Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Bao nhiêu bản đồ thì đủ?

Tháng 7 24, 2014
Người ngoại đạo như tôi, sống ở thời Google Map, đứng trước những tấm bản đồ cổ phương Tây, chữ Latinh hẳn hoi, thường chỉ ngắm chứ không thực sự hiểu. Giống như xem những chiếc răng, hộp sọ, lưỡi rìu mấy ngàn năm gì đó trong bảo tàng. Còn bản đồ cổ, châu Á, lại chữ Hán, trông như tranh của Hans Hartung đè lên Tề Bạch Thạch trong tinh thần “Phẳng chung thủy, thì chịu, hoàn toàn phải nhờ giới chuyên môn thuyết trình.
Từ nhiều năm nay cứ thỉnh thoảng lại có một tấm bản đồ cổ chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam được phát hiện. Tôi vốn nghĩ sơ sài rằng mọi bản đồ trong lịch sử đều chỉ có hiệu lực đến một thời điểm lịch sử nhất định. Có lẽ không một nước nào ngày nay trên trái đất còn giữ đúng lãnh thổ được vẽ vào thế kỉ 18, huống gì ở thuở nhân loại chưa biết đến các khái niệm quốc gia dân tộcchủ quyền quốc gia theo nghĩa chúng ta đang dùng. Đảng của ông Sam Rainsy không thể mang bản đồ của Vương quốc Khmer ra đòi Việt Nam và Thái Lan trả đất. Tôi không biết Dải Gaza từng được đưa vào bản đồ của bao nhiêu nước khiến số phận nó phải long đong khốn khổ thế, song tôi chắc chắn rằng nếu Putin cho phát hành toàn thế giới bản đồ Đại Nga bao gồm cả Sao Hỏa thì một trăm năm sau chủ quyền của nước Nga trong vũ trụ vẫn không hề được chứng minh. Nếu Công hàm Phạm Văn Đồng có hiệu lực pháp lí thì mọi bản đồ trong lịch sử đều chỉ còn giá trị nghiên cứu.

Tìm hiểu / nghiên cứu biển đảo với Google Earth

Phan Văn Song
(Bài này điều chỉnh đột chút và có thêm 2 hình so với đã đăng trên BXVNDL hôm nay)
Với điều kiện máy tính có kết nối với internet đã trở nên phổ biến ở nước ta hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn đọc quan tâm tìm hiểu/nghiên cứu biển, đảo một công cụ mạnh mẽ, tiện lợi và có thể dùng miễn phí: Google Earth (Trái đất Google).
Trước mắt, nhân dịp tròn 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa của chúng ta ngày 19/1/1974, chúng tôi đã tạo một file kmz mà sau khi tải về máy cá nhân chỉ cần một vài động tác với chuột/ bàn phím, bạn đọc có thể khai thác các thông tin phong phú và đa dạng có sẵn của Google Earth (GE), của người dùng GE cung cấp thêm hoặc thông tin có trong file của chúng tôi về quần đảo Hoàng Sa.
  1. Chuẩn bị:

Người Việt thiếu tư duy biển

Xây dựng “tư duy biển”, “văn hóa biển” giờ đây là việc đòi hỏi phải được gắn chặt với hoạt động đầu tư, nghiên cứu khoa học có hiệu quả, chứ không thể chỉ hô khẩu hiệu suông “tiến ra biển lớn!”.
Đoan Trang

Dân tộc chúng ta sau những mất mát quá lớn giờ đang tìm lại những gì dân tộc ấy đã có, những gì dân tộc ấy phải có và những gì dân tộc ấy xứng đáng được có.
Có phải là nghịch lý không khi một đất nước có tới 1 triệu km2 diện tích vùng biển, rộng gần gấp ba đất liền, mà suốt bao thế kỷ không có nổi một đội thương thuyền, một nhà hàng hải, hay nói nhẹ nhàng hơn, không khai thác được kho vàng quý báu trải dài 3.444 km ngay trước mặt ấy? Nghịch lý của người Việt là thế: một dân tộc thừa biển nhưng lại thiếu tư duy biển.

Tìm kiếm Blog này