Từ Minh Trị thiên hoàng đến Người Việt cao quý.
Năm học lớp Nhất (5) trường Tiểu học Cộng đồng Kontum. Tuổi thơ của lũ học trò chúng tôi, ngoài giờ học là chạy nhảy đã banh ở cái sân cỏ ngút ngàn, mãi miết với những trò chơi tự chế, thả hồn vào những truyện cổ tích, mê mẩn các loại truyện tranh... Thầy chúng tôi tên Trần Minh Trị, không biết tên do cha mẹ đặt hay do Thầy kể vì yêu sự canh tân của hoàng đế Nhựt Bổn mà có tên vậy. Nhớ đến người có dáng tầm thước, mặt chứ điền có râu và hút ống vố với sợi thuốc màu vàng. Một bữa, Thầy giới thiệu với đám học trò con nít một cuốn sách: "Người Việt cao quý" của tác giả người Ý viết về người Việt. Tôi tìm mua đọc, từ đó khơi dậy lòng mình niềm tự hào dân tộc và yêu nước thiết tha. Sau này, thời Internet mới biết tác giả là nhà văn Vũ Hạnh. Có nhiều ý kiến cho rằng: sách "tự sướng" về một dân tộc nhiều thói hư tật xấu. Tôi vẫn không thay đổi, vẫn yêu cuốn sách mỏng ấy như xưa. Nó góp phần ảnh hướng lớn đến đời tôi về sau và cũng nhờ nó mà mình nhớ mãi tên ông thầy: Trần Minh Trị .
Nhành lúa mới dám sửa điểm của Thầy.
Lớn rồi mới khai. Nhỏ, con trai mà ai chẳng ham chơi, tôi càng ham chơi tợn! Học hành lớt phớt, chỉ quan tâm mỗi môn toán đố, các môn khác thì sa pha. Cực chẳng đã, Thầy bắt phải thuộc lòng mới cày nên thuộc bài tập đọc "Nhành lúa mới". Mà nhiều bạn học sinh thời ấy còn nhớ đoạn đầu "Tôi tới một miền quê kề bên trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài, vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm, không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Qua một đêm ngủ đỗ, sáng hôm sau, tôi trở dậy lên đường..."