Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

Sự thật bất ngờ: Nguồn gốc bút danh vài nhạc sĩ nổi tiếng trước 1975

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên
... Thời còn đi học thì chàng học trò tên Bình thường ngủ gật trong giờ học, cứ môn nào chán là lăn ra ngủ, thường bị bạn bè chọc. Sau này viết nhạc, ông lấy luôn tên Thụy Miên, nghĩa là ngủ gật. Miên ở trong chữ này đồng nghĩa với Miên trong chữ “thôi miên”, liên quan đến sự ngủ....
Nhạc sĩ Anh Việt Thu
.... Là người anh trai cả trong nhà, nhạc sĩ Anh Việt Thu có trách nhiệm bảo bọc và lo cho những người em, đặc biệt là người em trai út không may mắn, nên khi viết nhạc, ông đã chọn cho mình bút danh Anh Việt Thu (anh của Việt Thu), như là luôn tự nhắc nhở mình về trách nhiệm trong gia đình....
Nhạc sĩ Y Vân

Thơ: Ngày mai đi nhận xác chồng

“Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Hết tin tính hàn lâm của Tây!

Tháng trước thì Oscar trao giải lớn về tay một bộ phim với hai người gốc Hoa, mà mình thấy không có gì đặc biệt. Mình nghi ngờ có mua chuộc.
Tháng này thì Cino Del Duca trao giải tôn vinh nhân cách và cống hiến nhân văn cho bà Dương Thu Hương. Mình cho rằng mang màu sắc chính trị. DTH, mình có đọc chừng 3 cuốn của bà này, trước là tò mò, sau là không mê nổi. Có lẽ họ đánh giá cao tinh thần chửi hăng chứ văn chương thì mình thấy thường. Giải còn được ví như một "phòng chờ" của giải Nobel Văn học nữa chớ!
Mình chỉ nể bà ấy dám viết những điều cấm kỵ mà giới nhà văn đàn ông sợ. Nhưng chưa bao giờ nể những người từng một thời sống chết và ca ngợi rồi quay lưng chửi thậm tệ, với giọng văn bươi móc chì chiết chế độ ấy. Đấu tranh cho dân chủ, chửi bới không phải là phê phán vì sự tiến bộ của XH.

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

Thợ cạo rì viu phim Oscar đình đám "Everything Everywhere All at Once".

Tối qua, chương trình TV của FPT chiếu phim này. Tựa đề y như nội dung. Mình tò mò xem sao, không đủ kiên nhẫn đeo đuổi với mớ hổ lốn này, 30' sau chuyển kênh. Nội dung nhiều tình tiết đan xen xuôi ngược giữa thực và ảo, trộn hầm bà lằng như nồi lẩu thập cẩm. Nghiêm túc pha hài rẻ tiền, đánh võ kiểu robot Thành Long. Dàn diễn viên chả thấy ai khắc họa nổi bật tính cách nhân vật. Dương Tử Quỳnh thì khô cứng như đàn ông thiếu cái duyên của người phụ nữ, Quan Kế Huy thì diễn bình thường.
Dưới góc nhìn của mình, nó có những cái quen thuộc ở các bộ phim giải trí bình dân của Hong Kong và pha lẫn kỷ xảo "vũ trụ đa chiều" kiểu Mỹ. Nó rối rắm khó hiểu, nếu ai chưa coi đã mê thì cần xem 2. 3 lần mới biết được nội dung muốn nói lên điều gì.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Nhớ Bảo Yến - Nhã Phương.

Mình được dịp xem ca sĩ Bảo Yếu và Nhã Phương biểu diễn mấy lần ở các tụ điểm sân khấu ca nhạc ngoài trời sau 1975. Cô chị Bảo Yến với gương mặt đẹp hơi thô, có giọng ca khàn đục sâu lắng qua những ca khúc xưa nay ít ai chú ý. Những bài BY đã hát thành công thì cho đến nay mình thấy chưa ai qua được. Gương mặt cô em Nhã Phương đẹp hoàn mỹ hơn, đặc biệt mặc quần da ôm sát cặp đùi ếch tuyệt hảo. NP hay hát những bài ca thời thượng. Cặp này dáng đẹp, hát hay, ăn mặc lạ và ngầu, biểu diễn cực sexy.
Thời sung độ, hai chị em họ làm mưa làm gió sân khấu ngoài trời, là những ngôi sao kiếm tiền số 1 thời ấy. Chị em là hai người đi tiên phong trong dòng nhạc trẻ thị trường, phá vỡ rào cản khuôn khổ gọi là quản lý văn hóa.

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

Đất nước ta có bao giờ được như thế này không?

Có 2 nữ sinh thi tốt nghiệp PTTH môn Ngữ văn đã viết 11 trang giấy chỉ trong vòng 110 phút, đạt 10 điểm tuyệt đối. Không biết thầy cô chấm bài có đủ kiên trì đọc kỹ nội dung tràn giang đại hải đấy không. Hai nữ sinh ấy có trúng tủ hay không - mình cho là có, trúng tủ, hay trúng mạch cũng thế. Cả 2 gặp tác phẩm đã đọc và yêu thích, đã từng làm bài với chủ đề đưa ra như vậy. Dĩ nhiên quá giỏi nhưng chả ai khen tài viết nhanh, lắm chữ. Nhiều học sinh có khả năng như vậy, ăn nhau là chịu khó cày và năng khiếu diễn tả mà đề bài muốn đáp án như thế. Nếu mình là người chấm thì cho điểm cao nhất với học sinh nào cũng phân tích diễn giải tương tự nhưng viết ngắn nhất.

Bài Hát Học Trò

Kính thưa thầy đây bài chính tả của con
bài chính tả viết về nước Mỹ
con viết hai lần sai chữ America
con viết hai lần sai chữ Communist
con viết hai lần sai chữ Liberty
làm sao được, làm sao được, bởi anh con vừa chết
Kính thưa thầy, đây bài luận triết của con
Một căn nhà và một trái phá
Một đám cưới hồng bên cạnh một đám ma
Một nếp sống tàn bên cạnh người no ấm
Ôi tiếng hát nào bên lệ em tuôn mau
làm sao thuộc bài con học để vinh thân đời sau

Một đoạn văn mẫu có 76 chữ mà theo Trần Mạnh Hảo cần bỏ đi 25 chữ và thêm 1 dấu , 1 dấu .

Xem thêm: https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham...

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

"Tôi thường đi đái đêm, mỗi đêm ba bốn lần..."

Bạn Khiem Nguyen có cái tít vui như trên, dựa theo bài hát "Trên bốn vùng chiến thuật" trong Stt này:

Bình luận mà tôi ưng ý nhất:
"Các bài hát trong những giai đoạn lịch sử thương đau, không chỉ cần dỡ bỏ cấm đoán, mà còn nên trân trọng nó như những chứng nhân của lịch sử. Chối bỏ nó cũng là chối bỏ lịch sử."
Từng là bộ đội lớp sau, tôi nghĩ:
Lính bên nào cũng vậy, ngoài trách nhiệm của công dân còn có tình thương với gia đình, bà con, bạn bè... Chiến tranh đã qua rồi thì ai cũng như ai, đều là những thân phận con người trong cuộc chiến. Như bọn tôi thời ở CPC vẫn thường nghêu ngao ca những bài cũ viết về lính VNCH, những lúc vui chơi, những lúc nằm khèo trên võng. Đơn giản chỉ là sự đồng cảm với người cầm súng cùng cảnh ngộ... Chẳng qua là sĩ quan hay người ngoài cuộc đề cao tính chính trị nên quan trọng hoá vấn đề. Chứ lính khi hát chả ai quan tâm đến lý tưởng, đến ai đánh ai, theo cảm xúc và tâm trạng mà ca thôi.
Thời VNCH, khá tự do về tư tưởng, chẳng phải cứ nhạc lính là công cụ tâm lý chiến nhằm hướng người lính xông pha trận mạc mà đa số là sáng tác theo lối tự sự, buồn nhiều hơn vui, có thể làm người ta ngã lòng không muốn chiến đấu. Ở khía cạnh này, phía VC còn cảm ơn nữa chứ vì nó làm lung lạc tinh thần người lính VNCH. Nội dung liên quan tới lính thì dĩ nhiên có đánh nhau, có sôi máu, chả có địch có ta trong đó là gì.
Đó là nói anh em đồng đội, riêng tôi thỉnh thoảng chỉ nghe qua radio. Không mê những bài hát có tính uỷ mị của nhạc vàng nhưng nhạc lính thì thích. Bỏ qua chính trị thì không ít bản nhạc chiến tranh thời VNCH có giá nhất định. Trong đó mình và đồng đội, ai cũng thích hát bài "Xuân này con không về", nhất là mỗi dịp Tết đến, xa nhà. Nhạc cách mạng có đáp ứng nhu cầu tình cảm của con người như thế không.
Nhớ tâm lý con người cũng khá lạ. Bọn tôi trước và trong khi nổ súng thì căm thù địch nhưng đứng trước xác chết thì hận thù tan biến. Đứng trước tù hàng binh mà trước đó mình căm giận thì thấy bình thường, thậm chí có khi lòng chùng xuống khi nó sợ bị giết, van xin năn nỉ...
Hình minh hoạ, một lính Kh'mer Đỏ ở biên giới CPC-TL



Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá và bút danh chung Mai Bích Dung

Cuộc gặp gỡ hy hữu giữa một nhóm nam và nữ ở thành phố biển Vũng Tàu đã làm nên tác phẩm độc đáo của một tác giả bí hiểm.

Từ năm 1966 – 1975, tại 102/8 Hai Bà Trưng (Tân Định, Sài Gòn) có lớp nhạc “Lê Minh Bằng” quy tụ hàng trăm học viên. Lớp nhạc này do 3 nhạc sĩ: Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng tổ chức và trực tiếp đứng lớp (Lê Minh Bằng là ghép từ tên của 3 người).

Chính “lò nhạc” này đã đào tạo được những ca sĩ nổi tiếng như: Kim Loan, Giáng Thu, Trang Mỹ Dung, Mạnh Quỳnh (tác giả ca khúc Gõ cửa hiện sống ở Sài Gòn, không phải ca sĩ trẻ Mạnh Quỳnh ở hải ngoại), Hải Lý, Nhật Thiên Lan, Thu Thủy… Ngoài dạy nhạc, Lê Minh Bằng còn là bút danh chung của nhóm 3 nhạc sĩ này ký dưới những bài hát rất quen thuộc như: Hai mùa mưa, Lẻ bóng, Sầu lẻ bóng, Chuyện hai chúng mình, Đôi bóng, Tình đời…

Gặp gỡ “Mai – Bích – Dung”

Một ngày cuối tuần của năm 1970, ba nhạc sĩ rủ nhau đi ô tô ra Vũng Tàu chơi. Khi xe đến Bãi Trước, họ thấy ba cô gái mặc áo dài đi giữa trưa nắng nóng. Khi ấy nhạc sĩ Anh Bằng lái xe, nhạc sĩ Minh Kỳ ngồi phía trước, nhạc sĩ Lê Dinh ngồi ghế sau. Bất ngờ Minh Kỳ nói với Anh Bằng: “Bằng ơi, dừng xe lại cho ba cô đó lên đi chung với mình. Nắng như vầy mà 3 cô đi bộ tội nghiệp quá!”. Do tính hơi nhát, Anh Bằng bảo: “Thôi, ông đi mời đi, tôi không đi đâu”. Thấy 2 người bạn cứ đùn đẩy nên nhạc sĩ Minh Kỳ nói: “Thôi, dừng xe lại để tôi đi cho”.

Nhạc sĩ Lê Dinh kể lại: “Anh Minh Kỳ xuống xe và không biết ảnh nói gì với 3 cô đó mà trông 3 cô rất vui vẻ và họ đồng ý lên xe. Vì phía băng trước có anh Minh Kỳ ngồi, nên 3 cô phải ngồi ở băng sau với tôi. Tôi hỏi tại sao 3 cô đi bộ dưới nắng trưa như vậy, thì được biết cả 3 cô đều là sinh viên, đi Vũng Tàu tìm con sứa để về trường thí nghiệm. Rồi họ tự giới thiệu tên lần lượt là Mai (ngồi kế bên nhạc sĩ Lê Dinh), Bích và ngồi ngoài cùng là Dung”.

Cuộc gặp gỡ tình cờ đó rất ngắn ngủi, nhóm nam mời 3 cô ra Bãi Sau dùng cơm trưa. Ăn xong, 3 cô xuống mé biển tiếp tục tìm sứa. Và rồi họ ra Bến xe Vũng Tàu để trở về Sài Gòn.

Linh hồn tượng đá…

Đêm đó về khách sạn, nhạc sĩ Anh Bằng là người đề xướng viết bài hát Linh hồn tượng đá, lấy tên tác giả là Mai Bích Dung (tên của 3 cô gái ghép lại). Ngay đêm đó ca khúc ra đời với những ca từ: “Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng. Ngồi bên nhau, gọi tên nhau để rồi yêu nhau. Em đã đến và đã đến, như áng mây bay, như cánh chim qua bầu trời, ôi hình hài một vài giờ vui… (rồi nức nở) Em ơi, em ơi… Thời gian gặp gỡ nào được bao nhiêu, mà khi rời gót lòng đầy cô liêu, nên xa em rồi, tôi nhớ em nhiều… Em ơi, em ơi… Thà không gặp gỡ, thà đừng quen nhau, đừng cho hình bóng, đừng nhìn nhau lâu, tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau…”.

Sau khi nhạc phẩm được in ra, nhạc sĩ Anh Bằng đích thân mang đến ngôi trường các cô đang học, tặng mỗi người một bản Linh hồn tượng đá còn thơm mùi mực in và có chữ ký của cả 3 chàng nhạc sĩ hào hoa. Từ một cái duyên đưa đẩy mà một tình khúc lãng mạn đã ra đời… Cũng cần nói thêm, nhóm nhạc sĩ này còn lấy nhiều “tên chung” khác ký dưới nhiều bản nhạc như: Chuyện tình Lan và Điệp 1, 2, 3 (ký tên Mạc Phong Linh – Mai Thiết Lĩnh), Cô hàng xóm (Giang Minh Sơn), Đà Lạt hoàng hôn (Dạ Cầm), Mưa trên phố Huế (Tôn Nữ Thụy Khương) hoặc các tên khác như: Vũ Chương, Dạ Ly Vũ, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ…

Tuy là ký tên chung Lê Minh Bằng nhưng hầu hết đều do Anh Bằng sáng tác, các nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ chỉ góp ý, sửa sang một vài lời ca, thêm bớt vài chi tiết. Nhưng với sự thân thiết và tôn trọng lẫn nhau nên những sáng tác này đều được ký tên chung: Lê Minh Bằng.

Điều thú vị là 3 thành viên của nhóm này, mỗi người sinh trưởng từ một miền của đất nước (Bắc – Trung – Nam): Nhạc sĩ Anh Bằng tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1925 tại Thanh Hóa (ông mất năm 2015 tại California, Mỹ). Nhạc sĩ Minh Kỳ tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, sinh năm 1930 tại Nha Trang (ông vốn thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn, ông mất năm 1976). Nhạc sĩ Lê Dinh tên thật Lê Văn Dinh, sinh năm 1934 tại Gò Công, hiện sinh sống tại Montreal, Canada.

Còn 3 cô gái ngày xưa? Được biết sau mấy mươi năm bây giờ cô Mai (tên thật Mai Xuân Lan) hiện đang ở tiểu bang Ohio (Mỹ). Cô Bích đang cư ngụ tại tiểu bang Arizona (Mỹ). Cô Dung (tên thật Lưu Dung Anh) đang sống ở TP.HCM, chơi rất thân với giới văn nghệ sĩ xưa.

Theo Thanh Niên




Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

Tranh của họa sĩ Nguyen Truc Chi . 1955

(NGUYEN TRUC CHI (XXe). Ecole des arts appliqués de Gia Dinh. Jeune femme allanguie. Pastel sur papier encadré signé en bas à droite et daté 1955. Dimensions: 50x65 cm. Provenance: Monsieur Nguyen Van Sung, chef de la Province de Thu Dâu Môt.)


Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Thơ Cầu Ông Chừ

Cầu Ông Chừ bắt qua con lạch nhỏ
Đưa em về Bình Ngọc - Hoà An
Đưa em về Đông Bình - Đông Lộc…
Xóm Soi - Xóm Trũng…
Bắp mía sắn khoai…
Trải mút nhem thèm...
Tuổi thơ mình về đây trốn bắt
Trèo cây hái mít, hái xoài
Ăn trộm mía chất đầy ba ga xe đạp
Hít từ Soi hít về tận nhà...

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Trầm hương - truyện ngắn của Nguyễn Trí

Tìm trầm, dân chuyên nghiệp gọi lóng là đi “địu”. Địu là gì? Tại sao phải gọi muối là “diêm” và gạo là “mễ’’? Tại sao phải gọi “xuôi” hoặc “ngược” ngàn mà không gọi đi - về? Điều nầy thuộc bí ẩn của rừng xanh núi bạc. Muốn đi địu, tiêu chuẩn đầu tiên là ít nhiều biết võ, nếu không muốn nói là phải giỏi.
 Đã lên rừng - rừng cao - phản xạ không nhanh, tai mắt không tinh tường rất dễ bỏ thây lại cao xanh. Thâm u có nghìn vạn hiểm nguy không lường nổi. Hùm, beo, rắn, rết luôn chực chờ trên lối đi qua. Sự nhanh nhẹn là một tất yếu không thể thiếu, nó giúp ta lên đỉnh cao nhanh hơn. Len lỏi cả ngày trong mịt mùng không chấp nhận sự chậm chạp. Chỉ có người giỏi võ mới đương đầu được với “nghìn thước lên cao, nghìn thước xuống” và “khúc khuỷu dốc thăm thẳm”. Tìm trầm, một bầu trong con số bốn người chỉ đi, đi và đi. Dừng chân trong một điếu thuốc rê quấn kèn là hết. Giỏi võ còn giúp ta chống lại sơn tặc. Rừng cũng như biển, mạnh được yếu thua. Những giang hồ máu lạnh phục dân địu trên đường về lột sạch cả dó kiến, nói chi đến kỳ. Không giỏi võ, đừng có lên đường.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Chuyện vũ thoát y ở đình thần.

Sau năm 1968 (năm Mậu Thân) các đoàn hát chuyển dịch về nông thôn … có khi hát ở Nhà lồng chợ, có khi ở Đình. Hay hay dỡ gì không biết, vẫn phải có màn phụ diễn Vũ thoát y, không có thì ế, còn Vũ hay hay dỡ không sao, có Vũ là được, vì đa số khán giả là thanh niên. Thời ấy nông thôn buồn lắm quí vị ạ ! Ngày nào cũng nhìn thấy máy bay quân sự bay ngang bầu trời, tiếng đại bác ầm ì từ xa …. Điện đóm không có, vài ba chục nóc gia có được 1 cái tivi 14 inchs trắng đen, sử dụng bằng bình ắc cuy, chỉ tối thứ bảy có tuồng cải lương hàng tuần mới kéo lại xem .
Năm ấy 1973, bọn chúng tôi mua giàn đoàn hát Thái Dương 3, về hát tại đình An Hòa (Xã Hòa Bình cũ, bây giờ là ấp An Mỹ, xã Hòa An, huyện Chợ Mới , tỉnh An Giang), vì hát trong đình, có màn phụ diễn Vũ thoat y thì phải thông qua Ban Tế Tự đình. Bác Năm Lương (lúc ấy trên 70 tuổi, còn tráng kiện), cương quyết không cho, vì đây là nơi thờ Thần, chốn linh thiêng … đã mua giàn xong, nếu không có màn phụ diễn nầy : LỖ LÀ CÁI CHẮC. Tranh thủ sáng sớm hôm sau uống cà phê, chúng tôi mời hết các vị trong Ban Tế Tự để thuyết phục …. Năn nỉ gần gãy lưỡi, sau cùng Ban Tế Tự đồng ý phương án : Lấy 1 tấm màn lớn (cái nầy đoàn hát nào cũng có sẳn), che bít ngang cái bàn Thần lại, ràng buộc cẩn thận … chỉ chừa lại phần sân khấu và khán giả xem hát ……. Thở phào, nhẹ nhỏm .
Khi rao bảng hát, anh rao bảng phải nhấn mạnh có phụ diễn Vũ thoát y .
Vé hát có 2 loại : Loại ghế ngồi thì có số ghế hẳn hoi, hạng nhất, nhì , ba . Loại đứng thì bán vé không hạn chế ….
Thời đó chúng tôi cũng còn trẻ, từ 20 đến 25 tuổi , cũng háo hức với màn phụ diễn nầy.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

Thơ Thạch Quỳ - Với con

Với con
Con ơi con, thức dậy giữa ban ngày
Nghe chim hót đừng nghe mê mải quá
Qua con đường đất đến con đường rải đá
Cha e con đến lớp muộn giờ.
Con ơi con, nàng Bạch Tuyết trong mơ
Không thể nào yêu con thay mẹ được
Vì thế nếu khuy áo con bị đứt
Thì nói lên để mẹ khâu cho.
Và con ơi, trên ấy Ngân Hà
Có thể rồi con sẽ lên đến được
Nhưng đêm nay con cần phải học
Bốn phép tính cộng trừ hoặc đọc một trang thơ.
Con ơi con, nếu thầy giáo dạy con
Có ánh sáng bảy màu trong ánh sáng
Thì con hỡi hãy khêu lên cho rạng
Ngọn bấc đèn con hãy vặn to lên.
Con ơi con, trái đất thì tròn
Mặt trăng sáng cũng tròn như đĩa mật
Tất cả đấy đều là sự thật
Nhưng cái bánh đa vừng tròn, điều đó thật hơn!
Mẹ hát lời cây lúa ru con
Cha cày đất làm nên hạt gạo
Chú bộ đội ngồi trên mâm pháo
Bác công nhân quai búa, quạt lò.
Vì thế những lời cha dặn dò
Cũng chưa hẳn là điều đúng nhất
Cha mong con lớn lên chân thật
Yêu mọi người như cha đã yêu con.
Tháng 6/1979
Thạch Quỳ

Thơ Vạn Lộc - Anh giờ như áng mây bay bên trời

Sáu mươi năm mình bên nhau
Cả hai mái tóc trắng màu thời gian
Giờ anh, một nhánh xuân tàn
Lòng em con nước bàng hoàng lệch trôi
Trăm năm đã gọi phai phôi
Anh như mây xám bên trời đang bay
Cầm tay anh, những ngón tay
Guộc gầy năm tháng, đong đầy yêu thương
Đã qua bao nỗi đoạn trường
Các con, các cháu muôn phương an lành
Em cùng anh gieo mùa xanh
Bây giờ hương chín thơm nhành xuân vui
Anh nhắm mắt, ngắm xa xôi
Có nghe sâu thẳm những lời em không
Có nghe sóng đôi dòng sông
Thu Bồn biêng biếc, mênh mông câu hò
Hương Cần ngăn ngắt sông Bồ
Để em liều bước lên đò bỏ quê
Sáu mươi năm một hẹn thề
Đời mình trọn nghĩa phu - thê đá vàng
Dẫu đã biết hợp rồi tan
Lòng em vẫn thấy muôn vàn thương đau
Trọn tình hai chữ đậm sâu
Rồi mai ai sẽ bên cầu nước xoay
Bàn tay, sẽ vắng bàn tay
Anh giờ như áng mây bay bên trời


Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Ta về (thơ Tô Thùy Yên)

Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang
Ta về - một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai...
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ?
Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm, mặt xạm soi khe nước
Ta hoá thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu...
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước?
Núi lở sông bồi đã lắm khi...
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi?

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Bài thơ: Đám ma bác giun

Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau
Cầm hương kiến Đất bạc đầu
Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai
Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà
Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...
1967
Trần Đăng Khoa

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Về bài thơ "Vợ tôi dở dại dở khôn..."

Bùi Hoàng Tám
Khoảng năm 1990 khi đó báo Văn Nghệ tổ chức cuộc thi thơ rất hoành tráng. Nhà thơ tật nguyền Đỗ Trọng Khơi được giải nhì với chùm Ánh trăng. Do không đi nhận giải được báo Văn nghệ tổ chức về tận nhà trao giải. Đoàn gồm nhà văn Nguyễn Khắc Trường- Phó TBT trưởng ban thơ Bế Kiến Quốc...
Hôm ấy Hội Văn nghệ Thái Bình tiếp đoàn ở quán cạnh nhà tôi. Dạo đó tôi còn bán thịt chó ở Thái Bình (nhân dân Thái Bình có tặng tôi 2 câu thơ: Thái Bình có chú Bùi Hoàng - Tám bán quán thịt... chó làm thơ hay. Giời ạ tôi làm thơ ra cái... chó gì).
Nhòm qua khe cửa thấy nhà thơ Bế Kiến Quốc đeo kính ngồi quay lưng ra phía ngoài. Tôi bèn gấp mấy bài thơ đưa cho cô con gái khi đó mới 9 - 10 tuổii bảo: Con đem sang đưa cho cái bác đeo kính kia nhé. Nhìn qua khe cửa tôi mong ông giở ra lướt qua cho một cái. Nhưng không. Ông thản nhiên cuộn cuộn nhét vào cái túi như túi dết rồi tiếp tục câu chuyện. Thế là toi rồi. Tôi tự nhủ.
Cũng cần nói thêm ngày ấy được in thơ trên báo Văn Nghệ là niềm mơ ước không chỉ của loại văn sĩ tép riu như tôi. Nếu tôi nhớ không nhầm thì dạo đó lũ văn sĩ ở Thái Bình mới chỉ có khoảng 5 -6 người (nói như quê tôi là chưa đầy một cỗ) có thơ in trên Văn nghệ. Tôi nhớ có lần chúng tôi đang ba hoa thơ phú một nhà thơ đàn anh ngồi lặng lẽ nghe rồi phán nhẹ một câu: Năm một nghìn chín trăm mấy mấy mình có bài in trên Văn Nghệ". Thế là chao ôi cả bọn ngồii im như thóc giống. Vì vậy chuyện được in trên Văn nghệ như một chứng chỉ "bảo kê" cho tầm văn chương "vượt qua phà Tân Đệ". Do đó tuy thất vọng nãp nề nhưng tôi không buồn và cũng mau quên "niềm vinh quang" ảo tưởng đó đi.

Tìm kiếm Blog này