Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Lưu ý vài mốc thời gian phát hiện virus Corona

TQ:
Ngày 31/12/2019
TQ công bố chính thức nạn dịch lạ ở Vũ Hán,
báo chí VN đưa tin cùng ngày.
VN:
Ngày 16/01/2020
Bộ Y tế ra hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị.
Ngày 23/01/2020
Phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại Việt Nam.
Mỹ:
Ngày 15/01/2020
Phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại Mỹ
4 ngày sau, bệnh nhân mới tới bệnh viện điều trị.
Ngày 29/01/2020
Ca chết đầu tiên tại Mỹ.
Cuối tháng 2, số ca dương tính ở Mỹ chỉ mới 15 ca.
(Như vậy Mỹ phát hiện ca đầu tiên sớm hơn VN)

Xây dựng đảo nhân tạo trên rạng san hô vòng ở Trường Sa.

Rạng san hô vòng dễ biến thành nơi neo đậu tàu thuyền với số lượng lớn. Nhưng nó lập lờ mặt nước rất khó xây dựng hơn là một đụn rạng san hô nổi hẳn.
Theo tổ chức AMTI theo dõi qua ảnh vệ tinh thì TQ đã chiếm đóng, bồi đắp cải tạo xây dựng 2 đảo nhân tạo hình vòng cung (trong tổng số 7 cơ sở đã hình thành) từ 2015 đến 2017. Như vậy TQ chỉ mất 2 năm đã hoàn thành căn cứ hỗn hợp, cơ bản gần như khép kín. Trong khi đó một san hô hình quạt, VN đã xây dựng khá thành công là Đá Tây. Vừa là căn cứ QS vừa là Khu dịch vụ hậu cần nghề cá từ năm 2013 đến 2016. Do tài vật hạn chế nên không thể xây các công trình nối liền với nhau như của TQ.
Hình 1, 2: Mischief Reef - Vành khăn và Subi Reef - Su Bi của TQ. Các hình còn lại là West Reef - Đá Tây của VN

VỊ TRÍ 55 "THỰC THỂ ĐịA LÍ" DƯỚI ĐÁY BIỂN

Song Phan
 (海底地理实体: hải để địa lí thực thể) Tàu+ mới đăt tên:
Tất cả đều nằm trong EEZ của VN, đa số nằm trong các lô mà CNOOC Tàu+ vẽ đểu trong EEZ VN. Ccó môt vài vị trí nằm ngay trên ĐLB sát vơi bờ biển VN, ví dụ như Kim Trá Hải Khâu, Mộc Trá Hải Khâu, Trung Kiện Nam Hải Đé Cốc Quân (mấy vị trí này gần mỏ Cá Voi Xanh). Còn các vị trí cực Nam thì trong khu vưc gần bãi Tư Chính (Trịnh Hoà Hải Cốc, Tây Vệ Hải Đế Hạp Cốc).

Khu vực tập trung các tàu của TQ quậy VN và Malaisia.

Cuối năm 2019, tàu khảo sát địa chất HD8 được các tàu hải giám hộ tống của TQ quậy ở bãi cạn Tư Chính, nơi có tàu khoan dầu khí của VN. Đầu năm 2020, nhóm tàu trên đang quậy ở bãi cạn Luconia, nơi có tàu khoan dầu khí của Malaisia. Các tàu TQ luôn di chuyển nên khu vực có tính ước lệ.


Đá Tây - TQ lớn làm láo!

TQ lớn làm láo!
ĐM thằng hải tặc Tung Chảo mưu đồ tiếp theo là gì mà xác định toạ độ và bịa đặt tên tiếng Tàu dày đặc lên rạn san hô Đá Tây của Việt Nam?
Đá Tây thuộc cụm Trường Sa gần đất liền VN nhất, nơi có khu dịch vụ hậu cần nghề cá cho ngư dân tiếp nước ngọt, xăng dầu và nghỉ ngơi trú bão.
(Hình đầu TC, các hình tiếp xác định vị trí do Song Phan)

Lưng một con chó Phú Quốc


Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Đẹp mặt chưa anh tư bắt sâu?

Trong vai chủ tịch nước, ảnh hay gặp gỡ uỷ lạo doanh nhân thành đạt. Có duyên với trùm XHĐ ở TP.HCM và Thái Bình nhưng xui, cả hai đều bể độ. hehe.

Học online đây anh Nhạ bộ dục ạ!



Có phụ huynh thúc đít học sinh, ráng học nghen con...
mạng méo không đăng nhập được zoom, in rồi out...
lát sau, nổi khùng chửi...
Các cô giáo bực mình:

Nhìn hai cán bộ CA TP Thái Bình có gương mặt lìn lịt !

Tay Trung tá CA Cao Giang Nam (ngồi bên trái ảnh), bị dân tố: đã đình chỉ điều tra, không khởi 2 vụ án. Vụ băng nhóm Dương Nhuệ hăm doạ giết nạn nhân, phá trụ sở công ty, ngược lại bắt giam chủ công ty thiếu nợ. Và một vụ khác nữa là đánh nạn nhân vỡ quai hàm ngay trong trụ sở công an phường. Còn vụ đánh nạn nhân bể 2 mắt cá và gãy chân, nghe CA bảo khởi tố nhưng hơn 1 năm chưa thấy đem ra xét xử.
Hình tháng 5/2019 trong buổi tiếp báo Pháp Luật của Bộ Tư Pháp có Trung tá Cao Giang Nam - Phó Trưởng Công an TP Thái Bình, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT và Đại uý Nguyễn Văn Đức - Đội phó đội Điều tra tổng hợp.


Cháu bé bán vé số và bữa cơm cháu bé vùng cao

Bữa cơm độn sắn ăn với muối và lá rừng của Sùng A Sì, học sinh ở Tà Tổng, Mường Tè, Lai Châu (ảnh Đào Tuấn)

Chứng nhận đăng ký máy Thu thanh - Cấm nghe đài địch


Mùa dịt cũng y dẫy nghen các bà tám!

Không gì là không thể! - Tôi đòi quyền lợi chính đáng cho con liệt sĩ sau 30 năm vô vọng.

Tôi có ông chú ruột thứ tám, thoát ly theo CM. Ổng lên núi đâu vài năm thì vợ ở nhà bệnh mất, bỏ lại đứa con gái thơ dại, duy nhất, rồi 4-5 tuổi đã mồ côi cha lẫn mẹ. Một lần ổng về thôn hoạt động thì hầm bí mật bị trúng canh nông (pháo Cannon) chết ở xóm trên. Đứa con gái được bà dì đùm bọc sống qua ngày. Thời chiến tranh, dân quê tôi khổ trăm bề...
Sau 1975, nhà nước ghi công liệt sĩ đối với chú Tám, tiếp nữa xã xây cho căn nhà tình nghĩa, đứa con có chỗ thờ cha. Vai em nhưng Cô lớn hơn tôi hai tuổi, ở quê gọi là cô Ba Tam. Bị bệnh bại liệt từ nhỏ, chân đi khập khiễng, dáng nhỏ, nghèo khổ nên trông cô em rất thảm như một bà già. Đi đứng xiêu vẹo, sống thui thủi một mình, ít giao tiếp với ai, thậm chí là bà con cật ruột.Giả như có trúng gió chêt thì có khi một hai ngày sau, dân làng mới phát hiện. Tôi hiểu cô hận cha mẹ bỏ mình bơ vơ, mặc cảm với đời, thân thể với nghèo nàn.
Tôi thì hiếm khi về thăm quê, thời đi bộ đôi ở xa, ra quân làm dân ở tận mãi miền Tây.
Thỉnh thoảng, tôi về sang nhà Cô gần đó thăm qua loa. Có lần, khoảng năm 2005, nghe Cô kể một thân một mình lên núi hái hạt ươi hoặc có khi ra đồng bắt cua về bán.
Tôi nói bâng quơ:
Cô làm hai sào ruộng cộng với phụ cấp con liệt sĩ cũng đỡ chứ, sao tui thấy Cô khổ quá vậy?
Cô giải thích:
Làm gì có anh. Tui tính theo người ta vào Sài Gòn bán vé số, chưa biết ra sao.

Không gì là không thể! (2) - Làm lại hộ khẩu sau 20 năm, khó như lên trời, rốt cuộc vẫn xong.

Chuyện thế này.
Tôi đi bộ đội từ Phú Yên, khi ra quân chuyển về Sóc Trăng, rồi đăng ký hộ khẩu tại đấy. Do làm ăn thất bại, bán nhà trả nợ, đi nơi khác. Về nguyên tắc nếu quá 3 tháng không còn cư trú thì địa phương huỷ HK. Rời ST đi mưu sinh, lần lượt qua 5 tỉnh thành khác. Những nơi tiếp theo, có nơi đăng ký tạm trú có nơi không. Phiêu bạt, miệng làm hàm nhai nên mấy ai quan tâm đến HK làm gì, miễn có Chứng minh nhân dân là được.
Rồi tới ngày, cũng không còn sử dụng CMND được nữa do sờn cũ, quá hạn. Tôi bắt đầu gặp khó khăn, có nguy cơ bị từ chối mỗi lần cần đến nó như ra bưu điện, ngân hàng... Ngặt nỗi: muốn có CMND thì trước hết phải có HK. Mà có nơi chuyển khẩu đi thì nơi đến mới tiếp nhận nhập khẩu.
Quay về nơi đăng ký cũ ở ST để làm lại HK, không được vì nhà không còn, ai biết đâu mà cấp. Tôi tìm hiểu kỹ quy định rồi nghĩ dù có mất nhiều tiền cũng khó mà làm được. Vì vướng quy định, khi công an sở tại không nắm chắc gốc gác ai đó thì họ không bao giờ dám làm. Tôi loay hoay, chưa biết tính nước nào, làm sao mình có đây?
Tôi đành về quê Phú Yên, nơi mình xuất phát. Tôi mang giấy tờ chứng minh nguồn gốc đến xã, gặp trưởng công an để trình bày: muốn làm lại HK và CMND, đề nghị hướng dẫn. Chú ấy thuộc lớp kế sau, tuy có nghe tên mà chưa biết mặt mình. Đoán thế nào cũng nghe những quy định rắc rối... khó vượt qua cửa ải thủ tục.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Cạo cắn linh tinh... 14



Chân gà hấp hành - dễ làm, ngon đậm đà.

Có món nào ngon bổ rẻ bằng chân gà, mất có 50 ngàn, 2 người ăn nhức cả chân răng.
Nguyên liệu:
- Chân gà 1/2 kg (2-3 người ăn)
- Hành lá. sả
Chuẩn bị:
- Chân gà, cắt móng, chân lớn thì chặt đôi.
- Hành, cắt làm 2 hay 3 khúc.
- Sả, đập dập, cuộn tréo lại cho gọn
- Tỏi, đập dập
- Ớt, xắt
Ướp:
Bỏ chân gà vào tô lớn có thành cao, nêm muối, tiêu, tỏi vào. Rồi trộn đều để ngấm 30 phút.
Hấp:
Đặt tô và nồi lớn, chế nước vào nồi ngập 1/3 thân tô, đậy nắp kín. Đun nửa tiếng, mở nắp trộn chân gà ở dưới lên trên, bỏ sả vào. Đậy nắp đun tiếp nửa tiếng nữa, lấy sả ra, bỏ hành lá vào, trộn đều chân gà với hành. Nấu thêm 5 phút nữa, nhắc ra ăn. Chân gà chấm với nước mắm, ăn với bún.

Vì sao đàn ông thường là đầu bếp.

Tui tin đàn ông nấu sạch hơn, nhanh hơn và ngon hơn mấy bà. Tự ái kệ! Nhà lão, chỗ bếp chật hẹp nên nấu ăn cũng phải tính. Coi kinh nghiệm 10 năm tác chiến chặt to kho mặn trong bếp của đại úi Cạo nè, như oánh nhau vậy!. Những cái cần lưu ý:
Vũ khí:
- Dao, đã bước vào bếp là phải bén. Chỉ cần 3 con dao: 1 cái dày bản lớn để chặt, đập bẹp hành tỏi cho nhanh (thay vì giã), 1 cái cỡ trung để xắt và 1 dao nhỏ để... và làm ruột gà xào mướp. hehe. Về dao xắt cần phải mỏng nên mua hàng Bắc làm, khi nó hơi đùi liếc qua liếc lại dăm cái là xong, khỏi phải mài mất công. Dùng hằng ngày nên không lo sét rỉ.
- Thớt có 2 cái, 1 cái để chặt xắt đồ chưa nấu và 1 cái để xắt đồ nấu rồi hoặc cần đồ sạch dọn ra ăn. Khi chặt đồ cứng bị dồng, thịt cá nhảy, dễ làm hư gạch ốp mặt bàn nên kê khăn lau bên dưới để chặt vừa đầm lại vừa êm.
Đạn dược:
Ba ngày đi chợ một lần, nạp dô tủ lạnh nấu ăn dần. Rau lúc nào cũng phải có, loại này loại khác. Gia vị như chanh ớt... lúc nào cũng có. Hành lá không thể thiếu vì nêm nó vào món nào cũng được. Nhờ vậy mà mình tuy ghiền thuốc lá, rượu bia mà sức phẻ vẫn ngon lành. Tuỳ món mà mua, ở chợ hay siêu thị. Trước khi đi phải nhớ kỹ các thứ cần mua, không nhớ thì ghi ra giấy. Nó giúp mình đỡ tốn thời gian phải đi mua lần nữa, đâm ngại.

Nhờ ơn Tố Hữu mà tui được mặt trời chân lý chói qua tim!

Nhân chiện Khương Tuấn Đạt.K nhắc lại đồng tiền 30 đồng oái ăm ngày xưa.
Năm 1985, lúc ấy tui đang học trường quân sự QK5 ở Hoà Cầm ĐN thì có đợt đổi tiền. Nhằm ngay kỳ lương, tui nhận số tiền không nhớ là bi nhiêu nhưng giá trị nó to lắm. Thời ấy, cái thân thượng quý quân đậu nhăng răng như tui có mơ cũng không dám nghĩ tới. Quá mừng nên ngày chủ nhật, hí hửng cuốc bộ ra quốc lộ 1 đón xe đi thành phố Đà Nẵng. Dồn tiền lương + đổi, tui chơi tất! Mua được 1 chiếc đồng hồ Poljot của LX, 1 chiếc áo khoác,1 xấp vải quần jean và 1 chiếc thắt lưng da. Nhờ vậy mà có bộ mã coi tạm được mới tự tin vi vu, mà chẳng em nào thương, thế mới đau. Nghĩ lại mình cũng có tài kinh tế chứ bộ! haha.
Thời gian kế tiếp đồng tiền rót giá rất nhanh... đời lính như lục bình trôi. Tui bán 1 chỉ vàng 7 năm ở K dành dụm được cộng với lương tháng, ngoài tiêu vặt ra còn lại đem cho cô em con bà dì ở chợ Đầm chơi hụi lấy lời. Khi lấy lại vốn còn lỗ thêm một khúc. Mãi sau này, mới biết "đỉnh cao trí tuệ" của nhà thơ làm phó thủ tướng để lại hậu quả lạm phát hơn 700%. Có ơn phải bênh vực, hehe. ai đổ hết tội cho cụ cũng chưa công bằng đâu nha!
Còn bạn, khi ấy có tiền bạn làm gì?

Đôi khi sự kiện ngẫu nhiên mà thay đổi thói quen cố hữu.

Hồi ở K, mình rất làm biếng chui vào bếp nên lính nấu sao ăn vậy. Ở tổ chuyên gia QS thị xã có một đồng đội dân Quảng Nam , cấp thiếu uý, tính tình rất siêng cải thiện món ăn tươi. Thấy mình thích con dao độ nên chú ấy tìm cái dao lê của súng AK Liên Xô đã hư cán. Chế nó bằng cách lấy vỏ nhựa bảo quản súng đem đốt chảy thành nhựa lỏng, đổ vào quanh cái lỗ dưới đất đã có con dao hư cán đặt sẵn. Rồi gọt cán nhựa cho nhẵn đẹp, đem cho mình.
Sau khi mình về VN mấy tháng thì nghe chú bị chết cùng một đồng đội trung uý nữa do bất cẩn trong khi đánh cá bằng thuốc nổ trên sông. Nhìn con dao kỷ niệm mà thương nhớ người quen, chợt trổi dậy trong lòng câu "muốn ăn phả lăn vào bếp". Từ đó làm mình thay đổi thói quen ngại nấu nướng cố hữu. Thỉnh thoảng cùng anh em tham gia nấu nướng, dĩ nhiên là chỉ chặt to kho mặn là chính...
------------
Hình lưu niệm:
Hai người đã mất là Thiếu uý Thơ đứng thứ 2 hàng trước từ phải qua và Trung uý Thành đứng 2 hàng sau từ trái qua.
Và hình con dao minh hoạ tạm.

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Thơ Cầu Ông Chừ

Cầu Ông Chừ bắt qua con lạch nhỏ
Đưa em về Bình Ngọc - Hoà An
Đưa em về Đông Bình - Đông Lộc…
Xóm Soi - Xóm Trũng…
Bắp mía sắn khoai…
Trải mút nhem thèm...
Tuổi thơ mình về đây trốn bắt
Trèo cây hái mít, hái xoài
Ăn trộm mía chất đầy ba ga xe đạp
Hít từ Soi hít về tận nhà...

Bao gạo chỉ xanh.

Thời xưa giặc giã loạn lạc mà trong nhà có bao gạo này thì cũng yên tâm, phải không các bạn.

Gia đình đông con đẻ năm một ngày xưa.

Thử tưởng tượng:
Gỉa như một cô gái lấy chồng năm 17, nếu đẻ năm một, không sẩy đứa nào thì năm 27 tuổi đã có 10 con. Một mẹ cho hai con bú cùng lúc.
Đứa lớn phải ẵm dỗ em hay bồng cõng đi chơi. Chúng gọi nhau tao mày, giành ăn chí choé, đánh nhau giành đồ chơi, cha mẹ làm trọng tài phân xử.
Sau khi có đàn con, mẹ vẫn còn duyên chán! Nếu ông chồng lén phéng có thêm bà nữa thì con vợ lớn vợ bé trùng tuổi, có khi hai chục đứa.
Cho nên trong một xóm không bao giờ thiếu bạn chơi là vậy.

Năng lực sản xuất "kinh khủng" của Mỹ trong Thế chiến II.

Nhân chuyện các nước và Mỹ ra sức SX máy thở trong mùa dịch, TC chợt nhớ lại có xem bộ phim tài liệu về hai phe đấu nhau ở Đệ nhị thế chiến. Trong đó có đoạn nói về khả năng của Mỹ sản xuất phương tiện, vũ khí phục vụ cho chiến tranh. Hằng ngày, quân Mỹ và đồng minh bị tiêu hao không biết cơ man nào tàu chiến, máy bay, xe tăng... trong đánh nhau với quân Đức Nhật. Để bù lại thiệt hại, các nhà máy cũ mới thi nhau chạy hết công xuất, 24/24 h ngày/đêm. Trai tráng ra mặt trận còn nữ ở hậu phương thì tham gia làm công nhân quốc phòng, kíp này ra thì kíp khác vào. Mỹ là một cỗ máy sản xuất khí tài khổng lồ mà không một nước nào bì được.
Vài số liệu tham khảo vào lúc cao điểm:
- Về máy bay, Mỹ đã SX 2,3 triệu chiếc máy bay chiến đấu,100.000 chiếc MB ném bom. Máy bay ném bom hạng nặng B-17 và B-24, Mỹ đã sản xuất 31.213 chiếc, nhà máy Willow Run (Ford) đã SX với tốc độ mỗi ngày 1 chiếc..
- Về tàu vận tải 14.000 tấn Liberty Ship, Mỹ đã sản xuất 2.710 chiếc. Con tàu đầu tiên mất 230 ngày để hoàn thành, trung bình 42 ngày, con tàu sx nhanh nhất chỉ mất có 5 ngày để hạ thủy.
- Về hàng không mẫu hạm, Mỹ đã SX 141 chiếc. Chiếc HKMH Bunker Hill có 2.600 thuỷ thủ, từ lúc khởi công đến hạ thuỷ chỉ trong vòng 2 năm.

Ảnh hiếm có: Gia đình Ngô Đình Luyện

Kon Tum - Tiếc nhớ một thời!

(nói các bạn học cũ và những người chỉ biết vật chất là trên hết)
Ngày xưa, chúng mình có bốn nơi gần gũi gắn bó nhiều nhất, đó là: Trường Hoàng Đạo, Khu Giọt nước, Rạp xi nê và Bờ sông Dakbla.
Người nay, người ở xa về lại chốn cũ, mừng vì bộ mặt thị xã Kon Tum thay da đổi thịt, to đẹp hơn nhưng đồng thời có cảm giác hụt hẫng, luyến tiếc cái ký ức ngày xưa không còn nữa.
Đã đành thời gian không thể dừng lại, xã hội luôn phải tiến lên nhưng cái giá của nó phải đánh đổi quá lớn. Con người ngày càng xa rời môi trường thân thiên.
Liệu ngày nay, tuổi trẻ không cần nơi chạy nhảy vui chơi? Con người sống không cần hít thở khí trời đất trong lành? Không cần đắm mình tắm mát trong dòng sông quê hương? Con người sống mà không cần ký ức?
Cái hài hoà cân đối giữa con người với thiên nhiên ở đâu? Sự phát triển trong chừng mực ở đâu? Đi đâu về đâu?
Bạn ở tại thành phố quê nhà, ngoài vài nơi tôn giáo, bạn có gì tự hào giới thiêu với khách phương xa?

Bình Dương có 5 con đường mang tên ĐT 743

Chương trình Ai là tỷ phú.
Hỏi: có mấy con đường ĐT 743 ?
Đáp: có 5 con đường mang tên ĐT 743:
Anh Sâm VTV ngớ người, vội tra Google Maps thấy quá đúng nên thay mặt nhà tài trợ, trao giải "Thiên Tai" của Sở GTVT tỉnh Bình Dương cho bác Thợ cạo. hehe.
- Đường thứ 1: mang tên ĐT 743 chạy từ ngả tư Gò Dưa đến ngả tư Miếu Ông Cù.
- Đường thứ 2: cũng mang tên ĐT 743 chạy từ QL 13 đến cầu Ông Tiếp (ra QL 1K).
- Đường thứ 3: mang tên ĐT 743A chạy từ ngả ba Tân Vạn QL 1A đến giao với QL 1K.
- Đường thứ 4: mang tên ĐT 743B chạy tiếp từ QL 1K đến cầu Ông Bố (Lái Thiêu).
- Đường thứ 5: mang tên ĐT 743C chạy từ ĐT 743B đến ĐT 743, đoạn ngắn giống hình móc câu.


Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Ly kỳ sâm Ngọc Linh: Bí mật 'động trời'

Phát hiện lần đầu tiên tại núi Ngọc Linh (tỉnh Quảng Nam và Kon Tum), sâm Ngọc Linh được xem là dược liệu cực quý, giá trị 'đắt hơn vàng'. Vì thế, nhiều người nhảy vô kinh doanh với đủ mọi chiêu trò.
Kiểm định sâm Ngọc Linh tại Trung tâm khoa học công nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN) /// L.V
Kiểm định sâm Ngọc Linh tại Trung tâm khoa học công nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN)
L.V

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Chuyện cái máy thở ban đầu ở ngoài Bắc.

Ngày xưa, người ta phải bóp bóng (thở) bằng tay để cung cấp oxy cho bệnh nhân cấp cứu. Thời bao cấp, nước CHDC Đức viện trợ cho VN một chiếc máy thở, đặt tại một bệnh viện trung ương ở Hà Nội. Nước bạn cử chuyên gia sang kèm cặp hướng dẫn kỹ thuật vận hành rất tận tình. Một thời gian, thấy phía ta đã sử dụng máy thành thạo thì chuyên gia bạn mới rút về nước.
Sau đó, nhà nước xây dựng bệnh viện mới nên cần chuyển máy sang, nhân viên rút điện đưa máy đi. Tới nơi, cắm điện vào thì màn hình tối thui, các bác sĩ và nhân viên kỹ thuật loay hoay không biết tại sao. Tìm quanh chiếc máy thì không thấy cái công tắc nằm ở đâu, không biết hỏi ai. Thời đó chưa có internet, liên lạc giữa người ngước này với nước khác cực kỳ khó khăn, nhiêu khê.
Cuối cùng, người của bệnh viện đành viết thư tay để hỏi vị chuyên gia kia ở bên Đức. Ba tháng thư đi, ba tháng thử về, tổng cộng mất 6 tháng mới có lời đáp. Hoá ra: CHDC Đức thiết kế dấu cái công tắc nằm dưới đế máy. Để tránh ai đó vô ý đụng vào công tắc làm mất điện, máy ngưng hoạt động có thể dẫn đến mất thở, chết bệnh nhân.
(TC nhớ ghi lại theo lời kể một fb, đã quên link)

Nhàn cư vi bất thiện, dân miền Tây ở xóm trọ chỗ tui.

Hầu hết làm công nhân, đa số hiền lành, hằng ngày hết việc về sống với nhau hoà thuận, lấy vui là chính. Hiếm thằng nào ba trợn hay gióc láo. Vào giữa mùa địch, mất việc làm hơn nửa tháng nay. Ban đầu, đám thanh niên và mấy tay sồn sồn còn túm tụm nhau góp tiền mua bia uống, sau đó là chơi karaoke kẹo kéo om sòm.
Rồi số người vơi dần đi về quê, một nửa ở lại chờ việc vì có về quê cũng chả biết làm gì. Số còn lại, mấy ngày nay tiền bạc héo nên bỏ bia chuyển qua rượu. Rượu rẻ nên càng uống nhiều. Không còn được hát karaoke nữa thì chuyển qua tâm sự, cuối trận là cãi nhau tay đôi cho hả hơi rựou, đòi quánh chiến hữu vì chuyên bá dơ. Báo hại mấy con vợ ra can, lôi tình yêu của em về.
Nói dậy chứ không có đám trẻ cũng buồn. Hổng biết, tuần sau tình hình sẽ ra sao đây.


Bộ đội ta ở K ngán nhất là gì

Bộ đội ta ngán nhất là mìn sau nữa là lối đánh đu bám cù nhay của Kh'mer Đỏ.
Tuy là đàn em VN về chiến tranh du kích nhưng KMĐ vận dụng lối đánh này rất lợi hại, làm đối phương rất khó chịu và mệt mỏi. Chơi theo kiểu: địch mạnh ta rút, địch dừng ta quậy, địch phản ta chạy, rồi quay lại tập kích tiếp

"Kiếp" làm trợ lý tác chiến.

Từ Campuchia về học lớp bồi dưỡng tiểu đoàn trưởng của quân khu 5. Sáu tháng, ngày ra trường mình muốn quay lại Campuchia để thử lửa nhưng không được chấp nhận. Tháng 1/1986, cầm quyết định điều động về tỉnh đội Phú Khánh làm trợ lý tác huấn. Cơ quan nằm ở số 1 Ngô Quyền - Nha Trang, giáp lưng với Uỷ ban tỉnh. Vì là "lính đánh thuê" miệt mài cho QN-ĐN nên khi về quê hương, không quen ai biết mình là thằng nào, từ đâu đến. Bơ vơ một thời gian ngắn rồi cũng quen dần anh em cán bộ. Ban tác huấn nơi mình công tác là một ban lớn của một phòng lớn, đó là P tham mưu. Làm việc ở nhà hai tầng của VNCH, ngủ nghỉ ở nhà Pháp, cũng trên lầu luôn, sinh hoạt khá xông xênh thoải mái.
Mình được sếp giao phụ trách mảng địa lý quân sự, lãnh vực mà lính - quan cũng là một. Được bố trí một ngăn phòng, mình kiếm cái máy đánh chữ, tự học gõ văn bản chả cần nhờ em văn thư muốn ve vãn anh đại úy. Trong chuyên môn muốn làm gì thì làm, cần thỉnh thị gì thì gặp chỉ huy phó - tham mưu trưởng. Như "vua một cõi' nhỏ. Sáng, cả Ban tập trung nghe đọc báo 30 phút, xong thì ai về bàn nấy lo việc của mình. Thời gian rảnh bát ngát, ra cổng vệ binh chào mà không dám hỏi ông sĩ quan đi đâu. Sáng sớm chạy bộ tắm biển, giữa buổi, lúc thì đạp xe đi thư viện, lúc la cà chợ Đầm, chiều tắm biển, tối đọc sách, luyện yoga, đi xem phim... Sướng nào bằng!
Mỗi tuần, trực ban tác chiến một ngày/đêm. Công việc tèn tén ten thôi chả gì ghê, ngồi chơi nghe trợ lý các đơn vị bên dưới và huyện thị đội báo về. Chủ yếu là nắm tình hình vượt biên, thêm tin trật tự trị an vớ vẩn. Có điều hơi buồn vì lẩn thẩn mỗi một mình. Thời ấy, hình như chưa có điện thoại bàn gia đình, chỉ có ở cơ quan, riêng số máy trực ban ưu tiên 24/24. Tối a lô với người yêu, thích thì tám chơi với mấy em bưu điện.

Âm miu chuyển ngành làm quan đảng không thành!

Trợ lý Cạo cứ xùng xèng công tác chờ thời, mà chưa biết cách nào thoát ra.
Rồi thời cơ đến một cách tình cờ. Một lần đi tranh thủ về nhà, ghé trụ sở Thị uỷ Tuy Hoà, thăm chơi và tán dóc với ông anh họ cùng thôn, tên Bảy Ngời đang làm chánh văn phòng.
Mình tâm sự:
Em ở Campuchia lâu, máu lửa đánh đấm cũng ra trò mà về tỉnh đội ngồi chơi xơi nước, mãi chán lắm anh ạ!
Ảnh nhắc chuyện xưa:
Anh còn nhớ ngày xã tiễn thanh niên đi nghĩa vụ quân sự lên "cầu vinh quang", chú mày thay mặt tụi nó đọc diễn văn quyết tâm, nghe được đấy, ai chả biết.
Ảnh chợt nói:
Hay mày về đây với anh. Gốc gác được, lại trẻ có trình độ năng lực, chục năm tuổi đảng nữa.
Mình thắc mắc:
Em biết gì về công tác đảng điếc, làm gì được hở anh? .

Vợ trẻ cắm sừng già. Tao giết. tao giết...


Nngười Nùng, người Hoa... Sông Mao và sư đoàn đầu tiên của VNCH.

lam hồng nguyễn
HỒI ỨC SÔNG MAO - CUỘC THIÊN DI CUỐI CÙNG.
Đầu tháng 7-1954, ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chính, nhận lời mời của Quốc trưởng bảo Đại thành lập nội các mới và làm Thủ tướng, thay Hoàng thân Nguyễn Phước Bửu Lộc. Tham vọng chính trị của ông thậm chí còn xa và nhiều hơn thế. Ông muốn xây dựng một chính thể Cộng Hòa ở miền Nam, do mình làm Tổng thống, loại trừ hoàn toàn tàn dư phong kiến, ảnh hưởng của Bảo Đại và khuynh hướng thân Pháp trên ít nhất một nửa lãnh thổ Việt Nam.
Dù được người Mỹ ủng hộ, ông Diệm cũng không dễ vượt qua những rào cản nhiều mặt để đạt mục đích, nhất là khi ông không hề có lấy một đơn vị quân đội nào hậu thuẫn. Quân đội Quốc gia Việt Nam vốn nằm trong quân đội Liên hiệp Pháp, được Pháp xây dựng và đào tạo, huấn luyện đương nhiên chỉ trung thành với Quốc trưởng, không ủng hộ tân Thủ tướng trước sau vẫn bộc lộ tinh thần chống Pháp. Quân đội các giáo phái (Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài...) vì quyền lợi cục bộ cũng lăm le trở thành kỳ đà cản mũi mục tiêu thống nhất quân đội Quốc gia, xây dựng nền Cộng Hòa của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Nan đề bắt đầu có lời giải khi chỉ nửa tháng sau đó, 8400 tay súng của Binh đoàn Nùng, tức Sư đoàn 6 Sơn cước trong quân đội Liên Hiệp Pháp, tức lực lượng quân đội của Khu tự trị Hải Ninh ở tỉnh Quảng Yên (nay là Quảng Ninh) cùng gia đình họ, gồm tới hơn 30.000 người di cư vào Nam. Họ trở thành lực lượng quân bị đầu tiên hậu thuẫn cho cơ đồ chính trị của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Hình hiếm: Tuyến đường độc đáo - đò chở xe lửa qua sông.

Ngày xưa, thời kỳ đầu Pháp mới xây dựng tuyến đường sắt từ Sài Gòn - Mỹ Tho và Bắc - Nam, chưa có cầu. Mỗi khi tàu lửa đến sông phải tăng bo, người ta tháo rời, dùng đò chở đầu máy và các toa xe lửa sang bên kia sông, ráp lại chạy tiếp.

Những chiếc xe chở khách đầu tiên. Vì sao gọi xe đò và lơ xe

Những năm đầu thế kỷ 20 ,năm 1900 Saigon chỉ có một vài chiếc xe đò phần lớn sử dụng cho ngành bưu chính để chuyên chở thư từ và bưu phẩm đi các tỉnh lân cận như Biên Hòa-Thủ Dầu Một-Tây Ninh-Tân An do người Pháp lãnh thầu, mãi cho tới năm 1908 tại Saigon đã bắt đầu phát triển và đã có khoảng 30 xe đò kiểu dáng còn thô sơ, để chở khách đi lại tuyến Saigon - Lục tỉnh...
Gọi bằng xe đò:
Đồng bằng Nam bộ sông nước chằng chịt, ngày xưa phương tiện đi lại chủ yếu bằng đò ghe, cho đến thập niên ba mươi, người Pháp thành lập vài hãng xe chở khách đi miền Tây. Thời ấy đường bộ chưa phát triển, xe đến bến khách phải chuyển tiếp bằng đò ghe nên người ta gọi là xe đò cho tiện.
Gọi phụ xe là lơ:
Thường mỗi chiếc xe đò có 1 phụ xế lo soát vé và bốc vác hành lý lên xe xuống xe cho hành khách. Chữ "Lơ" xe đò là chữ người Saigon xưa chúng ta nói tắt từ tiếng Pháp “Contrôleur”(phát âm là Công trôn Lơ ) có nghĩa là người kiểm soát vé ...mà ra !
(TC cóp nhặt từ chuyện kể của NV Sơn Nam)

Nhớ. Hồi nhỏ đi ngang qua cây ổi,

thế nào cũng bấm vài trái coi ăn được chưa. Liếc xem chảng ba nào làm ná được, thế nào cũng chặt.



Đầu xe bọc thép của VNCH đi thông đường sắt

Đầu xe bọc thép Wickham (Armoured Wickham Trolley) nặng 2 tấn này là một sáng kiến của người Anh để đối phó với tình trạng khẩn cấp ở Mã Lai khi phiến quân Cộng Sản gia tăng các vụ tấn công vào hệ thống đường sắt ở Mã Lai khi xứ này còn là thuộc địa của Anh.
Các toa bọc thép được sản xuất tại Anh Quốc bởi công ty D Wickham & Co. Ltd of Ware & Stevenage (Hertfordshire, UK), có bộ phận điều khiển ở hai đầu cả phía trước và phía sau, và được trang bị súng máy với đèn pha trên tháp pháo. Chúng đã có mặt tại Nam VN từ năm 1964.
Để đối phó với nạn VC gài mìn trên tuyến đường sắt ở Nam VN, các cố vấn Mỹ đã đề nghị sử dụng các đầu máy bọc thép, bên cạnh các biện pháp phòng vệ khác. Từ Đà Nẵng, cố vấn an ninh hỏa xa là đại úy Joe Ross đã thu xếp việc sử dụng toa bọc thép Wickham.
Đầu máy chở quân bọc thép có nhiệm vụ mở đường như rà mìn, chống phục kích để giữ an toàn cho các chuyến tàu. Đội hình chạy 3 chiếc đi trước chuyến tàu chính. Nhưng cuối cùng tuyến đường sắt cũng đã bị tê liệt vì liên tục bị VC phá hoại, chỗ thì bị tháo đường ray, chỗ thì bị giựt sập cầu, chỉ còn vài cung đoạn hoạt động được.
Đơn vị điều hành những toa bọc thép này là An ninh Thiết lộ
Photo by Brian Wickham, 1969.
(ST)

Nhìn chiếc xe độ này cho thấy trình độ tay nghề của công binh VNCH.

 Xe Jeep được bọc thép, gắn súng phòng không 20 ly. Ảnh của Pete Komada, năm 1963.


Khẩu tiểu liên có tên Bơm mỡ, Mã Lai.



Hồi nhỏ, mình rất thích khẩu súng dễ thương này nên hay chạy theo mấy anh lính bảo an để xem.
Nhà sản xuất ra chưa biết đặt tên gì thì lính Mỹ gọi là tiểu liên bơm mỡ còn lính VNCH thì gọi là tiểu liên Mã Lai - không hiểu tại sao gọi vậy? Là khẩu súng dễ sx (thân làm bằng thép cuốn) nên có giá rẻ nhất, thậm chí lính Mỹ bắn đã là vứt luôn nhận khẩu mới. Tuy bắn không xa nhưng được nhiều binh lính yêu chuộng vì gọn nhẹ.
Khẩu M3 Grease Gun

Cấp bằng tốt nghiệp

Ba người học trò lên núi theo thầy Đại Đại đã hơn mười năm, làu làu kinh sử, thầy bảo nay ta cho các con xuống núi giả làm người ăn xin, một tháng sau quay lại gặp ta nhận bằng.
Ba trò chia nhau đi về ba hướng khác nhau. Người thứ nhất lang thang xin ăn, người thứ hai gặp ai cũng xin được đánh một roi, người thứ ba thì lại vào các nhà khá giả xin một ít cái ngu.
Một tháng sau quay về, người thứ nhất gầy gò ốm yếu vì toàn phải xơi cơm thừa canh cặn. Người thứ hai, ngược lại, béo đỏ nhờ mới mở mồm xin roi người đời biết ngay là thằng thần kinh nên cho một ít tiền để hắn khỏi quấy rầy bỏ đi cho khuất mắt.
Người thứ ba không gầy không béo nhưng ăn vận sang trọng mặt mày tươi tỉnh khoe sắp được bố trí vào một chức to ở Viện Hàn lâm KHXH. Thầy hỏi con xin gì mà lại được chức vụ?
⁃ Dạ con xin một chút ngu. Những nhà khá giả có chức tước chẳng ai tự cho là mình ngu nên họ không cho con cái ngu mà hỏi vì sao ngươi đi xin cái ngu. Con đáp tiểu sinh nhờ theo học thầy Đại Đại trên núi hơn 10 năm, sách vở thuộc làu, cái gì cũng giỏi cũng khôn, trừ cái ngu là chưa được dạy nên phải xin. Họ thích quá, bổ nhiệm con luôn. Hôm nay con về chào thầy và các bạn đồng môn mai con lên đường nhận nhiệm vụ.
Thầy Đại Đại được khen là dạy toàn điều khôn, ưng cái bụng lắm, vuốt râu cười khà khà. Sau đó thầy lấy giấy bút viết bằng cử nhân cho anh chàng đi xin ăn, bằng thạc sĩ cho anh chàng xin roi và bằng tiến sĩ cho anh xin ngu.
Anh thứ ba sau khi được cấp bằng tiến sĩ, liền được bổ nhiệm làm quan để chuyên đi dạy "khôn" cho thiên hạ, còn cái ngu giữ lại cho riêng mình.
(Hương Thảo Nguyên)

Mùa dịch, bạn thuộc diện nào khi cách ly?


Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Cạo cắn linh tinh... 13


Ai cần kinh nghiệm của người đi trước hãy liên hệ với ông bầu Vũ Khắc Tiệp.


Vậy công văn rùng rợn của TP. HCM là có thật.

Theo tôi không phải lỗi diễn đạt vì giả dụ hoán chuyển vị trí "bệnh nhân nặng" vào đâu trong câu thì nghĩa chính vẫn vậy. UBND. TPHCM tuy không chỉ đạo sở TN-MT ra công văn bản nhưng trong họp hành có thể chỉ đạo miệng, nói sao đó mà Sở hiểu như thế.

Tính ghi điểm ai dè bôi bác Đảng nên báo và truyền hình Nghệ An gỡ sạch hình.

Mới tắm một phát cho em nó bớt giận chủ.

Con ngựa già đã chạy 99.000 km rồi, còn 1 ngàn ki lô mết đi phượt nữa thôi là đủ để lão làm cái lễ thượng thọ cho em nó. Ai dè con virus Vũ Hán phá đám. Cả tháng nay nó rạo rực muốn phi, ngứa giò trông đến tội nghiệp. Thương!


Lão post tấm hình phe hàng này tưởng thèng Phây cảnh cáo.

Mờ hổng thấy nó nói gì chắc tưởng con giòi. Tủi thân quá đy. huhu

Ký ức buồn về hợp tác xã...

Lúc quê hương vào HTX thì tôi đang đi bộ đội ở Campuchia. Mỗi lần về thăm nhà ngay tại vựa lúa lớn nhất miền Trung, được nghe gia đình và bà con nói chuyện với nhau. Tôi hình dung hỡi ôi, có cảm tưởng rằng: tổ chức HTX đã biến đa số những người nông dân hiền hoà lương thiện thành những kẻ gian lận, thậm chí là ăn cắp. Tương trợ nhau thì ít còn mạnh ai nấy lo và cha chung chết không ai khóc!
Có lần, ông bà con xa, tôi gọi bằng bác là bí thư chi bộ, kiểm soát viên HTX vu anh tôi trộm gà. Tình cờ về phép, tôi nghe, giận quá nên tới tận nhà ông và chửi thẳng vào mặt: Chứng cớ đâu? Tôi là người không công thần, chưa từng lên mặt với chính quyền địa phương. Ông là bí thư đảng viên có biết ông đang đâm sau lưng người chiến sĩ. Ông có biết, chúng tôi đang chiến đấu vì cái gì không?...

Cửa tiệm rút lốp ở miền Bắc thời bao cấp.


Bộ Dục bố láo, muốn quản cả cha mẹ học sinh nữa sao?:

Bộ ngành nào gửi tin nhắn nhở công dân phòng chống dịch đều tốt. Trừ Nhạ Bộ Dục bố láo, muốn quản cả cha mẹ học sinh nữa sao?:


Thư thông báo của một trường gửi cha mẹ học sinh thời VNCH.

Văn minh tôn trọng đâu phải khách sáo dài dòng, quan trọng ở cái tâm thành. Quan chức và ngành giáo dục ngày nay xem thấy để mà học lại vở lòng.


TC cảm nhận qua thư viết tay của cựu và đương kiêm tổng thống VNCH thời điểm 25.4.1975

Trao đổi qua lại giữa hai ông thực chất nó là một sự dàn xếp để ông Nguyễn Văn Thiệu ra đi với danh chính ngôn thuận. Tuy trong lúc dầu sôi lửa bỏng nhưng hai ông vẫn tuân thủ pháp quyền và hành xử đâu ra đó, lịch sự lễ phép của người có học với nhau. Một chi tiết đáng lưu ý là cách dùng từ "cựu" và "nguyên" rất hay của TT Trần Văn Hương.
Nội dung:
Kính trình Tổng thống Trần Văn Hương,
Thưa Cụ,
Ðể thực hiện công tác cụ giao phó, tôi kính xin cụ chấp thuận cho những sĩ quan sau đây gọi là thành phần tối thiểu cần thiết để giúp tôi, đi theo tôi trong suốt thời gian công du:
1. Ðại tá Võ Văn Cầm
2. Ðại tá Nguyễn Văn Ðức
3. Ðại tá Nhan Văn Thiệt
4. Ðại tá Trần Thanh Ðiền
5.Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu
6. Bs Thiếu tá Hồ Vương Minh
7. Ðại úy Nguyễn Phú Hải (giờ chót không có mặt)
8. Phục dịch viên Nghị (giờ chót không có mặt)
Ngoài ra, Cựu Thủ tướng Ðại tướng Trần Thiện Khiêm cũng cần đem theo những sĩ quan và dân sự sau đây:

Già rồi, lão khai mịa cho rồi!

Thằng Hùng Cạo là VC con nằm vùng, từ Phú Yên lên cắm vào trường Hoàng Đạo Kontum. Cảnh sát thời ấy thờ ơ chứ nhìn mặt nó là biết rặt quê mùa chả giống dân phố thị.
Bằng chứng là nó học dốt địt nhưng từng nói môn Anh văn là công cụ của đế quốc Mỹ, đả đảo ông Hiệu trưởng mến yêu đánh nó, hùa lên án máy bay Mỹ ném bom miền Bắc. Nhóc con mà ghê thiệt, thế mà nhà trường cũng du di.

Chúng ta biết tri ân sự cống hiến hy sinh thầm lặng của y bác sĩ.

Tiễn 3 bệnh nhân đầu tiên được chữa khỏi dịch Covid-19, BS trưởng khoa y học nhiệt đới của Bệnh viện Đà Nẵng, thổ lộ: "Suốt một tháng chúng tôi vẫn chưa được về nhà nhưng phần thưởng xứng đáng đã nhận là giúp những bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường" - Nghe như vậy, ta hiểu rằng sự hy sinh to lớn biêt bao của giới y bác sĩ cho cộng đồng trong thời gian có dịch. Người dân chỉ việc ở nhà và hạn chế tiếp xúc còn họ phải tiếp xúc thường xuyên với người bệnh dương tính. Bản thân họ chấp nhận có thể bị lây nhiễm bệnh vì nghĩa vụ ngành y phải vậy.
Họ chỉ có công việc và công việc, không thể giải bày chia sẻ việc họ làm vì có thể gây hoang mang cho dân chúng. Họ tự buột mình không về nhà, để có thể lây cho vợ con, người thân. Không bị cách lý do nghi nghiễm mà phải tự cách ly, không nghỉ ngơi mà phải lao động, ngày tháng không giới hạn. Mà đến bao giờ thì hết dịch đây? Có những ý kiến trên mạng kêu gọi nhà nước hãy tạo điều kiện sinh hoạt tốt nhất cho y bác sĩ điều trị. Ăn uống không phải là cơm hộp (ăn hoài ai mà chịu nổi), phải được ở nghỉ khách sạn tốt nhất. v.v. là hoàn toàn cần thiết.

Mùa dịch ngẫm về người Việt với TQ mà Mỹ

Không ít dân Việt ghét TQ nên tin bộ kít xét nghiêm Covid-19 của TQ sai sót đến 80%, thế mà người ta chặn được dịch à? Nghe tin Mỹ đã có thuốc mới kháng được virus , công ty dược bào chế chứ Trump làm gì mà gọi TT Mỹ là ngài, ca tận trên mây. Thuốc có hiệu quả tới đâu còn phải chờ xem số liệu thống kê tổng số người mắc bệnh và khỏi bệnh ở Mỹ là sẽ biết. Nên nhớ nhiều nước đang nghiên cứu và thử nghiệm tìm thuốc để điều trị chứ không phải chỉ có Mỹ mà thôi.

Tìm kiếm Blog này