Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Hé lộ thú vị về tên chiếc xe máy bạn đang đi

Bạn đã gắn bó với chiếc xe máy thân yêu của mình suốt một thời gian dài. Nhưng chưa chắc bạn đã hiểu hết được ý nghĩa cái tên của chiếc xe mà bạn đang đi.

Hầu hết những cái tên xe mà ta vẫn quen gọi hằng ngày đều có xuất xứ của nó, hoặc được đặt dựa trên cơ sở hay cách gọi có chủ ý. Khi một hãng xe giới thiệu sản phẩm mới, chẳng khác nào chuyện “hạ sinh” một đứa trẻ vậy. Bởi thế, các nhà sản xuất cũng phải ra sức tìm ra một cái tên thật ý nghĩa cho mẫu xe của mình. Đó có thể là một niềm hy vọng, sự tự hào về “đứa con cưng”, hay đơn thuần hướng đến đặc tính của xe để khiến người dùng dễ nhớ hơn.

Honda


Super Cub
 he lo thu vi ve ten chiec xe may ban dang di hinh anh 1

Là mẫu xe số phổ biến của hãng Honda trong những năm 90 trở về trước, đã một thời khiến dân Việt mê mẩn. Chữ “Cub” là viết tắt của “Cheap Urban Bike” (xe đô thị rẻ tiền), vì mục tiêu của dòng xe này là một phương tiện di chuyển trong đô thị rẻ tiền.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Nghe Thủ tướng Bhutan nói về đất nước ông

“Nói tiếng Anh như gió” có phải giỏi?

Thời niên thiếu tôi “một dại, một khờ, một ngu ngơ” mê tiếng Anh đến độ “tụng” tự điển như “niệm kinh Phật” vì thế cứ học trước quên sau, và học sau quên trước!

Bằng những trải nghiệm hơn nửa đời người du học, làm việc và sinh sống ở Mỹ, TS. Michael Lộc Phạm, Trưởng Khoa Kinh tế, Đại học Tân Tạo, Long An chia sẻ với độc giả bí quyết “Làm thế nào để nói tiếng Anh giỏi?”.
Sinh năm 1947, TS. Michael Lộc Phạm tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế, Đại học Luật Sài Gòn năm 1970. Rời Việt Nam, đến Mỹ năm 1971, 2 năm sau Ông bảo vệ thành công luận án Thạc Sĩ Kinh Tế tại Đai học San Francisco & Lincoln khi mới 26 tuổi.
Năm 1988, Ông bảo vệ thành công Luận án Thạc Sĩ Luật Thuế Vụ tại Đại học Golden Gate, Mỹ. Năm 1993, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Luật tại Đại học Luật San Francisco & Đại học Luật California.
45 năm kinh nghiệm hành nghề Luật sư tại Mỹ, Ông Sáng lập và Điều hành 2 công ty luật tại San Jose, California, Mỹ (Công ty Luật Michael L. Pham và Công ty Tư Vấn Thương Mại Quốc Tế).
Ông là tác giả của cuốn sách "Doanh Nhân Hoàn Hảo – Người Là Ai?" và là Nhà Sáng lập chương trình huấn luyện về Doanh Nhân tại Công ty IBCN – Hoa Kỳ cho sinh Viên Việt Nam tốt nghiệp tại đại học nước ngoài với mục đích thu hút nhân tài phục vụ quê nhà.
“Nói tiếng Anh như gió” có phải giỏi? - Ảnh 1.

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Cái giá để cứu một phi công Mỹ bị bắn rơi trong Chiến tranh VN

ĐẶC NHIỆM BAT 21
George J. Veith
Vđh chuyển ngữ
              Tháng 3 năm 2006, Cựu Trung Sĩ Nguyễn văn Kiệt đã kể lại sứ mệnh cứu Trung Tá Hambleton tại Quảng Trị năm 1972, tại Buổi Hội Thảo "Tái Thẩm Định về QLVNCH sau 30 năm" tại Đại Học Texas Tech University, Hoa Kỳ.
              Một trong những cố gắng tuyệt vời do phòng Tìm Kiếm Quân Nhân Mất Tích (JPRC) thực hiện trong tháng Tư năm 1972, tiếp cứu Trung Tá Không Quân Iceal Hambleton. Một nhiệm vụ đặc biệt nổi tiếng có mật hiệu là Bat 21, đi cứu Trung Tá Hambleton bị bắn rơi gần Đông Hà, Quảng Trị trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa.
Trung Tá Hambleton là một sĩ quan nhiều kinh nghiệm trong Không Lực Hoa Kỳ. Năm đó ông ta 53 tuổi, đã phục vụ 30 năm trong quân đội và sắp mãn thời gian phục vụ tại Việt Nam. Những cố gắng trong việc tiếp cứu Hambleton là một trong những điều khó khăn và tổn thất nhiều nhất trong suốt cuộc chiến. Câu chuyện này đã trở nên một huyền thoại, đã được quay thành phim do tài tử Gene Hackman đóng vai Trung Tá Hambleton và Danny Glover đóng vai người phi công "Điều Không Tiền Phương" (Forward Air Control - FAC). Trong chuyên giải cứu này, một câu hỏi quan trọng được nêu lên: Không Lực Hoa Kỳ đã rất tốn kém về bom đạn, tầu bay, vũ khí cùng nhân lực để cứu một phi công lâm nạn, điều đó có đáng thực hiện không?
Trận tấn công quy mô của quân Bắc Việt được người Hoa Kỳ gọi là "Easter Offensive - Trận Tổng Tấn Công trong lễ Phục Sinh", người Việt Nam gọi là trận "Mùa Hè Đỏ Lửa". Trong trận này quân Bắc Việt không xử dụng đơn vị nhỏ mà xử dụng cấp quân đoàn, với nhiều sư đoàn tham chiến, được các đơn vị chiến xa, trọng pháo cùng với đơn vị phòng không mạnh mẽ yểm trợ cho trận tấn công. Mục tiêu của trận tấn công này là tỉnh cực bắc của miền Nam Việt Nam, sát vùng phi quân sự, bên kia đất Lào là những căn cứ dưỡng quân, tiếp vận của quân CSBV.Mặc dầu bị tấn công bất ngờ, nhiều đơn vị VNCH đã anh dũng chống cự lại nhưng vẫn phải triệt thoái Riêng sư đoàn 3 Bộ Binh, một đơn vị tân lập bị baovây không lối thoát
 

Tìm kiếm Blog này