Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

VIệt Nam có hiền không?

Cứ lúc nào cũng cho VN là nạn nhân kháng chiến chống xâm lược, ai nghe? Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam, láo với cả Tàu xưng hoàng đế mà hiền à!. Chính sử làm đầu xơ cứng, đọc sử ngoài luồng vui vẻ thông não hơn:
___________
Quân Lê
31 Tháng 7 lúc 18:16 · 
Kiểu dạy sử ở xứ Vịt Cồ thực sự rất… quái gở: trong khi thế giới người ta cố xây dựng hình ảnh quốc gia trong quá khứ thật hoành tráng, kỳ vĩ thì sách giáo khoa xứ Vịt lại nhồi vào đầu học sinh hình ảnh một quốc gia… yếu đuối, hiền lành, nhược tiểu, suốt ngày bị Tây – Tàu hiếp, hàng ngàn năm chỉ biết chống đỡ, du kích, khởi nghĩa, chiến thắng quân xâm lược bla bla...và lờ tịt đi hoặc đề cập rất sơ sài đến những lần cha ông… kéo quân đi tẩn nước khác <== Ơ thế hóa ra nước Việt ta hồi xưa vốn dĩ chỉ loanh quanh châu thổ sông Hồng, sông Mã giờ vươn tới tận Cà Mau (có diện tích đứng thứ 65/194 thế giới) là do…các nước láng giềng người ta tự đem đất đến tặng à? )
Phương pháp dạy sử thiên lệch kiểu này không những phi khoa học, vô ơn với công lao mở cõi của tiền nhân mà, nguy hiểm hơn, đã vô tình tạo ra một tâm lý, một ấn tượng nước ta là "quốc gia nhược tiểu” rất sâu đậm trong suy nghĩ của phần lớn người Việt từ già đến trẻ ==> hậu quả là não trạng tự ti, tự nhục, nô lệ, vong nô, vọng ngoại đang hoành hành mạnh mẽ hơn bao giờ hết ==> họa mất nước lần nữa là từ đây chứ đâu?
Nói nhanh cho nó vuông, trong lịch sử thế giới,…dell có quốc gia, dân tộc nào “hiền lành”, “yêu hòa bình” mà tồn tại được đến giờ cả! Cái đấy là chọn lọc tự nhiên rồi: tất cả các bộ lạc, các tập thể, các cộng đồng hay các quốc gia “hiền lành”, “yêu hòa bình” đều đã…biến mất vì bị tụi hổ báo, máu chiến, tham lam, đẻ nhanh hơn làm thịt! Nước Việt ta cũng không phải ngoại lệ, địch mạnh thì hòa mà địch yếu thì tẩn! Thống kê những lần các cụ nhà ta vác quân đi tẩn hàng xóm nhé:
1 – Tẩn Tàu: Tàu là cường quốc ở tầm cỡ thế giới suốt nhiều ngàn năm nay, khỏi phải bàn cãi. Sau hơn 2000 năm chạm trán, ta mất cho Tàu kha khá đất. Tuy vậy, người Việt vẫn tạo được 1 kỳ tích: là láng giềng duy nhất chưa bị người Hán đồng hóa - xuôi cũng như ngược, các ông khác như Đại Lý, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Tây Hạ, Kim, Liêu, Mãn Châu, Khương, Hồ, Hung Nô giờ đều đã thành 1 tỉnh của Tàu (lưu ý Cao Ly-Triều Tiên vẫn cách Tàu vùng Mãn Châu rộng lớn) <== cha ông ta mà “hiền lành” thì Tàu nó nuốt lâu cmnr! So với độ 30 lần nước Việt ta bị Tàu sang tẩn thì ta cũng sang tẩn Tàu sơ sơ…15 lần:
- Thời tiền Lê: Năm 995, cụ Lê Đại Hành cùng hơn 100 chiến thuyền của Đại Cồ Việt đã tiến sang bờ biển nước Tống, đánh vào trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu. Đến mùa hè năm 995, đội hương binh 5.000 người ở châu Tô Mậu (Lạng Sơn) của Đại Cồ Việt lại tấn công vào Ung Châu rồi lui binh.
- Thời Lý: Năm 1022 vua Lý Thái Tổ đã sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh giặc Đại Nguyên Lịch bên Tàu. Năm 1052 thủ lĩnh người dân tộc Tày, Nùng là Nùng Trí Cao đưa quân vượt biên giới đánh Tống chiếm được nhiều châu quận. Năm 1059, vua Lý Thánh Tông cho quân đánh Khâm Châu nước Tống. Năm 1060, châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái đánh vào đất Tống nhằm cứu dân Việt bị bắt trở về. Năm 1076, thấy quân Tống chuẩn bị đánh Đại Việt, tập kết quân lương ở Ung Châu, cụ Lý Thường Kiệt cùng Tôn Đản chia đường thủy bộ tiến đánh vào Khiêm Châu và Liêm Châu của nhà Tống. Ngày 1.3.1076, thành Ung Châu bị hạ sau 42 ngày cố thủ. Số người trong thành Ung Châu bị giết lên đến 58.000, vãi hiền 😲
- Thời nhà Trần: Năm 1241, nhiều toán cướp từ đất Tống thường quấy nhiễu biên giới, vua Trần Thái Tông sai đốc tướng Phạm Kính Ân đem quân vượt biên giới đánh vào hang ổ quân cướp rồi rút về. Năm 1241 đích thân vua Trần Thái Tông đánh sang đất Tống, tấn công nhiều châu, trại. Năm 1242, biên giới có biến, tướng Trần Khuê Bình vượt biên đánh vào lộ Bằng Tường của nước Tống để dẹp loạn. Năm 1266 thủy binh Đại Việt đánh đến tận núi Ô Lôi (Quảng Đông) trong đất Tống nhờ đó phát hiện quân Nguyên có kế hoạch đánh Đại Việt. Năm 1285 lúc này quân Mông Cổ chiếm được Trung Quốc lập ra nhà Nguyên và đưa quân đánh Đại Việt nhưng thua trận phải rút về. Quân Việt truy kích đuổi theo tràn qua cả biên giới vào sâu trong lãnh thổ quân Nguyên ở Vân Nam và Tư Minh. Năm 1313 quân Việt tiến đánh nhà Nguyên ở Vân Động, châu Trấn Yên, sau đó tấn công các xứ Lôi Động, Tri Động và châu Quy Thuận, Dưỡng Lợi. Nhà Nguyên phải cho sứ đến thương lượng quân Đại Việt mới rút lui.
Thời hậu Lê: Năm 1438, thổ quan châu Tư Lang của Đại Việt đem quân đánh hai châu An Bình và Tư Lăng (nay thuộc Quảng Tây), vua Minh phải sai sứ sang nước ta thương thuyết. Năm 1480, tổng binh tri Bắc Bình của Đại Việt là Trần Ao sai Đào Phu Hoán đem 600 quân đánh vào Cảm Quả, chiếm được ải Thông Quang (thuộc Quang Lang, Ôn Châu, Trung Quốc) rồi tiến vào Ban Động.
2 – Tẩn các nước Đông Nam Á: cha ông ta lúc nào cũng thuộc top hổ báo của Đông Nam Á, sau rất nhiều trận chiến các cụ đã nuốt gọn nước Chăm, chén của Đại Lý, Lào kha khá đất, mượn tay Mạc Cửu (người Hoa chạy nạn) nuốt 1/3 nước Cam, thời Minh Mạng suýt nuốt xong cả nước Cam (Tây lông mà suất hiện muộn độ 1-2 trăm năm nữa thì có lẽ nước Cam sẽ theo chân nước Chăm rồi). Thống kê các lần cha ông ta động binh với các láng giềng phía Nam và phía Tây thì...dài lắm, gộp chung với từng nước cho nhanh:
- Với Chăm Pa: ông bạn này (tất nhiên) cũng không hiền lành gì, thời Việt là xứ Giao Chỉ phải làm culi cho Tàu thì Chăm (thời đó là Lâm Ấp) còn mạnh hơn Việt, lâu lâu Lâm Ấp sang cướp phá, Giao Chỉ còn phải cầu viện trung ương (là Tàu) sang cứu. Tình cảnh bắt đầu đổi thay từ khi cụ Ngô Quyền lấy lại giang sơn: nước Việt càng ngày một mạnh hơn và chiến tranh Việt-Chiêm ngày càng dữ dội. Thời Lý và đầu thời Trần thì Việt có vẻ chiếm ưu thế, chén được khá nhiều đất và bắt nhiều người Chăm sang làm nô lệ. Đến cuối thời Trần, Đại Việt suy yếu thì Chăm lại có minh quân là Chế Bồng Nga: quân Chăm chiếm được Thăng Long đến 4 lần, vét sạch của cải và…phụ nữ, vua Trần Duệ Tông sang đánh Chăm cũng tử trận ở Đồ Bàn (trận này Lê Quý Ly – sau này là Hồ Quý Ly – bỏ vua bị vây khốn mà chạy rẽ đất). May cho Đại Việt là trong trận Hải Triều năm 1390, cụ Trần Khát Trân nhờ có tay trong chỉ điểm đã giã pháo đúng thuyền của Chế Bồng Nga và giết được ông này. Sau giai đoạn đó cả 2 bên đều kiệt quệ, tạm ngừng việc binh. Tuy nhiên tính tổng lại thì Việt vẫn chiếm được thêm nhiều đất của Chăm, Chăm về cơ bản chế độ xã hội lỏng lẻo, dân số tăng chậm, đánh thắng được Việt mấy lần cũng chỉ cướp phá rồi về chứ không chiếm được tẹo đất nào. Đến thời Hoàng đế Lê Thánh Tông thì Đại Việt đạt đến đỉnh cao, nhân vụ Trà Toàn (vua Chăm) quấy phá vùng biên + cầu viện nhà Minh ==> Lê Thánh Tông phát động một cuộc chinh phạt Chăm cực kỳ công phu, hoành tráng: huy động 25 vạn quân thủy bộ, tung gián điệp khảo sát vẽ lại bản đồ nước Chăm, ngài còn soạn cuốn Bình Chiêm Sách viết về 10 lẽ tất thắng và 3 việc đáng lo (bây giờ gọi là SWOT Analysys) ==> nước Chăm bị giáng một đòn khủng khiếp: 60.000 người bị giết, hàng chục ngàn người khác bị bắt làm nô lệ, đất nước mất nửa diện tích, nửa còn lại bị chia 3 ==> nước Chăm từ đó không bao giờ gượng dậy được nữa, mãi mãi lệ thuộc Đại Việt và biến mất dần khỏi bản đồ. Vãi hiền lần 2 😲
- Với Ai Lao – Lão Qua – Bồn Man (Lào ngày nay): quan hệ Việt - Lào nhìn chung cũng dell nồng thắm gì, tuy nhiên cái xứ Lào toàn rừng với núi ==> các bộ tộc Lào tìm cách ngừng đánh lẫn nhau để đi đến thống nhất đã đủ oải rồi nói gì đến chuyện đi cà khịa nước Việt. Trái lại, người Việt cũng dell mặn mà gì với cái xứ Lào rừng rú, láo quá thì sang vả cho 1 trận rồi về ==> phần lớn thời gian Lào chấp nhận dưới cơ, thần phục cả Việt lẫn Tàu. Chỉ có đôi lần nhân lúc Việt yếu + được Tàu bơm đểu ==> Lào xua quân sang đánh phá Việt. Và người đã chấm dứt tình trạng bị Lào "dầu nhờn", quấy nhiễu này một lần và mãi mãi cũng lại chính là Hoàng đế Lê Thánh Tông vĩ đại. Năm 1478 ngài phát động một chiến dịch chinh phạt có lẽ là lớn nhất trong lịch sử nước Việt: 23 vạn quân Đại Việt đã... cân luôn liên minh 4 nước bao gồm Lan Xang, Bồn Man, (Lào ngày nay), Lan Na, Bát Bách Tức Phụ (bắc Thái Lan ngày nay), đại quân đã tiến đánh đến tận bờ sông Ava (Miến Điện ngày nay), quân dân 4 nước kia bị thảm sát đến mức mà dân Lào giờ nhắc lại vẫn còn kinh (lại vãi hiền 😲 ). Kết thúc chiến dịch, tiếng tăm Đại Việt vang lừng Đông Nam Á, bốn phương chiều cống, nhà Minh cay mũi lắm nhưng cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt.
- Với Cam: xung đột Việt – Cam bắt đầu từ thời Lý, nước Cam thời đó là Chân Lạp (hoặc gọi tên theo thủ đô là Angkor) có diện tích…gấp 10 lần Đại Việt. Chân Lạp đem quân tẩn Đại Việt 5 lần thua cả 5, sau đó Chân Lạp kiệt quệ và bị Chăm Pa (với sự giúp đỡ của Đại Việt) đánh cho sấp mặt, kết thúc thời kỳ vàng son rực rỡ nhất của Đế quốc Angkor. Giai đoạn sau đó nước Chân Lạp suy yếu thường thần phục Xiêm La (tức Thái Gay ngày nay). Đến năm 1807, sau khi Hoàng Đế Gia Long bên ta thống nhất đất nước và lên ngôi, vua Chân Lạp chán Thái Gay quá rồi nên quay sang xin thần phục triều đình Đại Nam. Đến thời HĐ Minh Mạng, liên minh Đại Nam – Chân Lạp đã đánh bại Thái Gay khi Thái Gay mưu đồ cướp lại Chân Lạp. Sau khi đuổi được quân Xiêm, Đại Nam chính thức bảo hộ Chân Lạp. Việc cai trị trong nước Chân Lạp đều do quan Việt sắp đặt, còn triều thần Chân Lạp chỉ bưng bô điếu đóm. Đến năm 1836, HĐ Minh Mạng dell cần làm màu nữa, đổi luôn tên đất Chân Lạp thành Trấn Tây thành, chính thức sáp nhập vào Đại Nam. Từ đó mỗi lần dân Cam khởi nghĩa là được... tắm máu. Vãi hiền lần 4 😲
Đấy! Cha ông ta mà "hiền lành", "nhược tiểu" thì giờ không biết là chúng ta đang nói chuyện với nhau bằng tiếng Tàu, Chăm, Lào hay Khơ me nhỉ? 😊
Tập 2: Về cái huyền thoại "các cụ chỉ giỏi du kích" và "thuyền lá đánh bại tàu to"
https://www.facebook.com/100000612469990/posts/2028763013820761/



Tìm kiếm Blog này