Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Cuộc gặp giữa Đại tướng Lê Đức Anh và ông Giang Trạch Dân

03/02/2015 03:03 GMT+7
- Cuối tháng 7/1991, Đại tướng Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên sang Trung Quốc bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Cuộc hội đàm chính thức diễn ra tại Trung Nam Hải vào buổi chiều ngày 31/7/1991.

Nhìn lại nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Quốc phòng của mình, Đại tướng Lê Đức Anh đã xúc tiến được mấy việc lớn: Thăm dò và tiếp xúc mở luồng để lập lại quan hệ bình thường Việt-Trung, chấm dứt xung đột biên giới và 15 năm căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước láng giềng vốn có truyền thống hữu nghị.
Điều chỉnh bố trí chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước theo Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong tình hình mới, tư duy mới của đất nước và quốc tế. Giảm quân số thường trực và từ đó giảm gánh nặng ngân sách quốc phòng, góp phần tháo gỡ khó khăn ban đầu để nền kinh tế -xã hội có thêm điều kiện thoát ra khỏi khủng hoảng nghiêm trọng. Củng cố thế bố trí bảo vệ quần đảo Trường Sa và giải quyết việc phi vũ khí hạt nhân ở bán đảo và quân cảng Cam Ranh và xúc tiến quan hệ để thu hồi Cam Ranh từ Liên bang Nga trước thời hạn của hiệp định.
Tuy nhiên hai việc sau (Trường Sa và Cam Ranh) còn kéo dài sang nhiệm kỳ Đại hội 7, tức là khi ông lên làm Chủ tịch nước thì mới xong hoàn toàn; nhưng ở nhiệm kỳ Bộ trưởng Quốc phòng đã làm được những phần rất cơ bản, sau đó chỉ là bước hoàn thiện mà thôi. Thực chất khi làm việc, các vấn đề liên kết, ràng buộc, đan xen, chứ không mạch lạc từng phần từng việc như tôi kể ở trên đâu. Tướng Anh thường tâm sự: “Đây là một bài toán cực kỳ khó, làm được mà trong nội bộ nhất trí cao là một thắng lợi, không nhất trí thì rất khó làm”.

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Hình thành "làng Kontum" như mốc thời gian để định giá tình hình Tây Nguyên.

Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum trong những ngày gần đây đã giới thiệu một số chuyên đề trình bày “Tính Lịch Sử của Làng Kontum”, “Kontum, Một Dịa Danh Mang Tính Dân Tộc và Tôn Giáo”.

Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum trong những ngày gần đây đã giới thiệu một số CHUYÊN ĐỀ liên quan đến lịch sử truyền giáo Giáo phận Kontum như :”Tính Lịch Sử của Làng Kontum”, “Kontum, Một Địa Danh Mang Tính Dân Tộc và Tôn Giáo”, “Đức Thánh Giám Mục Stêphanô Cuenot Thể, Thánh Tổ Phụ Giáo phận Kontum”…
Theo lời yêu cầu của một số tín hữu trong Giáo phận muốn hiểu thêm nền tảng lịch sử Địa Danh Kontum, Ban Mục Vụ Truyền thông Giáo phận xin giới thiệu bài nghiên cứu của Linh mục NGUYỄN HOÀNG SƠN có tựa đề :”HÌNH THÀNH “LÀNG KONTUM” NHƯ MỐC THỜI GIAN để định giá tình hình Tây Nguyên“. Đây là đề tài nghiên cứu để đánh dấu mừng :

♦Mừng 165 năm khởi đầu hành trình tìm đường thành công lên vùng đất dân tộc Tây Nguyên (1848-2013); 

♦ Mừng 160 năm (1853 – 2013) THỤ PHONG LINH MỤC CỦA CHA PHANXICÔ XAVIE NGUYỄN DO,

VỊ LINH MỤC MỞ ĐƯỜNG THÀNH CÔNG LÊN TRUYỀN GIÁO CHO NGƯỜI DÂN TỘC VÙNG TÂY NGUYÊN

♦ Ghi nhớ 160 năm, ngày 3 người dân tộc đầu tiên lãnh Bí tích Thánh Tẩy trở nên con Chúa (1853 – 2013); 

♦ Kỷ niệm 80 năm ngày thụ phong Giám mục Tông Tòa Đầu Tiên, Đức cha Jannin Phước  (1933 – 2013) v.v.v…

Biển Hồ ở Pleiku

Biển Hồ - người dân tộc nơi đây gọi địa danh này là Tơ Nưng có nghĩa là "biển trên núi"

Biển hồ chụp năm 1966

Bản đồ thời VNCH và thời thuộc địa Pháp

Bản đồ phân bố quân đội Việt Minh

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Câu chuyện thiên thạch ở Việt Nam

(TNO) “Việt Nam có rất nhiều dấu vết va chạm thiên thạch, nhưng về lý thuyết thì không thể có thiên thạch rơi xuống mà tồn tại ở Việt Nam. Cho nên có thể nói tất cả các vụ mua bán cái gọi là thiên thạch nhặt được ở nước ta đều là thiên thạch giả”, tiến sĩ Hoàng Ngọc Kỷ, nhà địa chất học nói với Thanh Niên Online.

Câu chuyện thiên thạch ở Việt Nam - ảnh 1
Sự tấn công của thiên thạch luôn là nỗi lo sợ của con người - Ảnh: NASA

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Danh hiệu Đại Võ sư (Võ cổ truyền Việt Nam)

Trương Văn Bảo, M.Ed.
Phó Tổng thư ký & Phó Trưởng ban chuyên môn
Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Về cái gọi là "Chữ Việt Cổ" của ông Đỗ Văn Xuyền

Chữ 'Việt cổ' của ông Đỗ Văn Xuyền
07:00 | 14/06/2013
Bạn đọc: Trong bài “Chữ Việt cổ đã được giải mã?”, VTC News ngày 29/1/2013 đã đưa tin: “Chiều 29/1/2013, tại 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã có buổi ra mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” và giao lưu với các nhà nghiên cứu, những người say mê chữ Việt cổ. (…) Ông Xuyền tuyên bố rằng đã giải mã được chữ Việt cổ - thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Cuốn sách đánh dấu hành trình 50 năm kiên trì, bền bỉ, với cái tâm trong sáng và lòng yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào về văn hóa Việt của ông Xuyền. (…) Ông muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ Khoa Đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử, mà suốt 2.000 năm qua đã bị thất lạc”. Xin ông An Chi cho biết, ông nghĩ như thế nào về sự kiện và cuốn sách “hoành tráng” này. Xin cảm ơn. Võ Trọng Thật (Bình Thạnh, TP HCM)

Cuộc hành trình tìm chữ Việt cổ của tác giả Đỗ Văn Xuyền không phải là khoa học. Đây chỉ là chuyện đời xưa thời nay mà thôi. Còn cái ý định của ông Xuyền “muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ khoa đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử” thì quả là cực kỳ lố bịch.
Nói chung, những câu quan trọng của ông Xuyền - mà các phương tiện truyền thông thuật lại - thì đều sai hoặc phản khoa học. Ta hãy trở lại với cái câu của VTC News:
“Ông (Xuyền - AC) muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ khoa đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử, mà suốt 2.000 năm qua đã bị thất lạc”.

Tìm kiếm Blog này