Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Kỷ niệm nhớ đời: Thoát chết nhờ cái thắng đĩa!.

Cách nay khoảng 26 năm tại thị trấn Bắc Hà, Kon Tum
Bữa đó giữa trưa, lão xong việc đang boong boong xe máy về trên đường vắng, đến gần một ngả tư không có đèn xanh đèn đỏ. Thấy từ xa có một chú chạy xe máy từ chợ ra, định băng qua đường, thấy xe mình nên thắng lại chờ. Lão thấy vậy nên giữ nguyên ga chạy tiếp tầm 65 km/h (chưa hết ga), thì không ngờ, bỗng nhiên chú ấy rồ ga qua đường.
Khoảng cách chừng 10 mét, nếu lão thắng gấp sẽ bị té nặng (có khi vỡ gáo). mà biết né sao đây? nên mình vẫn giữ xe thẳng hướng. Thắng hai thắng, chân trước tiếp liền tay, độ vừa gấp như thói quen. Khi đến gần sát thì chân đè, tay bóp mạnh, 2 thắng bó phanh luôn. Xe xịch lết tới, vừa chạm nhẹ vào hông xe chú ấy, thì xe mình mới nghiêng. Lão chống chân kịp nên xe không đổ ra đường, hai bên ngó nhau rồi chạy tiếp. Hai tay mình tê rần, ê buốt đến tận vai.
Trên đường về, sau khi hoàn hồn mình mới rút ra kinh nghiệm: Chú kia qua đường là do thấy thẳng đầu xe mình, nên không biết xe đang chạy nhanh. Còn không tung nhau là do mình xử lý bình tĩnh và nhờ cái thắng đĩa bánh trước mới được vậy. Và bài học: dù là xe đang chạy nhanh nếu hai bánh xe thẳng hướng, tay kềm chắc ghi đông thì yên tâm thắng gấp. Nhưng phải cả hai thắng và nhớ xe đang rẽ cua thì thắng trước nhẹ thôi, nếu không xe sẽ bị sạt bánh, té.
Ảnh con ngựa cứu chủ mấy lần:

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Huệ đọ tề!

Nước Huệ, đến cái tiếng còi xe cũng phải bấm theo nhạc, theo nhịp điệu mới mang bản sắc riêng của Huệ.
Người con gái mặc tà áo dài, nghiêng che vành nón lá chưa phải là gái Huệ, cứ phải gắn thêm cái sừng thì mới chính xác là gái nước Huệ đọ tề.
(Trần Thái Trung)

Thấy cô bé này, vui hay buồn?

TC xem fanpage aFamily.vn có tấm ảnh cô bé ở nước ngoài dưới, với dòng: Con gái đẹp nhất lúc ngủ. 
Nhiều người chia sẻ và thả mặt cười. Còn bạn thấy sao?.

Ảnh trên mạng:

Dân quèn chết cũng có ban tổ chức và điếu văn hẳng hoi !.

Năm kia ở cuối khu phố lão trọ, 2 đêm nghe kèn đám ma ò í e. Tới đêm thứ ba nghe loa nói bài bản, giọng cách mệnh bắc cờ. Mình tưởng chỗ mình có nhà quan nào mất?. Thì loa: trân trọng giới thiệu ban tổ chức tang lễ, tiếp theo là điếu văn. Lão lắng nghe thử, hoá ra: cụ ông có công sinh thành dưỡng dục cán bộ, từ Bắc vào Nam góp phần cho quê hương đất nước... Ban tổ chức có lãnh đạo khu phố (hehe) và đại diện hội (không nhớ là nông dân hay phụ nữ chi đó) vì con ông mất phụ trách đoàn thể phường. Sáng hôm sau, kèn trống đưa hòm đi chôn. Lão tò mò đón coi hoành tới đâu? thì nhỏn mỗi chiếc xe 4 bánh đi tiễn... 
Rất tiếc, tối đó lão dùng cái điện thoại cùi bắp ghi âm tiếng quá nhỏ chứ không các bạn nghe tức cười lắm!

Lính chết, thảm lắm người ơi !

Biết bao binh lính và sĩ quan hy sinh trong cuộc chiến. Chết là khiêng và lấp. Thậm chí bộ phận vận tải tử sĩ chẳng hỏi đó là ai? Nên anh em phải thủ sẵn cái lọ penicelin ghi tên họ, quê quán bỏ vào túi. Chẳng kèn trống, tổ chức điếu văn chi ráo dù là cho tập thể. Ngày nay, nhà quan rảnh quá "phú quý sinh lễ nghĩa", làm hao tiền tốn của, mà không ít người trước đó đã bòn rút của dân rồi. Xem tiếp câu chuyện::
____________

Con top Viet Nam ngop hơi !!!!
Bản thân lính tráng chúng tôi rất ngại chuyện khiêng thương binh, tử sỹ qua các phum Campuchia. Khiêng trong rừng thì thế nào cũng được. Lính mình biết với nhau. Khiêng qua phum, dân nhìn vào, chẳng ra thể thống gì. Thương binh thì máu me dính đầy ra võng. Mà đã qua phum thì phải dừng lại nghỉ, bởi ở phum có nhiều bóng mát. Tất nhiên, qua phum Campuchia đâu phải như qua làng Việt. Chúng tôi không dám vào nhà dân. Bởi nhà nào cũng có anh em, họ hàng, con cháu,… tham gia quân đội Pol Pot. Hơn nữa, dân Khmer không cởi mở như dân mình. Xin miếng nước còn khó chứ đừng nói đến giúp đỡ này nọ. May lắm là có dịp ngồi lại, giở cơm nắm ra ăn , dân dòm ngó xem " con tóp" ăn gì . có gì đâu toàn muối rang với cá khô vừa ăn vừa xấu hổ. Vì thế, sau này, lính tráng bảo nhau, qua phum, kiên quyết không dừng. Dù đói, dù khát, cứ đi thật nhanh qua rồi mới tính chuyện nghỉ.

Bài học nào cho Việt Nam từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979?

Trên Vnexpress vừa có bài viết “Bốn bài học từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979” trong đó dẫn phát biểu của một số người là tướng lĩnh và học giả phân tích về những sai lầm của Việt Nam trong thời kỳ đó.
Lần đầu tiên báo chí chính thống có một bài viết như vậy về những sai lầm trong chính sách của Việt Nam thời kỳ 1979, thế là đáng khen. Mặc dù ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao đã viết về những điều này từ lâu rồi trong hồi ký của Ông.
Theo tôi sai lầm lớn nhất – đúng như phân tích trong bài viết – là đã để mất cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ do đòi hỏi không đúng lúc về bồi thường chiến tranh.
Sai lầm thứ hai như các học giả phân tích trong bài viết là ngả hẳn vào Liên Xô và trông đợi quá nhiều vào khả năng của Liên Xô trong việc bảo vệ Việt Nam.
Riêng về việc VN đánh Khmer Đỏ và chiếm đóng Campuchia thì tôi cho rằng có sai lầm nhưng không đồng ý với phân tích nêu trong bài viết rằng đó là sai lầm “không làm cho thế giới biết nên bị vu là xâm lược”.
Đúng là có thể một bộ phận thế giới “không biết” thật nhưng không nhiều và không đóng vai trò quan trọng, còn đa số các nước có tầm ảnh hưởng lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật và các nước Phương Tây khác họ biết thừa là Pol Pot đã gây ra những tội ác khủng khiếp như thế nào ở biên giới Việt Nam – Campuchia và Việt Nam ở cái thế buộc phải tiến công để tự vệ, và thừa cơ thì “giải phóng” luôn Phnom Penh.
Như vậy là các nước này cố tình không biết chứ không phải không biết thật. Họ cố tình không biết vì thời kỳ ấy vẫn còn chiến tranh lạnh, Liên Xô là đối trọng đấu tranh của họ, VN bị họ coi là con bài của Liên Xô nên họ coi mọi ảnh hưởng của Việt Nam ở khu vực cũng là ảnh hưởng của Liên Xô và họ chống lại các hành động đó.

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt: 'Chúng ta đừng ru ngủ mình'

Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với báo Quốc Tế về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...

ongkiet-1348651818_480x0.jpg
Ông Võ Văn Kiệt. Ảnh: Tuổi Trẻ
- Là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông suy nghĩ gì về sự kiện này?
- Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây hàng chục năm, chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là, tôi mong chiến tranh thực sự phải thuộc về quá khứ - một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
- "Khép lại" là một khái niệm không đơn giản?
- Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.
- Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó?

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Lính mộng du

NHỮNG ÂN NHÂN CỦA ĐỜI TÔI
NGUYỄN VĂN CỦA ( trích trong mùa chinh chiến ấy )
Hàng ngày, tôi thường xuống hồ tập bơi. Bởi nhiều tin lính chết đuối từ các đơn vị khác dội về. Năm nào trung đoàn tôi cũng có vài người chết đuối. 
....
Một đêm, đang ngủ trên đỉnh đồi, tôi bỗng nghe thấy tiếng kêu. Không biết là tiêng mang tác hay tiếng người gọi. Tôi định thần lại thì nghe thấy có tiếng người kêu rất xa. Tôi nhìn thấy ở dưới hồ có hai đứa trẻ đang bị đuối nước. Hai chị em. Đứa chị chừng 9 tuổi. Đứa em chừng 6-7 tuổi. Hai chị em đang chìm trong nước. Chúng kêu gào khóc lóc, đưa tay lên vẫy. Xung quanh, mặt nước đen ngòn, sóng vỗ mạnh. Hai chị em chấp chới giữa hồ. Tôi vội vùng dậy, chạy một mạch từ ngôi nhà trên đỉnh đồi xuống . Chạy hết sức nhanh. Nhất định cứu được hai chị em. Nhanh lên, không chúng nó chết mất. Tôi vừa chạy đến chân đồi, thấy anh nuôi Nguyễn Văn Của, người Bình Định, đang bê rổ gạo đi vo. Cạnh đó, bếp lửa đang cháy. Của hỏi tôi:’’ Đồng hương chạy đi đâu thế?’’-‘’ Cứu người chết đuối. Hai chị em đang chết đuối ngoài hồ kia kìa!’’-tôi vội nói.’’Ngoài hồ nào? Bây giờ mới 4 giờ sáng. Làm gì có ai ngoài đó?’’-Của nói.-‘’ Thật mà. Có người chết đuối!’’-tôi gạt Của sang bên. Nhưng anh tóm tôi lại. Của đẩy tôi xuống bao tải măng, dùng hai bàn tay ướt xoa vào mặt tôi. Lúc đó tôi chợt bừng tỉnh. Nhìn ra xung quanh, tôi thấy trời tối đen như mực. Chỉ bếp lửa mới nhóm là sáng. Tôi biết mình vừa tỉnh cơn mơ. Nếu không gặp Của lúc ấy, có lẽ tôi đã lao ra, nhảy thẳng xuống hồ và…chết đuối . Chết trong lúc mộng du. Chết kiểu này không biết có đau đớn không?
Cả ngày hôm đó, tôi như người mất hồn. Không làm được gì hết. Máy móc giao hết cho Thành. Tôi cũng không dám ra ngoài, không dám nhìn xuống hồ. 
.....
Trích từ: 
https://www.facebook.com/375707592849530/photos/a.377042146049408/656300328123587/

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Con top Viet Nam ngop hơi !!!!


Bản thân lính tráng chúng tôi rất ngại chuyện khiêng thương binh, tử sỹ qua các phum Campuchia. Khiêng trong rừng thì thế nào cũng được. Lính mình biết với nhau. Khiêng qua phum, dân nhìn vào, chẳng ra thể thống gì. Thương binh thì máu me dính đầy ra võng. Mà đã qua phum thì phải dừng lại nghỉ, bởi ở phum có nhiều bóng mát. Tất nhiên, qua phum Campuchia đâu phải như qua làng Việt. Chúng tôi không dám vào nhà dân. Bởi nhà nào cũng có anh em, họ hàng, con cháu,… tham gia quân đội Pol Pot. Hơn nữa, dân Khmer không cởi mở như dân mình. Xin miếng nước còn khó chứ đừng nói đến giúp đỡ này nọ. May lắm là có dịp ngồi lại, giở cơm nắm ra ăn , dân dòm ngó xem " con tóp" ăn gì . có gì đâu toàn muối rang với cá khô vừa ăn vừa xấu hổ. Vì thế, sau này, lính tráng bảo nhau, qua phum, kiên quyết không dừng. Dù đói, dù khát, cứ đi thật nhanh qua rồi mới tính chuyện nghỉ.

Qua thời gian tỉnh mộng, bói không ra ai là tư bản dân tộc?.

Ai thấy chỉ cho tôi rửa mắt. TC nghĩ ngày xưa thì có, nay thì không. Vì nước ư, nghe mỹ miều quá, sặc mùi mỵ dân! 
Tư bản chỉ yêu tiền thôi. Có thể trong thâm tâm họ, ban đầu có thiện ý đó nhưng vào vòng xoáy hổn loạn của chính trị - kinh tế Việt Nam nên đã thay đổi dần... Mà không nhanh tay, quan to đỡ đầu không còn ghế, chính sách thay đổi thì thằng khác nó đớp mất!..Rồi tự biện hộ: có làm giàu cho mình, tích tụ thật nhiều tiền bằng đất đai, mới có điều kiện lo cho người lao động, góp phần đẩy nền kinh tế đất nước đi lên.
Chuẩn của TC đơn giản: Ai làm gì có lợi cho người dân tiêu dùng, đấy là yêu nước. Còn không hãy cứ làm giàu, khỏi cần bày trò từ thiện, đừng nói phét! Người nghèo cũng thơm lây, tự hào nước Việt có triệu phú, tỷ phú đô la mà!?.
- Cảm tưởng, nhân xem cái stt của ông Lưu Trọng Văn: Vì sao gã né công kích Phạm Nhật Vượng?.
Lão chả là gì, tư duy cũ rích, tầm thấp như ngọn cỏ. Nên cũng nghĩ ông LTV sao hiểu ý đồ, chiêu thức của các đại gia có số má. Hãy để đám trẻ, các nhà kinh doanh tầm cỡ bàn về tư bản. Còn mình viết văn về nhân tình thế thái và vấn đề: dân tộc này sẽ đi về đâu, thì hay hơn!.
Gọi đích danh là tư bản đỏ.

Tìm kiếm Blog này