Trêm một diễn đàn CCB chiến trường K, có ông còm nói cần phân biệt: "lính" là ngụy... còn "bộ đội" là phe ta. Lão mới bình: Lính nào chả lính, đều là thân phận con người cầm súng, đâu phải gọi "bộ đội" là danh giá hơn "lính". Cái quan trọng là anh đã làm gì?.
"Lính" là từ bình dân cho mọi quân đội. Với QĐND, chỉ huy thường quở la "lính tráng" do thằng nào cũng như thằng nấy hay "lính lác" do hay bị bệnh hắc lào, ghẻ lở ngoài da. Lính với nhau cũng vậy.
Quả thật, cái ông trên nói có phần đúng! Ngẫm thêm, thế nào là "bộ đội"?.
- Nội cái tên, đã là đội đi bộ. TC gọi đùa là "đội quân viễn chinh Đại Nam cuốc". Cũng cặp giò ỏng eo ấy, khi cần thì vượt biên giới qua nước khác, đánh rồi rút, rút rồi sang đánh tiếp...
Có những khi, TC cùng đồng đội đi truy quét lùng sục tìm quân Pol Pot, ở đâu cũng thấy dấu vết của lính ta (có thể cả quân VN thời đánh Mỹ nữa). Dù đến những nơi xa xôi rừng rậm đến mấy, thậm chí bắn bò tót bị trật, nghe tiếng súng mà chúng ngơ nhác không chạy vì chúng chưa từng biết.
Có lần mình chứng kiến đoàn quân đơn vị của chủ lực hành quân băng rừng từ hướng tỉnh Kro Che lên. Anh nào anh nấy ốm o, nước da mai mái của bệnh sốt rét rừng, đi như theo quán tính. Nhìn thật nhếch nhác, thảm não làm sao!. Bộ đội có thói quen vác súng trên vai do nó dài và nặng so với chiều cao, trọng lương của người lính Việt. Trên vai thì mang cái ba lô lép xẹp, có anh mang túi dết (dùng túi mìn clay more đựng đồ thay ba lô) cho ra vẻ "cán bộ' (để hành trang gọn nhẹ hơn). Đạn các loại mang theo lèo tèo 2-3 băng, vài quả B40.41.., TC nghĩ bụng: chắc mấy cha lén vứt bớt hay nhân cơ hội có giao lưu với địch dọc đường, bắn xả bớt cho mang đỡ nặng. Thử nghĩ mỗi người 40-50 kg, nếu trang bị như quân độ "Đế cuốc phương Tây" thì làm sao đi bộ đường dài, vận động đánh địch, chạy sao nổi !.
- Nội cái tên, đã là đội đi bộ. TC gọi đùa là "đội quân viễn chinh Đại Nam cuốc". Cũng cặp giò ỏng eo ấy, khi cần thì vượt biên giới qua nước khác, đánh rồi rút, rút rồi sang đánh tiếp...
Có những khi, TC cùng đồng đội đi truy quét lùng sục tìm quân Pol Pot, ở đâu cũng thấy dấu vết của lính ta (có thể cả quân VN thời đánh Mỹ nữa). Dù đến những nơi xa xôi rừng rậm đến mấy, thậm chí bắn bò tót bị trật, nghe tiếng súng mà chúng ngơ nhác không chạy vì chúng chưa từng biết.
Có lần mình chứng kiến đoàn quân đơn vị của chủ lực hành quân băng rừng từ hướng tỉnh Kro Che lên. Anh nào anh nấy ốm o, nước da mai mái của bệnh sốt rét rừng, đi như theo quán tính. Nhìn thật nhếch nhác, thảm não làm sao!. Bộ đội có thói quen vác súng trên vai do nó dài và nặng so với chiều cao, trọng lương của người lính Việt. Trên vai thì mang cái ba lô lép xẹp, có anh mang túi dết (dùng túi mìn clay more đựng đồ thay ba lô) cho ra vẻ "cán bộ' (để hành trang gọn nhẹ hơn). Đạn các loại mang theo lèo tèo 2-3 băng, vài quả B40.41.., TC nghĩ bụng: chắc mấy cha lén vứt bớt hay nhân cơ hội có giao lưu với địch dọc đường, bắn xả bớt cho mang đỡ nặng. Thử nghĩ mỗi người 40-50 kg, nếu trang bị như quân độ "Đế cuốc phương Tây" thì làm sao đi bộ đường dài, vận động đánh địch, chạy sao nổi !.
Mà chưa chắc đi xe đã là ngon!. Lính ta mấy khi được ngồi xe, có chăng là hành quân cỡ 50 km trở lên. Mà đâu sướng gì, gặp xe Zin Khơ LX thì nó dồng cho khỏi nói, mông ê ẩm, ruột gan lộn tùng phèo!. Xe bị phục kích trúng mìn thì có khi phăng teo cuộc đời. Chính vì vậy, nên lính trên xe thấy chỗ nào nghi có địch ẩn nấp ở hai bên đường là nã đạn thí xác.
Đi máy bay thì cực hiếm, do nhu cầu chiến trường cấp tốc nên lính mới có dịp đi mây về gió. Ai tính cẩn thận, không sợ mới lạ... TC thấy máy bay LX chi mà trống huê trống hoác, nội thất giản đơn không như của Mỹ đã mình từng biết... Kiểu gì cũng ngán....
Đi máy bay thì cực hiếm, do nhu cầu chiến trường cấp tốc nên lính mới có dịp đi mây về gió. Ai tính cẩn thận, không sợ mới lạ... TC thấy máy bay LX chi mà trống huê trống hoác, nội thất giản đơn không như của Mỹ đã mình từng biết... Kiểu gì cũng ngán....
TC