân quả, đều đến từ hành động của mỗi người.
---------------------------------------------------

Bức họa thần bí

Vương Râu Xồm còn hỗn danh Lão Hồ Ly, là chủ hiệu buôn đồ cổ khét tiếng cả miền Tề, Lỗ. Lão là tên lừa đảo chuyên nghiệp, từng làm nhiều kẻ chơi cổ ngoạn tay mơ học đòi phải tán gia bại sản. Nhưng bù lại, hễ ai có nhu cầu muốn tìm món cổ vật nào, dù quý hiếm đến đâu, lão đều đáp ứng được, miễn là khách có con mắt xanh phân biệt chân giả.


Tây Môn Khánh về huyện Dương Cốc đã hơn tuần nay. Hắn chỉ ghé qua nhà cũ thăm hỏi song thân vài câu chiếu lệ, còn thì mỗi sớm tinh mơ lại ra chỗ nhà lão Vương Râu Xồm trên chợ huyện để uống trà mãi đến tối mịt mới về.

Vương Râu Xồm còn hỗn danh Lão Hồ Ly, là chủ hiệu buôn đồ cổ khét tiếng cả miền Tề, Lỗ. Lão là tên lừa đảo chuyên nghiệp, từng làm nhiều kẻ chơi cổ ngoạn tay mơ học đòi phải tán gia bại sản. Nhưng bù lại, hễ ai có nhu cầu muốn tìm món cổ vật nào, dù quý hiếm đến đâu, lão đều đáp ứng được, miễn là khách có con mắt xanh phân biệt chân giả.
Như đã nói, Tây Môn đại quan nhân đến chỗ lão Vương là để uống trà, không phải để mua đồ cổ. Trà phòng ở mé sau nhà, trên gác hai, có cửa sổ nhìn ra sông. Lão Vương bận rộn với việc chăm chút cổ vật, thường chỉ mỗi mình Tây Môn Khánh thưởng trà hiu hiu ngắm cảnh.

Bảng so sánh đường băng tại quần đảo Trường Sa

Ảnh BBC

Ngộ nhận về "Phượng Hoàng" & "Thiên Nga"

Tìm hiểu thời VNCH, có thật "Chiến sĩ tình báo Huỳnh Văn Thắng giả gái đã xâm nhập vào tổ chức Thiên Nga"?. TC xem qua nhiều báo viết về nhân vật này theo lời kể của ông Thắng, không bàn những chuyện thêu dệt, mình nghĩ ông này không biết gì về tình báo và ông chỉ là cơ sở - cộng tác viên cho đơn vị thám sát, cho nên ông ngộ nhận cái đơn vị mà mình hoạt động trong lòng nó là đội Thiên nga.
Cụm từ quen thuộc gắn liền nhau thường thấy ở truyền thông là kế họach, tổ chức "Phượng Hoàng - Thiên Nga".v.v..., báo chí tùy tiện áp đặt từ ngữ mà không chịu khó tìm hiểu. "Phượng Hoàng" hay "Phụng Hoàng" là tên một chiến dịch sâu rộng và "Thiên Nga" là tên của một tổ chức nữ tình báo cụ thể, TC dẫn vài thông tin tham khảo:
--------------

CHIẾN DỊCH PHƯỢNG HOÀNG  (The Phoenix Program)
 
“Chiến dịch Phượng Hoàng được chính thức thành hình ngày 20/12/67 sau khi Thủ Tướng Chính Phủ VNCH ký Nghị Định cho phép (Số 89-Th.T/VP/M ngày 20/12/1967). Sau Tết Nguyên Ðán, lực lượng Nhân Dân Tự Vệ cũng được thành lập trên toàn quốc với mục đích xây dựng một hệ thống dân sự chiến đấu phòng thủ địa phương (Sắc lệnh của Tổng thống VNCH số 82/TT-SL ngày 11/7/1968 cải tổ Ủy ban Quốc gia và các Ủy ban Ðịa phương thành Nhân dân Tự vệ). Nhằm đẩy mạnh chiến dịch, tháng 7/68 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với sự hỗ trợ của ông William Colby, cựu giám đốc CIA, đưa ra quyết định thành lập các Ủy Ban Phượng Hoàng trên toàn quốc. Ủy ban Trung Ương đặt tại Sài Gòn, 4 uỷ ban cấp Vùng, 44 cấp Tỉnh và 243 cấp Quận với danh xưng “Trung Tâm Phối Hợp Tình Báo Hành Quân” IOCC (Intelligence and Operations Coordinating Centre).
 
Theo sơ đồ tổ chức, các Trung Tâm Phối hợp Tình Báo Hành Quân cấp Quận là căn bản và là đầu não của Chiến dịch Phượng Hoàng. Thời đó do CIA cung cấp tài chánh, phương tiện và trực tiếp điều hành Chiến dịch này, đặc biệt là hai đơn vị đặc nhiệm là:

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Có ai còn hát "Sao đành bỏ quê hương" hông vậy ta?

Rất ít người biết và được nghe bài hát này của Duy Khánh. 
Duy Khánh sáng tác và hát chuyên về quê hương và lính VNCH, ông có một giọng ca dư hơi trời phú, khó ai bắt chước được, chỉ có Giang Tử là hát phần nào hơi giống thôi.
Bài hát ra đời trong bối cảnh người Việt bỏ Tổ quốc vượt biên ra nước ngoài, Duy Khánh nằm trong rất ít ca sĩ Miền Nam chấp nhận ở lại.
Theo Wiki: Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị cấm hát một thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ các nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến...ông sang Mỹ vào năm 1988. Sáng tác:... Sao đành bỏ quê hương (1979)...
Thông tin chưa được chính xác: Ông không bị cấm hát vì mình từng xem Duy Khánh hát năm 1976 bài "Sao đành bỏ quê hương", lúc ấy là đi lưu diễn nhiều tỉnh thành do ông làm trưởng đoàn (nhóm ca nhạc nhẹ), tên không còn nhớ nhưng hình như không phải là đoàn "Quê hương".
Không rõ ông tự sáng tác theo cảm xúc của mình hay lập công với chính quyền mới theo đơn đặt hàng nhưng đó là một bài hát hay, da diết, đầy tâm trạng với quê hương đất nước, hồi đó mình có chép tay nghêu ngao hát theo, lâu ngày quên mất...
Bây giờ lên Gúc tìm lại mãi không có bất ký ở đâu kể cả âm thanh lần lời bài hát.
Lý do: Ở trong nước, bài hát một thời đã qua chìm vào quên lãng, nhiều ca sĩ và người yêu văn nghê không biết đã đành... Ở Hải ngoại, làm sao ca sĩ hát bài này cho hợp, còn Duy Khánh mắc nghẹn khi đã chê trách người, thế rồi cuối cùng bản thân cũng phải đành ra đi, sang Mỹ ông hát tiếp bài "Quê hương bỏ lại",  năm 2003 qua đời tại Mỹ. Có lẽ vì vậy mà ông không đưa bài hát vào bộ CD sự nghiệp văn nghệ của mình và người ta không in ấn và hát nữa vì sự tôn trọng mối riêng tư của người nghệ sĩ, khi chính người đó muốn không nhắc lại.
Gõ đên đây mình chợt nhớ Sao tu Thích Chân Quang có giảng rằng: Lạc Long Quân là người Việt đầu tiên vượt biên trái phép, hổng bít con cháu có gien di truyền gì hông? he he.

Một bạn ở diễn đàn Vnmilitaryhistory còn nhớ lời bài hát, kạo tui sửa một từ, bạn cá lóc sửa một câu thành lời nhạc hoàn chỉnh, mình chép lại ra đây:

Danh sách nhóm bạn cựu học sinh trường THHĐ

Chào các bạn,
Thợ cạo từng học lớp 6-9A TH Hoàng Đạo, lập kho này để lưu trữ tư liệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam, Tây Nguyên, đặc biệt là Kon Tum yêu dấu, nơi chúng mình sinh ra, nô đùa, học hành và trưởng thành. Nội dung được gom góp từ mạng internet và Fb bạn học Kontum trước 1975 cho dzô chung rọ nhằm chia sẻ thông tin, kết nối bạn bè, gợi nhớ ký ức một thời đã qua,... Nếu chú thích chém gió có chi đụng chạm nhầm nhọt, cho mình tạ lỗi trước, xin cho đính chính bổ sung thông tin...:

Kontum ngày xưa nhỏ tí tẹo, hầu hết cùng trang lứa đều biết nhau, không học cùng trường nhưng có khi là bạn chơi chung cùng xóm, bạn đá banh, bạn tắm sông, bạn buôn dưa...  Nên sân này không chỉ bó gọn trong TH Hoàng Đạo, rất vui đón chào anh chị em cùng ở Kontum tham gia, rất mong sự đóng góp của các bạn!.

Bạn có hình "ngày xưa ta bé ta chơi bang bang", post lên cho mọi người cùng nhớ lại.
Bạn thấy gì hay đáng nhớ, cần chia sẻ hãy còm để lại link nguồn hoặc mail, mình sẽ tìm tha về tổ.
Bạn có blog cá nhân hay đang câu cơm qua mạng, hãy để lại link liên kết webblog.
Danh sách trên được lập năm để nhóm bạn cùng THHĐ gặp nhau. Năm nào, bỡi ai và bạn nào đã chuyển cho mình (Hùng) không nhớ, DS chắc chắn còn nhiều sót rất nhiều bạn bè. Hà Hiển, Vinh Dũng đã chầu ông bà và ai nữa nhĩ? Bạn xem thấy thiếu tên mình hoặc biết bạn bè từng học, xin bổ sung nhé!

Xóm nhà lá trên phây bạn học trường THHĐ

Nhấp vào tới nhà luôn:

FB Nhóm Hoàng Đạo

FB Quỳnh Hương Phạm










FB Thu Vo

Thầy cô trường Trung học Hoàng Đạo KT


Tran Dinh Nghia: Thầy Nguyễn Văn Trọng của tụi mình đây 

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Ký sự của người đầu tiên nổ súng bảo vệ Biên Giới Tây Nam (II)

Xem lại từ bài đầu: Ký sự của người đầu tiên nổ súng bảo vệ Biên Giới Tây Nam 

___________

Biên Giới Tây Nam: Máu pha nước mắt:
Xác chết ngập đồng, nhiều gia đình chết thảm không có đám tang
Chỉ sau một đêm định mệnh, làng xóm thuần nông hiền hòa đồng ruộng cháy trụi. Trong một xóm có 18 nóc nhà thì chỉ còn 4 nóc nhà nguyên vẹn, 42 người dân bị giết. Nhiều gia đình chết thảm không còn người thân để làm đám tang. Muốn làm cũng không có thời gian, những trận thảm sát đẩm máu nối tiếp nhau. Kẻ sát nhân không ai xa lạ chính là những người láng giềng từng được chòm xóm cưu mang, nuôi dưởng trong những ngày khốn khó. Những người thanh niên yêu nước dọc biên giới lại cầm súng bảo vệ quê hương.
Đêm đó 5 anh em chúng tôi nằm im và quan sát khắp mặt kênh và khoảng đồng trống bên kia bờ kênh nhưng cũng chẳng thấy  thêm bóng dáng lính pot nào nữa hết. Có lẽ lúc này lực lượng cũa chúng chưa đông nên chỉ dồn sức đánh vào xóm trên mà thôi, 2 thằng trinh sát bị chúng tôi tiêu diệt, chắc là chỉ lòn qua nắm tình hình hoặc là bắt cóc dân đem về khai thác.


Chỉ trong một xóm, 42 người dân bị giết trong đêm
Đến gần sáng, khi tiếng súng cũng bớt phần ác liệt, tôi thấy vài người dân trong xóm tôi cầm gậy cuốc xuổng len lén ra xem tình hình, chúng tôi cũng đi vòng vòng trong xóm để nói chuyện trao đổi với mọi người về tình hình đêm qua. Sau khi trời đã sáng rõ, tôi quyết định cùng 4 anh em du kích và thêm mấy người thanh niên khỏe mạnh trong xóm (trong đó có cả 3 thằng em nhỏ cũa tôi ) cùng men theo bờ ruộng lên xóm trên để xem xét tình hình và giúp đỡ anh em Biên phòng trên đó.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Đại úi cạo khoe tài bắn súng

Nhân xem cái sì tút về súng ống của ông bạn Canhsat4sao:
https://www.facebook.com/trong.langkhac/posts/1741673396105934
Đại úi guè tui nhớ lại chiện bóp cò năm xưa, với tinh thần khiêm tốn vô bờ bến kể lại các bạn nghe chơi một thành tích cao vòi vọi của mình năm 1978 tại trường bắn Hạ sĩ quan quân khu 5.
Loại súng quân dụng: trung liên RPD
Cơ số đạn: 6 viên bắn 2 loạt ngắn
Cự ly: xa 200 mét
Tư thế: nằm bắn chứ không phải đứng như ảnh:


Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Con cốc và vì sao có câu "cốc mò cò xơi"

CỐC MÒ CÒ XƠI

Ai thì cũng từng nghe câu thành ngữ: "Cốc mò Cò xơi", không biết tại sao lại nói vậy nhỉ?
Đây là con Cốc tội nghiệp đó
  Con Cốc có vẻ ngoài giống con Vịt: cũng lông mượt không thấm nước, cũng
chân có màng, cũng mỏ dài, nhưng đặc biệt khác Vịt ở chỗ cái mỏ này đây: mỏ Cốc không bè như mỏ Vịt mà lại nhọn và khoằm, có vậy Cá dưới nước mới khỏi thoát!.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Bán hàng đa cấp dưới góc nhìn Lão cạo

Những câu hay nghe, đại loại:- Chủ trương chính sách của đảng nhà nước là đúng, sai là do thực hiện ở các ngành các cấp.
- Mô hình công ty kinh doanh đa cấp (CTKDĐC) không sai nhưng lừa đảo là do đội ngũ chân rết bên dưới.
Nếu vậy ý kinh điển "thực tiễn chứng minh chân lý" của hai cụ Tây râu dài là vô giá trị sao?

Nhiều người cũng như lão không rảnh để ngâm kíu sâu nhưng đơn giản ai cũng hiểu cách vận hành của kinh doanh đa cấp là từ nhà sản xuất họ bỏ qua cấp phân phối trung gian để sản phẩm chức năng đến thẳng đến tay người tiêu dùng và họ tìm kiếm lợi nhuận từ đó. 

1/ Vấn đề đặt lên hàng đầu là người tiêu dùng có lợi không?
Không, vì nó thay hệ thống trung gian này bằng hình thức trung gian khác - đa cấp, lợi nhuận cũng được chia sẻ qua nhiều tầng.

2/ Công ty kinh doanh đa cấp có chịu trách nhiệm gì với chất lượng và giá cả sản phẩm?
Không, nếu sản phẩm tác dụng chỉ hạn chế không đa năng như quảng cáo, chất lượng không tương xứng với số tiền bỏ ra thì người tiêu dùng phải chịu. Ở Việt Nam, không thấy CTKDĐC nào công bố giá, giá bán ra vô chừng theo kiểu truyền miệng từ đội ngũ nhân viên tiếp thị và không cơ quan nhà nước nào theo dõi quản lý vấn đề này.

3/ Tại sao hầu hết CTKDĐC chọn mặt hàng thực phẩm chức năng?

Thực phẩm chức năng là loại sản phẩm khó cân đo đánh giá hiệu quả nhất, nó đánh trúng vào nhu cầu làm đẹp, nâng cao sức khoẻ của người dân có điều kiện hiện nay. Và vì ngươi dùng thực phẩm chức năng có thể có tác dụng phụ nhưng khó gây chết người.

4/ Những người KDĐC hay nói "dự án này giúp nâng cao sức khoẻ hổ trợ cộng đồng phát triển, nhiều tham gia bán hàng trở nên giàu có, ông A bà B nhờ sản phẩm mà hết bệnh, chỗ người nhà quen biết, em cháu bán cho ông bà anh chị..."?
Không giúp, công ty KDĐC không phải là tổ chức nhân đạo phi chính phủ, việc mua bán là trục lợi và chẳng có bà con bạn bè gì suất! Họ dẫn chứng hình ảnh thành viên thành đạt có nhà lầu xe hơi, người này người nọ dùng sản phẩm hết bệnh, không thể tin ở cái miệng, ba cái trò cũ rích, chẳng có cơ sở nào để kiểm chứng thật hay không.  
.....

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Những bức ảnh cực hiếm về cuộc đời vua Bảo Đại

Bảo Đại là vị Vua cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta. Cai trị đất nước giữa thời kỳ "bản lề", lại thấm nhuần văn hóa Pháp từ bé, những hình ảnh đáng nhớ về ông thường gắn với đời sống quý tộc phong lưu, "Âu hóa" hơn là chuyện vận mệnh đất nước.

Bảo Đại tiếp xúc với nền văn hóa Pháp từ rất sớm. Bức ảnh trên chụp khi ông còn đang là Hoàng tử Vĩnh Thụy, trong chuyến thăm tới Pháp năm 1922 cùng Vua cha Khải Định (Ảnh: T. Do Khac)

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Người Sài Gòn xưa ăn nước mắm tĩn

06:00 AM - 17/07/2016 Thanh Niên
Lò sản xuất nước mắm tĩn ngày xưa Ảnh: T.L
Dù nước mắm Phan Thiết cũng được đựng trong chai để bán cho khách hàng, nhưng người Sài Gòn xưa vẫn thường mua nước mắm đựng trong tĩn.
Xóm tĩn sài gòn
Thật ra, ít khi má tôi mua nguyên tĩn nước mắm. Thời xưa nhà nghèo, không đủ tiền mua nguyên tĩn nên mỗi lần nhà hết nước mắm má thường sai tôi đi mua nước mắm lẻ tại quán bà người tàu mà tụi con nít hay gọi là Xẩm tiệm.
Khi biết tôi mua nước mắm bà liền mở nắp tĩn, dùng một cái gáo làm bằng tre múc nước mắm từ trong lòng tĩn. Cái gáo này (còn gọi là cóng) làm bằng ống tre vạt 1/3 làm cán, 2/3 còn lại được cưa ngang dùng đưa vào tĩn theo chiều thẳng đứng, có nhiều cỡ gáo và các tiệm tạp hóa dùng các cỡ gáo làm đơn vị tính khi bán. Giấm, rượu cũng đong bằng cái gáo tre này.

Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: Chuyến bay đầu tiên và ngành hàng không

Một máy bay tư nhân của Pháp hạ cánh ở Sài Gòn năm 1925 Ảnh: Tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái 
 
Lúc 10 giờ 30 ngày 10.12.1910, lần đầu tiên một chiếc máy bay loại bốn cánh nhãn hiệu Farman xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn, lượn mấy vòng cho dân chúng ngắm vật lạ từ cha sinh mẹ đẻ chưa từng thấy.

Sau đó chiếc máy bay đáp xuống trường đua ngựa (nay là vị trí Bộ Chỉ huy quân sự TP.HCM ở đường Cách Mạng Tháng Tám). Người phi công lái chiếc máy bay ấy tên là Van Ven Borg.
Việc chiếc máy bay đáp xuống Sài Gòn được viên Thống đốc Nam kỳ báo ra Phủ toàn quyền ở Hà Nội, vô tình gợi ý cho viên Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Albert Sarraut có chủ trương dùng máy bay vào mục đích quân sự để đối phó với các cuộc nổi dậy của dân ta. Do đó qua năm sau, y cử một phái đoàn chuyên viên về Pháp nghiên cứu việc đưa ngành hàng không vào xứ thuộc địa này.

Tìm kiếm Blog này