Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Hãy bỏ ra 8 phút để nghe PTT Vũ Đức Đam nói!

Nếu bạn chưa nghe, hãy bỏ ra 8 phút để nghe PTT Vũ Đức Đam nói!
Dù bạn không tin bất kỳ và thường chỉ trích những phát ngôn của Lãnh đạo nhưng trước nạn dịch Covid-19 lần này, bạn hãy bình tâm lắng nghe người có trách nhiệm nói. Chỉ 8 phút thôi để hiểu những vấn đề then chốt trước nguy cơ dịch bênh lan rộng và các biện pháp đối phó của Chính phủ. Có thể bạn cho rằng ông ta nổ thì bạn hãy thử đặt mình vào vai trò đó, liệu nói khác không?

Ngẫm về cái danh ở thời Internet.

Mỗi người có vai trò nhất định trong thời gian nào đó, hoàn thành nhiệm vụ "lịch sử" là xong. Cái danh chả là gì. Với bất kỳ ai, nó cũng tồn tại rất ngắn. Nếu không theo kịp thời đại, thay đổi nhận thức, cố bám lấy tư duy cũ mà chém gió thì sẽ thành người hoang tưởng, ăn mày dĩ vãng.
Cái danh, có chăng còn tồn tại trong lòng mấy ông lẩm cẩm và đám trẻ trâu mù quáng. Cuộc sống luôn nghiệt ngã rạch ròi, trước tung hô ngọn cờ đầu, sau coi như giẻ rách vứt vào sọt rác, đừng thấy vậy mà buồn. Có ngựa già còn máu, có ngựa non đá như già.
Bỏ qua đảng "muôn năm". Bình tâm nhìn lại: không ít những người đấu tranh cho tự do dân chủ, mà thấy. 5-10 năm về trước khác, nay thì kẻ bay, người tuột xích, đài rè... Thế hệ mới có tư duy và góc nhín mới sẽ tiếp bước, vậy thôi

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Cạo cắn linh tinh... 11



Ngày xưa khi chưa có máy tính, đây là cách các nhà khoa học NASA tính toán.

(ảnh do nhiếp ảnh gia người Mỹ J.R. Eyerman chụp 1961)


Phạm Tuân - Kẻ ăn may vĩ đại,

Phạm Tuân được xem là phi công đầu tiên và duy nhất trên thế giới hạ tại chỗ một pháo đài bay B52. Chỉ với 2 quả tên lửa Vympel K13 nhỏ bé đeo trên cánh và an toàn trở về.
Điều đáng nói là đến mãi tận bây giờ, thành tích vô tiền khoáng hậu này vẫn không có bằng chứng nào khác hỗ trợ ngoài 1 chiếc B-52 cũng bị bắn rơi vào gần thời điểm đó (tối 27.12.1972), được quân đội xem là nạn nhân của Phạm Tuân (MIG-21), nhưng phía Mỹ khẳng định, nó bị bắn hạ bởi 1 quả tên lửa SAM 2, từ mặt đất.
Mỹ cũng cho rằng, nếu có xài hết và trúng mục tiêu hai quả tên lửa không đối không tầm nhiệt Vympel K13 có khối lượng chiến đấu (đầu nổ) bé hạt tiêu (warhead: 7.4 kg) được thiết kế để đánh tiêm kích 1 động cơ, cũng không đủ sức hạ tại chỗ chiếc bomber khổng lồ (lớn gấp 20 lần chiếc tiêm kích), có 8 động cơ hoạt động độc lập, nó chẳng khác gì chuyện bắn 2 viên K59 vào mông con voi. Chỉ có quả tên lửa đất đối không SAM 2 với khối chiến đấu lớn 200 kg mới có thể hạ gục tại chỗ 1 chiếc B52.
Thực tiễn chiến đấu cũng chứng minh quan điểm này:
Ngày 20/11/1971, phi công Vũ Đình Rạng đã từng bắn trúng 1 B52 bằng 1 quả tên lửa, chiếc B52 vẫn bay về hạ cánh an toàn tại Utapao mà phi hành đoàn hầu như không biết. Điều này được chính các phi công Mỹ sau này qua thăm Vn kể lại. Phi công Vũ Đình Rạng đã từ chối danh hiệu anh hùng được trao muộn.

Chuyện vũ thoát y ở đình thần.

Sau năm 1968 (năm Mậu Thân) các đoàn hát chuyển dịch về nông thôn … có khi hát ở Nhà lồng chợ, có khi ở Đình. Hay hay dỡ gì không biết, vẫn phải có màn phụ diễn Vũ thoát y, không có thì ế, còn Vũ hay hay dỡ không sao, có Vũ là được, vì đa số khán giả là thanh niên. Thời ấy nông thôn buồn lắm quí vị ạ ! Ngày nào cũng nhìn thấy máy bay quân sự bay ngang bầu trời, tiếng đại bác ầm ì từ xa …. Điện đóm không có, vài ba chục nóc gia có được 1 cái tivi 14 inchs trắng đen, sử dụng bằng bình ắc cuy, chỉ tối thứ bảy có tuồng cải lương hàng tuần mới kéo lại xem .
Năm ấy 1973, bọn chúng tôi mua giàn đoàn hát Thái Dương 3, về hát tại đình An Hòa (Xã Hòa Bình cũ, bây giờ là ấp An Mỹ, xã Hòa An, huyện Chợ Mới , tỉnh An Giang), vì hát trong đình, có màn phụ diễn Vũ thoat y thì phải thông qua Ban Tế Tự đình. Bác Năm Lương (lúc ấy trên 70 tuổi, còn tráng kiện), cương quyết không cho, vì đây là nơi thờ Thần, chốn linh thiêng … đã mua giàn xong, nếu không có màn phụ diễn nầy : LỖ LÀ CÁI CHẮC. Tranh thủ sáng sớm hôm sau uống cà phê, chúng tôi mời hết các vị trong Ban Tế Tự để thuyết phục …. Năn nỉ gần gãy lưỡi, sau cùng Ban Tế Tự đồng ý phương án : Lấy 1 tấm màn lớn (cái nầy đoàn hát nào cũng có sẳn), che bít ngang cái bàn Thần lại, ràng buộc cẩn thận … chỉ chừa lại phần sân khấu và khán giả xem hát ……. Thở phào, nhẹ nhỏm .
Khi rao bảng hát, anh rao bảng phải nhấn mạnh có phụ diễn Vũ thoát y .
Vé hát có 2 loại : Loại ghế ngồi thì có số ghế hẳn hoi, hạng nhất, nhì , ba . Loại đứng thì bán vé không hạn chế ….
Thời đó chúng tôi cũng còn trẻ, từ 20 đến 25 tuổi , cũng háo hức với màn phụ diễn nầy.

Năng lực share bài kinh hoàng!

Có anh chàng là thầy dạy ĐH ngân hàng, ảnh viết bình luận thì ít thôi còn share bài thì như Mỹ bắn tên lửa Tomahawk. Hơn Mỹ ở chỗ: Mỹ bắn theo chiến dịch còn ảnh bắn đều chi, bấm nút bất kỳ lúc nào, thượng vàng hạ cám, trúng đâu thì trúng.
Mỗi phút bắn một phát, có khi một phút 4 phát, có khi một giờ nện tới 15 phát... Nghề ngân hàng mà, rất chỉn chu, giờ giấc đâu ra đó, cà phê ăn sáng xong là quất tới đúng nữa đêm nghỉ, chắc là ôm vợ ngủ, không thì vợ, nó bỏ thí mịa! Sáng hôm sau làm nhà báo điểm tin tiếp. hehe.
Thế giới mạng muôn màu muôn vẻ, lắm chiện vui !.

Thợ cạo cướp công văn chương của người khác.

Chiện giờ mới khai ra:
Kiếm xiền nhậu chứ hổng cướp tiếng tăm của ai nha, ghi tên tác gỉa đàng quàng!
Số là lão chơi với ông bạn nhà báo phụ trách biên tập ở một tờ báo mạng của bộ và phụ trương báo giấy mì ăn liền. Bạn gợi ý ông tham gia mí tui cho vui, ông phụ trách được đấy, cái mục nhỏ gọn thôi là điểm tin và bình lưng ngắn thời sự xã hội đang nóng. Lão bảo: tui xà bát đâu có nghiêm túc chiện gì mà làm nhà páo hở ông!.. Rôi bạn gợi ý: tui thấy trên blog Th09 của ông có mấy bài hay, có lý lắm, ông biên tập chữ nghĩa rồi quăng cho tui lên báo. Đang khô máo hổng có tiền để nhậu đàn đúm với bạn bè, thế là lão mần đại. Gặp bài ngắn thì sửa dăm chữ là ok, luộm thoai ! Gặp bài dài phải đăng nhiều kỳ, dò mệt thí mịa, sửa không đạt ý và hấp dẫn, bạn già phải nhảy dô giúp. Đâu chừng 5-7 số báo, thư ký toà soạn chuyển tiền cho lão, ông bạn không chấm mút đồng nào.
Nội dung là ba câu chuyện: oánh nhau với quân Kh'mer Đỏ, rồi cách đánh máy bay B52 Mỹ, 1-2 chuyện vui ngày xưa ở miền Nam. Lão ấn tượng đặc biệt là chuyện người đầu tiên tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam, ngay sát sau ngày 30/4 ở An Giang. Có những chi tiết hào hùng, căm thù và ghê rợn... Mình nói với bạn: chuyện này mà dựng thành phim thì bá cháy vì nó rất thật, rất sống động, nhiều hình tượng, hấp dẫn lắm ông ạ! Thế nhưng rất tiếc là không, không hiểu vì sao mà không ai đó quan tâm...
Ở xa nên mình không thể truy tìm về quê tác giả để giao lưu - đó là anh sinh viên học hành dở dang về quê, bắt buộc phải làm du kích cầm súng bảo vệ quê hương. Nhân đây, Thợ cạo chân thành cảm ơn hai tác giả không quen biết và một có quen. Cảm ơn ông bạn già đã tiếp tay nhiệt tình cho Cạo "chôm chỉa". hehe.

Còn đâu cái thành Hồ của người Chăm ở quê tôi.

Tổng diện tích chỉ sau kinh đô Đồ Bàn ở Bình Định, mỗi cạnh của nó dài trên cây số. Nay chỉ còn những gờ đất bờ thành đổ nát hoang phế, thấp thoáng dưới vườn cây của người dân.
Hình Phuot.vn


Bụt nhà không thiêng chăng?

Gành đá dưới là chứng tích cho thấy rằng đồng bằng Tuy Hoà (3 huyện), vựa lúa lớn nhất của miền Trung, khi xưa là biển. Nó chỉ cách TP Tuy Hoà hơn 7 cây số thôi nhưng mình tin là nhiều người Phú Yên chưa từng biết nó, ngay cả người có đi ngang qua cũng chưa chắc đã ghé vào.

Tìm kiếm Blog này