Như đã nói: mình thường chạy xe máy nhanh, chọn đường lớn ở mé giáp làn ô tô, có cảm giác dễ chạy và yên tâm hơn chạy chậm sát lề. Chạy chậm chưa hẳn là an toàn vì khi chạy chậm làm người xao lãng nên khi gặp sự cố bất ngờ thì đã muộn...
Tại sao như vậy, từ góc nhìn cá nhân mình nêu vài lý do:
- Chạy nhanh bắt buột người cầm lái tập trung chú ý để xử lý tình huống nên chủ động hơn người chạy chậm.
- Cần phải chạy gần biên làn của ô tô nên tách rời đám động bên cạnh và phía trước sau, tạo được khoảng cách khá an toàn.
- Chạnh nhanh thì không sợ xe người ta húc đít mình và ngược lại mình cũng không húc đít người khác vì tập trung chú ý nên chủ động tay chân luôn hờ trên thắng.
- Do ít bị "vướng chân" và vướng tầm nhìn nên có điều kiện quan sát tốt hơn, chạy thoải mái hơn.
- Đường lớn có tầm nhìn xa và rộng hơn, thường phân làn nên phần đường của ai nấy chạy. Nếu đường có "con lươn" ngăn cách thì càng khoẻ vì ít có giao lộ đèn xanh đèn đỏ, không sợ xe cắt ngang, quay đầu.
- Đi đường nhỏ, đường tắt chưa hẳn là đến trước. Do phải chạy chậm vì đường hẹp người đông và có thể gặp sự cố đột ngột như trẻ em chạy vụt ra hay người lớn chạy ẩu từ hẻm vụt ra đường.
- Mé trong "mặc định" thường dành cho những người chạy nhanh nên đường sẽ thông thoáng hơn. Nếu chạy gần lề lỡ có sự cố bất ngờ thắng khó kịp.
- Gần lề, xe dễ bị dính vật nhọn làm thủng lốp, gần nơi làm ăn buôn bán người ta tiện tay vứt ra đấy. Mé trong nếu có vật nhọn thì được xe ô tô đè bẹp, xe máy chạy nhanh đánh bạt đi.
Trừ đám trẻ và mấy tay mắc dịch thích phóng nhanh để thể hiện còn những người đàng hoàng thì đó là cá tính và thói quen. Đi cùng người chậm dù là không vội vẫn cảm thấy như là một bắt buột.
Ở đây, theo kinh nghiệm mình cho vậy là tốt. Người chạy xe chậm cũng có lý và thói quen của họ. Không bàn luật giao thông. Có điều khi chạy nhanh đường xa hay lấn làn đường bị CSGT hỏi thăm sức khoẻ nhưng không thường vì cái gậy chặn xe của mấy chú CSGT khó mà với tới kịp. hehe.