Mùa mưa năm 1979, Đại đội 4 chúng tôi đóng quân ở bản Tà Đẹt, ven sông Sê Kông. Đơn vị có một chiến sĩ liên lạc tên Trúc bị bênh sốt xuất huyết. Do Vũ y tá non nghề không biết được - đây là bênh có nguy cơ tử vong cao. Để lính nằm đơn vị một tuần, sau thấy nặng dần, đái ra máu, mới đề nghị Ban chỉ huy đưa đi bệnh viện. Tôi lúc ấy là trung đội phó, mới tập tành biết võ vẽ chèo thuyền nên xung phong một tay chèo, phụ trách viêc đưa bệnh nhân đi viện. Đi gồm có: Tôi, Y tá, Bệnh nhân và một chiến sĩ dân nghề biển giỏi. Chúng tôi mượn thuyền dân về, tổ chức chèo đi, Vũ y tá không biết bơi ngồi giữa, Bệnh nhân nằm trên sàn thuyền, Tôi đứng trước chèo mũi, Chiến sĩ đứng sau giỏi chèo lái.
Mùa nước lớn, nước đục ngầu phù sa, chảy cuồn cuộn. Thuyền chúng tôi xuôi dòng dọc bờ, đến quãng ngả ba sông hợp lưu giữa con sông Sê Kông có nguồn từ Lào và con sông Sre Pốc từ Việt Nam sang. Chỗ nhập chung phía trên, cách thị xã Stungtreng 4 km, rồi chảy vào sông cả Mê Kông. Đến ngả ba, chúng tôi bẻ lái thuyền, cắt ngang sông để qua bờ phía bên kia là Thị xã Stung Treng, nơi có bệnh viện 21 của Mặt trận 579. Tính là nước chảy mạnh, qua đoạn này thuyền trôi xéo dần về phía cuối là vừa…
Ai dè, đến giữa sông, chúng tôi cảm thấy tay chèo càng lúc càng nặng, mũi thuyền chúi thấp dần, nghe tiếng nước sôi rào rạt ngày càng lớn. Chúng tôi ngó dáo dát, nhìn xem đó là hiện tượng gì?. Thì mẹ ơi! trước mắt phía trên gần đó là một lòng chảo nước to gần bằng cái sân bóng mini ngày nay. Không ai nói với ai, rụng rời hồn vía lên mây!. Tôi khản giọng hét với chiến sĩ lái: chèo mạnh tay vào, cố lên, cố lên... Chúng tôi đem hết sức bình sinh chèo thuyền, với tôi đúng hơn là đập mái chèo xuống nước để nâng thuyền lên, rướn tới. Còn chú cầm lái nạy dầm chèo, ráng bẻ hướng thuyền chệch ra khỏi guồng nước. Tai tôi nghe nước ào ào. ù ù, có lúc như lặng thinh, nhìn vào dòng chảo thấy nó xoáy hình trôn ốc, cuộn vào tâm. Khi thuyền bị kéo vào cách mép lòng chảo đâu chừng dăm mét, nghe nước êm ả lạ thường, kinh hoàng không thể tả!.
Mãi một lúc sau, thuyền lơi ra, dạt dần xa cái lòng chảo ác quỷ hung tợn đó, chúng tôi mới tin chắc là mình còn sống, kỳ diệu thay, sự nổ lực vô biên được đền đáp. Chúng tôi có cơ may sống sót là nhờ cắt ngang phía dưới dòng xoáy. Mặt khác nhờ chiến sĩ chèo lái có sức khoẻ, tay chèo quá cứng cựa. Nếu không nó sẽ lôi thuyền vào tâm lòng chảo, nhận bọn tôi xuống đáy sông vài chục mét chiều sâu, rồi đẩy ra xa, xác bọn tôi nổi lên cách đấy phải bốn, năm trăm mét không chừng. Tôi nhận đinh nếu bị lật chìm, khả năng sống sót là 10% cho chiến sĩ giỏi sông nước duy nhất nói trên. Ba thằng còn lại sau đó xác nổi lềnh bềng, nếu dân không vớt thì làm mồi cho cá rỉa.
Thế rồi chúng tôi đưa bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu sống được. Qua lần ấy, chú chiến sĩ liên lạc ấy bị bệnh tái phát lần hai, không cứu được nên đã chết.
Thế rồi chúng tôi đưa bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu sống được. Qua lần ấy, chú chiến sĩ liên lạc ấy bị bệnh tái phát lần hai, không cứu được nên đã chết.
Sau, hỏi dân mới biết là dân không bao giờ họ chèo thuyền vào mùa mưa qua chỗ đó. Chúng tôi lính tráng quen kiểu trên rừng dưới nước, muốn cắt đi đâu thì đi, có biết gì đâu.
Cái sống và cái chết, không thể và có thể, đôi khi với thằng lính chỉ là sợi chỉ mong manh!. Tôi, một thằng vô thần nhưng có số luôn được Bà thương tình nâng đỡ, có lẽ vì hắn chưa bao giờ làm điều ác với dân. ha.ha…
Cái sống và cái chết, không thể và có thể, đôi khi với thằng lính chỉ là sợi chỉ mong manh!. Tôi, một thằng vô thần nhưng có số luôn được Bà thương tình nâng đỡ, có lẽ vì hắn chưa bao giờ làm điều ác với dân. ha.ha…
Hình vị trí ngả 3 sông: