Tim thông tin blog này:
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền thông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền thông. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023
"Mấy đứa Kh'mer theo Kinh đâm hư hỏng mất gốc!"
Trà Vinh và Sóc Trăng, hai nơi có người Kh'mer nhiều nhất, theo tập quán có lễ lớn là cúng tổ tiên. Tiếng nói và chữ Kh'mer rõ ràng đơn giản, không thêm không bớt là Sen Đôn Ta (សែនដូនតា), thế mà nhà páo "phiên âm" thành lễ Sene ĐôlTa (thêm e và sửa n thành l). Quái đản thiệt, tiếng Việt không phải, Pháp Anh cũng chả phải. Bài có hình ảnh và chữ, tường thuật chi tiết thì ắt hẳn người viết là người Kh'mer. Báo khác không rành, không chấp.
Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021
Nhiều chuyện, gần đây là "bom hàng"...
Theo tôi:
Khi hiện tượng không phổ biến mà gây thành to chuyện thì ẩn dưới nó là một sự ngụỵ biện, có thể bao biện cho khâu tổ chức yếu kém, có chể đánh lạc hướng vấn đề nào đó... Hoặc nói: các lực lượng ngày đêm vất vả hy sinh phòng chống dịch, bạn đã làm gì cho cộng đồng, ngồi một chỗ ở đấy mà "anh hùng bàn phím" - cũng là một ví dụ.
Xin lỗi, trừ những người thiện nguyện, không lương, không phụ cấp, vượt bao khó khăn ra sức cứu người.
Khi hiện tượng không phổ biến mà gây thành to chuyện thì ẩn dưới nó là một sự ngụỵ biện, có thể bao biện cho khâu tổ chức yếu kém, có chể đánh lạc hướng vấn đề nào đó... Hoặc nói: các lực lượng ngày đêm vất vả hy sinh phòng chống dịch, bạn đã làm gì cho cộng đồng, ngồi một chỗ ở đấy mà "anh hùng bàn phím" - cũng là một ví dụ.
Xin lỗi, trừ những người thiện nguyện, không lương, không phụ cấp, vượt bao khó khăn ra sức cứu người.
Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020
Tâm sự chiện nghề: Trời đã sinh ra Cạo mà còn hành cạo.
Hôm qua, Thợ cạo soạn một bài khá dài về chuyện vì đâu mà người lính ở chiến trường K dễ bị bào mòn sức khoẻ và bị sang chấn tâm lý về sau... Gần buổi chiều, gõ xong rồi kiểm tra chánh tả tạm ổn, tính để hôm nay post lên fb để chia sẻ với bạn bè. Thế mà ĐM. sơ suất nó bốc hơi mịa mất, tức gì đâu! Bao chất xám của thằng Cạo! Chán, mất hứng, chả viết lại nữa đành đăng cái tút ngắn bên dưới gỡ gạc..
Mà đây không phải lần đầu tiên, lai rai. Do cái tính mình thấy gì bất chợt nghĩ ra trong đầu là gõ liền ý tưởng, rồi bỏ đấy để khi có hứng thì nhớ mà tiếp tục. Nghề của thợ mà, nâng con này lên thả con kia xuống, cái nào cạo trước cái nào cạo sau. Xàng xê, thế điếu nào lầy cầy xoá mịa mất hoặc có khi quên không lưu. Tức nhất là khi đã sạch nước cản, chuẩn bị lên thớt thì tình cho không biếu không. Ngẩn ngơ, ngậm đắng nuốt cay!
Tình mình hời hợt trong ứng xử với con người nhưng đối với thông tin thì rất kỹ. Dù chia sẻ của người ta đăng cũng phải đặt vấn đề TT và hình ảnh có thật không, nguồn ở đâu. blah, blah. Đôi khi, một cái tút ngắn thôi nhưng thấy dậy mà không phải dậy. Ông Nguyễn Du nói quá đúng Nghề chơi cũng lắm công phu, trời đày kiếp đoạ, chứ ai muốn làm cái nghề bạc bẽo này na. huhu.
Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020
Một bài báo, một status trên fb mà dùng hình ảnh không chuẩn làm giảm đi giá trị.
Bài viết để thuyết phục, sau thông tin là đến dẫn chứng nguồn và hình ảnh (nếu có). Nếu nguồn đối chiếu không có mà hình ảnh dẫn chứng sai với nội dung thì làm sao người ta tin nội dung bài viết khách quan tới đâu? Báo chí VN rất dễ dãi trong việc dùng hình ảnh và sao chép lẫn nhau.
Ví dụ trên bài báo chính thống:
"Những trận đánh xuất quỷ nhập thần ngay tại căn cứ B52 của không quân Mỹ"
Để biết thông tin chính xác tới đâu cần đối chiếu tham khảo rất mất thời gian. TC chỉ nói tới hình thôi, đã không có hình ảnh nào chứng minh sự thật, còn chèn hình khác chưa đúng lắm, như:
- Hình 1 với chú thích: "Sân bay Utapao, Thái Lan, 1966; nơi xuất phát những chuyến B52 đến Việt Nam" thực ra là ảnh màu sau này (đến nay người ta vẫn đăng) chuyển thành trắng đen cho có vẻ xưa
- Hình 2 với chú thích: "Máy bay B-52 của Mỹ bị phá hủy trong sân bay Utapao" thì thực ra là ảnh chiếc máy bay C-130 năm 1979 bị tai nạn trong vụ Mỹ giải cứu con tin ở Iran.
- Hình 3 với chú thích: "Những chiếc B52 của Mỹ đang chờ đi ném bom miền Bắc Việt Nam." thì thực ra là năm 1972 ở căn cứ không Mỹ đảo Guam.
- Hình 4 với chú thích: "B.52 (trên) và máy bay tiếp dầu KC-135 tại căn cứ Ut apao Thái Lan. Ảnh TL" thì thực ra nó là ảnh màu năm 1971 chuyển qua trắng đen và làm mờ, tác giả TL là ai?
Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019
Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019
Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019
Cách nguỵ tạo tài liệu Đề thi học kỳ II lớp 11 môn Địa lý.
Bỏ ra mục đích nguỵ tạo nội dung, vì ai cũng biết nhằm vào gì. Người đưa hình lên fb và bình luận đầu tiên được cho là nhà báo. Có thể là cùng một nhóm hoặc chỉ vì tin ở người cung cấp.
Qua tìm hiểu, TC đoán rằng:
1/ Xem hình nội dung 2 tờ giấy, có gì?,
- Đoán dưới lớp mực đè lên ở góc trên bên trái là logo nhà trường, góc trên phải là mộc vuông xác nhận văn bản của trường ban hành.
Tại sao phải bôi mực vài chỗ và làm nhăng gấp tờ giấy của một tài liệu có tính công khai minh bạch, che dấu điều gì?
- Vì để địa chỉ, vết tích thì nhà trường đó sẽ truy ra tung tích. Và để đánh lừa người xem dễ tin nó là thật,
- Đoán dưới lớp mực đè lên ở góc trên bên trái là logo nhà trường, góc trên phải là mộc vuông xác nhận văn bản của trường ban hành.
Tại sao phải bôi mực vài chỗ và làm nhăng gấp tờ giấy của một tài liệu có tính công khai minh bạch, che dấu điều gì?
- Vì để địa chỉ, vết tích thì nhà trường đó sẽ truy ra tung tích. Và để đánh lừa người xem dễ tin nó là thật,
2/ Lấy nguồn tài liệu từ đâu và nguỵ tạo bằng cách nào?
- Logo và mộc là do nhà trường tạo sẵn chèn trên file word. Thuộc nội bộ nhà trường để thầy cô gõ văn bản kiểm tra kết quả học sinh học tập. Đây là đề kiểm tra bài học số 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của lớp 11, qua hình thức trắc nghiệm.
- Từ file gốc không được khoá bằng mật khẩu, tên quản lý hoặc kẻ khác mới sửa lại tiêu đề. Sau đó in ra và làm gấp nhăng tờ giấy cho có vẻ giống thật.
- Logo và mộc là do nhà trường tạo sẵn chèn trên file word. Thuộc nội bộ nhà trường để thầy cô gõ văn bản kiểm tra kết quả học sinh học tập. Đây là đề kiểm tra bài học số 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của lớp 11, qua hình thức trắc nghiệm.
- Từ file gốc không được khoá bằng mật khẩu, tên quản lý hoặc kẻ khác mới sửa lại tiêu đề. Sau đó in ra và làm gấp nhăng tờ giấy cho có vẻ giống thật.
Không có tên sở giáo dục, tên trường... do đó nó khác nguyên tắc một văn bản hành chính thông thường. Môn thi địa lý của lớp 11 thì lại ghì ban tự nhiên? Còn nội dung khác với Bộ Giáo dục hướng dẫn không tập trung vào một chủ đề.
Hình xem stt vừa rồi ở dưới. Link người phát tán:
Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018
KS Dương Ngọc Thái - Từ Silicon Valley nghĩ về dự thảo nghị định thực thi Luật ANM
Nhật ký Cờ Mờ 4.0: về dự thảo 03/10/2018 hướng dẫn thực thi Luật An ninh mạng
(Một phiên bản của bài này đã đăng trên BBC)
(Cập nhật: bỏ phần tóm tắt cho ngắn lại; bài trên BBC hoặc trong phần comment có tóm tắt)
(Cập nhật: chôm từ "Vạn Lý Hỏa Thành" của một bạn đọc)
Nhắc lại chuyện cái ao:
(Cập nhật: bỏ phần tóm tắt cho ngắn lại; bài trên BBC hoặc trong phần comment có tóm tắt)
(Cập nhật: chôm từ "Vạn Lý Hỏa Thành" của một bạn đọc)
Nhắc lại chuyện cái ao:
Sau khi tốn bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và nước miếng viết hai lá tâm thư mà Quốc hội vẫn thông qua Luật An ninh mạng, tôi muốn đưa ra một đánh giá toàn diện về bộ luật này, ở góc độ kỹ nghệ và pháp lý, nên đã dành ra bảy bảy bốn chín ngày tìm hiểu luật pháp an ninh mạng quốc tế. Những gì tôi đọc được thật thú vị. Hóa ra công việc của luật sư không khác lắm công việc của hacker, thay vì tấn công và phòng thủ bằng code họ chơi bằng từ ngữ.
Tôi tính sẽ viết một loạt bài về đề tài này, nhưng rồi giữa tháng 8 năm nay bạn tôi rủ tham gia nhóm 100 “nhân tài" về Việt Nam gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam với kỳ vọng tôi sẽ có cơ hội được chụp hình chung với thủ tướng, tay bắt mặt mừng rồi nếu còn thời gian thì phân tích cho ngài thủ tướng nghe lợi và hại của Luật An ninh mạng. Nhưng rốt cuộc, vì mãi chụp hình, tôi không có cơ hội chia sẻ ý kiến.
Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018
Qua vụ "cafe pin" cho thấy nền báo chí ngày càng tồi tệ!
Công an công bố tang vật sờ sờ đây, có hạt cà phê đâu mà gọi là "cà phê pin"
Nói vậy là vì báo đài như đám kền kền phát hiện xác chết, thi nhau rỉa rói, rồi loa loa... không thấy báo đài nào đưa tin cẩn trọng với vấn đề hoặc đặt dấu hỏi ngược lại, thực chất nó là cái gì?.
Dân không tin báo là thì ai? Không ít nhà đài, cơ quan báo cử phóng viên đến tận nơi điều tra, quay phim, chụp hình hiện trường. Thấy vỏ, hạt vụn cà phê thải loại, đá, pin. Không thấy cà phê đã xay thành bột, dụng cụ chế biến và đóng gói bao bì. Thế mà thành chuyện chế biến "cafe pin" bán ra thị trường.
Nếu họ thực lòng tìm hiểu, hỏi cơ quan chức năng không rõ thì hỏi người dân địa phương, họ biết tỏng có điều nói hay không mà thôi vì nó đụng chạm đến lợi ích của người thân (hoặc họ nghĩ đơn giản: đó là việc làm ăn, nói là đụng nồi cơm kẻ khác).
Như một cái comment ở báo:
Nguyễn Hoàng - Tôi là một nông dân. Tôi làm cà phê. Chuyện bà Loan trộn pin vào phế phẩm cà phê phần nào tôi nắm rõ được nguyên nhân. Với vỏ cà phê bình thường mới xay ra nhân còn mới trên thị trường người ta vẫn mua với giá 1200 -1500 đ/ kg. Người ta mua về làm chất đốt lò, ủ làm phân vi sinh... nếu người mua về làm phân vi sinh thì chuyện người ta yêu cầu ủ đen người ta mua với giá 3000 đ/kg cũng là dễ hiểu vì ko phải mất công ủ lại. Nên bà Loan khai nhận là có cơ sở. Còn nói nhuộm vỏ cà phê và phế phẩm với pin để đóng gói bán ra thị trường thì là chuyện không thể. Trong chuyện này nếu muốn khởi tố thì phải khởi tố các cơ quan đưa tin sai lệch khi chưa có các kết luận chính xác từ cơ quan điều tra làm nhiễu loạn gây hoang mang cho những người không am hiểu về cà phê, vì tội này còn nặng hơn tội của bà Loan rất nhiều lần. Cũng chính vì những Thông tin chưa rõ ràng đó đã làm thiệt hại cho nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam rất nhiều. Đây không phải là lần đầu mà đã rất nhiều lần rồi.
___________
Nguyễn Hoàng - Tôi là một nông dân. Tôi làm cà phê. Chuyện bà Loan trộn pin vào phế phẩm cà phê phần nào tôi nắm rõ được nguyên nhân. Với vỏ cà phê bình thường mới xay ra nhân còn mới trên thị trường người ta vẫn mua với giá 1200 -1500 đ/ kg. Người ta mua về làm chất đốt lò, ủ làm phân vi sinh... nếu người mua về làm phân vi sinh thì chuyện người ta yêu cầu ủ đen người ta mua với giá 3000 đ/kg cũng là dễ hiểu vì ko phải mất công ủ lại. Nên bà Loan khai nhận là có cơ sở. Còn nói nhuộm vỏ cà phê và phế phẩm với pin để đóng gói bán ra thị trường thì là chuyện không thể. Trong chuyện này nếu muốn khởi tố thì phải khởi tố các cơ quan đưa tin sai lệch khi chưa có các kết luận chính xác từ cơ quan điều tra làm nhiễu loạn gây hoang mang cho những người không am hiểu về cà phê, vì tội này còn nặng hơn tội của bà Loan rất nhiều lần. Cũng chính vì những Thông tin chưa rõ ràng đó đã làm thiệt hại cho nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam rất nhiều. Đây không phải là lần đầu mà đã rất nhiều lần rồi.
___________
Thế này mà gọi là bột "cà phê" là sao?
Về huyền thoại tướng Vĩnh bị chột:
Cùng một câu chuyện, bạn nghe nhà báo viết hay giang hồ kể? xem ở 2 link sau:
- Những chuyện của một người Anh hùng
http://petrotimes.vn/nhung-chuyen-cua-mot-nguoi-anh-hung-31…
https://vtc.vn/cuu-trung-tuong-phan-van-vinh-va-nhung-giai-thoai-pha-an-cuc-ky-thong-minh-d391593.html
- Đại ca giang hồ của Thành Nam
Năm ấy, có một người cầm 20.000 USD từ Nam Định sang Thái Bình mua vàng. Trên đường đi chẳng may bị tai nạn. Anh ta được đưa vào viện cấp cứu và khi tỉnh lại trong bệnh viện, số đô la đó không cánh mà bay. Vốn là chủ một tiệm vàng có tiếng ở thành Nam lại quan hệ mật thiết với giới giang hồ số má, một cái giá được đưa ra: 50% nếu tìm lại được số đô la bị mất. Phi vụ này, đám giang hồ Thái Bình đã đảm nhận lo liệu.
Hoàn thành phi vụ, không nhận được đủ số tiền chia như đã giao ước, đám giang hồ Thái Bình qua Nam Định quyết tâm nói chuyện phải trái một lần với chủ nhân số tiền để đòi lại phần của mình. Đây bản chất không phải là vụ cướp tiệm vàng như một số nhà báo và nhiều người vẫn lầm tưởng.
Nhà Vượng vàng đêm ấy, đám giang hồ Thái Bình quây chặt. Nhưng khi nghe tiếng súng nổ, đoán chủ tiệm vàng lật kèo, thuê giang hồ Nam Định bảo kê để chơi lại, quả lựu đạn đã được đám giang hồ Thái Bình trong khi tháo chạy, rút chốt ném về phía cả đám người mặc thường phục đang vật lộn với nhau. Ngày hôm sau, giới giang hồ Thái Bình và Nam Định mới biết có ít nhất 4 cảnh sát hình sự bị trọng thương trong đó có V và Th.
- Những chuyện của một người Anh hùng
http://petrotimes.vn/nhung-chuyen-cua-mot-nguoi-anh-hung-31…
https://vtc.vn/cuu-trung-tuong-phan-van-vinh-va-nhung-giai-thoai-pha-an-cuc-ky-thong-minh-d391593.html
- Đại ca giang hồ của Thành Nam
Năm ấy, có một người cầm 20.000 USD từ Nam Định sang Thái Bình mua vàng. Trên đường đi chẳng may bị tai nạn. Anh ta được đưa vào viện cấp cứu và khi tỉnh lại trong bệnh viện, số đô la đó không cánh mà bay. Vốn là chủ một tiệm vàng có tiếng ở thành Nam lại quan hệ mật thiết với giới giang hồ số má, một cái giá được đưa ra: 50% nếu tìm lại được số đô la bị mất. Phi vụ này, đám giang hồ Thái Bình đã đảm nhận lo liệu.
Hoàn thành phi vụ, không nhận được đủ số tiền chia như đã giao ước, đám giang hồ Thái Bình qua Nam Định quyết tâm nói chuyện phải trái một lần với chủ nhân số tiền để đòi lại phần của mình. Đây bản chất không phải là vụ cướp tiệm vàng như một số nhà báo và nhiều người vẫn lầm tưởng.
Nhà Vượng vàng đêm ấy, đám giang hồ Thái Bình quây chặt. Nhưng khi nghe tiếng súng nổ, đoán chủ tiệm vàng lật kèo, thuê giang hồ Nam Định bảo kê để chơi lại, quả lựu đạn đã được đám giang hồ Thái Bình trong khi tháo chạy, rút chốt ném về phía cả đám người mặc thường phục đang vật lộn với nhau. Ngày hôm sau, giới giang hồ Thái Bình và Nam Định mới biết có ít nhất 4 cảnh sát hình sự bị trọng thương trong đó có V và Th.
Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017
Vụ PMU18, ai muốn xé bỏ pháp quyền?
Hoàng Hải Vân đang ở với Việt Chiến Nguyễn và Quoc Phong
14 Tháng 9 lúc 17:39 ·
TAI HỌA TỪ VỤ NĂM CAM ĐẾN VỤ PMU18…
Vụ PMU18 là vụ kép gồm hai vụ án : Vụ tham nhũng tại PMU18 và vụ đàn áp các nhà báo và sĩ quan cảnh sát chống tham nhũng trong vụ PMU18. Vụ thứ nhất là điển hình lọt người lọt tội, còn vụ thứ hai là điển hình của oan sai. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến vụ thứ hai. Vụ này có liên quan đến vụ Năm Cam, ít nhất từ phía báo Thanh Niên thời anh Nguyễn Công Khế làm Tổng biên tập.
Trong vụ án Năm Cam, Ban chuyên án đã tuân thủ nguyên tắc pháp quyền khi bắt người, nghĩa là chỉ bắt người khi có đầy đủ chứng cứ phạm tội, chính vì vậy mà những kẻ bảo kê cho Năm Cam dù có quyền lực rất lớn cũng không ngăn cản được. Còn trong vụ PMU18, việc bắt giam và truy tố hai nhà báo và một số sĩ quan công an chống tham nhũng hoàn toàn không có một chứng cứ phạm tội nào, mà chỉ tuân theo sự “chỉ đạo” của vài người có quyền lực cao nhất nước lúc đó mà thôi.
Những người vì tư thù đang lăm le muốn lật lại vụ Năm Cam, dù đang nằm trong cơ quan nhà nước hay đang khoác áo “nhà hoạt động dân chủ”, hãy nhớ cho kỹ, nếu như Ban chuyên án vụ Năm Cam không tuân thủ nguyên tắc pháp quyền khi bắt người thì tướng Nguyễn Việt Thành và một loạt sĩ quan cảnh sát tham gia chuyên án đã vào tù trước khi diễn ra phiên tòa xét xử vụ án Năm Cam chứ chẳng đợi đến bây giờ cho các vị “lật lại”.
14 Tháng 9 lúc 17:39 ·
TAI HỌA TỪ VỤ NĂM CAM ĐẾN VỤ PMU18…
Vụ PMU18 là vụ kép gồm hai vụ án : Vụ tham nhũng tại PMU18 và vụ đàn áp các nhà báo và sĩ quan cảnh sát chống tham nhũng trong vụ PMU18. Vụ thứ nhất là điển hình lọt người lọt tội, còn vụ thứ hai là điển hình của oan sai. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến vụ thứ hai. Vụ này có liên quan đến vụ Năm Cam, ít nhất từ phía báo Thanh Niên thời anh Nguyễn Công Khế làm Tổng biên tập.
Trong vụ án Năm Cam, Ban chuyên án đã tuân thủ nguyên tắc pháp quyền khi bắt người, nghĩa là chỉ bắt người khi có đầy đủ chứng cứ phạm tội, chính vì vậy mà những kẻ bảo kê cho Năm Cam dù có quyền lực rất lớn cũng không ngăn cản được. Còn trong vụ PMU18, việc bắt giam và truy tố hai nhà báo và một số sĩ quan công an chống tham nhũng hoàn toàn không có một chứng cứ phạm tội nào, mà chỉ tuân theo sự “chỉ đạo” của vài người có quyền lực cao nhất nước lúc đó mà thôi.
Những người vì tư thù đang lăm le muốn lật lại vụ Năm Cam, dù đang nằm trong cơ quan nhà nước hay đang khoác áo “nhà hoạt động dân chủ”, hãy nhớ cho kỹ, nếu như Ban chuyên án vụ Năm Cam không tuân thủ nguyên tắc pháp quyền khi bắt người thì tướng Nguyễn Việt Thành và một loạt sĩ quan cảnh sát tham gia chuyên án đã vào tù trước khi diễn ra phiên tòa xét xử vụ án Năm Cam chứ chẳng đợi đến bây giờ cho các vị “lật lại”.
Những chuyện kinh hãi về vụ Năm Cam
NHỮNG CHUYỆN KINH HÃI VỀ VỤ NĂM CAM (1)
Tôi là người viết những bài báo đầu tiên vạch trần việc bảo kê cho Năm Cam của cả 3 cán bộ cấp cao : Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam Trần Mai Hạnh, Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Phạm Sỹ Chiến. Trong đó, ông Trần Mai Hạnh và Bùi Quốc Huy là ủy viên Trung ương Đảng.
Giờ nghĩ lại vẫn thấy kinh hãi, nếu như ba ông đó không mất chức thì chắc chắn tôi dù có chạy lên núi cũng không tìm được đất sống. Tổng Biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế nói với tôi trước khi cho đăng những bài đó, rằng anh chấp nhận “về vườn”, nhưng tôi chắc anh dù có “về vườn” cũng khó mà sống sót.
Tôi nói khó sống sót là nói theo nghĩa đen. Bởi vì nếu cuộc họp Ban chấp hành Trung ương Đảng diễn ra sau khi có bài báo về ông Bùi Quốc Huy mà không bỏ phiếu kỷ luật được ông thì toàn bộ hồ sơ về ông sẽ bị xếp xó, và ông có khả năng sau đó trở thành Bộ trưởng Công An. Và cuộc họp đó đã bỏ phiếu kỷ luật ông với tỷ lệ 60%, nghĩa là chỉ cần có thêm hơn 10% số ủy viên Trung ương một chút không tán thành kỷ luật thì không những chúng tôi chết chắc mà vụ án Năm Cam sẽ chẳng bao giờ được đem ra xét xử. Chúng tôi chết chỉ là chuyện nhỏ, tội phạm tiếp tục hoành hành mới là chuyện lớn.
Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có tin cậy?
- Wiki là trang trích dẫn, tổng hợp thông tin trên mạng, có chèn links nguồn và mỗi thanh viên đều có quyền chỉnh sửa, nếu nội dung hợp lý sẽ được duy trì. Nội dung có thể sẽ được bổ sung tư liệu, thay đổi góc nhìn theo thời gian. Nguồn trích dẫn chủ yếu lấy từ tin chính thống nên hạn chế về mặt khách quan.
- Bài được tạo ra từ cá nhân, nhóm có cùng ngôn ngữ của một nước, do đó tính trung lập là tương đối, nhất là liên quan đến chính trị, ví dụ bài trên En.wiki, Zh.wiki. Vi.wiki... về cùng một sự kiện như "hải chiến" Hoàng Sa, Gạc Ma thì nội dung có thể khác nhau.
- Đối với một vấn đề nào đó liên quan đến sự kiện, nhân vật nhạy cảm thì người ta có thể sử dụng thông tin một chiều (thay vì đa chiều - trung lập) để lèo lái dư luận nhận thức theo định hướng nào đó.
- Nó có thể bị thao túng vì danh lợi, chẳng hạn cá nhân bỏ tiền thuê người viết tiểu sử - "sự nghiệp..." cho wiki để PR cho bản thân họ và thông qua đó dẫn đến từ khóa top tìm kiếm vì wiki là trang hoạt động mạnh trên Google.
- Hầu hết bài liên quan đến kiến thức nhân loại, sự kiện, nhân vật... nước ngoài, nếu nguồn tiếng Việt hạn chế thì người ta lược dịch chủ yếu từ trang wiki tiếng Anh và...
- Riêng về ảnh trên wiki được quy định rất chặc chẽ khi đưa lên, phải có nguồn gốc rõ ràng, phải là tác giả ảnh hoặc được phép của tác giả và tuân theo thông lệ bản quyền quốc tế.
Vì vậy về ảnh: đáng tin, về thông tin phổ thông: có thể tin cậy, về thông tin nhạy cảm: chỉ có tính tham khảo.
- Bài được tạo ra từ cá nhân, nhóm có cùng ngôn ngữ của một nước, do đó tính trung lập là tương đối, nhất là liên quan đến chính trị, ví dụ bài trên En.wiki, Zh.wiki. Vi.wiki... về cùng một sự kiện như "hải chiến" Hoàng Sa, Gạc Ma thì nội dung có thể khác nhau.
- Đối với một vấn đề nào đó liên quan đến sự kiện, nhân vật nhạy cảm thì người ta có thể sử dụng thông tin một chiều (thay vì đa chiều - trung lập) để lèo lái dư luận nhận thức theo định hướng nào đó.
- Nó có thể bị thao túng vì danh lợi, chẳng hạn cá nhân bỏ tiền thuê người viết tiểu sử - "sự nghiệp..." cho wiki để PR cho bản thân họ và thông qua đó dẫn đến từ khóa top tìm kiếm vì wiki là trang hoạt động mạnh trên Google.
- Hầu hết bài liên quan đến kiến thức nhân loại, sự kiện, nhân vật... nước ngoài, nếu nguồn tiếng Việt hạn chế thì người ta lược dịch chủ yếu từ trang wiki tiếng Anh và...
- Riêng về ảnh trên wiki được quy định rất chặc chẽ khi đưa lên, phải có nguồn gốc rõ ràng, phải là tác giả ảnh hoặc được phép của tác giả và tuân theo thông lệ bản quyền quốc tế.
Vì vậy về ảnh: đáng tin, về thông tin phổ thông: có thể tin cậy, về thông tin nhạy cảm: chỉ có tính tham khảo.
--------------
(lưu từ fb TC)
Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017
DNS Jumper - công cụ bỏ túi vượt tường lửa
Đến giờ có người vẫn lúng túng trong việc vượt tường lửa.
Đơn giản như đang giỡn - đây là công cụ bỏ túi nhanh như sao xẹt mà ai cũng tự cài được, xem được đến 99% trang bị chặn.
Bạn vào đây, tải về DNS Jumper máy tính:
http://taimienphi.vn/download-dns-jumper-233/20-phien-ban
Giải nén, rồi nhấp vào là nó chạy. Vậy là xong chả cần làm gì cả.
Ai thích vọc chơi thì xem hướng dẫn bằng hình, thứ tự chọn cài đặt (viền màu xanh nhạt):
http://taimienphi.vn/download-dns-jumper-233/20-phien-ban
Giải nén, rồi nhấp vào là nó chạy. Vậy là xong chả cần làm gì cả.
Ai thích vọc chơi thì xem hướng dẫn bằng hình, thứ tự chọn cài đặt (viền màu xanh nhạt):
Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017
Một nhà báo lâu năm nói về nghề báo
Câu chuyện của anh Quốc Phong, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Thanh niên:
NHÀ BÁO, KHỔ NHẤT KHI PHẢI VIẾT NHỮNG ĐIỀU MÌNH KHÔNG MUỐN VIẾT ?
Tôi nghỉ hưu đã tròn 1 năm. Giờ nghĩ lại cả cuộc đời làm báo, sống được cũng nhờ báo mà có lúc từng " chết " cũng vì cái nghiệp báo. Sướng, vui , buồn , tủi, cay đắng...đủ cả cũng từ nghiệp làm báo . Nó khiến tôi thấm thía đủ điều . Song , với tôi, có lẽ cũng là điều "may" so với nhiều bạn đồng nghiệp, ấy là chưa làm... phóng viên một ngày để viết những điều mà trong lòng nhiều lúc không hẳn muốn viết những vẫn phải viết.
Trước hết, xin giải thích luôn cho câu tôi vừa nêu. Tôi chưa một ngày làm phóng viên dù vào nghề báo từ năm 1978 và cũng làm lãnh đạo" èng èng" (cấp trưởng ban) từ năm 1990 là bởi khi mới bước vào nghề, tôi chỉ có biết làm biên tập viên ( của Tạp chí Thanh niên) rồi sau một thời gián đoạn đi nghĩa vụ quân sự, tôi được đổi sang làm tuyên huấn . Tiếp đó, tôi làm " hoạ sỹ" bất đắc dĩ vì vốn có chút năng khiếu vẽ vời và chút thẩm mỹ nên bị phân công làm nghề trình bày báo kiêm kỹ thuật sửa morrasse của Tạp chí Hậu cần Quân đội. Tức là dạng tương tự như trợ lý Thư ký toà soạn( vì có thể được chủ động cắt cúp, chỉnh lại bài viết lúc sửa bông ngay tại nhà in , không cần quay lại TS xin sếp sửa đoạn đó nếu những khổ cần cắt đó không mang tính học thuật quân sự ...).
Thực ra thì tôi cũng rất ít viết khi còn làm quản lý vì công việc bận bịu. Nhưng do yêu nghề viết lách và cũng do thích thú với một đề tài nào đó mà ngày ngày đời sống luôn đặt ra, tôi luôn phải suy nghĩ. Tôi viết nhiều cũng chỉ những năm sau này, do công việc rỗi rãi hơn nhiều. Vậy là tôi lại lao vào viết. Nhiều lúc viết như bổ củi, say sưa... Chứ nếu viết theo yêu cầu, mà yêu cầu đó một khi tôi không thích, không đúng như mình nghĩ thì tôi cũng không viết .
Tôi nghỉ hưu đã tròn 1 năm. Giờ nghĩ lại cả cuộc đời làm báo, sống được cũng nhờ báo mà có lúc từng " chết " cũng vì cái nghiệp báo. Sướng, vui , buồn , tủi, cay đắng...đủ cả cũng từ nghiệp làm báo . Nó khiến tôi thấm thía đủ điều . Song , với tôi, có lẽ cũng là điều "may" so với nhiều bạn đồng nghiệp, ấy là chưa làm... phóng viên một ngày để viết những điều mà trong lòng nhiều lúc không hẳn muốn viết những vẫn phải viết.
Trước hết, xin giải thích luôn cho câu tôi vừa nêu. Tôi chưa một ngày làm phóng viên dù vào nghề báo từ năm 1978 và cũng làm lãnh đạo" èng èng" (cấp trưởng ban) từ năm 1990 là bởi khi mới bước vào nghề, tôi chỉ có biết làm biên tập viên ( của Tạp chí Thanh niên) rồi sau một thời gián đoạn đi nghĩa vụ quân sự, tôi được đổi sang làm tuyên huấn . Tiếp đó, tôi làm " hoạ sỹ" bất đắc dĩ vì vốn có chút năng khiếu vẽ vời và chút thẩm mỹ nên bị phân công làm nghề trình bày báo kiêm kỹ thuật sửa morrasse của Tạp chí Hậu cần Quân đội. Tức là dạng tương tự như trợ lý Thư ký toà soạn( vì có thể được chủ động cắt cúp, chỉnh lại bài viết lúc sửa bông ngay tại nhà in , không cần quay lại TS xin sếp sửa đoạn đó nếu những khổ cần cắt đó không mang tính học thuật quân sự ...).
Thực ra thì tôi cũng rất ít viết khi còn làm quản lý vì công việc bận bịu. Nhưng do yêu nghề viết lách và cũng do thích thú với một đề tài nào đó mà ngày ngày đời sống luôn đặt ra, tôi luôn phải suy nghĩ. Tôi viết nhiều cũng chỉ những năm sau này, do công việc rỗi rãi hơn nhiều. Vậy là tôi lại lao vào viết. Nhiều lúc viết như bổ củi, say sưa... Chứ nếu viết theo yêu cầu, mà yêu cầu đó một khi tôi không thích, không đúng như mình nghĩ thì tôi cũng không viết .
Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017
2013, Thợ Cạo được cấp Bằng khen phản động
(Lưu kỷ niệm một thời chém gió)
11/10/2013
Bạn coi thử Thợ cạo có đáng được cấp bằng phản động không?
Ở website Nguyentandung.org có bài: Những kẻ lưu manh chính trị cần được “cấp bằng khen”?
(trích)
Vâng, chân dung những “con bò” bị xỏ mũi không ai xa lạ chính là: Blogger Anh Chí, boxitvn, Huỳnh Ngọc Chênh, Bọ Lập, Đoan Trang, Thợ Kạo,… Vậy tại sao lại nói họ bị xỏ mũi? Dễ thấy, trong bài viết ghi rõ: “… kêu oan 24 năm chưa được bồi thường. Hình ảnh này của ông không được giới truyền thông để mắt đến”. Ơ hay, những “con bò” này thường ngày hay cậy mình có “học thức hơn người” vậy sao lại hỏi một câu ngớ ngẩn đến vậy?
Họ hồ đồ không biết rằng Báo Quân đội nhân dân đã từng đăng về vấn đề này (Chi tiết tại: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/11/11/11/211461/Default.aspx) và truyền thông Nhà nước không muốn nhắc đến vấn đề này vào lúc này. Có lẽ hình ảnh bác cựu chiến binh đeo huy chương đầy ngực với lòng thành kính trước sự ra đi của Đại tướng kia sẽ phù hợp với lúc này hơn.
....
(trích)
Vâng, chân dung những “con bò” bị xỏ mũi không ai xa lạ chính là: Blogger Anh Chí, boxitvn, Huỳnh Ngọc Chênh, Bọ Lập, Đoan Trang, Thợ Kạo,… Vậy tại sao lại nói họ bị xỏ mũi? Dễ thấy, trong bài viết ghi rõ: “… kêu oan 24 năm chưa được bồi thường. Hình ảnh này của ông không được giới truyền thông để mắt đến”. Ơ hay, những “con bò” này thường ngày hay cậy mình có “học thức hơn người” vậy sao lại hỏi một câu ngớ ngẩn đến vậy?
Họ hồ đồ không biết rằng Báo Quân đội nhân dân đã từng đăng về vấn đề này (Chi tiết tại: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/11/11/11/211461/Default.aspx) và truyền thông Nhà nước không muốn nhắc đến vấn đề này vào lúc này. Có lẽ hình ảnh bác cựu chiến binh đeo huy chương đầy ngực với lòng thành kính trước sự ra đi của Đại tướng kia sẽ phù hợp với lúc này hơn.
....
Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016
Vài kỷ niệm vui thời blog Tranhung09
Nhân gặp lại vài bạn ngày xưa có nhắc đến con cá lóc đã chôn, lão gợi lại vài chiện vui.
Tranhung09 là blog CT-XN nóng không bị hack (trong khi blog bạn bè bị hack từ 1 đến 3 lần) do lão phòng thủ tốt hoặc do mấy chú nó thương tình, chẳng biết?. Lão đóng blog này vào tháng 12/2014 sau khi bị dính mã độc, tiếp nữa được email nhắc nhở... Thời đó FB chưa phát triển nên các blog có lượng truy cập rất cao, ví dụ Tranhung09 lúc 14h ngày 16.10.2012 đến 227 người online.
Mới ngày nào giờ đã bao năm, lão nhớ vài kỷ niệm một thời chém gió gây ân oán giang hồ, tìm lại vài bài từ blog website khác tố Thợ Cạo.
Kỷ niệm 1 - Tranhung09 làm cho tình báo Hoa Nam
chắc bác Đào sau này hiểu mình), được trang Anhbasam điểm tin:
https://doithoaionline.wordpress.com/2011/04/26/anhbasam-di%e1%bb%83m-tin-th%e1%bb%a9-ba-26-04-2011/
Nội dung:
http://anlacminh.blogspot.de/2013/05/vang-va-rac-biet-au-ma-lan.html
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016
Muốn hiểu nền báo chí cách mệnh, nên xem lại bài của Đại té Như Gió
17:07 | 10/06/2016
Luận bàn về lời ông chủ bút tờ Bangkok Post:
'Nghề phóng viên là phải như con chó ấy'
Khi tôi mới tập tọng bước vào làm phóng viên, tôi đã được đọc một bài báo trong đó có dẫn lời ông chủ bút của tờ Bangkok Post nói rằng: “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy…”. Rồi ông lý giải rất hay về nghề phóng viên và con chó.
Luận bàn về lời ông chủ bút tờ Bangkok Post:
'Nghề phóng viên là phải như con chó ấy'
Khi tôi mới tập tọng bước vào làm phóng viên, tôi đã được đọc một bài báo trong đó có dẫn lời ông chủ bút của tờ Bangkok Post nói rằng: “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy…”. Rồi ông lý giải rất hay về nghề phóng viên và con chó.
Phóng viên chầu chực chờ sự kiện. |
Lại có một câu nữa cũng rất hay về nghề
phóng viên, đó là của cố Tổng thống Mỹ Kennedy. Khi được hỏi, Tổng thống
định nghĩa thế nào về nghề nhà báo, thì Kenney trả lời rằng: “Nghề nhà
báo là nghề viết ra một nửa những điều mình biết và che giấu đi một nửa
những điều mình biết”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)