Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

Nhận xét một chút về 3 nhân vật trong hình 12/1980 tại Hoàng Cung:

Ông mặc áo trắng đứng thứ hai từ trái qua, là Đại sứ Ngô Điền. Người nho nhã trí thức, làm đại sứ lâu nhất (10 năm), am hiểu nhất về dàn Lãnh đạo cấp cao của CPC. Ông là "thầy" kèm cặp Hun Sen từ bộ trưởng ngoại giao thành thủ tướng vang danh thiên hạ. Ngày ông về, ra đi không kèn không trống, Lãnh đạo bạn tránh mặt không tiễn ông.
Ông mặc áo trắng đứng giữa hai nữ bộ đội VN là Heng Somrin - Chủ tịch nước. Ông có tướng rất đặc trưng Khmer, ít nói... Lúc ấy, TC thấy mấy anh mặc thường phục đứng xớ rớ trong Hoàng Cung, tưởng là người CPC nên bắt chuyện chơi hóa ra là dân Thanh Hóa. TC hỏi sao vậy? Ảnh nói: do ổng chưa tin người CPC. Thời gian này, bảo vệ vòng trong vẫn còn là cảnh vệ VN, vòng ngoài là bộ đội VN kết hợp CPC.
Ông mặc áo trắng bìa phải, ấy là Bu Thong - người dân tộc thiểu số. Trong dàn lãnh đạo CPC, ổng là người ly khai với chế độ Khmer Đỏ qua VN sớm nhất, trung thành nhất với VN. Đã lãnh đạo dẫn quân dân huyện Ven Sai tỉnh Ratanakiri chạy sang Kon Tum từ năm 1975. Có điều ít cái chữ nên chỉ dừng lại ở vị trí ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bộ trưởng Quốc phòng.


TC - Có thiệt hông dzẫy mấy cha, rồi nó đi đường nào nhỉ?

Hèn nào lính lác xơ múi chỉ được ba cái đồ vớ vẩn!

"Trong quá trình truy kích địch, quân tình nguyện Việt Nam thu được chiến lợi phẩm đều giao ngay cho bạn. Ngày 26-10-1979, Phó Thủ tướng Đỗ Mười thay mặt Chính phủ Việt Nam bàn giao cho bạn số chiến lợi phẩm do Quân đoàn 3 thu được của Pol Pot ở biên giới Campuchia - Thái Lan gồm: hơn 7.000kg vàng, bạc, đá quý, nhiều hòm đồ trang sức, ngà voi, đồng hồ; hơn 30.000 khẩu súng, gần 6 triỉệu viên đạn và hàng nghìn xe các loại2"

Bài thơ: Cõng vợ

Cõng vợ
Đường xa lắm còn mấy con dốc đứng
Vợ ta say, nó chẳng chịu về
Thì ta cõng trên vai ta bước
Phía sau lưng vòng vọng tiếng khèn bè
Đường xa lắm, vợ ta còn say lắm
Uống rượu thì say thôi, ta cõng vợ về
Ta không cõng ta sợ thằng khác cõng
Ta cũng say ta cõng vợ ta say
Đường xa thế chân ta đang mỏi
Cái vợ trên vai nó cứ hát điệu then
Ừ thì kệ, nó say thì ta cõng
Nó đã cõng trên vai mấy mặt con rồi
Đường xa thế dốc cao mây cuốn
Nhà ta kia lưng lững giữa suối ngàn
Ta cõng vợ ngược dốc cao ngược núi
Ngược bóng đêm sấp ngửa giữa thế gian
Rồi đợi nhé, tuần trăng sau xuống núi
Tuần trăng sau phiên chợ lại có rồi
Đợi khi đó ta say thì vợ cõng
Chân của chồng thành chân vợ....thế thôi
Ảnh và thơ Nguyễn Quang Vinh

TC - "Cái giá sau mùi thuốc súng!"

Các Cựu chiến binh thân yêu cùng Các bạn trẻ!

Đa phần các bạn trẻ ngày nay hiểu đại khái từng có hai cuộc chiến gần đây: Một Chiến tranh Biên giới Tây Nam, sau đó quân Việt Nam vượt biên giới tiến công sang nước Campuchia và Chiến tranh Biên giới Phía Bắc. Vì lẽ đơn giản nhà trường chỉ dạy qua loa cho có lệ, gọi là lịch sử! Tôi không có ý định để lèo lái chính trị, không phân tích sâu cuộc chiến. Mà đơn giản tìm một sự đồng cảm trong tình người, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc mình. Và nói về trách nhiệm của Chính phủ là người thay mặt dân đối xử với những người đã cống hiến, kế thừa truyền thống giữ nước của cha ông.

Thế hệ chúng tôi những người cầm súng trực tiếp chiến đấu trong hai cuộc chiến đó khắc cốt ghi tâm hai ngày cùng trong năm 1979: ngày 07 tháng 1 giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng và ngày 17 tháng 2 chống Trung Quốc xâm lược vào phía Bắc lãnh thổ nước ta. Thời gian thật không chỉ là cột mốc hai ngày này mà kéo dài mười mấy năm từ 1975 đến 1989. Viết đến đây thôi, tôi đã xúc động đến rươm rướm nước mắt, nhớ lại đồng đội của mình đã ngã xuống và những bạn bè cùng chung ngọt xẻ bùi với mình. Những đồng đội trở về, giờ đây họ sống chết ra sao?.
Thiết nghĩ cuộc chiến đã đi qua, trở thành một phần lịch sử. Trong xử lý tình huống và lựa chọn đối sách để giải quyết vấn đề "trong lúc dầu sôi lửa bỏng", có đúng có sai là chuyện thường tình. Chính trị đương nhiên là âm mưu thủ đoạn, nhưng không cần phủ màn huyền bí như đạo giáo. Trung ương Đảng chắc đã mổ xẻ phân tích mổ xẻ trong nội bộ nhưng ở mức độ nào đó, Nhà nước cần công khai cho người dân biết - đó mới là Chính quyên chuyên nghiệp và hiện đại! Để thiên hạ không nghĩ rằng có gì đó khuất lấp, để cho Thế hệ trẻ hiểu cuộc chiến mà ta phải tự vệ, qua đó sẽ ý thức hơn về an ninh Tổ quốc và làm chủ tình thế trong tương lai.

Người đương cuộc "sau MÁU không có HOA HỒNG" như những thế hệ từng tham gia chống Pháp, chống Mỹ. Vì sao?. Các bạn biết đến đâu? - chính là câu trả lời về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến đó. Nói quên thì không hoàn toàn nhưng cố tình lờ đi. Quan hệ ngoại giao tế nhị, nhạy cảm đến độ ấy sao? Liệu ai sẽ tiếp tục cầm súng và bảo vệ cho cái gì? Nếu cha chú của họ mới đây thôi, sau cuộc chiến đã không còn ai nhớ, vinh quang nào cho cái quá khứ hào hùng kia, so với chiều dài lịch sử Dân tộc là còn nóng hổi, mà người ta đã vội quên!.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Tính cách người các tỉnh tại Trung Quốc

trung quoc.jpg
Dương Danh Hy
1. Người Hà Nam
Tỉnh Hà Nam là cái nôi của dân tộc Trung Hoa, trong sáu cố đô của Trung Quốc có ba cái ở Hà Nam. Thế nhưng thanh danh hiện nay rất xấu, các công ty lớn tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng châu, Thâm Quyến đều không muốn thuê dùng người Hà Nam. Đã có câu nói: “phòng lửa, phòng trộm,(đề) phòng người Hà Nam”, thậm chí tại Thâm Quyến đã từng có biểu ngữ “nghiêm khắc đả kích bọn tội phạm Hà Nam”

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Hà Bá đỡ mấy thằng tui khi sắp rơi vào miệng nước tử thần.

Mùa mưa năm 1979, Đại đội 4 chúng tôi đóng quân ở bản Tà Đẹt, ven sông Sê Kông. Đơn vị có một chiến sĩ liên lạc tên Trúc bị bênh sốt xuất huyết. Do Vũ y tá non nghề không biết được - đây là bênh có nguy cơ tử vong cao. Để lính nằm đơn vị một tuần, sau thấy nặng dần, đái ra máu, mới đề nghị Ban chỉ huy đưa đi bệnh viện. Tôi lúc ấy là trung đội phó, mới tập tành biết võ vẽ chèo thuyền nên xung phong một tay chèo, phụ trách viêc đưa bệnh nhân đi viện. Đi gồm có: Tôi, Y tá, Bệnh nhân và một chiến sĩ dân nghề biển giỏi. Chúng tôi mượn thuyền dân về, tổ chức chèo đi, Vũ y tá không biết bơi ngồi giữa, Bệnh nhân nằm trên sàn thuyền, Tôi đứng trước chèo mũi, Chiến sĩ đứng sau giỏi chèo lái.
Mùa nước lớn, nước đục ngầu phù sa, chảy cuồn cuộn. Thuyền chúng tôi xuôi dòng dọc bờ, đến quãng ngả ba sông hợp lưu giữa con sông Sê Kông có nguồn từ Lào và con sông Sre Pốc từ Việt Nam sang. Chỗ nhập chung phía trên, cách thị xã Stungtreng 4 km, rồi chảy vào sông cả Mê Kông. Đến ngả ba, chúng tôi bẻ lái thuyền, cắt ngang sông để qua bờ phía bên kia là Thị xã Stung Treng, nơi có bệnh viện 21 của Mặt trận 579. Tính là nước chảy mạnh, qua đoạn này thuyền trôi xéo dần về phía cuối là vừa…
Ai dè, đến giữa sông, chúng tôi cảm thấy tay chèo càng lúc càng nặng, mũi thuyền chúi thấp dần, nghe tiếng nước sôi rào rạt ngày càng lớn. Chúng tôi ngó dáo dát, nhìn xem đó là hiện tượng gì?. Thì mẹ ơi! trước mắt phía trên gần đó là một lòng chảo nước to gần bằng cái sân bóng mini ngày nay. Không ai nói với ai, rụng rời hồn vía lên mây!. Tôi khản giọng hét với chiến sĩ lái: chèo mạnh tay vào, cố lên, cố lên... Chúng tôi đem hết sức bình sinh chèo thuyền, với tôi đúng hơn là đập mái chèo xuống nước để nâng thuyền lên, rướn tới. Còn chú cầm lái nạy dầm chèo, ráng bẻ hướng thuyền chệch ra khỏi guồng nước. Tai tôi nghe nước ào ào. ù ù, có lúc như lặng thinh, nhìn vào dòng chảo thấy nó xoáy hình trôn ốc, cuộn vào tâm. Khi thuyền bị kéo vào cách mép lòng chảo đâu chừng dăm mét, nghe nước êm ả lạ thường, kinh hoàng không thể tả!.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Đồ tể Hitler gặp lang băm Morell

Đơn cả nhơn vật lịnh sử Hitler, vừa hít vừa le, quá tài khỏi nói!.
Nhưng xui, Hitler tin tuyệt đối tên bác xỹ Morell lang băm, không ai dám cản. Bác xỹ chi mà ở dơ, người hôi như cú, người ta xì xầm thì Hitler bảo vệ: “Tôi không thuê ông ta để ông ta xức nước hoa, mà để chăm sóc sức khỏe cho tôi”. Còn hắn đáp trả trắng trợn: “Tôi tiêm cho ông ấy thứ ông ấy cần”. Hắn tiêm cho Hitler, trên dưới 10 mũi một ngày, đến mức mà trùm mật vụ Goering cũng giật mình và gọi ông Morell là “thần tiêm đế chế Đức”.
Hắn chuyên độ chế thuốc hầm bà lằng, thử nghiệm ngay trên tính mạng Quốc trưởng. Hắn cho Hitler uống trên dưới 100 loại thuốc mỗi tuần. Cho ống cả "biệt dược" được điều chế bằng phân người nên Hitler ngày càng run rẩy, lú lẫn điên khùng. Chính sự mù quáng của Hitler, góp phần làm cho Đế chế Đức cuốc xã sớm tiêu vong.
TC tóm tét từ Hồ sơ bệnh án của trùm phát xít Hitler

ThS Cạo tự cấp mề đay chữ giun và làm tiền đạo trên mặt trận ngoại giao.

Chấp hết! Ai có cái mề đay chữ giun sớm nhất như đồng chí Cạo?
Hồi đó, ông Cục Chính trị hỏi: đồng chí họ tên, đơn vị gì... để phiên dịch ghi vào giấy chứng nhận.
Thượng sĩ Cạo nói: khỏi đi anh để em tự ghi cũng được. Đúng là tên Cạo, tự tin ghê thiệt, thay mẹc chính phủ CPC tự cấp cho mình luôn. há há.

Giờ giàu rồi, có dịp qua CPC lão đòi đồng chí Hun phát cái treo lủng lẳng mạ vàng thiệt mới chịu, không thì kiện lên LHQ.

Chiện hậu chiến trường K

Có ông nhận quyết định ra quân, từ rừng về ở Siêm Riệp nằm chờ xe, nơi có đền Angkor nổi tiếng thế giới. Không dám đi tham quan, cố giữ cái gáo tuyệt đối an toàn để về đất mẹ...
Có ông về rồi nhưng lạc lõng, mặc cảm vì không nghề ngỗng, xin nhập lại hộ khẩu ở quê cũng khó. Phải cuốc đất cực quá, quay trở lại K đánh Pốt kiếm cơm ké với anh em !.....
.....
TC

Bài học đau lòng, nhiều người mất mạng chỉ vì thùng lương khô

Theo người bạn thuộc sư 968 kể:
Trong lúc, quân VN đang đánh nhau ở CPC thì đơn vị ông bạn làm nhiệm vụ chốt chặn ở một tỉnh Hạ Lào. Một ngày nọ, Quản lý (người lo hậu cần cho đơn vị) phát hiện trong kho bị mất lương khô nên bí mật theo dõi... Mới phát hiện ai đó đã lén lấy, chôn dấu ở mé rừng gần đơn vị. Tay quản lý chơi ác, bí mật gài kíp nổ dưới thùng lương khô. Vài ngày sau, người lấy cắp ra moi lên để ăn lén một mình thì nổ, bị thương đơn vị đưa đi bệnh xá cấp cứu.
Vết thương tạm ổn, bệnh xá trả người về lại. Đơn vị họp hội đồng quân nhân kiểm điểm "lên bờ xuống ruồng" và bình xét kỷ luật đương sự. Phần thì bị thương, phần thì bị sỉ nhục, quân nhân đó quá oán hận nên trốn chạy ra rừng, gia nhập nhóm phỉ Lào. Một thời gian, hắn lên làm trùm phỉ, lấy hai con vợ Lào. Hắn tuyên bố với dân: Chỉ trừ ông bác sĩ ân nhân, còn lại bắn tuốt, bất kể là ai.
Xe chở đồ tiếp tế cho đơn vị thường bị phục kích cướp đồ, bộ đội đi lẻ tẻ thì bị bắn tỉa. Vì hắn là người cùng nội bộ, rất rành quy luật hoạt động của bộ đội ta nên nhiều đồng đội đã bị chết oan Đơn vị truy quét nhiều lần, không tiêu diệt được do bọn phỉ ẩn tránh trong núi rừng xa xôi hiểm trở... Sau đó, đoàn Chinh trị cấp trên về đơn vị, tổ chức họp kiểm điểm, xử lý kỷ luật về chuyện này...

TC

Tìm kiếm Blog này