Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất nước. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2023

Vùng đất Giang Thành, Kiên Giang.

Chạy xe theo đường QLN1, cặp kênh Vĩnh Tế, từ hướng Châu Đốc xuống, qua Tịnh Biên, Ba Chúc, hết An Giang là đến địa phận Kiên Giang. Cánh đồng này giáp ranh Campuchia, ngày xưa là rừng tràm tái sinh xen lẫn ít ruộng. Ngày nay bạt ngàn đồng lúa, đất tốt có, nhiễm phèn có, lẫn lộn. Ruộng lúa, đường sá, kinh nước như ô bàn cờ...
Sau 1975, nhà nước đào kinh, mở đường để phát triển vùng đất hoang này. Dân chưa có đất được chính quyền cấp mỗi gia đình một lô, mỗi lô 2 ha, hỗ trợ cho xi măng tôn cất nhà để có chỗ ở khai phá đất hoang. Ai có sức thì xin đất làm thêm. Sau khi cải tạo đất, dân bán sang tay nhau qua nhiều đời chủ, người đi kẻ đến...

Đăng ký xe chính chủ, nhà nước có hành dân không?

Không ít người nói mỗi cái việc mua xe mới hay cũ thì phải đi đăng ký sang tên đổi chủ nhưng không chịu làm. Kêu ca cái gì?
Người có điều kiện thuận lợi nên nói vậy, thực tế không đơn giản. Dẫn chứng như trường hợp của tôi, cách đây 10 năm mua chiếc xe mới, quy định phải về nơi có HK để đăng ký. Xa, bận việc không đi được, mà có đi được cũng tốn tiền. Hỏi người ta nếu bỏ tiền ra cho dịch vụ làm thì mất 2 triệu. Nên đành nhờ người khác tại chỗ đứng tên thay chủ. Vậy không hành là gì và biến công dân thành người trái luật.

Vì sao trước 1975 ở Miền Nam gọi học Ngoại ngữ là Sinh ngữ.

Đoạn phim ngắn dưới đây là một ví dụ sinh động về việc dạy và học tiếng Anh tại SG, năm 1968.
Cách đây nửa thế kỷ, mình quá ngạc nhiên! Thời ấy mà đã tổ chức và có phương pháp hiện đại. Có thể đây là một buổi học ở Trung tâm Hội Việt Mỹ, có phải không Dung Le, Trần Đình Nghĩa?. Rất tiếc các trường trung học ở MN không được như vậy, chỉ học chay.
Mình và bạn bè học ban C từ năm lớp 10, mỗi tuần học 8 tiếng Sinh ngữ (Anh 6 + Pháp 2), tức là chiếm 1/3 chương trình chung. Đến năm lớp 11 thì đã học đến cuốn V - English for Today Book Five. Mỗi em phải mua sách tham khảo hỗ trợ, cả chục cuốn từ Anh ngữ thực dụng, Tự điển, Văn phạm, Động từ, Tính từ, Đồng nghĩa phản nghĩa, Cách dùng từ, Lỗi thường gặp...

Nhận xét "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức, chủ yếu phần viết về Campuchia.

Cuốn sách này một thời sôi nổi, có nhiều ý kiến trái chiều nhưng đa số đồng ý, tuy nó là ký sự nhưng có giá trị tài liệu tham khảo, bạch hóa quyền lực, đã bao quát và phản ánh mặt sau một thời của "Bên Thắng Cuộc".
Sách đã đụng đến nhiều chuyện thâm cung bí sử, đụng đến nhiều nhân vật lớn như ông trời, quan hệ ngoại giao cực nhạy cảm mà tác giả không bị bắt, đến giờ vẫn là một ẩn số chưa lời đáp.
Tôi nghĩ nếu tác giả tái bản chỉnh sửa, bổ sung sách sẽ hoàn chỉnh, thuyết phục người đọc hơn.

Biên giới của quốc gia còn tình người thì không biên giới.

Mình hiểu ra điều này từ năm 1978 khi đóng quân ở Ngả ba Đông Dương, có dịp tiếp xúc với người tỵ nạn Campuchia. Gần đây 2019, đã chạy xe máy một mình dọc đường tuần tra biên giới ở Miền Tây. Thôi thúc từ ký ức xưa một thời sống và chiến đấu ở CPC, đi như trả món nợ ân tình. Đi để được nhìn tận mắt và hít thở cái không khí của vùng biên giới. Mình đã đi ngang qua 5 cửa khẩu lớn nhỏ và một số trạm biên phòng, chốt dân quân địa phương.
Ngoài con đường chính ngạch còn lại là rất nhiều con đường tiểu ngạch dọc biên giới để dân đi lại sinh sống và giao thương. Rào dậu ở cửa khẩu để làm cảnh thôi, ở những nơi khác không vật gì ngăn cách để biết đó là ranh giới hai nước. Bên VN công sở của hải quan bề thế hoành tá tràng, bên CPC chỉ là cái nhà nhỏ. Qua cửa khẩu, thấy bộ mặt quan trọng hóa của hải quan VN, phát ghét. Tại sao phải vậy. Bên Cam thì cũng nghiêm túc nhưng thân thiện dễ thương.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

La Gi là 'la di', Cư Kuin là 'chư quynh'

ĐỖ THÀNH DƯƠNG
TTO - Nhân việc phụ trách chuyên mục giải đáp thắc mắc của các em học sinh trên một tờ báo, chúng tôi có nhận được câu hỏi của một học sinh ở tỉnh Bình Thuận: Thị xã LA GI của em đọc là "la ghi" hay "la di"?


La Gi là một thị xã thuộc tỉnh Bình Thuận; đầu năm 2017, La Gi được công nhận là đô thị loại III, đô thị lớn thứ nhì tỉnh Bình Thuận - sau TP Phan Thiết.

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Phu Trạm và Dịch Trạm Triều Nguyễn.

Phu trạm là người chạy đưa công văn hỏa tốc, ví von chạy như cờ lông công ra đời từ đây.
Dịch trạm là nơi tạm trú cho quan chức và cử người đi hộ tống và khiêng mang vác hành lý.
Xem thêm:
https://vnexpress.net/truyen-thong-thoi-phong-kien...
https://tptuyhoa.phuyen.gov.vn/.../dich-tram-phu-vinh...
https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=18&macmp=18...

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2023

Vì sao có câu: "Nhất gái La Hai... "

Phổ biến nhất là câu “Nhất gái La Hai, nhì trai Đồng Cọ”, ngoài ra có: “Nhất gái La Hai, nhì trai Đồng Nghệ”, “Nhất gái La Hai, nhì trai Phường Lụa”, … “Nhì trai” thì có nhiều dị bản nhưng “nhất gái” chỉ có một La Hai mà thôi.
Người ta dựa vào thiên nhiên mà phỏng đoán: Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, con gái ở đây đã được uống dòng nước La Hiên (thượng nguồn sông Kỳ Lộ) được chắt chiu từ rễ những cây thuốc quý chỉ có ở núi La Hiên? Hay bởi được bao bọc xung quanh là dãy núi cao một thời đầy ắp trầm hương, gió mang hương trầm về tắm mát thịt da con gái nơi này?.
Nhưng thực tế thì sao, mời các bạn xem tiếp một câu chuyện:

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Dân Tuy Hòa, bạn có nghe người lớn nói "Đứt cầu máng" chưa?

Nếu không có Đập Đồng Cam thì Phú Yên mình đến nay vẫn chưa khá.
Đập Đồng Cam có được nhờ tầm nhìn của Thực dân, với sự tài hoa của hai kỹ sư Pháp và công sức hàng ngàn người Việt.
Nhờ nó mà Phú Yên tự hào có cánh đồng lúa lớn nhất miền Trung.
Nhờ có mà Việt Minh huy động bà con đóng góp lương thực chi viện cho Liên khu 5.
Pháp biết vậy cho máy bay ném bom để chặn nguồn tiếp tế. Hậu quả là Cầu máng phía Nam và phía Bắc bị bể, cánh đồng Tuy Hòa hạn hán nặng. Từ 1952 đến 1954, dân Phú Yên đói thê thảm phải ăn độn...

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

Nhìn lại hình này để nhớ ngày xưa Ta như thế nào, ngàn năm theo Tàu được gì?

Annam. Sur la route mandarine. Dans le Deo-Ca
Auteur : Salles, André (1860-1929). Photographe
Date d'édition : 23 avril 1898



Siêm Riệp, ánh mặt trời đẹp đến ngỡ ngàng!

Thiên nhiên đã ban tặng cho Campuchia cảnh vật đồng quê yên bình và ánh sáng mặt trời huyền diệu.
Tụi mình chưa thật sự là người yêu thiên nhiên nên không có kế hoạch sẽ ngắm bình mình và hoàng hôn ở Siêm Riệp như khách du lịch đã ca ngợi hay dân săn ảnh.
Trời chưa sáng, tụi mình đã dậy lên đường đi Kompong Thom. Khi xe máy rời thành phố chừng mười mấy cây số thì bất ngờ thay, bắt gặp cảnh rất kỳ lạ, không thể không dừng lại.

Những cây cầu trên đường hành binh của Đế quốc Angkor.

Từ Việt Nam đi Siem Reap, du khách bắt gặp cây cầu cổ Kompong Kdei cạnh bên Quốc lộ 6 Camuchia. Người Việt hay gọi nôm là cầu Rồng, nói vậy là không đúng, rồng chỉ có trong văn hóa Trung Quốc, đúng ra là cầu rắn (thần Naga). Cây cầu đã ngàn năm tuổi, được xây bằng đá ong, cầu dài 75 mét, rộng 16 mét. Như vậy, ngày nay nếu dàn hàng ngang 4 chiếc ô tô qua được cùng lúc. Cầu làm để phục vụ cho đội quân cực lớn như Đế quốc La Mã, hành quân cùng phương tiện chiến tranh đi qua. Đường sá chắc rằng tương xứng với quy mô của cầu. Thời xưa mà nó rộng lớn đến vậy, ta tưởng tượng thời ấy Đế quốc Angkor hùng mạnh đến cỡ nào!

Ấn tượng về đất nước con người Campuchia sau nhiều năm trở lại.

Mấy chúng tôi đã hai lần phượt bằng xe máy, cuối năm rồi và mới đây đầu năm nay, hành trình 8 ngày, qua 14 tỉnh thành CPC. Do không mấy khi được tiếp xúc gần trong sinh hoạt dân dã nên cảm nhận chủ yếu qua quan sát và liên hệ người dân trong lúc đi và ăn ngủ. Vì vậy có thể vì quá yêu mến CPC mà đánh giá chủ quan, nên có thể chưa hẳn đúng là điều khó tránh khỏi. Nói về CPC hiện nay, có thể tóm gọn trong câu: Một đất nước giàu đẹp, thân thiện và lịch sự. CPC đã có từ lâu đời, qua mấy cuộc chiến tranh nhưng nay như một quốc gia trẻ, đầy sức sống mới, đầy triển vọng ở tương lai. Có nhiều cái ta nên học tập họ.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Lãnh đạo có tư tưởng lớn thường nghĩ khác người.

Theo Trần Chí Kông:
Những năm 80, mỗi lần Thủ tướng Võ Văn Kiệt về miền Tây là tôi thường được phân công đi quay phim. Giờ trí nhớ tôi không là những chuyện quốc sự mà là chuyện nhỏ đời thường.
Một lần, vừa đến Kiên Giang, các cô phục vụ trong Văn phòng Tỉnh ủy Kiên Giang hỏi “Dạ! bác Sáu uống gì ạ?” thì ông cười và nói ngay: ”Không lẽ tao về xứ buôn lậu này mà uống trà đá sao? Có Coca không?” Cô phục vụ le lưỡi, nhưng được cấp trên đứng gần “nháy mắt”, cô liền nói “Dạ! có ạ!”
Ông Kiệt về Kiên Giang lần đó để chủ trì cuộc họp chống buôn lậu trên vùng biển Tây Nam. Những năm đó, Coca - cola là hàng buôn lậu từ Thái Lan. Bán nước giải khát này là bất hợp pháp, còn cán bộ uống nước này phải kín đáo… Hôm sau, nghe ông phát biểu, tôi hiểu ra: “chống buôn lậu là tạo ra buôn bán hợp pháp chớ không phải chỉ ngăn cấm, bắt bớ người dân buôn bán qua biên giới. Ông muốn dân ta uống coca một cách đàng hoàng…”

"Chỉ riêng huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh có 56 tướng lĩnh

đủ cung cấp cho cả nước. Anh em nơi khác tâm tư quá!"


Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Trấn Tây Thành.

VN chưa đủ đẳng cấp để bảo hộ người khác.
Thời nhà Nguyễn can thiệt vào Campuchia 7 năm, thời gần đây 9 năm.
Nói gần đây thì phạm huý, thôi ôn cố chuyện xưa vậy:
Hầu như người Việt ai cũng tự hào Việt Nam mình dưới thời vua Minh Mạng có lãnh thổ rộng nhất. Nhưng ít người biết cái giá phải trả rất đắc, để lại nỗi hận thù của người Campuchia đối với người Việt. Trước đó Đại Nam bảo hộ thuộc quốc rồi thôn tính can trị trực tiếp luôn, gọi là Trấn Tây Thành. Thực ra Đại Nam chỉ kiểm soát 2/3 lãnh thổ Chân Lạp, Xiêm La 1/3. Đại Nam chia Chân Lạp thành 33 phủ, 2 man. Toàn bộ các địa danh đặt lại theo tên Việt, ví dụ Pnom Penh là Nam Vang... Với đầu đủ cơ cấu ban bệ, quân cơ, dĩ nhiên dưới hình thức để các quan Khmer thân Việt cai trị.
Chỉ 7 năm thôi, qua 2 đời vua nhà Nguyễn. Việt - Xiêm đánh nhau mấy bận. Bên nào thắng thì dựng dòng dõi vua thuộc phe mình lên làm bình phong. Nhà Nguyễn tính kế lâu dài, gả công chúa cho vua Chân Lạp, làm hoàng hậu cho chắc, mà người tính đâu bằng trời tính. Hai lần đưa quân đưa tướng qua trấn, rồi rút, rồi lập lại. Chính sách cai trị hà khắc, nhũng nhiễu của quan quân Đại Nam làm người Chân Lạp nổi dậy khắp nơi. Đại Nam hao quân tổn tướng, ngân khố cạn kiệt, chịu không thấu, vua Thiệu trị lệnh rút về.
Xiêm La nhân cơ hội lật đổ vua thân Việt, chiếm toàn cõi Chân Lạp thì Đại Việt đưa quân sang đánh. Rốt cuộc hai bên chấp nhận giảng hoà, cùng bảo hộ xứ Chân Lạp và nhận triều cống. Nếu Pháp không nhảy vào can thiệp thì Chân Lạp vẫn lệ thuộc, không Đại Nam thì Xiêm La. Pháp phân chia lãnh thổ các nước Đông Dương, Campuchia tuy vẫn không độc lập nhưng nhờ thế mà biên giới quốc gia được hoạch định rõ ràng. Chính vì biết ơn mà người Campuchia thân thiện với người Pháp cho mãi đến ngày nay.




Tìm kiếm Blog này