2016/03/28 bởi levinhhuy
Đất Giao Chỉ xưa vốn
thuộc Tàu, nên đã ngàn năm nay, việc người Tàu sang đây sinh sống là
chuyện thường tình. Nhưng di dân Tàu ồ ạt thành đoàn thành lũ xuống
phương Nam là bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII. Họ là những kẻ bất phục Mãn
Thanh, tìm sang Nam để gìn giữ nề nếp phong tục người Hán. Họ tập hợp
nhau lập thành làng, gọi làng Minh Hương (làng của người Minh).
Để phân biệt, ta hiểu “người Minh Hương” là những di dân chính trị. Từ
thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX, ta có những “Hoa kiều”, đó là những di
dân kinh tế.
Không có dân tộc nào
tôn thờ chữ viết như người Tàu. Nghệ thuật viết chữ được luyện thành thư
pháp, như một tôn giáo để di dưỡng tâm hồn. Văn tự thành chiếc cầu nối
giữa người phàm với thần linh. Lưu lạc đến bất cứ đâu, việc họ bắt tay
thực hiện đầu tiên là lập hội quán, để tập hợp thành cộng đồng tương trợ
nhau; kế đó là xây dựng trường học, để bảo tồn chữ Hán.
Thời Hậu Lê, người
Tàu đã được hưởng quy chế ngoại kiều. Người Việt vốn chuộng hư danh phù
phiếm, xem thường việc kinh thương, lại say mê đánh giết nhau, nên ngay
từ Trịnh-Nguyễn phân tranh, người Tàu đã nắm trọn độc quyền khai thác
khoáng sản, buôn bán gạo muối và kinh doanh vận tải; giang sơn Đại Việt
chia đôi chẳng ngăn được người Tàu ở hai Đàng (Trong và Ngoài)
hiệp lực với nhau, chi phối và thao túng toàn bộ kinh tế Đại Việt. Người
Tàu chí thú làm ăn, cung cấp lương thực và hàng hóa cho hai phe đồng
chủng Tiên Rồng đánh giết nhau, và họ trở nên giàu có, một phần nhờ ở sự
hiếu chiến oai hùng của người Việt.