Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Biếm hoạ: Trên xương máu cựu chiến binh


Một đơn xin phép đi đường năm 1976

Lý do là về quê giỗ cha.

(hình chôm trên mạng)

Chuyện “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”

Trần Thái Trung
·
Người ta kể, nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý viết “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” xong, đưa cho NS Thu Hiền hát. Nguyên câu mở đầu nhạc sỹ viết “Đi mô cũng nhớ về HT”, nghệ sỹ Thu Hiền bàn ông thêm vào từ “chơ” và “rồi” vào câu hát cho dễ hát, mang âm sắc Nghệ ngữ. Ông đồng ý và câu “Chơ đi mô rồi cũng nhớ về HT” chính thức được công bố cho đến giờ.
Cũng nghe kể, bản gốc bài hát ông viết “Trâu ơi theo đàn ta về đồng cỏ mênh mông”. Nhưng khi hát lên, ca sỹ luyến láy thế nào đó nên người nghe cứ nghe thành “Trâu ơi theo đảng ta về đồng cỏ mênh mông”. Bị nhắc nhở, ông vội sửa từ “đàn” thành từ “bầy” trong câu hát đó.
Sau này Hà Tĩnh có một vị quan đầu tỉnh tên Đàn, dân HT nhiều lúc vui mồm cũng gọi Đàn thành Bầy.
Người Hà Tĩnh tha phương khắp nơi, mỗi khi gặp nhau, họ lại cùng nhau hát bài này, gọi là bài “Hà Tĩnh ca”. Chỉ có điều, câu hát “Ai hôm nay xa khơi buông lưới” họ lại sửa thành “Ai đi mô cho tui theo với”.
Để cho đến giờ, người vùng khác họ vẫn hát “Chơ đi mô rồi cũng thấy người Hà Tịnh”

Anh Bảy cười em cười, anh Bảy chỉ em chỉ.

Cái này mình kéo đám mây về được nè anh Bảy!

Đại úi guè đấu với luật xư & phiên toà bỏ túi.

Vụ xử Nguyễn Bắc Son cùng hạm đội vừa qua, phiên toà kéo dài, cho đến khi hắn hội ý với người nhà nhả ra 66 tỷ thì Toà tuyên bố bản án nhanh chóng. Hiểu rằng: hai bên, giữa toà với thằng luật sư và thân chủ cò kè bớt một thêm hai, rồi mới kết thúc. Chiêu trò do đám luật xư thầy dùi đạo diễn, chứ hắn biết cái mẹ gì! Từ đại sự, lão nghĩ lại chuyện nhỏ của mình, kể các bạn nghe vui.
Chuyện thế này,
Năm kia, bà xã lão bị Công ty (mới thay đổi chủ) cho nghỉ việc ngang cái rẹt. Lão giận quá bảo vợ khiếu nại... Thế là họ ra công văn gọi đi làm lại. Nhưng bà xã cảm thấy bị xúc phạm nên nghỉ luôn. Mình bảo bà uỷ quyền cho tui lãnh ấn tiên phong đi kiện. Hoà giải cấp cơ sở, nắn gân không xong nên kiện ra Toà án thị xã. Bên Công ty thuê luật sư, lão chả ngán! Bỏ một tuần lên mạng tìm hiểu Luật lao động và các nghị định. Đơn từ viết tới viết lui mấy lần, chấm phết chuẩn đét! Lão đòi bồi thường cho nguyên đơn 45 triệu. Trong quá trình tiếp xúc, thấy lôm côm, mình nóng máu xì nẹt cả Giám đốc công ty lẫn chú Luật sư và cô Thư ký toà án. Con giám đốc Cty trong hoà giải, nó hù... mình chửi: đồ đàn bà nhiều chiện (xin lỗi các bạn nữ) nói trật ngoài vấn đề đang khiếu nại. Với tay luật sư thì khuyên bảo lão, mình bảo: chú biết luật còn công dân ngu à, lo bảo vệ thân chủ của chú đi. Con bé thư ký thì chậm trễ, ghi biên bản không đúng lời khai nên mình chỉnh luôn. hehe. Thủ tục kiện cáo nhiêu khê, giấy tờ lằng nhằng mất ba tháng mới ra Toà xử.
Ngày ra Toà, giấy mời 7h30 sáng có mắt. Đúng giờ lão đến, chẳng thấy ma nào nên lấy điện thoại ra chụp hình và quay cảnh Toà bê trễ. 30 phút sau, Bộ sậu mới kéo nhau vào.

Dự án tiến sĩ: Giảm thiểu rủi ro khi gặp áo vàng chung cuộc

, sau nhậu
Một bạn truyền bá sáng kiến như link dưới, Lão nghe không ổn:
- Đã nhậu mà dẫn con cháu theo là tập nó hư, dẫn vợ thì càng rách việc.
- Nhậu với bạn bè, quán chọn mình chứ mình đâu chọn quán, chọn quán gần thì chơi với dế.
- Thấy nó đâu mà dắt bộ, thấy rồi thì đã muộn, nhậu đã mà dắt bộ thì xe đè cũng chết.
- Bắt xe về rồi hôm sau quay lại lấy vừa tốn tiền xe 2 lần vừa mất công nhậu tiếp.
Cho nên tăng cường quan sát tránh né phe áo vàng là thượng sách:
- Không được phóng nhanh, mắt phải mở hết khẩu độ để nhìn, để ý chủ yếu phía bên tay phải, đang đi mà thấy người đi trước bỗng dưng lễ phép chạy chậm lại. Chú ý giao lộ, đoạn cua góc khuất dễ bị phe áo vàng phục kích.
- Nếu phát hiện từ xa thì chịu khó dừng xe quay lại tìm đường khác mà đi. Lỡ rồi, thủ sẵn bài trăm xỉa nó một nhát, nó né thì mình dùng chiêu dự phòng khác. Chớ có sừng cồ, phải biết giả nai thật dễ thương để mấy ảnh thương áp dụng cho khung phạt thấp nhất. Năn nỉ, cù nhầu, qua rồi thì đu me sau. haha
Nói dóc dzẫy chứ, mình tính không bằng trời tính. Hên xui, phước chủ may thầy.
Các bạn nghĩ ra chiêu gì hay nữa? Để lão chôm chỉa thêm, làm cái luận án hoàn chỉnh. Ai an toàn thì coi như tiến sĩ nhậu khỏi cần nhà nước cấp bằng..

https://www.facebook.com/buiminh.tam.9/posts/2328444387260637

Nhìn lại bộ phim Ván bài lật ngửa.

Đến nay, đối với VN mà làm được một bộ phim như thế, vẫn là kinh điển trong thể loại này. Rất tiếc, 1-2 tập cuối, đạo diễn bí ý tưởng hoặcdo câu khách mà thành như phim cao bồi pha màu 007.
Bộ phim thành công do hội tụ nhiều yếu tố: hoàn cảnh, không gian, phương tiện và con người. Trước hết nhờ tài năng của đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Hậu thuẫn của ông trùm chính trị là Trần Bạch Đằng.
Nguyễn Chánh Tín được nhắc nhiều nhất là vì vai chính, hợp "tạng" diễn xuất cho nhân vật tình báo chiến lược. Các vai nữ mờ nhạt không có gì đáng nói. Thương Tin một diễn viên đa năng. Nhiều diễn viên khác vào vai, mỗi người khắc hoạ được nét độc đáo cho từng nhân vật...
Cho nên thành công ấy thuộc về số đông sáng tạo, góp sức. Không thể quên khuôn mặt, hành động của từng diễn viên xuất thân từ quần chúng. Họ đóng phim để kiếm cơm và cũng vì yêu thích bộ môn điện ảnh. Chạy theo số đông chuộng tiếng tăm mà quên họ là chưa công bằng.

Khomeini & Trump

Khomeini:
Các thánh chiến cứ bắn rocket thí xác, trúng đâu thì trúng để thế giới thấy ta chẳng coi đế cuốc Mỹ là cái đinh gì.
Trump:
Các chiến hữu hãy núp cẩn thận, 1 răng hết giận thì thôi, mình vuốt mặt cũng nể mũi tí chứ. Từ từ rồi tính, ta đo ni chưa xong.


Trần Quốc Vượng - Lo quá lo chứng!

Thường trực Ban Bí thư nói:
"Thành trì XHCN cả hệ thống Đông Âu như vậy ai cũng tưởng rằng không bao giờ đổ mà cơ đồ đổ xuống biển sâu, có nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là nguyên nhân công tác cán bộ, là người đứng đầu. Khi sang châu Âu 10 năm sau Liên Xô sụp đổ, nghe các phương tiện thông tin đại chúng ở đây nói về sự kiện này như một ngày hội, ông đã rất đau xót. "Mình nghĩ lại làm sao để Đảng ta không bao giờ vướng vào chuyện như vậy"
“Đây là vấn đề quan trọng. Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi”

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Những vay mượn từ người Tàu

Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa là một trong những tác động chính trong việc vay mượn về ngôn ngữ. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố khác như địa lý, lịch sử, chính trị và xã hội trong việc hình thành ngôn ngữ vay mượn. Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vốn là một “melting pot”, dễ dàng hòa nhập với các nền văn hóa khác từ tiếng Tàu, tiếng Pháp và cuối cùng là tiếng Anh.
Có thể lấy bài hát Gia tài của mẹ của Trịnh Công Sơn để giải thích sự vay mượn của ngôn ngữ Việt: “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày…” Như vậy, Việt Nam đã trải qua ba thời kỳ ảnh hưởng, lần lượt theo thứ tự thời gian là của Tàu, sau đó đến Pháp và cuối cùng là Mỹ trong những năm chiến tranh gần đây nhất.
Trước hết, xin được bàn về ảnh hưởng của Trung Hoa mà ta thường gọi nôm na là Tàu cùng những biến thể như Người Tàu, Ba Tàu, Các Chú, Khách Trú và Chệt hoặc Chệc. Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16/2/1870) giải thích:

Tìm kiếm Blog này