Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Về cái gọi là "giải pháp tiết kiệm xăng" của Hoàng Sơn

Nhà khoa học công nhận bộ tiết kiệm xăng, thợ thì chưa, tại sao?
17/01/2017 17:52 GMT+7
TTO - Trên thị trường hiện đang xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về sản phẩm tiết kiệm xăng cho xe gắn máy do chính người Việt sáng chế, vừa được các sở ban ngành chức năng công nhận hiệu suất hoạt động.


Những bộ phận trong sản phẩm tiết kiệm xăng Hoàng Sơn - Ảnh: Trùng Dương

Bộ tiết kiệm xăng được giới khoa học công nhận

Bộ tiết kiệm xăng (TKX) của ông Đặng Hoàng Sơn - một thợ máy Việt có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cơ khí - vừa chính thức được công nhận bởi Sở Khoa học và công nghệ vào ngày 30-12-2016, với 15 chi tiết tự sản xuất qua 68 công đoạn, được nghiên cứu thử nghiệm trong vòng 10 năm.

Kết quả nghiệm thu tại công ty và phòng thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong của Trường đại học Bách khoa TP.HCM trên chiếc Honda Wave RSX 110cc và Yamaha MX 110cc, theo chu trình JAPAN 10-15 với vận tốc 0-70 km/h (tốc độ không đổi) cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ giảm 12,5 - 46%, lượng khí thải CO giảm 13-85%, lượng HC giảm 4-59%.

Tại buổi lễ công nhận, đại diện Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng ghi nhận đây là sản phẩm đáng tin cậy, vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm, đặc biệt là khí thải đáp ứng tiêu chuẩn theo quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Thợ sửa xe còn lăn tăn

Tuy nhiên, theo anh Tuấn, một người chuyên về nghiên cứu về các dòng xe hai bánh, xe hơi trên diễn đàn otosaigon, cho biết: “Tỉ lệ lượng xăng và lượng gió các hãng xe đã tính toán rất kỹ trong phòng thí nghiệm tỉ USD, mình không thể nào chuẩn bằng họ. Xe bây giờ phun xăng điện tử hết, có thể sản phẩm này phù hợp với xe thời còn xài bình xăng con, có sự hao hụt lớn.”

Trao đổi về vấn đề này, ông Sơn, cha đẻ sản phẩm tiết kiệm xăng, cho biết xe có bình xăng con là lắp được, không thích hợp với xe xăng phun. Thiết bị này hỗ trợ gió để tán nhuyễn hạt xăng và thay thế bộ phận chỉnh gió của bộ chế hòa khí. Theo lời giới thiệu sản phẩm, khái niệm tiết kiệm xăng ở đây không phải giảm đi lượng xăng bằng cách điều chỉnh ốc gió, mà là đốt sạch lượng xăng còn tồn đọng trong buồng đốt.

Pham Viet, Khoa Nguyen - một số thành viên tại các diễn đàn ôtô, xe máy, cho rằng: “Thành quả lao động này đáng trân trọng nhưng đa phần những dòng xe mới, dưới pô có một cảm biến gọi là oxy sensor, nếu thấy dư xăng nó sẽ báo ECU (Electronic Control Unit) điều chỉnh lại tỉ lệ xăng gió. Xe bây giờ phun xăng điện tử hết. Sáng chế này có thể ví như điểm sáng phát minh trong máy ảnh chụp phim, trong khi đó hiện tại đa phần ai cũng xài máy ảnh kỹ thuật số.”

Một số tiệm sửa xe máy hai bánh trên đường Nguyễn Thị Nhỏ, Nguyễn Chí Thanh (Q.11), Trần Huy Liệu (Q.Phú Nhuận) cho biết sản phẩm này đã xuất hiện trên thị trường cũng 3-4 năm nay, đa phần những khách lắp xong đã tháo bỏ vì thực tế không như nhà sản xuất nói.

Anh Nam, một thợ sửa xe kinh nghiệm lâu năm ở Q.11 (TP.HCM), cho rằng không hiệu quả một phần vì sản phẩm tiết kiệm xăng này từng bị làm nhái trên thị trường, khiến hiệu suất hoạt động giảm, nhiều khi còn làm nóng máy.

Dạo một vòng thị trường xe hai bánh trên địa phận TP.HCM, sản phẩm tiết kiệm xăng này vẫn chưa được lòng tin từ phía người tiêu dùng vì những yếu tố khách quan như: hàng nhái, vội vàng tung sản phẩm khi chưa hoàn thiện, chưa gắn với thực tiễn...


TRÙNG DƯƠNG


Bình luận
Có hôn20:37 17/01/2017

Tôi ủng hộ các sáng chế mang lại giá trị cho xã hội, nhưng quý báo và tác giả lẫn trường Bách Khoa hãy giải thích rõ vì sao có đoạn này. "với vận tốc 0-70 km/h (tốc độ không đổi) cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ giảm 12,5 - 46\%".
Với vận tốc không đổi thì lượng tiêu thụ nhiên liệu là không đổi thì nó sẽ chỉ có một giá trị hoặc biên độ sai số ít, chứ cớ đâu thay đổi từ 12,5 \% nhảy vèo lên 46\%. Tức là có thể hiểu khi xe vận hành ở 0 Km/h sẽ giảm được 46\% (nổ máy chưa tải), và 12,5\% là ở 70 Km/h?
12,5\% cho 70Km/h là không tiết kiệm được bao nhiêu cả. Yêu cầu trường Bách Khoa cung cấp số liệu về tiêu thụ nhiên liệu của xe gắn máy 110 Cc khi không gắn thiết bị này, và xe gắn máy 110Cc khi có gắn thiết bị này.
Theo nguyên lý thì tôi biết bộ tiết kiệm này chẳng qua là kìm hảm lượng nhiên liệu tối đa vào buồng đốt, nên người tiêu dùng bị tình trạng xe không bốc, nói theo kiểu dân gian là xe bị ì nên sinh nhiệt. Tức là cùng mức ga đó, bình thường tôi chạy được 100Km/h, nhưng khi gắn bộ đó vào tôi chỉ chạy được 80Km/h. Tương tự, nếu bình thường tôi chạy ở 40Km/h, thì khi gắn bộ đó và tôi chỉ chạy được tầm 32Km/h, muốn chạy nhanh hơn tôi phải kéo ga lớn hơn. Như vậy là thay đổi về công suất động cơ (tức là xe 110 Cc thì chỉ chạy ở 80Cc), nên có cảm giác tiết kiệm nhiên liệu hơn mà thiệt hại về công suất, chứ thực chất không tiết kiệm bao nhiêu.
Lưu ý: Kiểm tra trên hệ thống không có tải (không có chở nặng) thì công suất đó là lý tưởng, nhưng khi có tải (chở nặng từ 50Kg trở lên), tôi dám chắc là kông có được thông số 46\%.
**Rất mong quý tòa soạn cho đăng comment này vì đây là phản biện ở góc độ khoa học chứ không phải dìm hàng bằg những từ ngữ không có luận cứ (xóa dòng cuối này đi)**


Có hôn23:30 17/01/2017

Tôi xin đưa ra một dẫn chứng thế này để các bạn hiểu rõ nguyên lý của việc tiêu hao nhiêu liệu (tiêu hao năng lượng) và chu kỳ quay.
Cùng quay ở chu kỳ: 1000 vòng/phút, có chu kỳ quay X chu vi bánh xe = vận tốc trên đường. Có 2 loại động cơ điện khác nhau, một loại nhỏ 9V, và một loại 48V.
Vì khác cấu trúc, nhưng khi chạy không tải cả 2 động cơ đều cho ra chu kỳ là 1000 vòng/phút. Nhưng khi có tải động cơ sẽ tiêu hao năng lượng nhiều hơn để duy trì mức chu kỳ đó. Ở động cơ điện thì tốn Ampe (tốn điện), ở động cơ xăng thì tốn xăng. Và tải càng nặng thì động cơ 9V càng yếu và dừng lại ở một mức tải nào đó (quá tải) và mức tải này chắc chắn nhỏ hơn mức tải của động cơ 48V, tải nặng giữ lâu quá mà motor không quay được dẫn đến cháy motor.
Nói cụ thể là ở xe điện động cơ 24V và 48V có lực kéo khác nhau, nhưng khi dựng chống đứng lên cho chạy không tải thì chúng có chu kỳ quay tương đương nhau, động cơ 24 V tiêu thụ điện ít hơn động cơ 48V.
Như vậy về nguyên lý khi kiểm tra vận tốc 70Km/h của xe trên máy test (chạy không tải), thì chắc chắn khi gắn thiết bị kia vào sẽ giảm hao xăng rõ rệt, vì cùng chu kỳ quay nhưng 1 bên đốt nhiều năng lượng hơn, một bên đốt ít năng lượng hơn.
Nhưng khi có tải, tải càng lớn thì xe có gắn thiết bị kia sẽ hụt hơi do không đạt đủ công suất (lượng nhiên liệu cần đủ để cháy và sinh công), tương tự như 2 cái motor điện kể trên. Với xe có gắn thiết bị tiết kiệm khi chở nặng thường xuyên xe sẽ bị hư hại máy thêm chứ không có tác dụng tiết kiệm xăng.

Tôi thừa nhận, nếu chạy không tải (tức là không có người điều khiển, không chở thêm khối lượng), thì thiết bị đó sẽ giúp tiết kiệm xăng thực thụ. Vì đó là lý thuyết và là nguyên lý cơ bản của chuyển động, tải và tiêu hao năng lượng. Bất kỳ ai nắm được nguyên lý cơ bản này và có khả năng thiết kế cơ khí đều có thể làm được bộ tiết kiệm xăng (không bởi kiểu dáng này thì sẽ là kiểu dáng khác).
Nhưng phải nói chính xác hơn đó là thiết bị làm giảm công suất máy. Như trên tôi đã trình bày, máy 110 Cc khi chạy chỉ còn có 80Cc.
Cũng trên chính nguyên lý này, tại sao xe phân khối lớn nhà sản xuất phải làm buồng đốt lớn, tại sao họ không làm buồng đốt nhỏ? Vì buồng đốt càng lớn thì lượng nhiên liệu vào càng lớn, khi cháy sinh công lớn => công suất lớn.
Giờ buồng đốt lớn, nhưng chế một thiết bị kìm hảm lượng hơi xăng vào buồng đốt không lớn, nó cũng cháy sinh công trong buồng đốt đó, nhưng chắc chắn lực đẩy Piston này sẽ không đủ lực như ban đầu. Và một điều hiển nhiên, khi hơi xăng ít mà không khí thì nhiều và cháy trong một buồn đốt lớn thì hơi xăng sẽ cháy hết xăng, nhưng lực kéo là không đủ như công suất thiết kế ban đầu.
Lưu ý: Các cơ sở độ bình xăng con cũng dùng chính nguyên lý này để quảng cáo là bình xăng con của họ tiết kiệm nhiên liệu, nhưng thực tế là giảm công suất máy vì đó là nguyên lý cơ bản như nói bên trên.

có hôn00:48 18/01/2017

Lượng hơi xăng đốt cháy càng nhiều thì sinh công càng lớn.
Việc quảng cáo tiết kiệm nhiên liệu không biết hiệu quả đến đâu, mà làm giảm công suất máy, thì cũng như quảng cáo nước mắm nhiễm Asen.
Nước mắm đạm càng cao thì Asen hữu cơ càng cao.
Bây giờ quảng cáo nước mắm sạch vì không có Asen (đánh đồng Asen vô cơ có hại với Asen hữu cơ có lợi), tức là nước mắm đó không có đạm => là nước chấm chứ không thể là nước mắm.
Nói như thế để mọi người ít kiến thức về khoa học họ hiểu rõ được vấn đề. Có nhiều quảng cáo chống chế việc tiết kiệm xăng bằng cách: Đốt cháy hiệu quả 100\% hơi xăng trong buồng đốt nên sinh công lớn. Đó chỉ là chiêu để quảng cáo.
Xin nói rõ luôn, chỉ động cơ rởm, bình xăng con rởm không pha trộn đúng tỷ lệ hơi xăng với không khí, xăng quá nhiều mà không khí ít không đốt cháy hết xăng, khi cháy trong buồng đốt tạo ra khói đen đẩy ra ống bô.
Nên, nếu các bạn đi xe gắn máy thấy ống bô không nhả khói đen, thì cứ yên tâm mà dùng, nhớ súc rửa bình xăng con định kỳ không cần phải lắp thêm bộ tiết kiệm nào cả, vì cơ bản xăng đã bị đốt cháy hoàn toàn trong buồng đốt nên không có khói đen (trừ bị hở bạc cháy nhớt). Mặt khác, việc cháy hết hay không cháy hết xăng cũng không chênh lệch đến mức trên 5\% (nếu Cty sản xuất xe máy có thương hiệu uy tín), cho nên tất cả các thiết bị tiết kiệm xăng quảng cáo trên 10\% đều là quảng cáo xạo hết, vì giảm hơi xăng thì giảm công suất máy, cơ sở nào tham lam chỉnh hơi xăng vào buồng đốt sụt nhhiều thì công suất giảm nhiều, chở nặng thường xuyên mau hư máy, sửa tốn tiền nhiều hơn, xe giảm giá trị.
Tương tự với xe auto cũng cùng nguyên lý. Nếu ở Mỹ, Cty nào sản xuất thiết bị tiết kiệm xăng mà không cảnh báo cho người tiêu dùng công suất động cơ bị sụt giảm gây hỏng hóc máy, người tiêu dùng có quyền kiện để đòi bồi thường.
Thiết bị tiết kiệm xăng rất nhiều người Việt chế tạo, có rất nhiều người được giải thưởng sáng tạo, sáng chế, được rất nhiều "nhà khoa học" chứng nhận. Nhưng xin thưa, tất cả những sáng chế đó đều làm sụt giảm công suất máy, gây ì máy, chở nặng mau hư máy xe hơn là không lắp thiết bị này vì sinh công không đủ năng lượng cho Piston hoạt động ổn định.
Lưu ý: Việt Nam có rất nhiều tiến sĩ.


Có hôn10:09 18/01/2017

Công thức nhiệt năng: dQ = c.m.dt
c: nhiệt dung riêng
m: khối lượng
Như trên công thức cho thấy rất rõ, với khối lượng xăng vào buồng đốt nhất định, khi cháy sẽ sinh ra đúng một lượng nhiệt để sinh công. Cho dù có phun xăng hay tán nhuyễn, hay đánh tơi hơi xăng thế nào đi nữa thì cũng phải tuân theo định luật trên.
Chỉ có kìm hảm lượng nhiên liệu vào buồng đốt mới có thể "tiết kiệm" được. Mà tiết kiệm như thế này thì chắc chắn sinh công không đủ. Thay gì mua xe 110cc rồi gắn thêm các bộ tiết kiệm này, thì chỉ nên dùng xe 50cc để tiết kiệm hiệu quả kinh tế hơn.
Còn nói về tiêu chuẩn khí thải thì nó quá là cơ bản, cùng một thể tích, nhưng chỉ cho nó đốt cháy ít nhiên liệu hơn thì sẽ ít khí thải hơn. Giấy chứng nhận này là không có giá trị về mặt khoa học thực tiễn lợi ích cho xã hội, mà chỉ có giá trị về mặt lý thuyết cho vui để quảng cáo.

Nguồn: Tuoitre

Xem thêm:
Thiết bị tiết kiệm xăng chưa được cơ quan nào chứng nhận

Tìm kiếm Blog này