10:00 AM - 21/05/2017 Thanh Niên
Thí sinh Tô Châu, Khánh Dung, Ngọc Thúy, Tố Trinh, Trúc Mai, Thùy Sơn, Thương Hoa và Ngọc Bích (từ trái sang) trong trang phục áo tắmẢNH: L.M.Q CHỤP LẠI TƯ LIỆU
Tim thông tin blog này:
Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017
Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017
Vài nét về Ca Nhạc Saigon trước 1975
Lời người viết: Lâu rồi các bạn bè thân hữu mỗi khi gặp tôi cứ hỏi “Liệu ông có viết lại các mẫu chuyện về Ca Sĩ Sài Gòn trước năm 75 được không?”. Bởi dù gì ngày trước ở Sài Gòn tôi viết chuyên mục về điện ảnh tân nhạc cho nhiều báo và tạp chí, mà nhật báo Trắng Đen với số bán chạy nhất thời đó là chủ chốt; đồng thời cũng là một trong các sáng lập viên “Nhóm thân hữu ký giả Điện ảnh Tân nhạc Việt Nam” (như Huy Vân TTK báo Tiền Tuyến, tức Binh Cà Gật trong tạp chí Chiến Sĩ Cộng Hòa, Nguyễn Toàn, Tương Giang, Phạm Hồng Vân, Phi Sơn….) thuộc “thiên lý nhãn”…. trăm tai ngàn mắt thời đó.
Viết về giới ca nhạc sĩ Sài Gòn thời trước 1975, là viết những chuyện đằng sau hậu trường, những chuyện dính dáng vào đời tư nhưng không đến nỗi phải bồi thường “một đồng danh dự”; có thể có những vụ việc đã từng được đăng hoặc chưa được đăng trên báo, viết về người còn ở lại và người đã xa quê hương, quả thật hết sức phức tạp!
Lý do “sự thật hay mích lòng”, nhưng đã hơn 30 năm xin cứ coi đây là kỷ niệm, thật hư thế nào chính người trong cuộc sẽ hiểu!…. Nhưng vì một lẽ giản đơn “không muốn vạch áo cho người xem lưng” đó thôi! ?
Cuối cùng, những phần hồi ký này chỉ trích đăng từng phần, nếu có dịp xin sẽ viết tiếp… và viết ra để những người về sau tham khảo và biết về các Nhạc Sĩ & Ca Sĩ trước 1975, đang ở VN, Hải ngoại đã thành danh như thế nào.
Đô la đỏ & hàng PX
By Trang Nguyên - January 20, 2017
Trên trang mua bán eBay, tôi thấy có nhiều loại tiền đô la đỏ thường gọi là MPC (Military Payment Certificate) mà quân nhân và các cơ quan dân sự Mỹ dùng để thanh toán trong thời chiến tranh VN. Đồng đô la đỏ được chính phủ Mỹ in ra để người Mỹ đóng quân ở hải ngoại tiêu xài, khi về nước hoặc đi nghỉ phép tại một quốc gia khác được đổi sang đồng đô la xanh (tức tiền lưu hành trong nước) tuỳ theo mức lạm phát tiền tệ của mỗi nước. Chẳng hạn ở miền Nam VN, thời gian 1968, 180 đồng đô la đỏ đổi được 100 đồng đô la xanh.
Chuyện đời của người tự sát dưới chân tượng đài TQLC ngày 30.4
________________________
Tưởng Niệm Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Văn Long
Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017
Lịch sử xe 2 bánh Yamaha
Một thương hiệu xe máy nhật được nhập cảng vào miền nam Việt Nam sau những đợt xe Honda, Suzuki và Kawasaki được Cục Quân Tiếp Vụ của Quân đội VNCH nhập vào dành cho các quân nhân phục vụ tại miền nam trước 1975 là xe Yamaha, một trong bộ 'tứ đại gia' xe máy Nhật Bản tồn tại ngày nay sau cuộc chiến xe máy khốc liệt tại Nhật bản kéo dài gần 3 thập niên.
Sơ lược lịch sử dòng xe Yamaha - ヤマハのオートバイ
Lịch sử xe 2 bánh Honda
Xe Honda đầu tiên tại Việt Nam
Những chiếc xe máy Honda xuất hiện đầu tiên tại miền nam Việt Nam vào đầu thập niên 1960 do những thiện nguyện viên Mỹ đến làm công tác dân sự vụ nhằm giúp đở phát triển kỹ thuật và kinh tế tại miền nam sau khi đất nước bị chia đôi bởi Hiệp Định Genève 1954 ký kết giửa Việt Nam DCCH và Pháp.
Trong bối cảnh thị trường xe 2 bánh gắn động cơ vào thập niên 1950, đa số các loại xe sử dụng tại miền nam Việt Nam được nhập từ Âu Châu: Vespa, Lambretta, Puch, Mobylette-Motobécane, VéloSolex, các loại xe gắn động cơ Sachs như Goebels, Ischia, Follis, Rumi, Phénix... Một phần do độ tin cậy vào hàng hoá của Âu Châu sản xuất, một phần nghi ngờ vào độ bền những sản phẩm Nhật Bản sản xuất sau Thế Chiến thứ hai 1939-1945.
Trong bối cảnh thị trường xe 2 bánh gắn động cơ vào thập niên 1950, đa số các loại xe sử dụng tại miền nam Việt Nam được nhập từ Âu Châu: Vespa, Lambretta, Puch, Mobylette-Motobécane, VéloSolex, các loại xe gắn động cơ Sachs như Goebels, Ischia, Follis, Rumi, Phénix... Một phần do độ tin cậy vào hàng hoá của Âu Châu sản xuất, một phần nghi ngờ vào độ bền những sản phẩm Nhật Bản sản xuất sau Thế Chiến thứ hai 1939-1945.
Lịch sử xe 2 bánh Suzuki
Xe 2 bánh Suzuki tại Việt Nam thập niên 1960
Từ những chiếc xe đạp là phương tiện di chuyển phổ thông của những thập niên 1940-1950, qua thập niên 1960 tại miền nam Việt Nam đã được cơ giới hoá một phần lớn với những dòng xe gắn máy và scooters nhập cảng từ Châu Âu.
Khi những người Mỹ thuộc những nhóm thiện nguyện viên Peace Corps đến giúp phát triển nông nghiệp và công nghiệp vào những năm đầu thập niên 1960 lúc chưa có chiến tranh bùng nổ lớn tại miền nam Việt Nam, họ có đem theo một số xe gắn máy và scooters nhập cảng từ Nhật Bản để sử dụng trong nhu cầu đi lại. Khác với những chiếc xe gắn máy của Châu Âu, những chiếc xe nhật có hình dạng cứng cáp và thiết kế hài hoà đã gây được sự chú ý trên đường phố.
Chiến dịch "Back to Switzerland"
Trước đây, người Thụy Sỹ tự hào vì sở hữu đầu máy xe lửa bánh răng chạy bằng hơi nước hiếm có, bởi nó chỉ có ở Thụy Sỹ và Việt Nam, thì nay, họ lại càng tự hào hơn bởi nó đã trở thành "độc nhất vô nhị" trên thế giới.
Vốn là người đã từng biết tới đầu máy hơi nước bánh răng Đà Lạt, chị Nguyễn Thị Hiền, nhân viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sỹ không khỏi xúc động và tiếc nuối khi Đài truyền hình Thụy Sỹ nói về đầu máy hơi nước tới từ Việt Nam.
Chị Hiền bùi ngùi nhớ lại: “Năm 1994, tôi làm việc trong dự án khôi phục đường sắt Bắc-Nam với Nhật, khi đọc tài liệu thấy có hai đầu máy hơi nước và đường sắt bánh răng Phan Thiết-Đà Lạt, phía Nhật đã lên tận nơi với ý định khôi phục tuyến đường sắt du lịch này. Theo họ, khách du lịch Nhật và phương Tây rất mê đồ cổ, do vậy, việc khôi phục tuyến đường sắt này giúp thu hút lượng lớn khách du lịch nước ngoài tới đây."
"Nhưng thật đáng buồn, khi chúng tôi lên đến nơi, chỉ còn lại cái ga cũ năm đơn độc trong hang núi với dây leo chằng chịt, đầu máy và đường ray đều đã bị dỡ và đem bán với giá sắt vụn. Một công ty môi giới của Thụy Sỹ sau khi mua được từ phía Việt Nam đầu máy và đường ray với giá rẻ đã bán lại cho Công ty DFB với giá 1.300.000 Franc vào năm 1990,” chị Hiền kể đầy vẻ nuối tiếc.
Vốn là người đã từng biết tới đầu máy hơi nước bánh răng Đà Lạt, chị Nguyễn Thị Hiền, nhân viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sỹ không khỏi xúc động và tiếc nuối khi Đài truyền hình Thụy Sỹ nói về đầu máy hơi nước tới từ Việt Nam.
Chị Hiền bùi ngùi nhớ lại: “Năm 1994, tôi làm việc trong dự án khôi phục đường sắt Bắc-Nam với Nhật, khi đọc tài liệu thấy có hai đầu máy hơi nước và đường sắt bánh răng Phan Thiết-Đà Lạt, phía Nhật đã lên tận nơi với ý định khôi phục tuyến đường sắt du lịch này. Theo họ, khách du lịch Nhật và phương Tây rất mê đồ cổ, do vậy, việc khôi phục tuyến đường sắt này giúp thu hút lượng lớn khách du lịch nước ngoài tới đây."
"Nhưng thật đáng buồn, khi chúng tôi lên đến nơi, chỉ còn lại cái ga cũ năm đơn độc trong hang núi với dây leo chằng chịt, đầu máy và đường ray đều đã bị dỡ và đem bán với giá sắt vụn. Một công ty môi giới của Thụy Sỹ sau khi mua được từ phía Việt Nam đầu máy và đường ray với giá rẻ đã bán lại cho Công ty DFB với giá 1.300.000 Franc vào năm 1990,” chị Hiền kể đầy vẻ nuối tiếc.
Trích từ: Vietnamplus
_____________
Chiến dịch "Back to Switzerland" của Dampfbahn Furka-Bergstrecke
Độc Đáo Đường Sắt Răng Cưa Phan Rang – Đà Lạt
AI ĐÃ HỦY HOẠI CON ĐƯỜNG SẮT HUYỀN THOẠI KHÔNG CHỈ CỦA VIỆT NAM MÀ LÀ CỦA CHÂU Á VÀ CỦA THẾ GIỚI: CON ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT?
Gọi là con đường huyền thoại vì đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi của Thế giới: một của Việt nam và một của Thụy sĩ. Con đường của VIệt nam kỳ vĩ hơn vì nó vừa dài lại có độ độ dốc lớn hơn con đường của Thụy sĩ.( VN dài 84 km, trong đó có tới 43 km đường răng cưa; Thụy sĩ chỉ có gần 25 km ở đoạn vượt qua đèo Furka trên dãy Alpes)
Con đường sắt răng cưa naối liền Phan Rang – Đà Lạt được bắt đầu thi công vào năm 1908
( có tàii liệu nói sớm hơn vài năm) theo lệnh của Toàn quyền Paul Doumer. Sau nhiều năm gian khổ xây dựng, đến năm 1932 chính thức hoạt động.
Con đường sắt này một thời là cầu nối hữu ích và thơ mộng giữ miền biển Nam Trung bộ với thành phố du lịch Dalat trên cao nguyên Lâm viên.
Nhưng vì “ chiến sự ác liệt” nên đến năm 1972 con đường sắt huyền thoại này phải ngừng hoạt động!?
Sau khi “giải phóng miền nam”, lẽ ra người ta phải khôi phục lại con đường sắt đặc biệt quý giá này, thì vào năm 1986 Liên hiệp Đường sắt Việt nam đã cho tháo ray và tà vẹt để phục vụ cho việc sửa chữa đường sắt Thống nhất. Những đoạn đường ray răng cưa hiếm hoi và giá trị, cùng những cái gì gọi là sắt đều bị người ta bán làm sắt vụn dần dần từ năm 1980- 2004 thì hết sạch ( cả cây cầu đường sắt Đ’ran đẹp như trong tranh cũng bị tháo ra bán nốt!?). Cứ vậy mà từ một con đường sắt dài gần 100km, nay chỉ còn lại một phần ngắn ngủn là hoạt động, đó là đoạn từ Dalat đi Trại mát.
Con đường sắt răng cưa naối liền Phan Rang – Đà Lạt được bắt đầu thi công vào năm 1908
( có tàii liệu nói sớm hơn vài năm) theo lệnh của Toàn quyền Paul Doumer. Sau nhiều năm gian khổ xây dựng, đến năm 1932 chính thức hoạt động.
Con đường sắt này một thời là cầu nối hữu ích và thơ mộng giữ miền biển Nam Trung bộ với thành phố du lịch Dalat trên cao nguyên Lâm viên.
Nhưng vì “ chiến sự ác liệt” nên đến năm 1972 con đường sắt huyền thoại này phải ngừng hoạt động!?
Sau khi “giải phóng miền nam”, lẽ ra người ta phải khôi phục lại con đường sắt đặc biệt quý giá này, thì vào năm 1986 Liên hiệp Đường sắt Việt nam đã cho tháo ray và tà vẹt để phục vụ cho việc sửa chữa đường sắt Thống nhất. Những đoạn đường ray răng cưa hiếm hoi và giá trị, cùng những cái gì gọi là sắt đều bị người ta bán làm sắt vụn dần dần từ năm 1980- 2004 thì hết sạch ( cả cây cầu đường sắt Đ’ran đẹp như trong tranh cũng bị tháo ra bán nốt!?). Cứ vậy mà từ một con đường sắt dài gần 100km, nay chỉ còn lại một phần ngắn ngủn là hoạt động, đó là đoạn từ Dalat đi Trại mát.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)