Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân tộc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân tộc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

La Gi là 'la di', Cư Kuin là 'chư quynh'

ĐỖ THÀNH DƯƠNG
TTO - Nhân việc phụ trách chuyên mục giải đáp thắc mắc của các em học sinh trên một tờ báo, chúng tôi có nhận được câu hỏi của một học sinh ở tỉnh Bình Thuận: Thị xã LA GI của em đọc là "la ghi" hay "la di"?


La Gi là một thị xã thuộc tỉnh Bình Thuận; đầu năm 2017, La Gi được công nhận là đô thị loại III, đô thị lớn thứ nhì tỉnh Bình Thuận - sau TP Phan Thiết.

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Việt Nam - Campuchia si bồ hốc sốc sabai !

Nhớ hồi ở K, mình lên tỉnh cùng đội trưởng công tác xã Bạn để đòi sự công bằng về cấp phát quân lương. Anh bạn thật thà nên mình phàn nàn thay. Chưa nói dứt câu thì bị con mẹ Chánh Văn phòng tỉnh chửi té tát , đụng cả chuyện dân tộc, nói sành sỏi tiếng Việt : " Mày là ai mà ăn mặc lôi thôi lếch thếch thế kia . Là cái thá gì mà can thiệp vào chuyện nội bộ CPC . Tao biết tỏng cái giống Việt Nam nhà mày, chả ra gì ". Mình đốp chát lại nhưng sao nổi với mụ nổi điên .
 
Quá ấm ức nên tìm ông Phó đoàn Chuyên gia, méc : " Anh coi Cam mà nó dám xúc phạm Vịt mình kìa , tui vuốt mặt không kịp ! ". Ổng cười mĩm động viên, bảo: " Chú bớt giận, hồi tối nó cãi nhau với thằng chồng gà gù nguyên là lính Việt Nam, ì xèo đấy " . Mình lủi thủi ra về , chấp nhận vì sự nghiệp VN - CPC đoàn kết . Ngẫm ra : Giận cá chém thớt thì đờn bà là số 1, bất kể dân tộc nào ! .

Ghi chú: Vợ tên Kari, chồng tên Lượng - lính đánh cá 307

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2023

Vì sao dân tộc thiểu số ở CPC thường đứng về phía VN ?

Sau khi chế độ Pol Pot lên cầm quyền ở Campuchia, họ bị phải nói tiếng Kh'mer và từ bỏ phong tục tập quán của dân tộc mình. Ngay trong năm 1975, đã có ngàn người dân tộc thiểu số như Brâu, Tăm Puôn, Phnông (gọi chung là Kh'mer Lơ (trên)) từ Ratanakiri đã chạy sang Việt Nam lánh nạn. Năm 1980 - 82, tại xã Siêm Bouk thuộc tỉnh Stung Treng, nơi tôi công tác có 2/3 là người dân tộc Kuôi, giáp ranh với tỉnh Kom Puông Thom và Kro Ché. Họ quây quần với nhau theo phum (bản) chứ không ở trộn lẫn với người Kh'mer. Quân Kh'mer Đỏ đã nổ súng uy hiếp vào 2 phum của họ để cướp bóc lương thực. Dân thiên về phía bộ đội VN, sát cánh với VN nếu bộ đội cần, dù là nước ngoài. Có lần chúng tôi bắn chết một tên KMĐ, dân đã dùng dây mây cột cổ neo cục đá ở giữa sông...

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

Có bao nhiêu người Việt, Hoa, Chăm sống ở Campuchia?

Ở CPC chưa bao giờ công bố điều tra chính thức về vấn đề này. Về kỹ thuật, nó khá phức tạp, vợ chồng khác dân tộc nhau cũng nhiều, người thì đã nhập quốc tịch, người thì chưa, người thì che dấu thân phận. Và nó tế nhị. có thể kích động tinh thần dân tộc cực đoan, cũng như không muốn đụng chạm đến lân bang. Cho nên số liệu góp nhặt dưới đây có thể lộn tùng phèo và khác xa thực tế. Tuy vậy, có thể hiểu người gốc Việt ngày càng giảm sút ở đất nước này.
Năm 1970 (dưới thời Sihanouk):
Tổng dân số CPC = 7.000.000
Người Việt = 800.000 (chiếm 11%)
Người Hoa = 400.000 (chiếm 5%)
Người Chăm = .....

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Nhà nào theo chế độ mẫu hệ thì đàn ông chầu rìa.

 

"Mấy đứa Kh'mer theo Kinh đâm hư hỏng mất gốc!"

Trà Vinh và Sóc Trăng, hai nơi có người Kh'mer nhiều nhất, theo tập quán có lễ lớn là cúng tổ tiên. Tiếng nói và chữ Kh'mer rõ ràng đơn giản, không thêm không bớt là Sen Đôn Ta (សែនដូនតា), thế mà nhà páo "phiên âm" thành lễ Sene ĐôlTa (thêm e và sửa n thành l). Quái đản thiệt, tiếng Việt không phải, Pháp Anh cũng chả phải. Bài có hình ảnh và chữ, tường thuật chi tiết thì ắt hẳn người viết là người Kh'mer. Báo khác không rành, không chấp.









Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Các dân tộc ở Campuchia sống với nhau thế nào.

Theo mình chứng kiến và được biết thì tại mấy tỉnh ở Đông Bắc CPC có nhiều sắc dân sống trộn lẫn với nhau trong một phum (làng), rất khác ở VN.
- Tất nhiên người Kh'mer chiếm đa số, tuy vậy có vài nơi thì người dân tộc thiểu số chiếm số đông do đặc điểm họ sống quần tụ với nhau. Thường là nơi ở sâu trong rừng hay cuối đầu con sông, đời sống nghèo khổ. Họ theo nào, địch hay ta chỉ một phe, không hai mang.
- Có những làng, người gốc Lào chiến đa số. Nơi nào có người Lào chiếm phần đa thường là nơi gần sông, có đời sống khá, có chùa chiềng bề thế, cảnh vật đẹp, cây cối sum suê. Tính tình người Lào hiền hoà thân thiện.
- Người Hoa dĩ nhiên thường thấy sống ở thị xã thị trấn, buôn bán dịch vụ là chính, ở nông thôn có ít, thường là vài gia đình sống bằng nghề nông. Dưới thời Kh'mer Đỏ diệt chủng thì người Hoa không phải đối tượng tàn sát chính nhưng cũng không ưu đãi. Tính hay bợ đỡ bằng vật chất để lấy lòng chuyên gia, bộ đội VN.
- Người Việt ít hơn người Hoa, vẫn phần đa ở thị xã thị trấn như người Hoa, làm nghề buôn bán dịch vụ sửa chữa. Là mục tiêu diệt chủng của KMĐ nên còn sống rất ít, hiếm gia đình gốc, lai Kh'mer là chính, họ dấu tung tích, lấy tên họ CPC. Có người tiếp xúc gần gũi với bộ đội VN, vồn vập, ma mảnh để dựa hơi kiếm sống nhưng có người hạn chế vì sợ thời thế thay đổi thì nguy hiểm đến gia định.
- Ngoài dân bản địa tại chỗ thì có người vùng xuôi đồng bằng miệt dưới CPC lên sống ở đây do dưới thời KMĐ đã điều chuyển dân đi kinh tế mới, thường là những gia đình có học, khá hiểu biết, có đời sống khá giả.
Ở các xã thôn quê, nhà sư và cán bộ biết đọc biết viết coi như thành phần trí thức, dù họ cấp tiểu học là cùng, ở thị xã mới có người học phổ thông cơ sở.
Dưới thời KMĐ cầm quyền áp đặt một ngôn ngữ KM, không tôn giáo trên cả nước. Ở những nơi mình từng công tác, người Kh'mer là chính, ngoài ra có người Lào, Kui, Chăm, Hoa, Việt. Tôn giáo, phổ biến là đạo Phật Tiểu thừa, có một phum theo đạo Islam - Hồi giáo (sau khi quân VN rút quân thì chính phủ CPC cho phục hồi tín ngưỡng riêng).
Các dân tộc sống chan hoà với nhau, có đố kỵ trong lòng hay không, mình không biết. NhuHa Nguyen nhận xét thế nào và các bạn từng sống ở CPC thấy khác, vui lòng bổ sung để cùng hiểu biết.

Xưa phòng dịch, người Thiểu số với người Kinh ai văn minh hơn?.

Phòng dịch bệnh bằng luật tục ở buôn làng xưa
Tấn Vịnh - 20:09, 06/08/2021
Ngày xưa, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao miền núi, đời sống còn nhiều khó khăn, việc tiếp cận các dịch vụ y tế hạn chế. Đi liền với đói nghèo, lạc hậu là dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Từ đó đồng bào có nhiều cách để phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh. Đặc biệt, luật tục (tập quán pháp) của đồng bào đều có những quy định xử phạt nghiêm khắc để ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh.

Những quy định nghiêm ngặt để phòng dịch

Xưa kia, đồng bào các dân tộc ở vùng Trường Sơn- Tây Nguyên đều có những quy định nghiêm ngặt trong phòng chống dịch bệnh. Khi trong làng có dịch bệnh, người trong làng không được sang làng khác. Đồng bào thường làm dấu hiệu trên các con đường vào làng bằng cách chăng dây buộc ngang đường, trồng cây chặn lối đi lại. Khách hoặc người lạ vào làng thấy “dấu cấm đi” là biết có chuyện bất ổn, tín hiệu “nội bất xuất ngoại bất nhập” và tự giác rút lui ngay lập tức mà không cần có “đội cưỡng chế ”.

Khi trong làng xảy ra dịch bệnh, bà con không được ở nhà, không được tập trung đông người mà phải phân tán vào rừng, tự cách ly để khỏi bị lây nhiễm. Nếu người trong làng đi đến buôn làng khác khi đang bị dịch bệnh thì không được về làng ngay mà ở ngoài rừng, cách ly một thời gian khá lâu sau mới được về nhà. Người nhà và bà con trong làng dựng một cái túp lều trong rừng cho người bị nghi dịch bệnh tạm trú ở đó. Gia đình cung cấp đầy đủ đồ ăn hàng ngày. Người bị cách ly không được vào các chòi rẫy, không được xuống suối uống nước, tắm ở đầu nguồn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra môi trường nước. Thời gian ở trong rừng phải ít nhất từ 10-15 ngày.

Ngày xưa, mỗi làng đều có hàng rào bảo vệ. Hàng rào xung quanh làng không những để bảo vệ cuộc sống dân làng mà còn là dấu hiệu phân định giới mốc, địa vực cư trú, sở hữu đất đai, dấu hiệu thông báo điều kiêng cữ cấm tuyệt đối người ngoài vào làng khi dịch bệnh.

Những thời điểm xảy ra dịch bệnh nguy hiểm thì đồng bào gia cố, làm mới hàng rào thành nhiều lớp vòng trong, vòng ngoài rất chắc chắn. Các vị chủ làng, già làng có uy tín luôn khuyên bảo, nhắc nhở dân chúng thực hiện việc phòng chống dịch bệnh. Những người không tuân thủ sẽ bị bà con lên án. Đặc biệt, người nào vô tình làm lây lan dịch bệnh, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tính mạng của người dân trong làng thì bị xử phạt nghiêm khắc.


Luật tục quy định xử phạt nghiêm khắc


Luật tục của đồng bào có những quy định cụ thể về việc phân xử cho các đối tượng làm lây lan dịch bệnh. Nhiều điều luật đề cập khá rõ về việc phòng và chống dịch bệnh, việc xét xử, phạt vạ những “tội trạng”, “tội danh” như “Tội bị bệnh truyền nhiễm mà không khai báo”, “Tội không khai báo người bị chết vì dịch bệnh”, “Tội làm lây truyền dịch bệnh cho người khác”, “Tội phao tin không đúng về dịch bệnh làm dân làng sợ hãi”, “Tội xông vào làng bất chấp làng có cữ vì dịch bệnh”, ...

Bên cạnh xử tội làm lây lan dịch bệnh ở người, luật tục của đồng bào miền núi cũng có những điều luật quy định xử phạt đối với các tội làm lây dịch bệnh ở gia súc. Đó là “Tội không trình báo với người đầu làng về có dịch trâu bò”, “Tội không chăm sóc đàn gia súc của mình khi có dịch bệnh”...

Về “Tội bị bệnh truyền nhiễm mà không khai báo”, luật tục Ê Đê luận giải như sau: “Khi bệnh lan rộng, lây đến các làng khác, nếu không có một ai, là đàn bà hay đàn ông chạy đi báo cho cây đa đầu suối, cây sung đầu làng, báo cho những kẻ trông coi những người em, những người cháu, dân làng (như vậy thì khác nào) họ đem trăn, đem rắn bỏ vào nhà người ta, khác nào kẻ thấy dân làng khỏe mạnh sinh ra ganh ghét. Như vậy, hắn là kẻ có tội, có chuyện phải đưa ra xét xử giữa người ta với hắn”.

“Tội làm lây lây lan dịch bệnh cho người khác”, luật tục Ê Đê ghi rõ: “Những năm có thiên tai, hạn hán, thời tiết nóng nực, ông Đu, ông Điê (các vị thần tối cao trong hệ thống thần linh của người Ê Đê) thường gieo rắc tai họa. Hắn bị trời làm cho ốm đau, thế mà hắn không chịu kiêng cữ. Hắn như con voi của thần Cá Sấu đến cọ mình vào cây kcik, như con voi của thần Cá Sấu đến cọ mình vào cây kpang, hắn muốn truyền bệnh cho dân làng của tù trưởng nhà giàu. Vì hắn mà làm chết cả những tay cuốc, tay chà gạc giỏi giang, những người có tài tháo vát, khỏe mạnh. Vậy, có việc phải xét xử giữa người khác với hắn”.

Luật tục của dân tộc M’nông (phat duôih) có những quy định cụ thể về việc phân xử, xét xử cho các đối tượng làm lây lan dịch bệnh. Luật tục M’nông có hàng trăm “điều luật”, trong đó có đề cập khá rõ về việc phòng và chống dịch bệnh và xét xử, phạt vạ những trường vi phạm. Về “Tội gieo rắc, lây lan dịch bệnh cho người khác”, luật tục M’nông nói như sau: “Bon mình có bệnh lây truyền/Mình không được vào bon người khác/Nếu ta vào bon họ/Tức là truyền bệnh cho bon đó/Nếu bon họ có bệnh truyền nhiễm/Ta không được và bon của họ/Nếu ta vào bon họ/Tức là rước bệnh về làng mình/Mang bệnh về gây hại bon làng/Mang dây mây từ ngoài rừng xa/Làm cho bon làng bị gai đâm/Đổ nước tro làm cho giường mục”.

Đến nay, dù xã hội đã phát triển, song khi gặp dịch bệnh, việc đối phó với khủng hoảng này tùy theo điều kiện của từng vùng. Thực tế cho thấy, việc phòng ngừa dịch bằng cách ly, ngăn chặn từ xa trở nên hiệu quả trong việc đối phó với đại dịch Covid-19 đang bùng phát và diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Trong quá khứ, bằng nếp sống, cách ứng xử, luật tục...đồng bào các dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên cũng đã tồn tại, vượt qua những cơn nguy nan và từ đó hình thành ý thức, kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ cuộc sống buôn làng.

Hàng rào kiên cố ở một ngôi làng của người Ba Na khi xưa (ảnh: Daniel Léger)




Nguồn: Baodantoc



Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Chiếc rìu của người miền Trung là sáng tạo độc đáo của các Dân tộc.

Rựa và rìu là 2 vật dụng không thể thiếu cho thợ đi rừng. Rựa đa năng còn rìu thì chuyên dùng. Rựa có nguồn gốc từ người miền Trung thì ngược lại rìu từ người vùng cao. Người ta dùng để đốn cây lớn và đẽo gỗ. Ít người biết nhưng ai đã dùng qua thì biết nó cực bén, nếu mũi đi lệch có thể làm đứt hẳn ngón hay bàn chân. Hơi khó sử dụng cho nên người dùng cần có thời gian để làm quen với rìu. Đường chặt, vạt rất thẳng hướng nhờ có cái cây dài nối với mũi. Bỏ sức người ra ít mà lực rất mạnh vì có cái cán dài thuận tay. Mỗi khi đốn, nó táp phập vào thân cây, tập trung vào điểm thay vì diện như các loại rìu khác. Cho nên trong việc đốn và đẽo lõi cây cứng, nó ưu việt hơn hẳn cái lại rìu lưỡi bản to và cán ngắn.
Hình minh hoạ:
Chiếc rìu của dân tộc Thái, rìu với người Giẻ Triêng, M'Nông, Việt.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

"Tộc Kinh chỉ biết uống thôi còn người Chăm mình đào".

Kỹ thuật dân gian của người Chăm dò tìm mạch nước ngầm rồi xếp gạch đá tạo thành giếng, nay đã mai một. Có những vùng đất khô nạn nhưng giếng cổ nước cách mặt đất chừng 1-2 mét vẫn có. Không những thế họ còn tìm được mạch nước tạo ra giếng tự dâng tự chảy cho sinh hoạt và tưới ruộng vườn. Kỹ thuật này sau Chăm là các dân tộc miền núi.. Dưới đây là những giếng Chăm cổ như vậy ở vùng đất khô cằn Quảng Trị.

Hình st từ nguồn: Xanhx.vn và Trungtamquanlyditichvabaotangquangtri.vn











Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Lý thú và quái lạ khi tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua tiếng Kh'mer.

Tên tiếng KM phải có trước từ người nông dân bản địa, họ gọi tên theo kiểu ngẫu nhiên dân dã. Sau đó người Việt gọi chệch đi do thói quen cũng theo lối dân dã hay quan trên đặt lại tên Hán - Việt cho hoa mỹ... Có nhiều thắc mắc về ý nghĩa trong cả ngàn địa danh, có cái kỳ lạ lý thú nhưng cũng có cái quái lạ, ví dụ như:

Có 2 địa danh trùng tên "Tre", đó là tỉnh Sông Tre (Cần Thơ) và tỉnh Bến Tre.
Tỉnh Mỹ Tho là vùng đất sản sinh nhiều người đẹp nổi tiếng, không phải sau này mà qua cái tên KM cho thấy nó có tự lâu đời.
Vũng Tàu, tiếng Pháp là Cap Saint-Jacques, tiếng KM gọi là Suối Giết.
Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) có 2 huyện tiếng KM là Trà Ôn - (Kampot Te Ong) và Măng Thít (Kampong Te Ong). Cả hai có nghĩa: Chặt Trà Ông và Bến Trà Ông, liên quan tới sự tích xa xưa mà người KM hận thù người Việt, xảy ra ở kênh Vĩnh Tế và Vĩnh An (An Giang) cách đó 150 km

Địa danh tiếng Kh'mer tỉnh thành Nam Bộ

Tuol Ta Moûk ទួលតាមោក Thủ Dầu Một (Bình Dương)

Kampup Srokatrey កំពប់ស្រកាត្រី Biên Hòa (Đồng Nai)

Preah Suorkea (Barea) ព្រះសួគ៌ា (បារា) Bà Rịa (BRVT)

O Kap អូរកាប់ Vũng Tàu (BRVT)

Kampong Krabei កំពុងក្របី Bến Nghé (Sài Gòn)

Prey Nokor ព្រៃនគរ Gia Định (Sài Gòn)

Rong Domrey រោងដំរី Tây Ninh

Kampong Kor កំពុងគោ Tân An (Long An)

(Peam) Mesor (ពាម)មេស Mỹ Tho (Tiền Giang)

Koh Hong កោះហុង Gò Công (Tiền Giang)

Kampong Rưsey កំពុងឫស្សី Bến Tre

Long Hor លង់ហោរ Long Hồ (Vĩnh Long)

Préah Trapeang ព្រះត្រពាំង Trà Vinh

Phsar Dek ផ្សារដែក Sa Đéc (Đồng Tháp)

Mort Chrouk មាត់ជ្រូក Châu Đốc (An Giang)

Peam Barach ពាមបារាជ Long Xuyên (An Giang)

Peam (Bânteay Meas) ពាម (បន្ទាយមាស) Hà Tiên

Kramoun Sor ក្រមួនស Rạch Giá

Prek Rirsey ព្រែកឫស្សី Cần Thơ

Khleang ឃ្លាំង Sóc Trăng

Polleav ពល់លាវ Bạc Liêu

Tưk Khmau ទឹកខ្មៅ Cà Mau

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

Dương vật lớn và đẹp nhất Việt Nam.

Tộc Kinh đừng có giành, của người Chăm tui đấy, ở chùa Dạm Bắc Ninh vào thời Nhà Lý. Tui nghĩ Hoàng đế bắt tù binh Chăm phải chạm 2 con rồng chầu ngọc vào đấy mới chịu! rồi lập chùa tụng kinh gõ mõ...
Có phải dzẫy hông bà con?.

Người Tày - Nùng, những chiến binh thực thụ.

Họ là lực lượng nòng cốt để Pháp đàn áp sự nổi dậy của người Việt.
Họ là lực lượng nòng cốt để phát triển thành QĐ.NDVN về sau.
Họ là lực lượng nòng cốt để phát triển thành QL.VNCH sau đó.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Nngười Nùng, người Hoa... Sông Mao và sư đoàn đầu tiên của VNCH.

lam hồng nguyễn
HỒI ỨC SÔNG MAO - CUỘC THIÊN DI CUỐI CÙNG.
Đầu tháng 7-1954, ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chính, nhận lời mời của Quốc trưởng bảo Đại thành lập nội các mới và làm Thủ tướng, thay Hoàng thân Nguyễn Phước Bửu Lộc. Tham vọng chính trị của ông thậm chí còn xa và nhiều hơn thế. Ông muốn xây dựng một chính thể Cộng Hòa ở miền Nam, do mình làm Tổng thống, loại trừ hoàn toàn tàn dư phong kiến, ảnh hưởng của Bảo Đại và khuynh hướng thân Pháp trên ít nhất một nửa lãnh thổ Việt Nam.
Dù được người Mỹ ủng hộ, ông Diệm cũng không dễ vượt qua những rào cản nhiều mặt để đạt mục đích, nhất là khi ông không hề có lấy một đơn vị quân đội nào hậu thuẫn. Quân đội Quốc gia Việt Nam vốn nằm trong quân đội Liên hiệp Pháp, được Pháp xây dựng và đào tạo, huấn luyện đương nhiên chỉ trung thành với Quốc trưởng, không ủng hộ tân Thủ tướng trước sau vẫn bộc lộ tinh thần chống Pháp. Quân đội các giáo phái (Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài...) vì quyền lợi cục bộ cũng lăm le trở thành kỳ đà cản mũi mục tiêu thống nhất quân đội Quốc gia, xây dựng nền Cộng Hòa của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Nan đề bắt đầu có lời giải khi chỉ nửa tháng sau đó, 8400 tay súng của Binh đoàn Nùng, tức Sư đoàn 6 Sơn cước trong quân đội Liên Hiệp Pháp, tức lực lượng quân đội của Khu tự trị Hải Ninh ở tỉnh Quảng Yên (nay là Quảng Ninh) cùng gia đình họ, gồm tới hơn 30.000 người di cư vào Nam. Họ trở thành lực lượng quân bị đầu tiên hậu thuẫn cho cơ đồ chính trị của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Ảnh ấn tượng: Tinh thần của người dân quyết chống quân Trung Quốc xâm lược.

Ông Lục Văn Vình dân tộc Tày cùng 5 người con đang ở một chốt sát với trận địa của địch. Ảnh không dàn dựng của Tạ Hải - TTXVN vào tháng 2/1979 tại bản Nà Lỏng, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.


Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Trại ‘cải tạo’ của CSVN sau năm 1975

(nguồn tham khảo)

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, chỉ trong vòng hai tháng, hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đưa vào các trại tập trung “cải tạo.” (Hình: rfa.org)

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

"Đại cục" ngày 18/04/2014 tại cửa khẩu quốc tế Bắc Phong Sinh.

16 người Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương) gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em vượt biên trái phép qua Quảng Ninh - Việt Nam, rồi vào sâu nội địa. Hình như phía Trung Quốc báo nên phía VN đã đuổi theo chặn bắt, đưa về lại của khẩu.
Trong lúc đang làm thủ tục trao trả, Không rõ vì sao họ cướp súng bắn và dùng đồ vật tấn công làm chết 2 và bị thương 4 bộ đội biên phòng. Tức tốc, lính đặc nhiệm Trung Quốc qua lãnh thổ Việt nam, cùng biên phòng tiêu diệt 4 người, còn 1 người nhảy lầu tự sát. Còng tay người chết và người bị thương nặng, không cứu. Có lẽ nếu không có biên phòng và người dân VN chứng kiến thì đặc nhiệm TQ đã làm cỏ sạch!
Ngay trong ngày, VN trao trả cho TQ 5 xác chết và những người sống mà không xét xử. Họ thảy xác người lên xe 3 bánh thô sơ mà kéo về TQ, tay vẫn còn còng như động vật. Ngày hôm sau, mua bán biên giới lại nhộn nhịp, hàng TQ tiếp tục ào ạt qua.
Phía VN xác nhận họ không phải là khủng bố. Không biết tin số phận về sau của những người sống, TQ đã xử họ ra sao.

Cái màu đáng yêu của người Chăm - An Giang.

Màu xanh dương như da trời, người ta gọi nó là màu của hoà bình. Mình cũng cảm nhận như vậy khi đi qua vùng đất Tân Chân và An Phú. Cái màu dịu mắt này có ở đâu đó khắp nơi như cổng, hàng rào, diềm nhà, lan can, cửa sổ cho đến ghe xuồng. Phông nền bảng hiệu buôn, bảng chỉ dẫn đường, cổng chào vào làng thậm chí pa nô truyên truyền cũng màu xanh ấy luôn. Thật ấn tượng và đáng yêu!
Nhà của nội thất họ giống người Khmer không chạm trỗ cầu kỳ như người Việt, người Tàu. Màu sắc chủ đạo của họ, trông nhẹ nhàng thanh thoát không như cái màu đỏ vàng chói chang xốn mắt mà ta hay thấy.
Ven lộ, thường thấy nhà, một mặt hướng ra đường, hậu là sông hay kênh nước. Có làng phần đông là người Chăm, có làng vừa người Chăm vừa Việt, Khmer sống pha trộn. Nhà sàn phần nhiều ở vùng thấp mùa nước nổi, ở chỗ cao ráo thì có nhà thấp xen với nhà cao. Dân đa số là nghèo nên nhà cửa của họ nhỏ thôi, hiếm khi thấy biệt thư hoặc nhà hai ba tầng. Hay họ không muốn tạo sự cách biệt trong đời sống dân làng với nhau chăng? Có lần mình ghé chơi người quen, tò mò hỏi: Chú gốc Chăm hay có bà con gì mà sao cái nhà sàn của chú giống những nhà kia. Chú đáp: không... Vì vậy, mình đoán hình như màu sắc kiểu nhà ảnh hưởng đến nhà của người Việt hay Khmer ở vùng này. Cho nên khi đi nơi khác vẫn bắt gặp rảỉ rác cái màu xanh ấy.
Hãy nhìn vào ngôi thánh đường đạo Islam (hồi giáo) của họ mới thấy cái đẹp của sự trang nhã tinh tế. Người Chăm yêu màu xanh hoà bình, tôi thì yêu họ. Hy vọng có dịp trở lại sẽ chuyện trò làm quen với gia đình người Chăm nào đó.
Do chạy xe, dừng lại chụp ảnh nhà người ta, không tiện xin phép nên mình lấy hình ngoài để minh hoạ.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

Tìm hiểu sự giao lưu văn hóa giữa dân tộc Chăm và Việt

Qua quá trình biến chuyển của lịch sử, dân tộc Chiêm (tức Chăm) và Việt (hay Kinh) đã dần dần trở thành những cư dân sống rất gần gũi nhau, cộng canh cộng cư với nhau. Ở nhiều vùng nông thôn, người Chăm và người Việt sống dựa lưng vào nhau trong mọi sinh hoạt để hỗ trợ cho nhau một cách thiết thực và thân tình.

Nếu người Chăm chuyên sống về nghề ruộng rẫy, nghĩa là chỉ làm thuần nông thì người Kinh lại thạo những nghề trồng rau và buôn bán. Trong các vùng Chăm, chính người Kinh làm nhiệm vụ cung cấp rau sống và các hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người Chăm, vì trước đây 50 năm người Chăm không bao giờ buôn bán và cũng không trồng rau. Hôm nay có sự đổi thay, người Chăm đã biết buôn bán (tuy chưa nhiều), hoặc vài gia đình biết trồng rau muống để kiếm sống. Ngay trong việc làm ruộng, có những việc trước đây người Chăm không bao giờ làm như gặt hái chẳng hạn, chỉ do người Kinh đảm đương. Chính sự phân công tự nhiên như vậy trong sinh hoạt hàng ngày đã khiến cho cư dân Chăm-Kinh xích lại gần nhau hơn, như một bổ sung tự nhiên trong cuộc sống.
Một cuộc sống có sự tương hỗ hài hòa như thế sẽ tạo nên những luồng giao lưu và tiếp biến văn hóa về mọi mặt giữa hai dân tộc, từ văn hóa ăn uống, may mặc, kinh tế, âm nhạc, phong tục-tín ngưỡng đến giao lưu nhân chủng, tên họ, địa danh, và đặc biệt nhất là giao lưu ngôn ngữ. Một số yếu tố văn hóa ấy đã từng tiếp biến một cách nhuần nhuyễn, trở thành yếu tố văn hóa truyền thống, đến nỗi ta cứ tưởng vài nếp phong tục như là của chính ông cha ta để lại. Chỉ có nhà nghiên cứu mới tách bóc từng lớp văn hóa trong văn hóa của một dân tộc.­ (1)

Tìm kiếm Blog này