Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

"Thầy sao Trò vậy, mới chích 1 phát đấy nhé. phê!"


Tks paparazzi Hoà Hậu




Ghi nhận kết quả cuộc gọi qua Tổng đài 1022.

Kiot bán tạp hoá sát nhà mình có 3 mẹ con bị nghi nhiễm Covid (chồng đi vắng vào công ty SX tại chỗ). Sáng nay, mình qua hỏi thăm xem tình hình thế nào? Cô tạp hoá bảo: Không sao bác à, ổn rồi. Đứa bé ho, mới gọi điện thoại cho trạm Y tế, nhiều lần không ai bắt máy (điện thoại bàn), nóng ruột nên gọi dịch vụ test nhanh thì dương tính, tốn hơn triệu đồng. Cô tính gọi dịch vụ test lại. Mình khuyên: kết quả âm hay dương tính thì cũng phải tự cách ly, không nên tốn tiền mấy lần, nếu y tế nhà nước chưa làm, chuyện đó tuỳ gia đình. Mình hỏi: thế có báo TĐ 1022 chưa, cô bảo em bấm gọi không được.
Do cô ấy không quen thao tác gọi qua tổng tài nên mình gọi giúp. Người trực TĐ bắt máy liền, cô nữ hỏi khá cặn kẽ, hỏi đến đâu, mình trả lời đến đó, đúng như thực tế những gì vừa biết. Nửa giờ sau, Một chú Trạm Y tế phường gọi đến để xác nhận thông tin và căn dặn...
Như vậy để các bạn thấy, ai đó hoài nghi TĐ 1022, cho là nhà nước lập ra cho có lệ là không đúng. Vì nó là TĐ để ghi nhận các lãnh vực liên quan đến dịch bệnh cấp bách, bao gồm cứu đói. Có người trực 24/24 và thông tin được ghi âm, phản ánh đến nơi có trách nhiệm. Nếu có sự cố, mà không biết tận dụng mà bỏ qua, thiệt thòi rất lớn cho gia đình, không những thế còn giúp cơ quan chức năng nắm bắt xử lý tình hình dịch bệnh kịp thời.
Trên mạng có hướng dẫn, mình nhắc lại nếu ai chưa biết:
Bấm mã vùng, ví dụ Bình Dương là 0274 + 1022 thành 02741022. Chuông reo, bấm vào hình ... ở góc phải điện thoại để nó hiện bàn phím ảo, bấm vào phím 2 Cấp cứu (nếu như trường hợp trên), sẽ có người bắt máy nghe, ghi nhận và hướng dẫn...

Ai phải làm, ai ở yên một chỗ đều là phận sự, chả ai muốn.

Không ít người bảo: Nhân viên y tế, nhân viên công vụ ngày đêm phải hy sinh vì xã hội, có giỏi thì làm gì cho cộng động đi ! Nghe vớ vẩn lắm. Người dân biết ơn nhưng nên nhớ: ai có điều kiện và ai cho phép di chuyển. Rất nhiều người làm thiện nguyện, chấp nhận có thể bị nhiễm dịch bệnh còn gặp khó khăn cản trở, không biết sao.
Nhà nước cấm dân đi làm ăn thì nhà nước phải có trách nhiệm nuôi, đơn giản vậy thôi, lấy tiền của dân đóng góp mà thực hiện. Không phải ban ơn, được chăng hay chớ. Người ta kêu ca, buồn chán, cái chính chẳng qua là không tin vào lời hứa của nhà nước, sợ đói khổ. Cũng đừng bảo: sống như thời chống Pháp, chỉ cần cơm rau là được, vậy thì đơn giản quá trước nhu cầu sống của người hiện đại. Họ bí quá thì đành chịu, còn cựa quậy được họ còn cố lách để tìm cách đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Người có tích cóp tiền bạc khác với người bần cùng, hai dạng nhận thức và ứng xử khác nhau cho nên ngày nào cũng có chuyện kêu ca, ồn ào rồi phạt là điều dĩ nhiên khó tránh khỏi...
Đó là suy nghĩ của mình trước cái stt dưới của Le Van Duc.

Dịch không giảm, mình cầu trời mưa lớn vì nhớ chiện này.

Hồi mình còn ở nhà, trời đang nắng chang chang, cả nhà đang trang, cày phơi lúa, bỗng trời mây đen kéo tới tốc hành, chớm mưa. Bà già với hai thằng con vừa ngó lên trời vừa chạy tung chạy tác lo gom xúc lúa vô nhà. Ông già ngược lại đi ra vườn, tuốt lá chuối khô vào nhét 2 lỗ lù sân phơi, bà già chửi, ổng nói tỉnh bơ: "ướt còn cháy mất". hehe.



Chào ngày mới! 22/8/2022

 


Nhân chuyện dân chui rào, nhớ bài học đánh cửa mở.

Năm xưa, Trường Hạ sĩ quan QK5 đào tạo chỉ huy cấp tiểu đội (đến trung đội). Trong phần kỹ chiến thuật có bài tổ chức tấn công căn cứ định.
Trước khi đánh có phân đội trinh sát vào ra căn cứ để nắm tình hình bên trong về báo cáo lên chỉ huy cấp trên. Chỉ huy và tham mưu lên kế hoạch tác chiến, hạ quyết tâm. Nếu đánh cứ điểm lớn thì đắp sa bàn, nhỏ hơn là xem bản đồ đã vẽ tác nghiệp trên đó để các cấp chỉ huy, tham mưu cùng nhau nghiên cứu, bàn bạc cách đánh. Muốn đánh vào một cứ điểm cần rất nhiều đơn vị, phân đội phối đồng tác chiến.
...
Mình chỉ chủ yếu việc tổ chức đánh cửa mở:
Đánh cửa mở là xoi thủng cái vỏ cứng của căn cứ địch, là phá những lớp rào phòng thủ... để quân chủ lực tràn vào theo chỗ ấy. Khi đánh dĩ nhiên tấn công nhiều hướng để phân tán lực lượng đối phó của địch nhưng trong diện có điểm.
Bộ phận đánh cửa mở chấp nhận có thể bị thiệt hại nặng vì nếu địch bên trong phát hiện sẽ tập trung hoả lực bắn ra hướng này. Cho nên phân đội cửa mở phải tổ chức thật kỹ, làm sao phá rào mở đường cho nhanh chóng.
...
Việc chuẩn bị của phân đội, từng người được phân công:
- Tự ghép và mang theo giá mìn ĐH (định hướng), kích nổ bằng điện, để dùng thuốc nổ có cấu tạo lõm tập trung quét thẳng một luồng hẹp.
- Tự làm và mang theo bộc phá ống, nhồi thuốc nổ TNT vào ống tre, kích nổ bằng nụ xoà rút chốt, để phá hàng rào bùng nhùng còn sót lại.
- Mang theo súng đại, trung liên để bắn chế áp địch, yểm trợ cho bộ phận xâm nhập phía trước.
- Mang theo kềm lớn cắt kẽm gai, đồ tự chế linh tin như các loại móc,...
...
Phân đội đánh cửa mở thực hành:
- Ban đêm di chuyển đến vị trí tập trung gọi là tập kết, thường cách căn cứ địch từ 1 cây số trở lên. Từ vị trí tập kết dè dặt đi về hướng mục tiêu.
- Trinh sát bò vào trước, gỡ mìn, vạch rào sẵn, đánh dấu bằng cách thả mặt trong óng ánh của vỏ cây chuối ở 2 bên mép đường, rồi rút ra.
- Bộ phận cửa mở 1 bò vào theo đánh dấu, tiếp tục khắc phục nếu còn sót. Giá mìn định hướng từ trong ra ngoài, có thể 2 hay 3 lớp mìn.
- Bộ phận mìn ĐH bò ngược ra khỏi rào, tìm chỗ núp chờ lệnh. Hiệu lệnh tấn công toàn đơn vị là tiếng nổ cực lớn của mìn.
- Bộ phận cửa mở 2 lao lên theo hướng mìn ĐH đã quét. Hàng rào bùng nhùng nào còn sót thì thọc mìn ống vào, rút nụ xoè điểm hoả xong chạy ra tìm chỗ núp.
- Hai loại mìn đã nổ xong, coi như nhiệm vụ chính đã hoàn thành, còn lại là phụ, phân đội trinh sát và cửa mở sẽ cùng số đông đơn vị tấn công.
- Đơn vị cứ theo hướng mìn quét mở đường chạy vào, càng nhanh càng tốt vì địch bên trong sẽ tập trung tối đa pháo và đại liên bắn ra hướng này.
- Cho nên đơn vị nhận lãnh nhiệm vụ tấn công địch hướng chủ công bị tổn thất nhiều nhất, nếu có.
.....
Mình hay có thói quen chia sẻ gì đó theo liên tưởng, nên hy vọng các bạn không cảm thấy vô duyên trong lúc này.

Vùng xanh trong lòng vùng đỏ!

Đến giờ nhiều người chưa biết thế nào là chuẩn của vùng xanh, vùng vàng, vùng cam, vùng đỏ. Đa số chỉ hiểu ang áng nó biểu thị mức đô lây nhiễm dịch ở các nơi thôi.
Khi nghe tin chính quyền Bình Dương tuyên bố 11 phường phải “khóa chặt, đông cứng vùng đỏ đậm đặc", mình cảm thấy rất lạ. Bỡi phường mình nằm trong diện trên nhưng nơi biết khá chính xác là khu phố đang ở, đã yên ổn cả tháng nay. Trước đó có 2 chợ nhỏ và dăm căn nhà bị dăng dây cách ly, so với một KP đông công nhân ở trọ thuộc top đầu của BD thì nó như "muỗi". Rất may mắn!
Lâu nay dân không được ra khỏi khu phố, chứ bên trong đi lại khá dễ, trước vài ngày còn thấy dân phòng gỡ dây cách ly chợ. Do cứ đinh ninh là vùng xanh, thành ra rất khó hiểu trước quyết định của CQ.
Vì dân ở đâu biết đó nên mình sực nhớ, nhắn tin hỏi người quen thì mới hiểu ra khu phố khác cùng phường, nguyên văn: "... 2 tuần nay hốt hơn 100 người nhiễm đi cách ly, trước đó cũng có rồi anh". Còn khu phố nào bị nặng, nhẹ nữa không biết.
Mình thiết nghĩ nếu tỉnh BD làm kỹ, cụ thể hơn đến cấp khu phố thì dân cũng đỡ ngột ngạt mà lực lượng chức năng cũng đỡ "bao sân" vừa tốn sức vừa tốn kinh phí để tập trung cho nơi đúng nghĩa trọng điểm "vùng đỏ đậm đặc".

Trận uống nước dừa kinh hoàng thập tử nhất sinh!

Tóm lược theo lời kể của CCB @Hồng Ngự:
Phân đội trinh sát 11 người dưới sự chỉ huy của trung đội trưởng, nhận lệnh đi lùng sục thăm dò địch quanh địa điểm của Đơn vị mới dừng quân. Đi được 18 cây số đường chim bay, khi Phân đội tiến vào điểm cuối theo kế hoạch, tới một phum bỏ hoang từ lâu, dừa nhiều vô số kể. Họ dừng quân, đang khát giữa mùa nắng như đổ lửa gặp vậy nên anh em quá mừng, tha hồ trèo hái, chặt đập trái dừa lấy nước uống say sưa. Hả hê trước của trời cho, họ uống thay nước lã, nấu cơm bằng nước dừa, rửa mặt cũng nước dừa luôn. Tối ngủ, đi đái, khát lúc nào uống lúc đó, miệng nhai cùi dừa rạo rạo cả đêm.
Sáng dậy, cả nhóm lên đường hành quân về đơn vị. Ban đầu là một người vừa bước đi đã ngã vật, nằm thẳng cẳng, mắt trừng trừng, miệng méo xệch, sùi bọt mép. Anh em đành võng cán đi. Nhưng tiếp theo hết người này đến người khác bị y vậy, ngực như bị ép, chân tay co quắp, rã rời, liệt cụp. Không ai bước đi nổi, có người mê man bất tỉnh.
Trung đội trưởng đành nói buông xuôi, ai còn sức thì cố tìm về đơn vị, ai không đi được thì dồn lại treo võng nằm gần nhau, thay quần áo sạch (chờ chết). May sao một người ráng lê lết về tới Đơn vị, báo xong thì ngất. Đơn vị tổ chức lực lượng đi tìm. May sao thấy, khiêng võng về được 11 người, tất cả đều sống.
Nguồn:
https://www.facebook.com/groups/740161409468128/posts/2101520459998876

Một khoảng khắc làm nên tên tuổi Trịnh Đức Việt.

Tác giả chụp từ Thảo Điền về phía Bình Thạnh và Quận 1.
(Tối 17/8 và 18/8)







Vì sao có người Anti-vaccine?

Mình khá thắc mắc về điều ấy nên hỏi người bạn.
Bạn nói: Ở Mỹ, đa phần lớp già thì chấp nhận loại vaccine nào cũng được, còn những người từ chối có nhiều lý do... Tầng lớp trẻ có học thức ở Mỹ và Singapore, họ không chịu tiêm theo lý của họ. Vì họ tự tin ở sức đề kháng của mình, phần nữa cho rằng Vc can thiệp sâu vào mã ngồn gen. Mới có 2 năm nguyên cứu, chưa đủ thời gian để kiểm chứng an toàn về lâu dài trên thực tế. Có thể di truyền ảnh hưởng xấu đến con cháu. Ví như vật nuôi cây trồng biến đổi gen, có nước tán thành, có nước không. Họ thà tiêm Vc bào chế theo cách cổ truyền như của TQ chẳng hạn, an toàn hơn.

Tìm kiếm Blog này