Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bọn nhóc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bọn nhóc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

Về người thầy tiểu học tôi yêu.

Từ Minh Trị thiên hoàng đến Người Việt cao quý.
Năm học lớp Nhất (5) trường Tiểu học Cộng đồng Kontum. Tuổi thơ của lũ học trò chúng tôi, ngoài giờ học là chạy nhảy đã banh ở cái sân cỏ ngút ngàn, mãi miết với những trò chơi tự chế, thả hồn vào những truyện cổ tích, mê mẩn các loại truyện tranh... Thầy chúng tôi tên Trần Minh Trị, không biết tên do cha mẹ đặt hay do Thầy kể vì yêu sự canh tân của hoàng đế Nhựt Bổn mà có tên vậy. Nhớ đến người có dáng tầm thước, mặt chứ điền có râu và hút ống vố với sợi thuốc màu vàng. Một bữa, Thầy giới thiệu với đám học trò con nít một cuốn sách: "Người Việt cao quý" của tác giả người Ý viết về người Việt. Tôi tìm mua đọc, từ đó khơi dậy lòng mình niềm tự hào dân tộc và yêu nước thiết tha. Sau này, thời Internet mới biết tác giả là nhà văn Vũ Hạnh. Có nhiều ý kiến cho rằng: sách "tự sướng" về một dân tộc nhiều thói hư tật xấu. Tôi vẫn không thay đổi, vẫn yêu cuốn sách mỏng ấy như xưa. Nó góp phần ảnh hướng lớn đến đời tôi về sau và cũng nhờ nó mà mình nhớ mãi tên ông thầy: Trần Minh Trị .
Nhành lúa mới dám sửa điểm của Thầy.
Lớn rồi mới khai. Nhỏ, con trai mà ai chẳng ham chơi, tôi càng ham chơi tợn! Học hành lớt phớt, chỉ quan tâm mỗi môn toán đố, các môn khác thì sa pha. Cực chẳng đã, Thầy bắt phải thuộc lòng mới cày nên thuộc bài tập đọc "Nhành lúa mới". Mà nhiều bạn học sinh thời ấy còn nhớ đoạn đầu "Tôi tới một miền quê kề bên trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài, vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm, không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Qua một đêm ngủ đỗ, sáng hôm sau, tôi trở dậy lên đường..."

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Già rồi, lão khai mịa cho rồi!

Thằng Hùng Cạo là VC con nằm vùng, từ Phú Yên lên cắm vào trường Hoàng Đạo Kontum. Cảnh sát thời ấy thờ ơ chứ nhìn mặt nó là biết rặt quê mùa chả giống dân phố thị.
Bằng chứng là nó học dốt địt nhưng từng nói môn Anh văn là công cụ của đế quốc Mỹ, đả đảo ông Hiệu trưởng mến yêu đánh nó, hùa lên án máy bay Mỹ ném bom miền Bắc. Nhóc con mà ghê thiệt, thế mà nhà trường cũng du di.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Kỷ niệm 50 năm vào Đệ Thất.

Nhớ một thời vào đệ thất trường công lập, ai cũng cảm thấy vinh dự tự hào. Ba tháng cày bừa miệt mài, rồi trúng tủ, có tên ở bảng tin nhà trường, mừng phải biết!.Cha mẹ không phải lo tiền học phí cho con. Đùng một phát từ thằng con nít bỗng thành người lớn, thầy cô trước đó gọi bằng em, từ đấy gọi là anh chị...
Có thằng bạn kể: cả trường tiểu học chỉ mỗi tao đậu và đệ thất... Thiêng liêng qué nên các mụ vợ không nỡ lòng, đành cấp visa các cho phu quân đi Mỹ Thò hội ngộ. Đúng vào dịp Trung Thu, mấy anh già bỗng như trẻ lại, tám nhau om sòm, nổ như pháo tết, quên cả gắp mồi.... Cảm ơn vợ chồng bạn Huynh Van Toan tiếp đón, bia bọt, cà phơ cà pháo chu đáo!

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Bạn Lê Anh Dũng nhớ bạn bè

Dung Le

Trần Hùng là bạn thưở 10 tuổi của tôi, ngồ ngộ, dân miền Trung, lý sự, từ bé Hùng đã là hướng đạo, đưa tôi ra khỏi bong bóng cù lần của một gia đình gốc Bắc, có tí địa vị ở 1 tỉnh nhỏ, nên làm gì cũng sợ mang tiếng là ỉ này, ỉ nọ, sống rất là khiêm tốn (mình nghĩ vậy thôi, nhưng có lẽ người khác không nghĩ vậy). Hùng rủ tôi và Phạm Thái Vĩnh đi chụp hình ở tiệm, rủ đi tắm sông và cởi truồng.
Con nít, từ 7, 8 tuổi, đã biết để ý tới người khác phái, tôi còn nhớ hồi còn bé tí, chắc 4, 5 tuổi gì đó, chơi trốn tìm, chui vào gầm giường với con Tí hàng xóm, con bé hôi hôi, tanh tanh mùi nước mũi, nhưng mình đã cảm thấy rất phê, mình biết nó là con gái, khác mình.
Năm 10 tuổi, mình và Hùng học chung với Tuyết Vân, trắng bóc, tóc hoe vàng, chuyên trị quần dài xanh, nhưng hở bắp vế ra, làm bao chàng 10 tuổi như Hùng, như tôi "thương trộm, nhớ thầm". Tụi này còn học chung với nhau lớp 6, lớp 7, thôi thì khỏi nói. Tụi này còn khám phá ra "new rising star" khác, làm những tim non mệt quá.
Mới đây mình liên lạc lại được với Tuyết Vân, qua điện thoại, đúng như Trần Đình Nghĩa nói, TV vô lớp làm như lớp sáng ra vì "nàng" nói tiếng Nam, vui vẻ, rất tự nhiên, giữa một đám con nít nói tiếng

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

Về thầy Trần Minh Trị

Tuổi thơ bậc tiểu học, lũ học trò ngoài giờ học chúng tôi mãi miết với những trò chơi tự chế, thả hồn vào những truyện cổ tích, mê mẩn đủ loại truyện tranh...
Năm học lớp Nhất (lớp 5) trường Tiểu học Cộng đồng Kontum, thầy chúng tôi có giới thiệu với đám học trò ham chơi cuốn sách "Người Việt cao quý" của một tác giả Ý viết về người Việt. Tôi tìm mua đọc, từ đó khơi dậy lòng mình: niềm tự hào dân tộc và yêu nước.
Dù sau này, tôi mới biết tác giả là nhà văn Vũ Hạnh và có nhiều ý kiến phản biện cho là sách "tự sướng" về một dân tộc nhiều thói hư tật xấu. Tôi vẫn trân trọng cuốn sách mỏng đó, nó ảnh hướng lớn đến đời tôi về sau và cũng nhờ nó mà mình nhớ mãi tên ông thầy Trần Minh Trị .
------


Ông thầy Trị lớp nhất trường Tiểu học Cộng đồng KT.
Ổng dùng ống vố hút thuốc Mỹ, nể nước Nhật nhưng dạy học sinh yêu nước Việt da vàng. Thầy giới thiệu cuốn sách "Người Việt cao quý” của một tác giả Ý viết về người Việt" cho đám học trò non nớt bọn tôi. Học trò tìm mua đọc, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và từ đó mình yêu quê hương đất nước nồng nàn. Tính Cạo ham chơi chỉ quan tâm môn toán còn các môn khác thì sa pha học lấy lệ. Cho nên mỗi khi bài kiểm tra trả về cho học sinh là mình sửa nâng điểm của Thầy lên để đủ điểm các môn.
Cho học trò gửi lời xin lỗi muộn màng đã qua mặt Thầy khi xưa!

.....
TH

LAD: Thầy Trần Minh Trị về sau lấy bà dì Dũng, bà có cử nhân Văn Khoa nên thầy xì-nẹc cũng học xong cử nhân Văn Khoa cho bằng. Thầy lại dạy Toán và Vật Lý ở Long Thành, bà dì làm thông dịch viên cho toà đại sứ Mỹ nên đi ngày 28-4-75, thầy Trị ra cái điều hiếu thảo không chịu đi để ở lại lo cho mẹ già. Cuối cùng 2 người xa nhau luôn, bà dì D chết vì cancer ở Mỹ, thầy Trị vượt biên qua Úc làm bưu điện Úc rồi cũng mất liên lạc.

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Nhớ ngày xưa sửa điểm của Thầy


Tran Hung
16 giờ ·

Mụ vợ chửi con học dốt cũng tại ông!

Quả thật, giờ mới khai. Năm lớp Nhất, bọn mình học ở trường Tiểu học Cộng đồng Kontum do thầy Trần Minh Trị dạy.
Lão ham chơi chỉ quan tâm mỗi môn toán, các môn phải buột thuộc lòng như sử, địa, văn... coi như sa pha.
Tuần nào Thầy cũng cho cả lớp làm bài kiểm tra, lão nhớ đâu phang vào đấy miễn nhiều chữ là được.
Thầy chấm điểm, trả giấy làm bài về cho học sinh giữ, cuối tháng nộp lại, hình như thầy giao cho lớp trưởng tổng hợp điểm thì phải.
Mình liệu cơm gắp mắm thấy điểm nào thấp dễ sửa là phẹt vào nâng điểm lên, làm sao trùng màu mực, đá cho đúng hướng là ok.
Nhờ thế mà lão trụ hạng trung bình khá. haha.
Giờ chẳng biết thầy ở phương trời nào, cho em xin lỗi đã qua mặt Thầy!
Bạn nào có ma le như mình, hãy điểm danh.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Bay bổng đẹp tuyệt vời

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và ngoài trời

Cảm ơn tác giả đã hoài cảm tuổi thơ vẽ lại được cái lọ mực độc đáo này:

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Còn nhớ hết những trò này, tuổi thơ của bạn chắc dữ dội lắm

Dường như càng lớn ta càng dễ hoài niệm một thời thơ ấu, đặc biệt là các trò chơi dân gian khiến trẻ con trong xóm làng ngày xưa mê mẩn.
Ngày nay trẻ em chủ yếu chỉ thích xem TV với những bộ phim hoạt hình đặc sắc và đa dạng, hay chơi vi tính với những trò chơi phong phú. Ít còn đứa trẻ nào mỗi ngày tan trường chỉ mong đi chơi nhảy dây, tắm sông, trốn tìm cùng chúng bạn trong xóm. Vậy mà ngày xưa những trò chơi dân gian giản dị ấy là nguồn vui mỗi ngày của bọn trẻ con chưa biết đến công nghệ là gì, chỉ có trí tưởng tượng và óc sáng tạo để tạo ra những trò chơi thú vị và sôi động từ những vật dụng hết sức đơn giản trong cuộc sống hay có sẵn trong thiên nhiên. Hãy cùng quay ngược thời gian trở về với cái thời cách đây chỉ mới xấp xỉ một thập kỉ để ngắm lại những trò chơi dân gian từng làm say mê bao thế hệ trẻ con ngày trước nhé.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Về bài hát Tò te ma le đánh đu

Chủ Nhật, 08/01/2017, 10:15 [GMT+7]
* Lúc nhỏ lũ nhóc chúng tôi hay hát một bài hát truyền khẩu, đại khái là “Tò te ma le đánh đu, thằng cu nhảy dù, cao bồi bắn súng. Chết cha con ma nào đây, làm tao hết hồn. Thằn lằn cụt đuôi”. Lớn lên, tôi nghe có người nói rằng đây nguyên là một bài hát đón năm mới của người Pháp. Cho hỏi, điều này có đúng không? Bài hát đó ra đời như thế nào? (Trần Văn Trung, Sơn Trà, Đà Nẵng).
Auld Lang Syne là bài hát đón giao thừa phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn: Internet
Auld Lang Syne là bài hát đón giao thừa phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn: Internet

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Trẻ em thời chiến tranh Việt Nam 50 năm sau: “Chúng có còn sống?”

 Posted by adminbasam
The Guardian
Người dịch: Trần Văn Minh
28-02-2015
Ngay sau khi tấm hình này được chụp, những trẻ em này đã di tản khỏi làng. Gần nửa thế kỷ sau, có thể nào các cựu chiến binh Mỹ tìm được chúng?
Vietnam child evacuees 

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Trẻ em miền Nam 1967 qua ống kính người Mỹ

Những hình ảnh dưới đây do nhiếp ảnh gia người Mỹ Henk Hilterman thực hiện năm 1967 ở Sài Gòn và một số địa phương khác của miền Nam Việt Nam.

Trẻ em trong một khu chợ ở Sài Gòn.
Nữ sinh trong một ngôi trường xếp hàng vào lớp.

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Những lần tôi suýt chết

Ai cũng có lần suýt chết hụt. Trong đời mình không có "cái ngu nào giống cái ngu nào". Tôi là người vô thần nhưng qua những lần thoát chết, không khỏi nghĩ hai chữ số mệnh. Chợt nhớ câu nói đùa "giày dép còn có số" và ngẫm người ta nói không sai: "trong cái rủi có cái may". Nhờ vậy, tôi còn được viết những dòng này để kể lại đời mình với bạn và cho con gái.

Tổng kết lại từ nhỏ đến giờ, tôi còn nhớ theo ký lộn xộn, chi tiết và thời gian không chính xác.

Những lần xém chết do bom đạn chiến tranh:

1/ Lúc nhỏ 4, 5 tuổi. Thấy những đứa lớn nhặt đầu đạn (súng trường, tiểu liên, đại liên...), nấu lấy chì để làm cục chì cần câu cá (cho lười câu có mồi chìm dưới nước). Tôi nhặt đâu đó ở bờ rào hàng xóm, một quả đạn cối 61 ly thật to bị lép, gần bằng bắp tay người lớn, mừng quá, ôm chạy về nhà.
- Thấy má đang lui cui nấu canh trong bếp, tôi chạy vào, nói:
- Má ơi có cái này to lắm, má lùi (vùi trong bếp) lấy chì.
- Má tôi đưa vào... một lát, nghe bụp, tro bụi bay mù mịt.
Eo ơi! nó chỉ nổ cái kíp, chứ không cả mẹ lẫn con tôi đã banh xác.

Tìm kiếm Blog này