Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Từ điển: "Mô tê răng rứa..."

Posted by CU MÔ

Dân miền Trung hay nói “mô, tê, răng, rứa” khiến nhiều người (nhất là phía Bắc và Nam bộ) không hiểu gì. Nhiều người bạn cũng thường hỏi Mô giải nghĩa về điều này. Để “rộng đường dư luận”, hôm nay Mô xin giải thích để bà con gần xa tỏ tường nhé:
1) Mô: Có nghĩa là ở đâu? VD người 1 nói rằng “Con bé nớ đẹp chưa tề” (Con bé ấy đẹp chưa kìa). Người 2 hỏi lại: “ở mô?” (ở đâu?)
2) Tê: Có nghĩa là ở kia. VD sau khi người 2 hỏi “ở mô”, người 1 chỉ tay về phía cô bé và trả lời: ” ở tê” (ở kia) hoặc “ở tê tề” (ở kia kìa).
3)Răng: Câu nghi vấn, có nghĩa là cái gì? VD người 1 nói điều gì đó người 2 không nghe rõ, liền hỏi lại: “mi nói răng?” (mày nói cái gì?)
4)Rứa: Có nghĩa là thế à, đúng vậy theo nghĩa khẳng định, hoặc là câu hỏi nghi vấn. VD người 1 nói về điều gì đó, người hai liền gật đầu và đáp “Rứa à?” (thế à?), người 1 cũng đáp lại “Rứa đo” (thế đấy!). Hoặc người 1 gặp người 2 đang đi trên đường liền hỏi “mi đi mô rứa?” (mày đi đâu thế?)…
Nói chung từ “mô, tê, răng, rứa” là từ địa phương miền Trung rất đa nghĩa và tuỳ vào từng ngữ cảnh để hiểu.

Trà Hâm Lại đã nói

Khách Nhật Bản : Ga ni ga mô cô ?


HL phiên dịch : ga này ga nào cô ?
@Mô : Dạ, ga Huế
Khách Nhật Bản :Mi đi ga chi ?
HL phiên dịch : mày đi ga nào ?
@Mô : tao đi ga này
Khách Nhật Bản : ga ni ga chi?
HL phiên dịch : ga này ga nào?
@Mô : Dạ, ga Vinh
Khách Nhật Bản :Ga chi như ri?
HL phiên dịch : ga đâu như thế này
Khách Nhật Bản :Ga như ri mi lo ra đi
HL phiên dịch : ga này mà lo đi đi 

Nhân tiện xin đưa một vài ví dụ về sự phong phú của tiếng Nghệ mình.(đố mọi người dịch nha ^^ )
- Cấy máy bey quènh ba quènh, phụt khói ra đằng khu. Phóng tên lả vô nhà máy nác!
- Ló khén rành nhén bà hịnh, đem quạt được rồi.Sang van cha mi đang uống nác mới bên hàng xóm khi mô về thì mượn cấy đòn luôn.
- Cấy lộ ni meo nhiều, cẩn thận không bổ trằn ngả
(Mẩu chuyện vui)
+ Một bác đang vót đụa có một ngài hỏi ?
Bác vót đụa mần chi rứa
Vót đụa ăn cấy
Đang lâu mới cấy răng bác vót sớm rứa
Thì vót đụa ăn cấy chớ nác thì có môi rồi
Qua cầu xe cộ đi chậm lại?
Một anh chàng lái xe người Hà Tĩnh, ra Gia Lâm nhận xe mới. Khi về, qua cầu Long Biên, khoái quá nên anh ta vẫn phóng ào ào. Công an thổi còi chặn lại:
- Anh không thấy cái biển hai đầu cầu sao?
Anh chàng hớn hở:
- Chộ chơ răng khung chộ hè! (Thấy chớ sao không thấy!)
- Anh có biết trên đó viết gì không?
Chàng ta trố mắt ngạc nhiên:
- Trời ơi! Đi mần công an mà khung biết trự à? Tội hè! Trên nớ viết là qua cầu xe cộ đi chậm lại. Có từng đó mà cụng khung đọc được! (Trời ơi! Đi làm công an mà không biết chữ à? Tội quá! Trên đó viết là qua cầu xe cộ đi chậm lại. Có chừng đó mà cũng không đọc được!)
- Thế tại sao anh vẫn phóng ào ào?
- Đó là nói xe cộ. Xe tui xe mới mà!
(Anh lái xe hiểu theo kiểu Hà Tĩnh: cộ là cũ)
- ?!?!?
Cạ cọ đuội, cạ cọ cuộng?
Lại chuyện ở một làng nọ thuộc huyện Nghi Xuân. Một nhà nọ bị mất trộm cá, nghi hàng xóm bắt trộm nên kiện quan. Quan mời cả lên hỏi ri:
- Nhà mụ mất cái gì?
- Nhạ em mất cạ!
- Sao mụ biết hàng xóm lấy?
- Dạ, chính mộm nọ nọi hôm nay nhạ nọ ăn cơm cạnh bụng vợi cạ!
Quan hỏi chị tê:
- Nhà mụ bữa nay ăn cơm với cái gì?
- Bựa ni nhạ em ăn cơm vợi cạ!
Quan tuyên đánh 15 roi vì tội ăn trộm của hàng xóm. Chị ta không chịu, một mực thảm thiết kêu oan. Quan giật mình, hỏi lại:
- Cạ của mụ mất có hình dáng ra sao?
- Bẩm quan, cạ nhạ em cọ đuội!
Chị tê cười rú lên:
- Bựa ni nhạ em ăn cơm vợi cạ, mạ lạ cạ cọ cuộng! Quan xuộng nhạ em, em cho quan cọi vượn cạ nhạ em!
Quan tuyên chị ta trắng án rồi bãi toà.
iếng miền trung miền lợ nhiều chổ lắm…hehe…
thêm một chuyện nữa:
Một ông khách người anh đến Huế du lịch. Ông ta dừng chân nghĩ trưa ăn bún ở một quán ăn nhỏ. Bổng dưng có con heo ở đâu chạy ra..chạy qua hàng bún. Bà chủ quán thấy vậy kêu lên hỏi cậu con trai ” Heo ai rứa Du”( con trai bà chủ quán tên Du)..Ông khách người Anh nghe vậy liền nghĩ ” chắc bà ấy hỏi mình “how are you?”.. Ông ta liền trả lời ” I’m fine thank you, and you”.
Hay như câu thơ sâu nặng đầy tư tình :
Răng chưa sang nhởi bên choa?
Bà o đạ nhốt con ga trong truồng
Thi thoảng ra ngoài đàng nghe tiếng Nghệ sướng cả rọot.

Nguyễn thị Phương lan đã nói(sưu tầm)
Tau ở nhà tau tau nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi nhủ”răng không đến?”
Đến mi lại nhủ “đến mấn chi”?
Mần chi tau đến mần chi được?
Mần được thì tau đã mần chi
Tau ở bên ni tau nhớ mi
Nhớ mi bên nớ nhớ lạ ri
Ngái ngôi chi mô mà nỏ chộ
Răng rứa?Tủi tau trách mần chi.
Tau ở lộ mô nỏ nhớ mi
Mà chừ ngái quá biết mần chi
Bọ chui vô net tìm mi đó
Sáp mặt đây rồi vui cách chi.
Bọ chui vô net tìm khi mô?
Có gửi tau cá gộ kho khô?
Mà dừ trốc cúi còn hay dức
Chộ mi nhớ rưa,học hết vô?
Mi chộ thăng mô học hết vô?
Hấn ngài cao thấp ,ở chổ mô?
Nhơ tau ,ba lap ! đừng nói trạng
Biết tỏng mi rồi ô hô hô…
Bà trợn bà trạo! mi nói răng
Ngái ngôi cách nớ biết mần răng
Nỏ chi cũng nói tau ba láp
Ngoài đàng ngài cười: 2 cái răng
Quê choa rứa đó vui ả hầy
Choa cư bốp chát kệ cha bây
Ả em ngái ngôi chừ xáp mặt
Bên nớ ,bên ni họp sum vầy
Cha tổ mi hè vui quá ta
Tau mần thơ mãi mà không ra
Đọc thơ mi post cười bể bụng
Thôi choa về choa tắm ao choa
Ao choa tắm mặc kệ choa
Bây lang thang mãi tìm không ra
Bây ăn bơ sứa răng nhớ được
Cơm chan rau muống có cả cà
Cà thì có cuộng cá có đuôi
thân thương dọng nghệ lắm ai ơi
Đi mô cũng nhớ về đất nghệ
Mắt chớp rưng rưng ,miệng mỉn cười

levinhhuy đã nói
Xin phép chị Phương Lan, theo em nhớ thì 6 câu đầu như ri:
Tau ở nhà tau, tau nhớ miNhớ mi, tau mới bước chân đi
Không đi mi nhủ: Răng không đến?
Đến thì mi hỏi: Đến mần chi?
Mần chi, tau đã mần chi đặng?
Mần đặng tau mần đã chán khi!

Nguyễn thị Phương lan đã nói
Con trâu thì gọi là tru
Con giun thì gọi là trùn đó nha
Con gà thì gọi con gaCòn con cá quả gọi ra cá tràu
Con sâu lại gọi là trâu
Con cu cu là chú bồ câu đó người
Con ròi là chính con ruồi
Con troi là cách gọi con giòi đó nghe
Con bê thì gọi là me
Còn mọi là muỗi mong người nghe đừng cười
Cười là dễ bị ăn chửi lắm người ơi
Trôốc cha mi khái cạp là đầu ba mày hổ tha
Mả cha là cái mộ của ba
Mả thằng cha mi xéo là thằng bố mày cút đi
Nghe tiếng nghệ phải “tư duy”
Nếu muốn yêu người Nghệ có khi phải chuyên cần
Học thêm cả từ, ngữ, âm vần
Nói đúng ngữ điệu, đúng cách phát âm thì càng tài
Con người thì gọi con ngài
Cơn – cây, nước – nác, sân – cươi, đường – đàng
Chủi – chổi, đọi – bát, mươn – bàn
Nhởi – chơi, lười – nhác, mần – làm đó nghe
Khuỷu chân thì gọi lắc lè
Còn từ ni nựa nói nghe cụng rầy
Mà có nói thì người ta mới hay
Hun là hôn đó, thuộc bài ngay không nào?
Nếu yêu người của mảnh đất gió lào
Thì nên chịu khó học từ vào mà “cưa”
Nhưng học ri mà vẫn chưa ăn thua
Thì từ ngài Nghệ còn lưa rất nhiều 
( Sưu tầm )

Đặng Thiên Sơn đã nói
Tiếng Nghệ
Cái gầu thì bảo cái đàiRa sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em

Đinh Thanh Hải đã nói
O nớ có cặp bụ to đại chang, sương treng nác nặng cạy cạy, đi vô tới hiên bị trợt cẳng bổ cái rầm … O bò dậy chộ cẳng bị trầy trục cúi

Tìm kiếm Blog này