Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Những chuyện đồn thổi về "Ma" Ninh Thuận

Theo cách nghĩ thông thường, nơi nào có con người sinh sống thì nơi ấy có ma. Con người và ma như hình vớỉ bóng, không thể tách rời nhau. Ma được hiểu là vong hồn của những người chết bờ chết bụi, không ai thờ cúng nên sống vất vưởng, lang thang.
Hồn ma là những vong hồn chưa được siêu thoát, chưa đầu thai. Con người nơi nào cũng có, nhưng nổi tiếng về ma thì có một số địa danh, trong đó “ma Bình Thuận” được người đời truyền tụng nhau rất nhiều. Đến nỗi, ở xứ Bình Thuận , ai ai cũng biết chuyện về ma, từ già đến trẻ đều biết chuyện ma để kể. Nhất là những đêm tối trời. khách lạ mà ngồi nghe chuyện ma ở xứ Bình Thuận không những sợ khiếp vía mà còn không dám đặt chân xuống đất.
Vì cớ gì mà đất Bình Thuận được dân gian đồn đãi nhiều ma như cọp ở Khánh Hòa? Loại bỏ những yếu tố mê tín dị đoan, thiếu căn cứ khoa học được nhìn nhận ở góc nhìn hiện đại, thì câu chuyện dài về ma Bình Thuận chúng tôi trình bày sẽ là một câu chuyện mang màu sắc tâm linh, huyền bí mà con người chưa thể hiểu hết được. Những câu chuyện kỳ bí này được nhìn từ một người dân Bình Thuận. Theo một cách hiểu thường nhật, người Bình Thuận không ai sợ ma là gì cho dù từ ngàn xưa đã lưu truyền là một xứ sở có rất nhiều ma.
“Nhìn ma” với góc hẹp của người thôn quê
Cư dân vùng Bình Thuận có mấy nguồn di dân chính. Đầu tiên là dân bản địa là người Chăm thuộc vương quốc Chiêm Thành và một nhóm cư dân từ vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi vào Phan Thiết lập nghiệp, khai khẩn đất đai, trồng trọt và đánh bắt hải sản. Kiến trúc nhà cửa, phong tục tập quán đều in đậm nét văn hóa của người xứ Quảng, kể cả những tên gọi các loài vật, cây cối, nghi lễ và văn hóa bản địa. Tất nhiên về ngôn ngữ, cách phát âm người Bình Thuận có những đặc điểm, phương ngữ riêng.
Về mặt địa lý, Bình Thuận ngày xưa thuộc vùng đất Chiêm thành là biên giới tiếp giáp đất Chân Lạp cũ, là nơi thường xuyên xảy ra các trận chiến ác liệt của vương quốc Chân Lạp với vương quốc Chiêm Thành, máu chảy thành sông, thây chất đầy nội. Ngay cả khi đế chế Angkor của Khmer đánh chiếm Chiêm Thành cũng chỉ phần đất phía Bắc tiếp giáp Đại Việt tại châu Nghệ An, còn phần đất Chiêm Thành Nam kéo dài đến Phan Thiết vẫn giữ vững nên các cuộc chiến tranh liên miên dường như không bao giờ dứt. Đất Bình Thuận xưa (cả tỉnh Ninh Thuận ngày nay kéo dài đến Đồng Nai) được coi là vùng cực Nam Trung bộ, đây cũng là nơi kết thúc vương triều Chiêm Thành trong lịch sử với hình ảnh tháp Chàm Poshanu trên đồi Ông Hoàng, Phan Thiết ngày nay trước khi sáp nhập vào Đại Việt.

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Cầu Ông Chừ cửa ngõ đến chiến tranh.

Tran Hung
Vừa xong
Ảnh 2 hình như là ngả ba qua cầu. Hình ảnh quen thuộc của mình thuở nhỏ.
Bên nội, đi thẳng qua Hòa Trị, tới Nho Lâm Hòa Quang rẽ hướng nào cũng ớn có thể gặp mấy ông nội giả dạng thường dân, đêm chó sủa inh trời, đại bác cầm canh.
Bên ngoại, rẻ trái qua chợ Xéo đi Đông Bình tới Ân Niên, kế tiếp Vính Phú nơi mẹ thường đào hầm dưới bụi tre, ban đêm mấy ông con đội nắp hầm hỏi thăm sức phẻ.

Huân chương chiến dịch Bắc Kì, do triều đình Nguyễn ban cho các quan bảo hộ Pháp.

Nam Thanh Phan
Theo dõi · 24 Tháng 10 ·
Hàng chữ vòng cung là Bảo hộ An Nam tịnh Bắc Kì.
Bốn chữ ở trung tâm là Trung, dũng, tài, lược.
Chữ trên vải là Đồng Khánh. Mỉa mai thay niên hiệu của nhà vua bị lật ngược đầu lộn xuống đất, thật giống tình cảnh bấy giờ.

Phạm Quỳnh kể chuyện Đức chí tôn Khải Định ban chữ

Ảnh minh họa
________________

Vua Khải Định, hoàng tử Vĩnh Thụy, các quan đại thần và bầy tôi ở mẫu quốc

Ra đón còn nguyên nếp gấp áo dài (1922). Trông họ thật lơ láo thảm hại, nhục rửa sao hết!.Khi một nước mất chủ quyền, nhục rửa sao hết!.

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Thành cổ Việt Nam

MỘT SỐ THÀNH CỔ VIỆT NAM Qua các hình ảnh trên, có thể thấy nghệ thuật xây dựng thành trì của các cụ ta rất tiến bộ thậm chí là vượt cả nghệ thuật xây thành của Trung Quốc. Để chứng minh cho điều này admin xin phép dành vài dòng cho quan niệm của người Trung Quốc cái đã. Người Trung Quốc thường bị đe dọa bởi hàng loạt các bộ tộc du mục phía Bắc, tiêu biểu là Hung Nô, Mông Cổ, Kim - Mãn,.... Các bộ tộc này thường giỏi đánh trận mở nhưng lại yếu trong vây hãm vì vậy chỉ có một thứ có thể bảo vệ được họ lâu dài khỏi các cuộc xâm lăng của tộc người phía Bắc - đó chính là các bức tường, các bạn nếu để ý trong phim TQ sẽ thấy hiếm có ngôi nhà nào mà không có tường rào, là thứ tường rào của họ vững chắc chứ không chỉ là tường đất bè thấp như nước ta thậm chí một số nơi ở nước ta chỉ cắm vài cái cọc, rộng hơn thì xây cả một bờ thành vững chãi để bảo vệ cả một khu định cư, và rộng hơn nữa là Vạn Lý Trường thành - ví dụ tiêu biểu nhất cho tư duy xây thành của người TQ. Do đó thành trì của người Trung Quốc rất rộng và vững chãi điều này tưởng chừng có thể bảo vệ được họ nhưng vô hình trung lại gây bất lợi vì thành càng rộng thì quân phòng thủ càng phải nhiều, lại phải dàn trải quân sĩ ra nhiều nơi để phòng vệ nên cho dù thành có vững chãi cũng chỉ có tác dụng với pháo binh của địch, ngoài ra thành rộng thì dễ mất đi các vị trí then chốt, chiến lược (do người dân sinh sôi nảy nở, rồi người di cư thành rộng bao nhiêu cho đủ). Trở lại thành trì của ta. Như trong các hình trên, các bạn có thể thấy thành trì của ta đã khắc phục được nhược điểm của thành trì TQ - không quá rộng lớn và lại được đặt ở các vị trí chiến lược. Một số thành như thành Điện Hải (Đà Nẵng), Thành Bắc Ninh, đặc biệt là thành Bát Quái có những chỗ lỗi, lõm đó là một kiểu xây dựng vô cùng tiến bộ trong kiến trúc thành trì, nó tăng cường khả năng của pháo binh trên thành, các bạn có thể so sánh với các pháo đài phương Tây thời cận đại cũng có kiểu kiến trúc ấy. Đa số thành ở nước ta đều không được nguyên vẹn phần nhiều là do tác động của chiến tranh, một số thì bị phá bỏ trong quá trình phát triển của đất nước. -----------------8----------------- - Các bạn có thể tham khảo thêm một số thành trì ở đây : (https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-v%C5%A9-tu%E1%BA%A5n/kh%C3%A1m-ph%C3%A1-50-t%C3%B2a-th%C3%A0nh-c%E1%BB%95-vi%E1%BB%87t-nam/576953685651027) - Nguồn : facebook Trần Vũ Tuấn Nam Thanh Phan. #kinglamakhung

Xem tiếp: Hình ảnh một số thành cổ

Tản mạn về trang bị mũ, giáp của Đại Việt và các nước Á Đông


Phỏng dựng binh lính thời Trần. Tác giả: Ấm chè.
Bài và ảnh của Phan Thanh Nam
Trái với suy nghĩ phổ biến hiện nay, chủ yếu ảnh hưởng bởi hình ảnh trang bị của quân lính nhà Nguyễn thời Pháp thuộc mà cho rằng quân đội Đại Việt xưa nghèo nàn vũ khí yếu kém hoặc thậm chí không có áo giáp phòng thân. Nhưng nếu đào sâu vào những sử liệu và hiện vật còn lại ngày nay, lại cho một góc nhìn hoàn toàn khác trái với quan niệm “cởi trần, đóng khố” một thời. Các nhà khảo cổ đã sớm phát hiện ra các mảnh giáp kim loại có niên đại từ rất sớm xuyên suốt từ thời Đông Sơn kéo dài đến tận thời hậu Lê. Chứng tỏ người Việt cổ đã sớm phát triển công nghệ chiến tranh và cũng coi trọng việc chế tạo áo giáp bảo hộ giống như các nước khác trên thế giới.

Nhớ ngày xưa sửa điểm của Thầy


Tran Hung
16 giờ ·

Mụ vợ chửi con học dốt cũng tại ông!

Quả thật, giờ mới khai. Năm lớp Nhất, bọn mình học ở trường Tiểu học Cộng đồng Kontum do thầy Trần Minh Trị dạy.
Lão ham chơi chỉ quan tâm mỗi môn toán, các môn phải buột thuộc lòng như sử, địa, văn... coi như sa pha.
Tuần nào Thầy cũng cho cả lớp làm bài kiểm tra, lão nhớ đâu phang vào đấy miễn nhiều chữ là được.
Thầy chấm điểm, trả giấy làm bài về cho học sinh giữ, cuối tháng nộp lại, hình như thầy giao cho lớp trưởng tổng hợp điểm thì phải.
Mình liệu cơm gắp mắm thấy điểm nào thấp dễ sửa là phẹt vào nâng điểm lên, làm sao trùng màu mực, đá cho đúng hướng là ok.
Nhờ thế mà lão trụ hạng trung bình khá. haha.
Giờ chẳng biết thầy ở phương trời nào, cho em xin lỗi đã qua mặt Thầy!
Bạn nào có ma le như mình, hãy điểm danh.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Thống kê tiến sĩ ở các bộ ngành và địa phương

Lần đầu tiên những con số thống kê tương đối đầy đủ về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức của Việt Nam được thực hiện.
Báo cáo số 392 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 gửi Đoàn giám sát của Quốc hội, lần đầu tiên những con số về trình độ của cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam được thống kê.

Số liệu thống kê tới tháng 6/2016.
Bộ nào có nhiều tiến sĩ nhất?
Thống kê cho thấy, tổng số cán bộ, công chức trong 27 đơn vị (gồm 16 bộ,  4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan trực thuộc chính phủ. Không bao gồm Bộ Công an và Bộ Quốc phòng và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) là 106.139 người. Trong đó Bộ Tài chính có tới 70.029 cán bộ, công chức, Bộ Tư pháp có 10.205 cán bộ công chức. 

Tìm kiếm Blog này