Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tìm hiểu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tìm hiểu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

Quý tộc Anh, nhìn từ con mèo.

Tới bữa cho ăn, con khác giành là bỏ đi chỗ khác không thèm giành.
Nằm ngủ với nhiều kiểu nhưng tư thế nào cũng thoải mái quý phái.
Đi đứng uyển chuyển mềm mại, thích yên tĩnh một mình tìm chỗ ngủ vùi.
Không thích đùa giỡn với chủ cũng như chó hay mèo khác.
Nó rất nhát, liễu yếu nhưng không đào tơ tí nào, cắn con khác lẫn bồ nếu không thích.
Ngoan dễ dạy nhưng chủ gọi tên, nó tỉnh bơ không thèm ngoái lại, thích thì lại gần, không thì thôi.
Gần gũi chủ nên đôi khi ve vãn chút đỉnh lấy lòng thôi. Chứ nó là cái giống họ nhà mèo, cọp beo có lẽ cũng thế. Ung dung tự tại, lệ thuộc miếng ăn từ con người nhưng tính cách luôn độc lập.



Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2023

Đâu là sự thật về Chiếu thoái vị của vua Bảo Đại.

Có mấy bản được đăng trên báo và mạng. Trong đó có bản ghi lại trong sách "Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam" của Bảo Đại. Bảo Đại sau khi kể lể, rồi cương lên Trẫm có 3 yêu cầu với chính phủ mới, mà thực ra là ông ta mong ước... (xem dưới)
Bản dưới đây có độ tin cây, phù hợp với tâm thế con người Bảo Đại. Đúng với bản chụp ở trung tâm lưu trữ quốc gia và trong hồi ký của Trần Trọng Kim xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn cũng có chép lại.
Nội dung trong phần phụ lục như sau:

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2023

Vì sao trước 1975 ở Miền Nam gọi học Ngoại ngữ là Sinh ngữ.

Đoạn phim ngắn dưới đây là một ví dụ sinh động về việc dạy và học tiếng Anh tại SG, năm 1968.
Cách đây nửa thế kỷ, mình quá ngạc nhiên! Thời ấy mà đã tổ chức và có phương pháp hiện đại. Có thể đây là một buổi học ở Trung tâm Hội Việt Mỹ, có phải không Dung Le, Trần Đình Nghĩa?. Rất tiếc các trường trung học ở MN không được như vậy, chỉ học chay.
Mình và bạn bè học ban C từ năm lớp 10, mỗi tuần học 8 tiếng Sinh ngữ (Anh 6 + Pháp 2), tức là chiếm 1/3 chương trình chung. Đến năm lớp 11 thì đã học đến cuốn V - English for Today Book Five. Mỗi em phải mua sách tham khảo hỗ trợ, cả chục cuốn từ Anh ngữ thực dụng, Tự điển, Văn phạm, Động từ, Tính từ, Đồng nghĩa phản nghĩa, Cách dùng từ, Lỗi thường gặp...

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

TQ xây sân bay trên đảo Tri Tôn để làm gì?

Tri Tôn là một đảo cồn cát có diện tích lớn thứ ba ở Quần đảo Hoàng Sa, sau Phú Lâm và Linh Côn. Là vị trí ngoài Biển Đông do TQ kiểm soát gần đất liền VN nhất. Đảo nằm cách đảo Lý Sơn 121 hải lý (224 km) và cách mũi Ba Làng An thuộc Quảng Ngãi 134 hải lý (249 km).
Qua ảnh vệ tinh của Planet Labs PBC chụp ngày 15/8/2023, cho thấy trên đảo có vạch đường thẳng theo trục Đông - Tây, dài chừng 600 m. Nó chỉ có thể là sân bay, không gì khác.

Vì sao lá cờ VN thành màu trắng trên đảo Trường Sa Lớn trên hình ảnh vệ tinh.

Dân mạng, báo VOA, báo Việt có đưa tin. Người Việt xôn xao, nghi ngờ đủ thứ: nào là Google chịu sức ép nên thay đổi, nào là hacker TQ tác động vào, đòi tẩy chay dịch vụ. Đại diện của họ đã giải thích nhưng đa số không nghe, không chịu khó tìm hiểu trước lên án.
Google của Mỹ, làm ăn toàn cầu thì việc gì họ phải chơi cái trò mèo đó.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

La Gi là 'la di', Cư Kuin là 'chư quynh'

ĐỖ THÀNH DƯƠNG
TTO - Nhân việc phụ trách chuyên mục giải đáp thắc mắc của các em học sinh trên một tờ báo, chúng tôi có nhận được câu hỏi của một học sinh ở tỉnh Bình Thuận: Thị xã LA GI của em đọc là "la ghi" hay "la di"?


La Gi là một thị xã thuộc tỉnh Bình Thuận; đầu năm 2017, La Gi được công nhận là đô thị loại III, đô thị lớn thứ nhì tỉnh Bình Thuận - sau TP Phan Thiết.

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023

“ Campuchia, Miên, Kh'mer, Yuôn, Chệc, Hời, Mọi " có nghĩa là gì?

"Dân tộc học theo kiểu Thợ Cạo" là:

“Campuchia” - Bắt nguồn từ tiếng Sankrit (Bắc Phạn) là “Kamboja”, một xứ sở tại Ấn Độ xưa. có nghĩa là vùng đất lấy được bằng nỗ lực. Người CPC tự nhận “Kambuja” nghĩa là “Con cháu của dòng họ Kambu”.

“Cao Miên” - Là âm Hán Việt từ gốc chữ Hán mà Tàu dùng để phiên âm tộc danh “Kh'mer” do không có phụ âm thay thế, nên thành ra "Cao Mên". Người Việt gọi là dân nước này là Miên.

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Một số người Phi, họ coi lừa đảo qua mạng là một nghề nghiêm túc?

Họ không phải giới xã hội đen mà có gia đình vợ con đàng hoàng. Họ tự hào là khôn hơn người mới lừa được kẻ khác. Họ giỏi tiếng Anh giao tiếp, biết sử dụng laptop và smartphone thành thạo.
Tầm hoạt động xuyên biên giới. Con mồi không cứ quốc tịch nào nam hay nữ. Hầu hết là người đã có tuổi đang sống cô đơn có nhu cầu tình dục hoặc chia sẻ tình cảm nọ kia.
Sau khi lừa thành công, họ ăn chia theo công đóng góp từng người, tan rồi chờ có dịp thì lừa tiếp.
....

Phu Trạm và Dịch Trạm Triều Nguyễn.

Phu trạm là người chạy đưa công văn hỏa tốc, ví von chạy như cờ lông công ra đời từ đây.
Dịch trạm là nơi tạm trú cho quan chức và cử người đi hộ tống và khiêng mang vác hành lý.
Xem thêm:
https://vnexpress.net/truyen-thong-thoi-phong-kien...
https://tptuyhoa.phuyen.gov.vn/.../dich-tram-phu-vinh...
https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=18&macmp=18...

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

ĐÃ TÌM RA CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG?

Tác giả: NGUYỄN DUY CHÍNH

1. HÌNH ẢNH VUA QUANG TRUNG THEO SỬ CŨ

Cho đến gần đây, khuôn mặt vua Quang Trung vẫn còn là một câu hỏi. Tuy chính sử và ngoại sử cũng có những chi tiết đề cập đến dung mạo, hình dáng và y phục của ông nhưng quá mơ hồ và đáng tin đến mực nào thì vẫn không ai dám khẳng định.

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023

Lực lượng ly khai của CPC chạy sang VN đông và sớm nhất là ai?

Chuyện ít người biết vì liên quan đến tình báo:
Anh Hun Sen nhớ lại giùm !
Khoảng giữa năm 1975, có một đoàn dân được tổ chức rất đông người dân tộc thiểu số đi cắt rừng từ hai huyện Tà Veng và Vươn Sai của tỉnh Ratanakiri vượt biên giới vào tỉnh Gia Lai - Kon Tum xin lánh nạn. Số đông, cả đàn bà trẻ nhỏ gần ngàn người, luồn lách tránh né được lính Kh'mer Đỏ thì đó là một kỳ tích. Lúc bấy giờ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia con tốt nên tỉnh GL-KT xin ý kiến Trung ương, TƯ không đồng ý. Thế là đoàn này tách làm hai, một ở "lì" lại biên giới VN, một đoàn nữa cắt rừng qua tỉnh Attapeu - Lào.

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

Có bao nhiêu người Việt, Hoa, Chăm sống ở Campuchia?

Ở CPC chưa bao giờ công bố điều tra chính thức về vấn đề này. Về kỹ thuật, nó khá phức tạp, vợ chồng khác dân tộc nhau cũng nhiều, người thì đã nhập quốc tịch, người thì chưa, người thì che dấu thân phận. Và nó tế nhị. có thể kích động tinh thần dân tộc cực đoan, cũng như không muốn đụng chạm đến lân bang. Cho nên số liệu góp nhặt dưới đây có thể lộn tùng phèo và khác xa thực tế. Tuy vậy, có thể hiểu người gốc Việt ngày càng giảm sút ở đất nước này.
Năm 1970 (dưới thời Sihanouk):
Tổng dân số CPC = 7.000.000
Người Việt = 800.000 (chiếm 11%)
Người Hoa = 400.000 (chiếm 5%)
Người Chăm = .....

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Vụ giết man rợ và thủ tiêu xác 9 người vượt biên ở Miền Tây, 1986.

" 9 người quê TP HCM và Trà Vinh muốn vượt biên vào năm 1986, trong đó có bé gái 4 tuổi và một phụ nữ mang thai.
Họ được thanh niên tên Thọ dẫn đường từ bến đò Rạch Ngát đến xã Đại Ân 1 của huyện Long Phú (Hậu Giang cũ), nay là huyện Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng.
Tại cù lao giữa sông Hậu, những người họ hàng của nguyên trưởng công an xã Đại Ân 1 thời bấy giờ đã dẫn nhóm vượt biên đến Rạch Sậy, chờ đêm xuống đi xuồng ra tàu chờ ngoài cửa biển.
Từ nửa đêm về sáng của một ngày tháng tám, 9 người bị Nguyễn Văn Hải và đồng bọn giết chết để cướp tài sản. Thi thể nạn nhân được hung thủ đào hố chôn rải rác trong rừng dừa nước gần căn cứ Huyện ủy Long Phú (cũ).
Một tuần sau đó, 2 nông dân đi bắt cá đã phát hiện cánh tay người giơ lên trong đống lá dừa nước. Vụ thảm sát gần 30 năm trước từng gây chấn động dư luận cả nước.
Từ chiếc mã não đeo trên tay một nạn nhân, công an đã lần ra dấu vết của hung thủ giết người. "
Links:
https://zingnews.vn/ky-uc-vu-tham-sat-9-nguoi-chan-dong-o...
https://zingnews.vn/lan-theo-dau-vet-hung-thu-vu-tham-sat...
https://zingnews.vn/bon-an-tu-hinh-trong-vu-tham-sat-chan...

Thượng sĩ Cạo đã từng tiếp chiêu với ba phái chống đối ở Campuchia.

Có 3 lực lượng còn gọi là ba phái chống VN và chính phủ CPC (1979 -1989)
1/ Kh'mer đỏ - Quân Việt Nam hay gọi là Pôn Pốt. Tàn quân của chế độ Campuchia Dân chủ, đứng đầu là Pol Pót và Tà Mốc. Lực lượng này đông nhất, hiện diện khắp nơi ở CPC như ta đã biết. Được Trung Quốc ở biên giới Thái Lan đứng sau hậu thuẫn cả quân sự và hậu cần và chỉ đạo toàn diện. Chúng là đối tượng tác chiến chính của quân đội NDVN. Hầu như đơn vị nào của Đoàn 5503 của mình đều từng chạm mặt và đánh nhau với chúng...
2/ Sê rây ka - Có nghĩa là tổ chức tự do hay còn gọi là Para, gốc từ chữ Parachutistes (lính nhảy dù), đứng đầu mặt trận KPNLF này là Son Sann. Lực lượng này ít hơn xâm nhập từ biên giới Thái về, thường mặc quần áo rằn ri. Được Mỹ, Thái Lan hậu thuẫn về quân sự lẫn hậu cần, Thái Lan còn yểm trợ về tác chiến ở biên giới TL - CPC. Cuối năm 1980, chúng đã về phum Kh'lê trong rừng thuộc xã Siem Bouk, chừng một đại đội. Đội Công tác xã SB của Thượng sĩ đã từng nổ súng đánh khi chúng hành quân cắt rừng băng ngang qua đường xe bò...

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

Vương quốc Champasak trong bản đồ 1888.

Để hiểu vì sao mấy tỉnh Đông Bắc CPC có người Lào sống, ở VN có huyện Sa Thầy, Buôn Đôn (còn ít người Lào).
Trước khi Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương, Vương quốc Champasak thuộc Đế quốc Siam. Bao gồm: ngày nay là một tỉnh Đông Bắc Thái Lan, 4 tỉnh Đông Bắc CPC, một phần các tỉnh Tây Nguyên VN.





Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Sông Ba còn lại chút này.


Ngày nay xem trên Google Maps hiển thị những bãi cát đứt quảng ở Phú Yên, trên phần đất Gia Lai, Kon Tum gần như biến mất. Người phương xa nhìn vào bản đồ khó biết rằng Phú Yên có một dòng sông.

Mấy ai biết rằng từng có một con sông lớn nhất và dài nhất miền Trung là sông Ba. Phát nguyên từ cực Bắc tỉnh Kon Tum (giáp Quảng Nam), chảy qua ba tỉnh rổi đổ ra biển.



Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

Theo dõi kế hoạch tiêm chủng vaccine ở vài nơi đến ngày 05/9/2021.


 

Nguồn gốc cái tên Sa Thầy.

Quan niệm của tôi là ở đâu cũng nên biết về địa danh nơi mình ở. Cần tôn trọng quá khứ lịch sử vì nó gắn liền với tiền nhân sinh sống nơi ấy. Tôi bỏ thời gian lên mạng tìm hiểu mấy lần và có hỏi vài người về nghĩa Sa Thầy, không ai biết. Cách đây vài năm có dịp đi ST chơi, tranh thủ hỏi vội một người dân tộc ở vùng này, câu trả lời, mình nghe thiếu thuyết phục.
Mới đây, trong stt trước tôi có đặt vấn đề từ lâu đã tò mò về địa danh này mà không biết hỏi ai. Âm hưởng của nó có vẻ khác với tiếng nói của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Cùng với nó là các xã có từ đầu là Sa... từ kế, đoán là tiếng Kinh (Việt), có lẽ là ghép với địa danh quê gốc dân Quảng Ngãi hay Bình Định chi đó.
Nơi có con sông cùng tên, bắt nguồn từ rặng Chư Mom Ray đổ vào sông Sê San. Gần đó có di chỉ Lung Leng kỳ bí, dân tộc nào là hậu duệ của tiền nhân đã tạo ra các hiện vật đồ đá, đất nung ấy... Và mong cộng đồng cùng tìm hiểu Sa Thầy nó có ý nghĩa thế nào?
Thì có bạn Vương Trị nhắn tin chia sẻ thông tin: Trong sách Địa lý - Dân tộc học có trích ghi chép trong sách Les Jungles Moï (Rừng người Thượng) của nhà thám hiểm người Pháp Henri Maitre, ông nhắc đến con sông Nam Sathay. Một gợi ý đầu mối tuyệt vời, làm mình sực nhớ lại đã từng xem lượt qua bản pdf. Tuy có biết ít tiếng Lào và chữ nhưng lâu ngày đã quên, không thể tìm cách dịch phỏng đoán nên đành bế tắc. Giờ hâm nóng lại.
Tôi nghĩ phải hỏi chú em quen trên mạng có thể biết vì Y-duong Buonya là người dân tộc Ê Đê, từng đi và sống mấy nước ĐNA, biết nhiều thứ tiếng, hay nghiên cứu cổ sử, thì hoạ may.
Thế là chat hỏi. Chú ấy giải thích: Trước Pháp đô hộ thì Lào, Campuchia và Tây Nguyên VN thuộc đế quốc Xiêm La. Nam Sathay của tác giả người Pháp ký âm: "Nạm" là sông, suối, nước. "Sathay" là cát. Sathray tiếng cổ của Xiêm, đời sau bỏ qua "Sa" chỉ còn nói "Thray", âm (r) người Thái nói lướt là Thay. Huyện Sa Thầy ở Kon Tum đặt tên theo sông Sa Thầy (đã Việt hoá). Tóm lại cho dễ hiểu: Sa Thầy là Sông Cát.
Thêm vài ví dụ gốc tiếng Xiêm: Bản Đon, Bản Mé Thuot, Dak Lak (Mường Lăk), Mé Kong (Sông Mẹ).
.....

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Những vết tích của người Lào từng sống ở Đắk Lắk, Kon Tum.

(Tập hợp thông tin và nhận định).

Năm 1978, đơn vị tôi đóng quân gần Ngả 3 Đông Dương. Qua tiếp xúc với mấy dân tộc như Lào, Brâu, Tămpuôn... là người dân từ Campuchia chạy sang Kon Tum tỵ nạn, mình thật bất ngờ, lấy làm lạ khi biết họ có anh em họ hàng sinh sống ở cả ba nước ĐD. Đối với họ quốc gia này nọ là chuyện thứ yếu, họ nói nếu không có chiến tranh, phân định quốc gia thì họ qua lại biên giới trao đổi hàng hóa, dự lễ hội, cưới hỏi, thăm viếng lẫn nhau là chuyện bình thường.

Theo Nguyên Ngọc/ Diendan
Các bộ lạc ở Tây Nguyên quan hệ với “lân bang” trên vùng duyên hải phía đông chủ yếu do nhu cầu tìm muối mà Tây Nguyên hoàn toàn không có. Tây Nguyên có hai địa danh đáng chú ý: Trong tiếng Ê Đê, buôn có nghĩa là làng (Buôn Hồ, Buôn Sam, Buôn Ma Thuột…), nhưng lại có Bản Đôn ở Đắc Lắc, phía tây Buôn Ma Thuột, sâu về phía nam Tây Nguyên, gần biên giới Cămphuchia. Bản là tiếng Lào, có nghĩa là làng. Bản Đôn chính là một trạm buôn của người Lào cắm sâu vào đây từ rất xưa, đến nay kiến trúc nhà cửa trong làng vẫn còn nhiều dấu vết Lào, người dân vẫn hiểu thông thạo tiếng Lào. Đây cũng chính là vùng dân tộc Mơ Nông, rất giỏi nghề săn bắt và thuần dưỡng voi. Rất có thể chính người Lào đã truyền nghề này cho người Mơ Nông… Trong cụm núi Ngok Linh lại làng Mường Hon. Mường chắc chắn là tiếng Lào, cũng có nghĩa là làng. Đây có thể là một làng người Lào vào định cư đã lâu đời trong cụm núi lớn này, cũng có thể là vết tích của những người Lào chạy dạt vào đây do hệ quả của các cuộc chiến tranh bộ lạc ngày xưa… Rõ ràng quan hệ của người Lào với các dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa đã khá sâu...
Khi đã chiếm được toàn bộ Đông Dương, người Pháp đã chia bán đảo này ra thành năm xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao và Cao miên. Vậy nên phân Tây Nguyên về đâu? Họ có cái mà Jacques Dournes, trong tác phẩm P’tao… của ông, gọi là “logique du découpage” (lô gích của sự phân cắt), tất nhiên là lô gích phân cắt sao cho thuận tiện hơn cả đối với sự cai trị của chính quyền thực dân. Thấy trong các “lân bang” trước nay, người Lào đã xâm nhập vào Tây Nguyên sâu hơn cả, về mặt chủng tộc cũng tương đối gần gũi, nên họ cắt Tây Nguyên về Lào. Một thời gian sau, nhận thấy thủ đô Lào đặt ở Viêng Chăn quá xa, khó với tới Tây Nguyên, đến năm 1904 Toàn quyền Đông Dương đã ký nghị định giao Tây Nguyên về cho triều đình Huế. Như vậy về mặt pháp lý (của chính quyền thực dân), từ năm 1904 Tây Nguyên mới chính thức thuộc về Trung Kỳ, và từ đó thuộc về Việt Nam.

Về bản Đôn (Đon) ở Đắk Lắk.
Theo Báo Đăk Lắk:
Bản Đôn là cách gọi của người Lào còn người Êđê và M'nông thì gọi là Buôn Đôn
Bản Đôn theo tiếng Lào (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Sêrepôk. Đây từng là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa trên tuyến đường sông. Người Lào khi ấy, trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê Đê bản địa xây dựng lên ở đây một ngôi làng trù phú đầy bản sắc. Cư dân Bản Đôn ngày nay vẫn còn thông thạo tiếng Lào và tiếng Thái Lan, Cư dân có sự lai tạp giữa người Êđê bản địa và người Nam Lào.
Nhà sàn này được làm theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Lào, là nhà của Khun Yu Nốb. 
Dù thế hệ ông bà, những người Lào gốc chỉ còn lại đôi người nhưng anh em dòng tộc ở bên Lào mỗi khi có dịp vẫn sang Buôn Đôn chơi thăm em, thăm cháu mình và ngược lại...

Về ruộng Lào ở Kon Tum.
Theo Phêrô Minh Sơn/ Đức Mẹ Măng Đen:
Từ xa xưa, Tây Nguyên là vùng đệm, một thời là nơi giao tranh giữa các bộ tộc. Do địa hình và chủng tộc, người Lào đã có quan hệ lâu đời và sâu với các dân tộc ở Tây Nguyên: Bản Đôn ở Đăk Lăk, Mường Hon ở cụm núi Ngok Linh…đến ngày nay còn mang nhiều dấu vết của Lào.
Vùng đất Tân Điền thuộc xã Đoàn Kết nằm ở phía tây nam của thành phố Kontum, từ xa xưa đã có quan hệ khá mật thiết với người Lào. Cánh đồng Hà-Ghẹt, cánh đồng lớn nhất của tỉnh Kontum, nằm cách thành phố Kontum 5 km thuộc thôn 5 xã Đoàn Kết, hiện nay vẫn còn vết tích những “ụ gò mối” được cho là “mồ mả xưa” mà người dân nơi đây gọi là “Mả Lào” ; hoặc trong lúc cày ruộng người dân đã phát hiện nhiều hiện vật như “ghè Lào”, “ché Lào”, những “xâu hạt cườm” vốn là đồ trang sức của cư dân Lào xưa.v.v. ; hay trong các buôn làng người dân tộc trong vùng trước đây từng lưu giữ nhiều bộ chiêng Lào…
Đây có thể là một làng người Lào đến định cư đã lâu đời trong vùng bình nguyên rộng lớn này, cũng có thể là vết tích của những người Lào chạy dạt vào đây do hệ quả của các cuộc chiến tranh bộ lạc ngày xưa…Tập quán lâu đời của người Lào là canh tác lúa nước. Có thể họ cũng đã từng khai phá lợi thế của vùng đất trũng này để làm ruộng.
- Đến nửa sau thế kỷ thứ 19, khi người Pháp lập lên chế độ bảo hộ trên toàn vùng phía đông sông Mê Kông, đã thực hiện một số sửa đổi và định ra một số luật lệ về biên giới giữa Lào và Việt Nam, người Lào đã rời vùng này đi về phía Tây dãy Trường Sơn định cư như ngày nay.
Về sau, khi cư dân đến khai phá và sinh sống nơi vùng đất này, họ thường gọi nơi đây là “Ruộng Lào”.

Về xã Mường Hoong (Hon). 
Theo báo chí:
Xã nằm ở lưng chừng núi trong khu bảo tồn Ngọc Linh, thuộc huyện Đắk Glei, cực bắc tỉnh Kon Tum, giáp với Quảng Nam. Ngay cái tên "mường" cho biết tiếng thuộc ngữ hệ  Thái - Lào. Là xã có từ lâu chứ không phải các dân tộc biên giới phía Bắc di cư vào sau này. Để tránh chiến tranh giữa các bộ tộc, người Lào dắt nhau đến nơi khó khăn hiểm trở này sinh sống. Ngay nay không còn người Lào nào ở đây. 

Về huyện Sa Thầy.
Xem lại ở đây:
https://www.facebook.com/groups/kontumtown/permalink/377938170527002/
https://www.facebook.com/groups/kontumtown/posts/379243640396455/

Theo ý hiểu của tôi:
Ngày xưa các dân tộc thiểu số nói chung, du canh du cư dưới sự dìu dắt của các  già làng, tù trưởng. Khái niệm Tây Nguyên mãi sau này mới có, ngày xưa các cao nguyên mênh mông rừng núi, là vùng tự trị "chia năm xẻ bảy) do các bộ tộc kiểm soát. Hầu như không thuộc quốc gia nào, nếu có thì khi thuốc nước này, khi thuộc nước kia, bảo hộ một phần nào đó. Nếu có vương quốc thì cũng chỉ là dạng sơ khai. 
Trước và sau 1900, người Pháp khám phá, bắt đầu quản lý Tây Nguyên. Pháp thiết lập nền đô hộ mới phân định Tây Nguyên thuộc về Việt Nam. Bản đồ thì có nhưng trên thực tế rất mù mờ, khó phân định biên giới lãnh thổ cụ thể nằm ở phạm vi nào, hoàn toàn khác với ngày nay. Thời Nhà Nguyễn có bảo hộ Tây Nguyên nhưng lỏng lẻo trên danh nghĩa. Năm 1949, vua Bảo đại mới chính thức lập quy chế hành chính Hoàng triều Cương thổ.

Hình chụp lại một phần bản đồ Đông Dương thuộc P.háp vào năm 1891.



Tìm kiếm Blog này