Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Đảo An Bang - nơi khó khăn nhất và xa nhất về phía nam.

Đảo An Bang (Amboyna Cay) thuộc cụm đảo An Bang (cụm Thám Hiểm). Năm 1963, chính quyền VNCH có xây một bia chủ quyền, HQ.VNCH quản lý nhưng không có quân ở đây, Hải quân VN đóng giữ từ ngày 10/3/1978. Tháng 11/1978, Hải quân Malaysia đã cho tàu vây ép đảo An Bang liên tục 11 ngày đêm, nhưng trước thái độ kiên quyết bảo vệ của đơn vị đóng giữ, cuối cùng họ đã rút lui khỏi khu vực.
Là một đảo nhỏ khoảng 100 x 200 m, đảo xa nhất về phía Nam trong số 21 đảo do Việt Nam đóng giữ ở quần đảo Trường Sa. Hầu như quanh năm ở đảo An Bang có sóng lớn, ngay cả trong mùa thời tiết thuận lợi nhất, việc ra vào đảo cũng rất khó khăn, khó nhất trong các đảo ở quần đảo Trường Sa. Mùa hè, thời tiết ở đảo An Bang rất nóng, oi bức, nên đảo còn được gọi là “lò vôi của Trường Sa”.

Ảnh vệ tinh February 19, 2018

Đảo Đá Tây - một trong những công trình đáng kể của Việt Nam

Đá Tây (London Reef) có hình rẻ quạt dạng quả trám, là một rạn san hô vòng giữa là lòng chảo nước sâu thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Hải quân VN đóng giữ từ ngày 2/12/1987 và bắt đầu bồi đắp xây dựng. Điểm A ở phía Đông đảo, điểm B ở phía Tây Nam và điểm C ở phía Bắc. Điểm A là căn cứ chính, ngoài các công sự của hải quân thì tại đây còn có một ngọn đèn biển cùng khu dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ hợp nuôi trồng thuỷ sản thí điểm. Ngư dân đánh cá khu vực này lỡ có đau ốm hoặc gặp phãi bão chạy về đây cấp cứu, trú ẩn.

Ảnh vệ tinh đảo Đá Tây, trong đó Điếm A là căn cứ chính.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

"Gạc Ma" cái tên vô nghĩa, xui xẻo, chỉ còn trong ký ức!

Gạc Ma không phải có nguồn gốc từ tiếng Anh, Pháp, TQ hay Phi. Tên tiếng Việt nhưng không ai hiễu nghĩa nó là gì, có thể lính tráng đặt cho cái tên một cách ngẫu hứng chăng. 
13/4/1988, hai bên VN - TQ đang giằng co đòi quyền làm chủ bãi đá ngầm thì chỉ huy TQ hạ lệnh lính dùng pháo 37, 100 hạ nòng bắn thẳng vào đội hình công binh và tàu vận tải của HQVN. 
ĐM. bọn chó má, bạn bè đồng chí cái lũ dã man, thảm sát bất chấp quy ước quốc tế!


Mâm bát lãnh đạo Campuchia những ngày đầu

Hun Sen ngồi rìa chờ thời.


Nhận diện vài vị:
Heng Somrin, Chủ tịch Nước - mặc áo trắng ngắn tay, đứng giữa hơi nhô tới trước.
- Pen Sovann, Tổng bí thư Đảng, Thủ tướng - mặc áo trắng xăn tay áo, mang kính, đứng kế Heng Somrin.
Chea Sim, Bộ trưởng Nội vụ - mặc áo bộ đội, tóc cắt ngắn, đứng sau gần Heng Somrin.
- Hun Sen, Bộ trưởng Ngoại giao - mặc áo trắng, mang kính đen, mang dép ngồi bìa phải ảnh.
- Pu Thong, Bộ trưởng Quốc phòng - trán lớn, mặc áo dài tay, tóc ngắn, ngồi bìa trái ảnh.
- Sai Phu Thong, TT Ban bí thư Đảng - mặc áo ngắn tay, đừng hàng đầu, thứ hai bìa trái ảnh.

Lính K - Camphuchia hai mùa mưa nắng



Rừng khộp Campuchia mùa mưa cây cối um tùm, cỏ có chỗ lút đầu, suối lũ tràn bờ, quân VN truy quét loanh quanh, ở đâu có khói trên cây, ở đó có địch. 
Mùa khô cây trụi lá, nắng cháy da người, suối cạn đọng thành vũng, quân VN lại lên đường, ở đâu có nguồn nước ở đấy có địch. Quân ta đi lạc, hết nước khô máu cũng chết. 
Bên nào cũng hy sinh vì nước cả !.


Quân Khmer Đỏ, thấy dzậy mà hổng phải dzậy!

Ở biên giới được quan thầy Tung Chảo cho mặc quần áo đẹp nhá xèng thôi, trong nội địa: vá chằng vá đụp, ngủ sạp cây lợp lá, ăn cả củ nần để kháng chiến với quân viễn chinh lội bộ trường kỳ.



VIệt Nam có hiền không?

Cứ lúc nào cũng cho VN là nạn nhân kháng chiến chống xâm lược, ai nghe? Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam, láo với cả Tàu xưng hoàng đế mà hiền à!. Chính sử làm đầu xơ cứng, đọc sử ngoài luồng vui vẻ thông não hơn:
___________
Quân Lê
31 Tháng 7 lúc 18:16 · 

Tài thơ của tui bị vùi dập từ dạo ấy,

Bạn học
Oanh Đào
hỏi ngừ iêu? Nên TH kể lại chiện tình "đoản hậu" của mình, các bạn nghe cho vui.
Từ lúc học 10C khi xưa, Hùng thầm yêu trộm nhớ một em lớp dưới, ôi thánh thiện làm sao!. Thầm gọi tên em là "Hồng Bạch" - tên loại hoa thấy ở nhà thằng bạn
Lương Công Nga
. Ngày ngày đi học về lẽo đẽo theo sau, biết con nhà giàu, làm thằng nhát gái như mình lại càng khớp. Tối nào, mình và hai thằng nữa, chở ba tối cũng đạp xe một vòng thị xã, mình cứ phải qua nhà nàng nghía một cái coi có đó không?.
Những ngày thầy Trần Thinh đuổi học môn Anh văn vì tội bênh một bạn mà lếu láo với Thầy. Mình lang thang khắp sân trường, khắc tên em 2 chữ HB vào gốc xà cừ bên hình khắc con dao đâm quả tim rỉ máu. híhí...
Mà thiệt! Cuối năm 11C, mình bấm bụng liều mạng thôi, nên mạnh dạn rặn một bài thơ tình đẳng cấp thể ngũ ngôn bát cú. Nói "rặn" là vì mình tuy học ban C nhưng tụng anh văn và chơi là chính, đâu màng thơ phú. Nhờ học nhiều về văn chương nên cũng nhập vào đầu tí đỉnh. Rồi nhờ chim xanh là
Mai Nguyenthihoatuyet
đưa thơ cho nàng. Hồi hộp nín thở chờ đợi kết quả, chiện gì đến nó sẽ đến. Con chim nhỏ của tui trả lại thơ (cũng qua TM), phê luôn một câu đắng chát: "Thằng mát ở nhà đèn". chấm hết. Bụng nghĩ: thơ dở thì bảo thơ dở, hổng yêu thì thâu sao bảo tui khùng chập dây?. Ôi đờn bà, thật là độc ác, làm tui đau hơn bò đá! huhu...
Tài thơ tui bị vùi dập từ đó, không bao giờ làm nổi một bài thơ nào nữa. Hận tình nên tui không làm thơ đã đành mà thấy thơ ai ngứa mắt là vác búa chém luôn. Già rồi, ngồi nghĩ lại mắc cười quá, giờ làm nghề thợ cạo âu cũng là cái số!. haha.
Chợt nhớ câu ở quơ: "Iêu hổng iêu thì thâu, nói dứt phát!"
Đố các bạn biết đó là ai?



Phan thị Ngọc Tuý - lớp Pháp văn 9F, tiệm Tinh Hoa bán mỹ phẩm trên đường Trần Hưng Đạo, TH.

Nhớ một thời thuê băng video Cassette,

Phim kiếm hiệp HK, phim cũ, băng nhão: thuê 1.500 đồng. Phim hành đông của Mỹ như :Tốc độ", phim cấp ba như "Kỹ năng gốc", phim ca nhạc hài đang hot như "Mưa bụi"...: 2-3.000 đồng. 
Có cửa hàng cho thuê luôn băng sex giá gấp 3 lần nhưng phải là khách quen, bạn bè dấm dúi hẹn nhau tới nhà ai đó để cùng rửa mắt. haha.
Giới bình dân sắm máy VHS nghĩa địa để coi, máy cắn băng khỏi nói, màn hình nhảy cà tưng. Người ta tuồn cho nhau hoặc đổi băng xem cho đỡ tốn tiền thuê. Muốn xem lại, người ta tua băng rẹt rẹt bằng cái quay tay cho đỡ hư cái máy đã quá date... 
Ôi một thời! giờ thì lên mạng muốn xem gì cũng có.


Mùa khô CPC, những năm tháng không quên

Bóng chiến tranh chưa bao giờ ra khỏi đời tôi



Tìm kiếm Blog này