Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

Vương quốc Champasak trong bản đồ 1888.

Để hiểu vì sao mấy tỉnh Đông Bắc CPC có người Lào sống, ở VN có huyện Sa Thầy, Buôn Đôn (còn ít người Lào).
Trước khi Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương, Vương quốc Champasak thuộc Đế quốc Siam. Bao gồm: ngày nay là một tỉnh Đông Bắc Thái Lan, 4 tỉnh Đông Bắc CPC, một phần các tỉnh Tây Nguyên VN.





Quý ông dấu vợ để có tiền ăn nhậu và đánh mánh lẻ nên học theo con chim Phàn Tước này.

(hình từ Phùng Mỹ Trung)

Ân oán còn lâu! - Tham khảo chuyện GĐ Dũng Lò Vôi

Chuyện cũ mà không cũ về gia đình Dũng Lò vôi và Hằng Canada của nhà báo Minh Diện đăng trên blog Bùi Văn Bồng năm 2013. Sau liền đó Phương Hằng kiện ông Minh Diện về "tội vu khống, phá hoại cuộc sống bình yên của người khác". Ông MD chứng minh với cơ quan điều tra về sự trung thực của bài báo, không vụ lợi, không thù ghét vợ chồng họ nên đã vô sự.
(Có liên can chút ít tới Thợ cạo Tranhung09 nên nhớ tìm bài cũ đăng lại các bạn xem)
____________

ÂN OÁN CÒN LÂU
Thời gian vừa qua, Huỷnh Uy Dũng, trước là Huỳnh Phi Dũng, biệt danh “Dũng lò vôi”, từng là đại biểu Quốc hội khóa X (1996-2001), lại khuấy động dư luận trong và ngoài nước về chuyện đời tư của mình. Thói thường, “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”, đằng này vợ chồng Huỳnh Uy Dũng lại phô ra. Vì háo danh, hay bị luật nhân quả nó hành như vậy?

Bộ mã trông còn được mà bên trong tời quơi còn dì là dú.

 

- Vẽ sao cho ra đấng minh quân nghe mày!

- Dạ. ngài hãy tin tay nghề của em.
  .....  
- Trời. ông mà không ăn thịt mày mới lạ!
- Dạ. từ trên nhìn xuống, thấy sao em vẽ vậy ạ.



Trạng thái con người như thế nào khi bị đồn tới thế cùng?

Dư luận tranh cãi về bức tranh của họa sĩ Mai Duy Minh. Mình lấy làm khó hiểu chứ không dám phê phán vì biết tranh không nhất thiết giống như đời. Thì nhà văn Trung Sỹ cùng thế hệ CCB ở CPC với mình, dẫn chứng một số trường hợp lính ở mặt trận CPC giống như anh chiến sĩ Điện Biên trong tranh. Và dùng từ "lạc hồn" - chút đó thôi đủ mở ra cho mình hiểu tại sao khuôn mặt dị dạng trong bức tranh.
Trạng thái mà người ta hay nói: "thất thần, bạt vía, kinh hồn" - ngẫm lại mình có không?
Trong đánh nhau, mình chưa gặp trường hợp đường cùng trong đánh nhau nhưng gặp ở tình huống khác, chắc chắn khuôn mặt mình cũng biến dạng theo cách nào đó.
Có một lần cái chết chỉ có "gan tay", vào mùa mưa lũ, mình và 1 chiến sĩ chèo thuyền chở y tá và chiến sĩ bệnh qua ngả 3 sông để đi bệnh viện. Vô tình lọt vào khu vực 2 dòng sông hợp lưu thành lòng chảo nước, lớn như sân bóng đá mini. Cả hai ra sức bẻ lái, chèo cật lực, cuối cùng tách ra khỏi vòng xoáy kinh hồn ấy.

Cạo cắn linh tinh... 28

 

Tính cách người Mỹ vào cuối Chiến tranh VN.


Chính phủ và quốc hội Mỹ phân thích VNCH không thể trụ vững trước sức tấn công của đối phương ngày càng mạnh nên họ đã cắt dần viện trợ đến mức thấp nhất, rồi cắt hẳn. Đó là cảnh báo chính quyền VNCH, các anh liệu mà tự xử. TT Nguyễn Văn Thiệu lên dài khóc kể và chửi Mỹ bỏ rơi. Họ không sến sẩm xoa dịu bằng tiền, thà nghe chửi chứ không bỏ ra dù một đồng cho sự vô lý.
Nhưng họ đã có trách nhiệm với con người vì họ mà lâm cảnh đường cùng. Phó Đại sứ Mỹ ở lại đã tìm mọi cách trì hoãn ra đi đến phút cuối dù Washsinton liên tục gọi điện hối thúc vì sự an toàn, vả lại để VC bắt được một quan chức ngoại giao thì Mỹ càng ê chế. Nhưng ông thà có thể bị bắt, bị Tổng thống khiển trách, thậm chí kỷ luật nhưng vẫn cương quyết đón gia đình những người từng cộng tác với chế độ Mỹ, được người nào hay người ấy...

Cựu TT Trần Văn Hương sống như thế nào sau 1975.

Ông là người từng giữ 19 trọng trách trong chính thể VNCH qua các thời kỳ và nhiều lần từ chức. Tướng tá đấu đá nhau lên làm tổng thống, thủ tướng hầu hết mời ông vào mâm bát chính phủ để bộ mặt chế độ có phần sạch sẽ. Có lẽ người ta lợi dụng danh giá ông chứ chưa hẳn là yêu thích, biết đâu ông nghĩ có còn hơn không. Khi chính thể VNCH sắp sụp đổ, Nguyễn Văn Thiệu mời ông kế vị tổng thống, ai cũng chê cười ông già lẩm cẩm, tuy biết sẽ rước lấy cái nhục nhưng ông vẫn nhận vai trò.
Cuối đời, theo Nguyễn Quang Duy viết trên BBC:
(lược trích)
Người con trai đầu của ông Hương tên là Trần Văn Dõi tự là Lưu Vĩnh Châu theo Việt Minh ra Bắc khi biết ông Hương làm Thủ tướng có viết một lá thư nhờ ông Ung Văn Khiêm là Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Bắc Việt trao cho ông Hương.
Ông Hương nhận thư, thảo luận với người con thứ tên là Trần Văn Ðính cả hai đồng ý chuyện quốc gia phải đặt trên chuyện gia đình, bởi thế ông đã từ chối không liên lạc với người con ở miền Bắc.
Cuối tháng 4/1975, Tòa Đại sứ Pháp ngỏ lời sẵn sàng đưa ông rời khỏi Việt Nam để đi Pháp. Ngày 28/4/1975 sau khi từ chức tổng thống, ông Hương dọn về ngôi biệt thự nhỏ và cũ nằm ở cuối con hẻm đường Phan Thanh Giản vách tường của ngôi nhà đã có nhiều chỗ nứt nẻ, nền nhà nhiều chỗ gạch vỡ tung lên, màu vôi không được trùng tu sơn quét.
Ngày 29/4/1975, Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin có đến nhà gặp ông Hương vừa để từ giã về nước, vừa để gởi lời Chính Phủ Hoa Kỳ mời ông Hương sang Mỹ lánh nạn, ông trả lời:
"Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước".
Giáo sư Lâm Vĩnh Thế cho biết sau Hội Nghị Hiệp thương Thống nhất Hai Miền Nam Bắc, chính quyền mới muốn trao trả "quyền công dân" cho ông Hương tại ngôi nhà để tuyên truyền.
Bà Phan Cẩm Anh cho biết khi một cán bộ cộng sản đọc "chính sách khoan hồng và rộng lượng" của nhà nước đối với những "thành phần" như ông Hương, ông trả lời:
"Tôi xin phép từ chối, không nhận cái quyền công dân này vì dù gì tôi cũng là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo.
"Tôi sẽ là người sau cùng nhận cái quyền công dân này, sau khi binh sĩ và nhân viên của chúng tôi đã được thả và nhận lại quyền công dân."
Vì từ chối nhận "quyền công dân" ông Hương không được cấp hộ khẩu, không có phiếu mua lương thực, và còn bị quản thúc ba năm tại gia.
Ông Hương phải sống đạm bạc, thiếu thốn, ốm đau và cũng như những người miền Nam khác để có thể sống qua ngày ông phải bán dần đồ vật trong nhà từ bộ áo vest cũ đến những đồ kỷ niệm.
Cựu tổng thống Trần văn Hương mất ngày 27/1/1982, gia đình nghèo đến độ không còn tiền mua hòm, người tài xế cũ của ông xin được phúng điếu chiếc quan tài, người chủ trại hòm ở Chợ Lớn, một người Việt gốc Hoa, nghe nói mua cho ông Tổng thống xin chỉ lấy nửa giá tiền của chiếc quan tài.
Ông Hương có ước nguyện được chôn trong nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để được nằm bên anh em binh sĩ nhưng không được chính quyền cộng sản chấp nhận, nên người nhà đã quyết định hỏa táng ông tro cốt được rải trong khu vực.

Bộ phận ban Tác huấn, BCH.QS Phú Khánh

Thuộc phòng Tham mưu, tại sân bay Đông Tác (đại úi Cạo đứng bìa trái hình). Cái xe để chở bia mục tiêu, cờ phướn và thuốc nổ... cho diễn tập.






Tìm kiếm Blog này