Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

Mỹ chế cái để trực thăng đổ quân dã chiến này quá hay!

Cái bệ sàn hình lục giác này, được làm bằng ống nhôm với bề mặt đi lại bằng lưới liên kết chuỗi mắt xích nhôm, được thiết kế để sử dụng cho địa hình gập ghềnh hoặc đầm lầy. Nó có thể được vận chuyển đến một vị trí được chỉ định bằng máy bay trực thăng, hạ xuống tại chỗ và được sử dụng ngay lập tức cho nhiều mục đích quân sự khác nhau từ đổ bộ binh sĩ đến sử dụng làm một sở chỉ huy hoặc trạm sơ cứu.
( Theo Manhhai)



Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Hình ảnh bi thương chưa từng thấy trong Chiến tranh Việt Nam.

Tại Hiếu Xương, Tuy Hòa ngày 21/3/1975 - Liên quan câu chuyện về cuộc di tản đẫm máu trên đường 7 của Phú Đặng.
(Photo by UPI/Bettmann Archive/Getty Images)


Mậu Thân, VC đã tấn công 3 lần vào TX Tuy Hòa, thiệt hại nặng do đâu?

- Không phải do quân yếu kém mà do địa hình bất lợi nhưng lãnh đạo và chỉ huy duy ý chí.


Tham chiến, phía VC có 1 trung đoàn chủ lực và các đại đội địa phương.
Về phía VNCH có 1 trung đoàn chủ lực và địa phương quân, ngoài ra có quân Đại Hàn và Mỹ.

Một mặt là biển, một mặt là cánh đồng, một mặt là sông. Có hai điểm cao ở Thị xã là núi Chớp Chài và Tháp Nhạn khống chế đều do đối phương nắm giữ. Cách con sông là một căn cứ không quân lớn của Mỹ.

Ký ức chiến tranh: Thằng tui chứng kiến trận Mậu Thân tại Trại Bò.

Mình lớp nhì , ông anh lớp ba và ông cha đang ở trọ ở Đông Phước . Nghe tin đồn lan ra là Quốc gia đang đánh nhau với Việt Cộng ở Trại Bò. Chiến tranh tạm nghỉ học , hai thằng nhóc rảnh quá mà , rủ nhau đi coi . Hai anh em cùng máu ham lạ nhất là chuyện bom đạn , đầu rơi máu đổ . Đi dọc theo Quốc lộ , qua khỏi Nhà Mười Tám gian thì đến nơi . Thấy lính Cảnh sát Dã chiến đang núp vào mấy cột điện bên này đường bắn vào VC ẩn núp lẫn trong xóm nhà dân tản cư bên kia đường . Rồi thấy một anh CSDC ném lựu đạn , nó rơi trên mái tôn , dồng lên dồng xuống rồi nổ ...

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2023

Hình ảnh bi thương chưa từng thấy trong Chiến tranh Việt Nam.

Tại Hiếu Xương, Tuy Hòa ngày 21/3/1975 - Liên quan câu chuyện về cuộc di tản đẫm máu trên đường 7 của Phú Đặng.
(Photo by UPI/Bettmann Archive/Getty Images)

Họ cùng một gia đình hoặc bà con khiêng hai xác người thân.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Lời ngỏ cho cuốn sách bất thành: "Nhìn lại trận hải chiến Hoàng Sa".

Chào các bạn.

Đây là trang Thợ cạo sưu tầm chọn lọc tư liệu từ nhiều nguồn trên mạng về trận hải chiến giữa hải quân VNCH và TQ tại lòng chảo nhóm Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Sở dĩ gọi là "Nhìn lại" mang hàm nghĩa để xem xét lại độ tin cậy của những thông tin có được, so sánh đánh giá, nhận xét bình luận nhằm tìm hiểu sự thực nó đã diễn ra thế nào?
Ngày 19/1/1974 đã diễn ra một cuộc hải chiến giữa Việt Nam Cộng hoà (VNCH) và Trung Quốc, VNCH thua trận, rút lui, từ đó toàn bộ quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc xâm lược. Sự việc đã lâu, trong bối cảnh quân đội VNCH bắt đầu suy yếu trước QĐNDVN, sau đó chính thể VNCH sụp đổ nên nguồn tư liệu chính thức của chế độ cũ không còn.

Chuyện quân viễn chinh lập căn cứ ở nước ngoài.

Tôi nhớ một chuyên gia nước ngoài, sau khi sang Việt Nam nghiên cứu đã cảnh báo Mỹ: lập căn cứ phòng thủ kiên cố thì chỉ làm chủ trong phạm vi ấy. Nghĩ mà đúng, quân Mỹ và Đồng minh đều thế. Khi lập căn cứ phòng thủ thì dễ sinh tâm lý co cụm để yên tâm với sinh mạng, an toàn cho đơn vị. Từ hồi nhỏ, tôi đã chứng kiến ở quê, có trận quân VC đánh hốt gọn 2 cứ điểm quân VNCH đồn trú. Sau đó, lính VNCH thay đổi chiến thuật, đêm bí mật ra ngoài phục kích, có trận thắng và hạn chế VC tiếp cận.
QĐND Việt Nam ở Campuchia nếu mà như quân Mỹ và Đồng minh thì đã rút quân sớm, không phải chiến thắng mà bị quân Pol Pot vây hãm buột phải triệt thoái. Quân VN, phần vì nghèo nên không đủ điều kiện xây dựng căn cứ kiên cố. Nhưng cái gốc ở chỗ quan niệm "con cá sống vì nước, tách ly khỏi nước là tự sát". Các đơn vị ở gần dân cư thường lập doanh trại ở đầu hoặc cuối phum (làng), bên con suối, bờ sông. Nhà cửa xây dựng tềnh toành bằng cây tre lá, không có lô cốt, rào kẽm gai nhiều lớp, bố phòng mìn cũng không nhiều như những quân đội lớn.

Nhớ bài học dùng mìn đánh cửa mở ở trường HSQ.

Phương pháp này ra đời có từ thời đánh Pháp cho đến thời hiện đại, tôi nghĩ vẫn hữu dụng, nhất là đối với quân nhà nghèo. Đánh cửa mở là đánh phá vật cản ngoại vi căn cư địch để dọn đường cho mũi quan trọng tiến công vào. Mìn nổ thành công hay thất bại ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trận đánh. Thường một căn cứ đối phương, ngoài những lô cốt hỏa lực là nhiều lớp rào cản các kiểu hết hợp với gài các loại chông mìn xen kẽ. Tùy vào quy mô mà có chiều sâu từ 50 đến 200 mét.

Coi lại sao hồi ấy mình múp rụp dzậy chời.

Tháng 9/1976 nhập ngũ, buông cuốc cày tập trung vào quân trường ăn cơm chảo. Sắp sếp sàng lọc mất hơn tuần, chắc do chưa tập tành gì chỉ ăn và chơi nên nó múp vậy. Biết ngày hôm sau sẽ phát quân trang chính thức, mình lên thị trấn Phú Lâm tìm tiệm chụp một pô kỷ niệm.




Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

Tượng "Nỗi lòng của mẹ"

Là tên chiếc tượng nhỏ cao chừng 5 tất đặt trong vườn xưởng điêu khắc của Trần Thanh Phong. Nhiếp ảnh gia Trần Chí Kông chia sẻ: tôi đã đi và thấy nhiều nơi tượng Mẹ Việt Nam Anh hùng nhưng chưa thấy tác phẩm nghệ thuật nào chạm tới nỗi đau của những người mẹ.
Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn nói: Khi một bức tượng như thế này (hay một tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa tương tự) mà còn không có một chỗ đứng nơi công cộng thì mọi tuyên ngôn về hòa hợp, hòa giải chỉ là chuyện ... nói cho vui.



Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

Trạng thái con người như thế nào khi bị đồn tới thế cùng?

Dư luận tranh cãi về bức tranh của họa sĩ Mai Duy Minh. Mình lấy làm khó hiểu chứ không dám phê phán vì biết tranh không nhất thiết giống như đời. Thì nhà văn Trung Sỹ cùng thế hệ CCB ở CPC với mình, dẫn chứng một số trường hợp lính ở mặt trận CPC giống như anh chiến sĩ Điện Biên trong tranh. Và dùng từ "lạc hồn" - chút đó thôi đủ mở ra cho mình hiểu tại sao khuôn mặt dị dạng trong bức tranh.
Trạng thái mà người ta hay nói: "thất thần, bạt vía, kinh hồn" - ngẫm lại mình có không?
Trong đánh nhau, mình chưa gặp trường hợp đường cùng trong đánh nhau nhưng gặp ở tình huống khác, chắc chắn khuôn mặt mình cũng biến dạng theo cách nào đó.
Có một lần cái chết chỉ có "gan tay", vào mùa mưa lũ, mình và 1 chiến sĩ chèo thuyền chở y tá và chiến sĩ bệnh qua ngả 3 sông để đi bệnh viện. Vô tình lọt vào khu vực 2 dòng sông hợp lưu thành lòng chảo nước, lớn như sân bóng đá mini. Cả hai ra sức bẻ lái, chèo cật lực, cuối cùng tách ra khỏi vòng xoáy kinh hồn ấy.

Tính cách người Mỹ vào cuối Chiến tranh VN.


Chính phủ và quốc hội Mỹ phân thích VNCH không thể trụ vững trước sức tấn công của đối phương ngày càng mạnh nên họ đã cắt dần viện trợ đến mức thấp nhất, rồi cắt hẳn. Đó là cảnh báo chính quyền VNCH, các anh liệu mà tự xử. TT Nguyễn Văn Thiệu lên dài khóc kể và chửi Mỹ bỏ rơi. Họ không sến sẩm xoa dịu bằng tiền, thà nghe chửi chứ không bỏ ra dù một đồng cho sự vô lý.
Nhưng họ đã có trách nhiệm với con người vì họ mà lâm cảnh đường cùng. Phó Đại sứ Mỹ ở lại đã tìm mọi cách trì hoãn ra đi đến phút cuối dù Washsinton liên tục gọi điện hối thúc vì sự an toàn, vả lại để VC bắt được một quan chức ngoại giao thì Mỹ càng ê chế. Nhưng ông thà có thể bị bắt, bị Tổng thống khiển trách, thậm chí kỷ luật nhưng vẫn cương quyết đón gia đình những người từng cộng tác với chế độ Mỹ, được người nào hay người ấy...

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Vũ khí hiện đại không chỉ là bấm nút.

Đơn cử như:
Súng B40 đơn giản như ống thổi lửa bắn rất gần, LX đã loại khỏi biên chế từ lâu để dùng B41. Nhưng mấy chục năm sau QĐNDVN vẫn xài hiệu quả trong đánh nhau với Khmer Đỏ và Trung Quốc (liều mạng + cách đánh thích hợp). Mỹ viện trợ cho QLVNCH súng M72 gọn nhẹ, hiện đại hơn nhưng găp tăng T54 vẫn chạy. Súng 12ly7, ĐKZ nặng cồng kềnh nhưng QĐNDVN vẫn thích vì tận dụng được uy lực của nó để uy hiếp đối phương...
- Hỏa tiễn phòng không tầm cao, LX bán cho mấy nước Trung Đông đến Sam3 nhưng sử dung không hiệu quả để hạ may bay Israel. Trong khi đó VN chỉ với Sam2 đã hạ máy bay Mỹ rất nhiều. Máy bay cũng vậy, Trung Đông xài tới Mic23, trong khí đó VN chỉ tới Mic21 đã dám đấu với máy bay Mỹ hiện đại hơn.

Tư duy thiết kế phương tiện vũ khí của Nga tuột hậu khá xa so với Mỹ, Phương Tây.

Cần gì thì gắn vào lục cục lòn hòn, nhìn cho hấm hố dữ dằn nhưng thiếu trơn tru mạch lạc, hoàn thiện. Nên qua chiến tranh ở Ukraine cho thấy các sản phẩm ấy dễ bị sự cố trục trặc và đối phương bắn hạ.
Nga từng nổ chỉ mỗi Soái hạm Moskva có thể khống chế cả hạm đội của Ukraine. Nó là tuần dương hạm bậc nhất, được trang bị hệ thống tác chiến điện tử và tên lửa phòng không cực mạnh. Thế mà bị bắn chìm bởi tên lửa của Ukraine tự chế tạo, quê độ không cơ chứ!
Vài ví dụ mà Nga hay khoe mẽ về tiềm lực quân sự của mình:



Vấn đề không phải Thắng hay Thua, mà là cái giá phải trả như thế nào?


Bài học như VN tấn công sang CPC, Thế đành phải Thế. Dù thắng có tính chiến lược từ khi mở chiến dịch đến kết thúc cuộc chiến nhưng cái giá phải trả quá đắc. Hao binh tổn tướng, nền kinh tế suy kiệt và mất đi hình ảnh một quốc gia thân thiện. Cá nhân tôi là người trong cuộc, từng với lòng yêu nước thiết tha ra sức hoàn thành nhiệm vụ công dân nhưng rồi ra khỏi cuộc chiến ngẫm lại như vậy.

Trò chơi quyền lực cù nhầy bằng mạng sống con người.

Vài suy nghĩ về mặt quân sự:
Về phía Nga, đáng lên án Nga nhất là việc dùng dàn xe phóng tên lửa (pháo bầy) nã vào khu vực có dân cư của Ukraina. Nó là thứ vũ khí không chính xác để hủy diệt mục tiêu theo diện tích chứ không phải điểm.
Thấy rất lạ: Với vũ khí, phương tiện CT hiện đại mà đoàn xe quân Nga tiến thoái lưỡng nan, dài mấy chục cây số cơ bản vẫn bình an vô sự. Tuy là chiến trường có địa hình khá trống trải, khó tiếp cận nhưng quân Ukraina chả biết tìm cách nào để tiêu diệt.
Thấy 2 bên thi thố vũ khí, phương tiện chiến tranh mà không thấy rõ nét chiến dịch, chiến thuật cũng như cách quân lính đánh nhau như thế nào. Nó giống như trò chơi của nhà giàu. Hai bên coi trọng vũ khí, phương tiện CT hiện đại mà xem nhẹ yếu tố con người nên diễn là chính, đánh nhau chả ra làm sao!.

Điệp khúc "Không được nổ súng" ở Gạc Ma

Cứ đến ngày tưởng nhớ 64 chiến sĩ đã bị quân TQ tàn sát ở Gạc Ma, không ít người lại giở điệp khúc Tại sao "Không được nổ súng" và "LX không giúp VN" lúc ấy?
Trong số đó, có người không biết thật nhưng lười tìm hiểu và động não. Có người biết nhưng làm bộ thương vay khóc mướn để rồi xuyên tạc sự kiện.
Tôi giải thích ngắn gọn dễ hiểu nhất thế này: Ngữ cảnh 1: Phổ biến đối với lính chiến là "không được nổ súng khi chưa có lệnh tôi" - Đó là khẩu lệnh của người chỉ huy mà có thể là ám hiệu hay tiếng nổ phát lệnh được phép tấn công. Ngữ cảnh 2: Có thể là "không được nổ súng trước để địch lợi dụng đánh ta" - Đó là quán triệt chủ trương của cấp trên với thuộc quyền. Còn trong khi bị địch bất ngờ tấn công thì lính nổ súng đánh trả, cần gì lệnh lạc.

Lạm bàn: sai lầm quân sự của Nga trên chiến trường Ukraine

Trước hết là do Putin tránh né dư luận thế giới nên chủ trương mở "Chiến dịch quân sự đặc biệt". Tức là cuộc chiến hạn chế về quy mô binh hỏa lực... Tướng dù có giỏi cũng khó lòng điều binh như ý, các quân binh chủng phối hợp với nhau không hiệu quả nhịp nhàng. Cách hành binh kiểu phô trương tiềm lực quân sự đề uy hiếp đối phương hơn là cho thực chiến hiệu quả.
Chiến dịch đặc biệt của Nga, đánh kiểu đó không thể kế thừa truyền thống đánh dàn trận tập đoàn quân của LX thời War II.
Kế nữa là với 200 ngàn quân - tương đương 10 sư đoàn mà tấn công từ nhiều hướng vào nhiều mục tiêu rải khắp một đất nước rộng lớn. Khi tiến thoái lưỡng nan thì lúng túng, không kịp thời điều chỉnh tập trung cho mục tiêu chiến lược, không thay đổi cách đánh kịp thời. Quân binh chủng phối hợp rời rạc, mạnh ai nấy đánh. Máy bay thì liều mạng bay thấp để tránh rada nên dễ bị phòng không cơ động loại nhỏ bắn hạ, đại bàng gãy cách là dĩ nhiên. Các tăng thiết giáp, xe pháo di chuyển hàng dọc trên lộ trình nhất định, phải chạy nhanh cho đỡ bị bắn, thành ra bộ binh không không theo kịp để bảo vệ. Như con cua sắt, nướng dễ thôi... Khâu bảo đảm hậu cần cho những phương tiện hiện đại nữa. Tóm lại đúng như cái tên Nga ngố, đủ thứ dở.

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

Buồn thay mấy chú cuồng tiềm lực QS Nga!

Nhìn cảnh chiếc trực thăng Nga bay yểm trợ cho quân bên dưới tiến công Ukcaina mà bên hông gắn khẩu súng AK để bắn mục tiêu mặt đất (video do chính lính trên máy bay quay, Bộ QP Nga công tố). Hỡi ôi! Còn trực thăng thì đời cũ cồng kềnh, tốc độ chậm rất dễ bị bắn hạ.
Nghe bảo Nga đã dày công bỏ ra 20 năm để hiện đại hóa quân đội mà thế sao? Qua "Chiến dịch đặc biệt" đánh Uk, cho thấy: trừ vũ khí HN ra thì tiềm lực QS của Nga đã thua TQ, với Mỹ và PT thì khoảng cách còn khá xa. Trong chiến trang VN cách đây hơn nửa thế kỷ, Mỹ đã trang bị cho trực thăng đại liên 6 nòng xoay, có thể bắn tối đa 6.000v/phút.



Tại sao Mỹ thua ở Afganistan?

Có tag lão, tính comment tham gia nhưng nói đủ ý khá dài nên gõ thành stt:
Vì sao Mỹ không thay đổi sách lược và cách đánh khi can thiệp vào nước khác?
Không thể bàn chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa vì nó vô cùng, bản thân chính trị là quyền lợi bên này hoặc bên kia, gây tranh luận không đáng có. Lão nghĩ tới lịch sử thế giới từ xưa tới nay, khi một nước lớn tiến công vào nước nhỏ thì chỉ có 2 cách: Một là chiếm và nhập nước đó vào lãnh thổ của mình, thì thời nay không cho phép. Thứ hai, biến nước đó hoàn toàn theo mình thì phải đổ quân can thiệp nhanh. Mà viễn chinh thì hầu như tất cả nước lớn trước hay sau đều phải rút, để lại cái giá phải trả rất đắc. Cái mà Mỹ làm được là của đi thay người, nhân mạng bỏ ra thấp nhất so với các đế quốc khác..
Mỹ tự cao nhưng không hề bảo thủ. Trải qua từng cuộc chiến, đặc biệt là CT Việt Nam họ nghiên cứu đúc kết rất cẩn thận, hy vọng tìm cách xử lý vấn đề mâu thuẫn và thay đổi cách đánh. Nhưng họ không thay đổi được bỡi vì bản chất của một nước tư bản, còn quân đội thì phụ thuộc vào tính chất ấy nên khó thể điều binh khiển tướng cách khác. Nên lặp lại vết xe đổ là điều khó tránh...

Tìm kiếm Blog này