Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ảnh xưa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ảnh xưa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

Những hình ảnh đẹp về lễ hội đền Hùng thập niên 1920 do nhiếp ảnh gia Pháp chụp.

(nguyên gốc ảnh trắng đen, nay tô màu lại)

















Nước Lào thời Pháp thuộc từng có đoạn đường xe lửa rất kỳ lạ!

Trên sông Mê Kông có thác Khôn hùng vĩ lớn nhất Đông Nam Á, ở khu vực tiếp giáp giữa Lào và CPC. Hàng ngàn đảo lớn nhỏ xen lẫn với vô số thác, vậy mà người Pháp xây đường sắt trên đảo để làm gì, vận hành cách nào. Bạn thử đoán.

Hình st từ nhiều nguồn trên internet.












Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Bạn sợ ông thần nào nhất?

 


Đánh trống đâu cứ lấy dùi mà gõ, thì xoàng quá!


Coi đội đánh trống canh của Triều đình Huế nè. Cụ chỉ huy đánh trống như múa vậy, mới ra đẳng cấp của nước văn hiến đã lâu. hehe

Đội trống trong lần vua Khải Định vào triều (đầu và cuối phim)
https://www.youtube.com/watch?v=l6Q7GHrtJGo

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Chiện lính K: Địch - ta cùng dân vận chung một lỗ đáo & Soi cái ngả ba

Sự cố, địch - ta cùng dân vận chung một lỗ đáo...
Hà Dũng
... Lúc chủ quán mang bát mắm tôm đã vắt chanh sủi bòn bọt, bốc mùi thơm mặn mòi đặc trưng đặt vào giữa mâm thì mình chợt thấy lão Tran Truonggương mặt thừ ra, nhìn tội tội.
Đoán là có gì uẩn khúc, mình ghé sát hỏi: Có vẻ bác đang nhớ đến ai.
Lão gật gật, hình như còn rơm rớm "cứ mỗi lần ngửi thấy mùi mắm tôm, tao lại nhớ cái đêm hôm ấy bên K mày ạ"
Câu chuyện kỷ niệm của lão Trương cứ như cơn lũ được tuôn ào ạt từ ký ức trên mâm nhậu.
***
Phum Tà Boong, Cam Pu Chia, năm 1986
Đây là địa bàn hoạt động của đơn vị lão Trương thuộc đoàn 7705, lính tình nguyện Việt Nam. Tình hình chính trị nơi đây cũng tương đối phức tạp, dân K ngày theo ta nhưng đêm về lại có thể theo lính Pốt, đã bao trận đánh tao ngộ nổ ra rất tình cờ khi cả hai bên đi dân vận gặp nhau trong phum.
Dân trong phum chủ yếu là trẻ em và memai ( như miền nam gọi bà giá còn miền bắc gọi bà góa ), do phụ nữ lấy chồng lính Pốt tử trận khá đông.
Vốn tính yêu quý chị em, cho nên lão Trương cũng nhanh chóng " dân vận " được một em memai còn khá trẻ, ngọt nước. Hàng đêm lão vẫn xung phong đi kiểm tra địa bàn và tranh thủ tạt vào giải thích, vận động chủ trương đường lối cách mạng cho cô em kia. Nghe nói sau nhiều lần cái sàn gỗ rung bần bật lên thì Sari, tên cô em đó, cũng thấm nhuần lắm!
Hôm đó, lão Trương đi công tác về, như thường lệ lão đến ngay để tiếp tục con đường giác ngộ cô Sari, dù chỉ huy khuyên nghỉ vì vừa đi xa về. Vừa lọt lên sàn lão vội lao vào như con hổ đói nhìn thấy cừu non, và " tuyên truyền"

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (VI)

Vén lên bức màn che dấu chiến tranh
Kiều Minh, bí thư thứ nhất Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Phnom Pênh, có thói quen mở đầu công việc mỗi ngày bằng cách mở đài phát thanh Phnom Pênh để biết tin tức chế độ Pol Pot. Một bản dịch được in trên máy ronéo gởi tới cho tòa đại sứ vào buổi chiều. Minh, nói sõi tiếng Miên, thích nghe tin tức trên đài hơn là chờ tới buổi chiều để đọc bản tin bằng tiếng Pháp. Buổi sáng ngày 31 tháng 12/ 1977, có việc khác thường xảy ra. Thay vì bắt đầu bằng nhạc cách mạng và tin tức thì hồi 6 giờ đài phát thanh đưa ra lời thông báo đặc biệt. Chương trình bắt đầu bằng tuyên truyền chống Việt Nam với lời lẽ không bao giờ thấy trong “tình anh em các nước xã hội chủ nghĩa”.
Bài phát thanh nói: Nhìn vào hành động độc ác và dã man của Việt Nam xâm lăng nước Cam Bốt Dân Chủ và nhân dân Cam Bốt vô tội; nhìn vào thái độ bất thân hữu và ý đồ xấu xa của chính phủ nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam… Chính phủ nước Cam Bốt Dân chủ quyết định tạm thời cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ 31 tháng 12 năm 1977 cho đến khi lực lượng xâm lược nước Cọng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam rút ra khỏi vùng đất thánh của Cam Bốt Dân chủ, cho đến khi bầu không khí thân hữu giữa hai nước được vãn hồi. (30)

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài ở Tây Ninh năm 1930

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài thời điểm tôn giáo này mới hình thành được nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ nổi tiếng Walter Bosshard ghi lại chân thực năm 1930.
  Trẻ em giáo dân đứng trước khu Tòa thánh đầu tiên của đạo Cao Đài ở Tây Ninh. Năm 1947, Tòa thánh mới được khánh thành và trở thành một trong những công trình tôn giáo nổi tiếng nhất Việt Nam.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Về trái tim không không thấy của Đại đức Thích Quảng Đức

Ấy là Thợ cạo nói thời hiện tại còn hồi xưa thì nhiều vị thấy, vấn đề là trái tim ấy có thật của chính Đại đức Thích Quảng Đức hay không? Nếu là thật thì vì sao từ xưa ảnh rất hiếm và giờ trái tim ấy thực sự còn chăng, có gì bí mật mà sao 50 năm rồi không công bố để phật tử chiêm bái?
Câu chuyện trái tim bất tử đã ly kỳ nhưng sự việc bảo quản cũng bí ẩn không kém.
Hầu hết sách báo tường thuật: sau khi Đại đức Thích Quảng Đức tự thiêu, thi hài được hoả táng nhưng trái tim không cháy của ông được đặt trên một cốc rượu lễ bằng thủy tinh tại chùa Xá Lợi...
Theo Thượng toạ Thích Đồng Bổn, người từng chứng kiến miêu tả chỉ còn to hơn hạt mít, màu nâu đen - Vậy tại sao trái tim ấy to bằng này?:

HT. Thích Huyền Quang và quả tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức. Sau khi trà tỳ, đốt lại với nhiệt độ 4.000 độ vẫn không cháy (ảnh từ Dantri)
Ảnh mới công bố năm 2013, hình dáng hoàn toàn khác với ảnh có từ xưa nay:

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Trẻ em miền Nam 1967 qua ống kính người Mỹ

Những hình ảnh dưới đây do nhiếp ảnh gia người Mỹ Henk Hilterman thực hiện năm 1967 ở Sài Gòn và một số địa phương khác của miền Nam Việt Nam.

Trẻ em trong một khu chợ ở Sài Gòn.
Nữ sinh trong một ngôi trường xếp hàng vào lớp.

Chùm ảnh: 'Đời thường' của lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam 1969

(REDS.VN) Lính Mỹ ở Việt Nam thường làm gì khi không phải cầm súng chiến đấu? Những bức ảnh của Eckhard Clausen sẽ giải đáp một phần nho nhỏ cho câu hỏi thú vị này. 
Trong thời gian phục vụ tại Việt Nam, Eckhard Clausen – một cựu chiến binh Mỹ đã ghi lại những khung cảnh sinh hoạt và thú tiêu khiển thường ngày của lính Mỹ từ năm 1969 đến đầu năm 1970. Những bức ảnh này đã được ông scan và đăng tải trên tài khoản cá nhân của mình tại trang chia sẻ ảnh Picasaweb.google.com.

Vẻ mệt mỏi của Ramon Rodriguez, một người lính Mỹ, khi chờ đợi chuyến đi tới Việt Nam từ căn cứ Oakland.

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Nhìn những ảnh này, bạn có nhớ cả Miền Nam từng ăn theo Đế quốc Mỹ...

Đế quốc Mỹ chơi sang nuôi cả đối phương Việt Cộng, từ gạo, thuốc men, dụng cụ đến súng ống...

Air Vietnam thời VNCH

Wiki:
Air Vietnam
Hãng Hàng Không Việt Nam

Air Viet Nam, hay Hãng Hàng không Việt Nam, viết tắt Air VN, là hãng hàng không thương mại duy nhất của Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng Hòa từ 1951 đến 1975. Hãng hàng không này từng đạt con số chuyên chở hơn một triệu hành khách hàng năm khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Sau năm 1975, một thời gian Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam có sử dụng tên giao dịch "Air Viet Nam" trên một số tuyến bay đến các nước phương Tây. Tuy nhiên, kể từ năm 1993, khi Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở doanh nghiệp nhà nước của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, tên giao dịch chính thức của hãng trở thành Vietnam Airlines.
______________

Air Việt Nam của một thời .

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Áo tơi lá ngày xưa



Vợ chồng người nông phu ở ngoại thành Hà Nội

Ảnh xưa cộng đồng người Hoa

Cộng đồng người Hoa
 
Cộng đồng người Hoa  Lịch sử Trung Quốc và Việt Nam rất gắn liền nhau, sự hiện diện của người Hoa trên đất Việt đã có từ ngàn xưa, người dân Trung Quốc rất giỏi về buôn bán, họ hay sống chung đoàn tụ lại với nhau. "Chợ Lớn" là khu phố người Hoa rất lớn ở Saigon, cũng giống như là quận 13 của Paris vậy.

Cộng đồng người Hoa--->

Ảnh hiếm về chân dung người Việt những năm nửa cuối thế kỷ 19

Ảnh hiếm về chân dung người Việt những năm nửa cuối thế kỷ 19  Những bức ảnh đen trắng hiếm có về người Việt những năm 1884 – 1885 do một bác sĩ quân y, nhiếp ảnh gia người Pháp Charles-Edouard Hocquard thực hiện trong lần theo đoàn lính viễn chinh Pháp tới Việt Nam.









Thế giới lưu giữ ảnh “độc” về phụ nữ Việt với áo dài, nón lá

(Dân trí) - Đã có thời, khi ra đường, phụ nữ Việt Nam chỉ đội nón lá. Trên đường phố, trước cổng trường, trong phiên chợ… rợp trắng một màu nón lá. Và báo chí thế giới đã có những bức ảnh “độc” về phụ nữ Việt với nón lá, áo dài.
Tìm lại trong tư liệu ảnh của những tờ báo danh tiếng thế giới có thể tìm thấy những bức ảnh độc đáo, những tư liệu quý giá về hình ảnh phụ nữ Việt Nam những ngày với áo dài, nón lá. Những hình ảnh ấy có thể nhuốm những vất vả, tảo tần... nhưng luôn toát lên vẻ đẹp thanh thoát, nền nã, rất Á Đông. Và vẻ đẹp ấy ở thời đại nào, ở hoàn cảnh nào cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ với thế giới.

Thế giới lưu giữ ảnh “độc” về phụ nữ Việt với nón lá, áo dàiMột khu chợ ở Huế năm 1923 (Ảnh: Bettmann/CORBIS). Các bà, các cô khi đó thường mặc áo dài không chiết eo, đội nón lá, đi chân đất. Chiếc quần trong bộ áo dài kiểu cổ này cũng được cắt khá cao để thuận tiện cho việc đi lại.

Xe gắn máy tại miền Nam trước 75 (II)

Vào khoảng 1965 thì thấy nhắc đến tên Honda, với một số kiểu xe mới lạ  xuất hiện. Một số xe Honda đầu tiên do người Mỹ mua đem sang Việt Nam  để đi làm việc rồi khi họ về nước thì để lại, lọt ra ngoài thị trường  người Việt mua được. Một trong những công dụng của xe Honda là các phi  công Mỹ dùng để di chuyển giữa chỗ đậu phi cơ và doanh trại. Từ doanh  trại ra chỗ đậu thường xa, đi bộ cũng mất vài phút đến vài chục phút.  Có xe Honda phóng thì thu ngắn thời gian nhất là khi có báo động thì  phóng xe Honda ra máy bay nhanh hơn là chạy bộ. Xe Honda S90 có lẽ là  chiếc được ưa chuộng nhất trong số các xe Honda trước 1965 vì kiểu đẹp  và máy mạnh, tiếng nổ ròn. Các kiểu xe kia là C110, S65 (thường được  gọi là S50), P50, C50. Xe P50 có cấu tạo đặc biệt với máy nằm ở sát  bánh sau và truyền động thẳng vào bánh chứ không qua dây xích. Cách  đặt máy này có lợi là khỏi bị mất lực khi truyền qua dây xích và giảm  bớt số bộ phận nhưng có khuyết điểm là xe dễ bị mất thăng bằng vì đầu  nhẹ, đuôi nặng. Lại thêm khi đi xuống ổ gà vì không có ống nhún nên  sức va chạm có thể làm vỡ răng cưa ở vành bánh xe. Xe Honda dame C50  trước 1965 có chiếc đã có bộ đề bằng điện, khỏi cần đạp. Trong khi  chiếc Honda dame nhập cảnh hàng loạt sau này phải đạp máy nổ bằng  chân.
Honda Dame C50

Tìm kiếm Blog này