Xin phép được trích lại bài viết rất hay và đầy đủ của 1 anh khách hàng ViP rất tâm huyết với Trầm Hương. Mọi người đón đọc cho biết thêm tại sao có người ta nói “Ngậm ngải tìm trầm” nghề trầm nghề gian lao vất vả & nguy hiểm lắm
Tôi xin được trích:
“Người Khánh Hòa, nhất là người đi địu, tin rằng trầm hương là của Bà Thiên Y A Na. Bà cho ai thì người ấy được. Bằng Bà không cho thì dù đứng một bên cũng không tìm thấy. Có đôi kẻ có phước, không cố tâm đi tìm mà tự nhiên bà cho hưởng lộc.
Bởi vậy trước khi đi tìm trầm, người đi địu phải dâng lễ cầu khấn Bà, và trong những rừng nào có nhiều cây gió đều có miếu có am thờ Bà do những người đi địu lập, để tiện việc cúng kính trước khi nhập lâm.
Người đi địu toàn là đàn ông vì đàn bà một là không thể xông pha nơi rừng sâu núi thẳm, hai là người nhà nghề tin rằng trầm hương kỵ khí âm.
Bởi dẫn thân vào nơi nguy hiểm, người đi địu rất thận trọng. Ngày ra đi phải lựa chọn kỹ càng. Chẳng những là ngày lành mà còn phải hạp với người cầm đầu tục gọi là Địu Bầu.
Mỗi Ðịu Bầu có một tốp riêng và mỗi tốp có một khẩu hiệu riêng để biết được đi và về ra khỏi trùng đường cùng các tốp khác.
Ði tìm trầm phải đi lâu ngày và phải vào sâu trong rừng trong núi. Nên ngoài lương thực chuẩn bị đầy đủ, người đi địu phải mang theo thuốc trừ lam chướng, trị bệnh hiểm nghèo và phòng rắn rít. Thuốc đó gọi là Ngải.
Ngải là một loại thảo giống như cây nghệ cây huỳnh tinh, cao chừng một thước, củ giống như củ riềng, bên trong hơi vàng và bay mùi long não.
“Người Khánh Hòa, nhất là người đi địu, tin rằng trầm hương là của Bà Thiên Y A Na. Bà cho ai thì người ấy được. Bằng Bà không cho thì dù đứng một bên cũng không tìm thấy. Có đôi kẻ có phước, không cố tâm đi tìm mà tự nhiên bà cho hưởng lộc.
Bởi vậy trước khi đi tìm trầm, người đi địu phải dâng lễ cầu khấn Bà, và trong những rừng nào có nhiều cây gió đều có miếu có am thờ Bà do những người đi địu lập, để tiện việc cúng kính trước khi nhập lâm.
Người đi địu toàn là đàn ông vì đàn bà một là không thể xông pha nơi rừng sâu núi thẳm, hai là người nhà nghề tin rằng trầm hương kỵ khí âm.
Bởi dẫn thân vào nơi nguy hiểm, người đi địu rất thận trọng. Ngày ra đi phải lựa chọn kỹ càng. Chẳng những là ngày lành mà còn phải hạp với người cầm đầu tục gọi là Địu Bầu.
Mỗi Ðịu Bầu có một tốp riêng và mỗi tốp có một khẩu hiệu riêng để biết được đi và về ra khỏi trùng đường cùng các tốp khác.
Ði tìm trầm phải đi lâu ngày và phải vào sâu trong rừng trong núi. Nên ngoài lương thực chuẩn bị đầy đủ, người đi địu phải mang theo thuốc trừ lam chướng, trị bệnh hiểm nghèo và phòng rắn rít. Thuốc đó gọi là Ngải.
Ngải là một loại thảo giống như cây nghệ cây huỳnh tinh, cao chừng một thước, củ giống như củ riềng, bên trong hơi vàng và bay mùi long não.