Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Dự án tiến sĩ: Giảm thiểu rủi ro khi gặp áo vàng chung cuộc

, sau nhậu
Một bạn truyền bá sáng kiến như link dưới, Lão nghe không ổn:
- Đã nhậu mà dẫn con cháu theo là tập nó hư, dẫn vợ thì càng rách việc.
- Nhậu với bạn bè, quán chọn mình chứ mình đâu chọn quán, chọn quán gần thì chơi với dế.
- Thấy nó đâu mà dắt bộ, thấy rồi thì đã muộn, nhậu đã mà dắt bộ thì xe đè cũng chết.
- Bắt xe về rồi hôm sau quay lại lấy vừa tốn tiền xe 2 lần vừa mất công nhậu tiếp.
Cho nên tăng cường quan sát tránh né phe áo vàng là thượng sách:
- Không được phóng nhanh, mắt phải mở hết khẩu độ để nhìn, để ý chủ yếu phía bên tay phải, đang đi mà thấy người đi trước bỗng dưng lễ phép chạy chậm lại. Chú ý giao lộ, đoạn cua góc khuất dễ bị phe áo vàng phục kích.
- Nếu phát hiện từ xa thì chịu khó dừng xe quay lại tìm đường khác mà đi. Lỡ rồi, thủ sẵn bài trăm xỉa nó một nhát, nó né thì mình dùng chiêu dự phòng khác. Chớ có sừng cồ, phải biết giả nai thật dễ thương để mấy ảnh thương áp dụng cho khung phạt thấp nhất. Năn nỉ, cù nhầu, qua rồi thì đu me sau. haha
Nói dóc dzẫy chứ, mình tính không bằng trời tính. Hên xui, phước chủ may thầy.
Các bạn nghĩ ra chiêu gì hay nữa? Để lão chôm chỉa thêm, làm cái luận án hoàn chỉnh. Ai an toàn thì coi như tiến sĩ nhậu khỏi cần nhà nước cấp bằng..

https://www.facebook.com/buiminh.tam.9/posts/2328444387260637

Nhìn lại bộ phim Ván bài lật ngửa.

Đến nay, đối với VN mà làm được một bộ phim như thế, vẫn là kinh điển trong thể loại này. Rất tiếc, 1-2 tập cuối, đạo diễn bí ý tưởng hoặcdo câu khách mà thành như phim cao bồi pha màu 007.
Bộ phim thành công do hội tụ nhiều yếu tố: hoàn cảnh, không gian, phương tiện và con người. Trước hết nhờ tài năng của đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Hậu thuẫn của ông trùm chính trị là Trần Bạch Đằng.
Nguyễn Chánh Tín được nhắc nhiều nhất là vì vai chính, hợp "tạng" diễn xuất cho nhân vật tình báo chiến lược. Các vai nữ mờ nhạt không có gì đáng nói. Thương Tin một diễn viên đa năng. Nhiều diễn viên khác vào vai, mỗi người khắc hoạ được nét độc đáo cho từng nhân vật...
Cho nên thành công ấy thuộc về số đông sáng tạo, góp sức. Không thể quên khuôn mặt, hành động của từng diễn viên xuất thân từ quần chúng. Họ đóng phim để kiếm cơm và cũng vì yêu thích bộ môn điện ảnh. Chạy theo số đông chuộng tiếng tăm mà quên họ là chưa công bằng.

Khomeini & Trump

Khomeini:
Các thánh chiến cứ bắn rocket thí xác, trúng đâu thì trúng để thế giới thấy ta chẳng coi đế cuốc Mỹ là cái đinh gì.
Trump:
Các chiến hữu hãy núp cẩn thận, 1 răng hết giận thì thôi, mình vuốt mặt cũng nể mũi tí chứ. Từ từ rồi tính, ta đo ni chưa xong.


Trần Quốc Vượng - Lo quá lo chứng!

Thường trực Ban Bí thư nói:
"Thành trì XHCN cả hệ thống Đông Âu như vậy ai cũng tưởng rằng không bao giờ đổ mà cơ đồ đổ xuống biển sâu, có nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là nguyên nhân công tác cán bộ, là người đứng đầu. Khi sang châu Âu 10 năm sau Liên Xô sụp đổ, nghe các phương tiện thông tin đại chúng ở đây nói về sự kiện này như một ngày hội, ông đã rất đau xót. "Mình nghĩ lại làm sao để Đảng ta không bao giờ vướng vào chuyện như vậy"
“Đây là vấn đề quan trọng. Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi”

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Những vay mượn từ người Tàu

Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa là một trong những tác động chính trong việc vay mượn về ngôn ngữ. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố khác như địa lý, lịch sử, chính trị và xã hội trong việc hình thành ngôn ngữ vay mượn. Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vốn là một “melting pot”, dễ dàng hòa nhập với các nền văn hóa khác từ tiếng Tàu, tiếng Pháp và cuối cùng là tiếng Anh.
Có thể lấy bài hát Gia tài của mẹ của Trịnh Công Sơn để giải thích sự vay mượn của ngôn ngữ Việt: “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày…” Như vậy, Việt Nam đã trải qua ba thời kỳ ảnh hưởng, lần lượt theo thứ tự thời gian là của Tàu, sau đó đến Pháp và cuối cùng là Mỹ trong những năm chiến tranh gần đây nhất.
Trước hết, xin được bàn về ảnh hưởng của Trung Hoa mà ta thường gọi nôm na là Tàu cùng những biến thể như Người Tàu, Ba Tàu, Các Chú, Khách Trú và Chệt hoặc Chệc. Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16/2/1870) giải thích:

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

"Hú hồn chú chuột, răng cũ về mày, răng mới về tao"



Nhổ răng, ôi thật là cơn ác mộng của tụi trẻ con! Thế là để "thi vị" hóa công cuộc nhổ răng, dân gian ta đã sáng tác ra những tục thú vị để "dụ" răng mọc thật là nhanh bằng cách ném răng hàm trên lên mái nhà, răng hàm dưới thì ném xuống gầm giường cho chuột tha, lại còn nghĩ hẳn những câu bùa chú cho trẻ con thành tâm niệm niệm.
Chuột tha răng đi thì răng mới mọc lại. Các bé háo hức lắm, vậy là quên đi cái đau, cái lỗ hổng buồn buồn trong miệng. Còn việc ném lên mái nhà hay gầm giường thì có người giải thích rằng răng trên răng dưới sẽ nhớ nhau, muốn gặp nhau nên sẽ mau mau mọc lại.
Thế mới biết, để dỗ trẻ con, người xưa cũng lắm mẹo thật hài và thật hóm nhỉ!


Nhớ cải trời cho.

Cải trời còn có tên là rau tàu bay, gọi thế vì bông nó khi già, gió thổi bay khắp nơi, bay đến đâu gặp mưa thì nó nẩy mầm tái sinh. Với lính chiến thiếu vitamin nghiêm trọng. Mỗi khi thèm chất rau, bộ đội ta đi tìm nó để nấu canh. Rau này mọc hoang, xem lẫn trong bãi cỏ nên dễ thấy. Có mưa nó lên xanh mơn mởn, ngắt hái về ăn. Rau có mùi thơm, vị ngọt hơi hăng và nhẩn nhẹ. Nấu ăn rất ngon mà không phải nêm thêm bột ngọt.
Có đứa bảo ăn nhiều sẽ bị thiếu máu, sốt rét nên lính ta hơi ngán, không dám ăn nhiều thường xuyên. Nay, tìm hiểu thì nó vô hại, lại hổ trợ trị được một số bênh. Có điều: nếu ăn nhiều có thể gây khó thở, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt... Người ta bảo khi nấu nên vớt váng tinh dầu nổi trên nước ăn đỡ hăng mùi xăng.
Hôm nào mình thấy, sẽ hái về ăn lại xem sao.

Trùng thế khó chơi!

Nhiều đơn vị quân VN quần nhau bể mình bể mẩy với Kh'mer Đỏ. Có những khi khó khăn gian khổ, thương tật không thua gì thời chống Mỹ. Bõi vì phương châm tác chiến của chúng là:
“Địch tiến, ta lùi; địch dừng, ta quấy; địch mệt, ta đánh; địch rút, ta truy”

"Chuông nguyện hồn ai"

Đám kền kền, mới gặp thấy đã kinh! Chúng thường sống ở những bãi cát ven sông Mê Kông. Đầu nó lơ phơ lông, cổ dài ngoằn trụi lủi, khoác cái áo tơi lá, toàn thân một màu mốc khính. Đi dứng rù rụ như trù ẻo người chết. Dưới lớp lông của nó đầy ký sinh trùng đu bám. Chiến hữu Nguyễn Tam Mỹ nhớ lại kể: có lần bỏ vào nồi trụng lông để làm thịt thì từ trong họng nó ọc ra lúc nhúc những dòi. Hãi quá, vứt luôn. Còn cái nồi, rửa kiểu gì cũng không hết mùi hôi thúi.
Dân CPC đói khổ mấy cũng không ăn thịt nó. Thế mà, lính thiếu thốn thèm chất tươi nên chơi đại! Trinh sát đơn vị tôi không biết, dùng súng M79 bắn chết 4 con. Đem làm thịt, chưa kịp ăn thì 5 chú đã mất mạng do lính đơn vị khác bắn nhầm, kéo theo 5 dân oan uổng...












Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Vì sao Việt Nam chỉ cần nửa tháng để thắng hơn 20 sư đoàn Khmer Đỏ?

(Kiến Thức) - Ưu thế vượt trội về trang bị vũ khí là một trong những yếu tố quyết định giúp Quân đội Nhân dân Việt Nam phản công "thần tốc" đánh bại hoàn toàn 20 sư đoàn quân chính quy Khmer Đỏ chỉ trong nửa tháng.

Sau một thời gian kìm chân, tiêu hao sinh lực địch quân Khmer Đỏ ở khu vực biên giới, ngày 23/12/1978, QĐND Việt Nam tung lực lượng lớn gồm nhiều sư đoàn tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận biên giới Tây Nam.
Chỉ trong vòng nửa tháng, quân ta đã giải phóng thủ đô Phnom Pênh và nhiều TP lớn khác ở Campuchia. Đồng thời, chúng ta cũng đánh tan hàng vạn quân Khmer Đỏ, giải thoát cho hàng triệu người Campuchia trước sự tàn bạo của Pol Pot.
Việc có thể đánh bại 20 sư đoàn chính quy của Khmer Đỏ chỉ trong một thời gian ngắn như vậy đã khiến thế giới đặt ra nhiều câu hỏi tại sao chúng ta - QĐND Việt Nam có thể làm nên chiến thắng "thần tốc, kỳ diệu" tới vậy.

Tìm kiếm Blog này