Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Khái quát về đạo Cao Đài

Giới thiệu khái quát về đạo Cao đài
Tòa thánh Cao đài Tây Ninh
     Đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà Nguyễn tăng cường áp bức bóc lột, vơ vét tài nguyên, đàn áp nhân dân để phục vụ lợi ích của chúng. Cuộc sống của nhân dân lao động, đặc biệt là người nông dân Nam bộ bị bần cùng hoá, phải đi làm thuê, làm mướn. Các cuộc đấu tranh của nhân dân đều thất bại. Bất lực trong cuộc sống, khủng hoảng về tư tưởng, đồng thời các tôn giáo và đạo lý đương thời bị suy thoái đây là tiền đề và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của đạo Cao đài.
            Phong trào Thông linh học của phương Tây phát triển nhanh tại Nam bộ, tạo thành phong trào cầu cơ, chấp bút gọi tắt là “cơ bút”. Trong các đàn cơ này, có hai nhóm chính hình thành đạo Cao đài. Nhóm thứ nhất do ông Ngô Minh Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa thuộc các nhóm Ngũ chi Minh đạo. Nhóm thứ hai gồm ba ông: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc tổ chức xây bàn cầu cơ nhằm mục đích giải trí.
Đến ngày 12/2/1926, trong một bài cơ Đức Thượng đế đã phán dạy hai nhóm cơ bút thống nhất hình thành đạo Cao đài. Ông Ngô Minh Chiêu được Thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao đài.

Hộ pháp đạo Cao Đài Phạm Công Tắc đi xích lô.

Về nhà sau lễ vào nửa đêm tháng 07 năm 1948. Nơi ông ở là căn biệt thự trong khu vực Thánh thất Cao Đài Tây Ninh.
Trông rất mắc cười nhưng đạo của họ là vậy!
Ông là hộ pháp duy nhất, giáo chủ ở cõi trên còn ông là số một dưới cõi thế Người có công hàng đầu trong việc đặt nền tảng cho một tôn giáo. Tìm hiểu triết lý của đạo và đời sống của người theo đạo có những điều đáng khâm phục...

Cạo cắn linh tinh... 5



Nấm mộ ông Thầy Quảng

BS Trần Nguơn Phiêu 

Trong số báo Xuân Ất Dậu 2005 của Thế Kỷ 21, tác giả Trần Đông Phong có bài “...Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm”. Trên hai trang 95-96, tác giả tường thuật về việc Bộ Trưởng Bộ Kiến Thiết, Hoàng Hùng, năm 1956, đã nhận được chỉ thị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cho sửa sang “đàng hoàng tươm tất” một nấm mộ vô chủ ở vùng Cái Tôm, Cao Lãnh. Người phụ trách việc trùng tu đã được các bô lão địa phương cho biết, đó là ngôi mộ của Phó bảng Huy, được chôn cất từ năm 1929.

Thật ra, Bộ trưởng Hoàng Hùng không phải là người đầu tiên đã đứng ra sửa sang lại ngôi mộ này. Dân địa phương cũng đã biết từ lâu gốc tích của người nằm dưới mộ, được gọi là ông Thầy Quảng. Thân hào nhân sĩ thông hiểu sự việc gọi: đây là mộ thân sinh ông Nguyễn Ái Quốc.

Người viết bài này vốn thuộc vùng Cao Lãnh, muốn nhân cơ hội, góp thêm vài chi tiết liên quan đến nấm mộ mà một số người đã tưởng là vô chủ. Bài viết có thể sẽ không làm vừa lòng những người hiện nay đang tô rồng vẽ phượng để mong xây dựng một loại triều đại Hồ Chí Minh, nhưng mong rằng đây là một vài dữ kiện để làm tài liệu cho các nhà biên khảo trong tương lai.

Thích Chân Quang trả lời sao về việc nhận ông Hồ là bác ruột?

Thợ cạo và không ít người bán tín bán nghi khi được biết TCQ nhận là cháu ruột của ông Hồ. Ông họ Thích tuy không nói, nhưng đại diện dòng họ Hồ nói thay, TCQ cười và cảm ơn thì rõ là tin từ mình mà ra. Hầu hết người viết dựa vào nguồn này.
Tôi không tìm thấy bất kỳ nhân chứng nào ở Cao Lãnh, Sa Đéc nói cha ông Hồ có vợ con ở đây. Con người chứ đâu phải cái kim bị mất tìm không thấy? Xem ở trang Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc thì một số người lên tiếng nhận công đùm bọc cũng không đề cập chuyện này.
Nói mà không ai xác nhận, đồng nghĩa với số không.
Dưới đây là lời kể của BS Trần Nguơn Phiêu, một người có gốc gác họ hàng liên quan cụ Nguyễn Sanh Huy ở Cao Lãnh. Ông viết khá chi tiết về cuộc sống của Cụ và diễn biến nơi đây cho đến lúc mất. Thử hỏi lúc ấy "vợ, con" ở đâu mà không có mặt trong đám tang? Gì thì gì "nghĩa tử là nghĩa tận", không ai ép buột hay đe doạ gia đình ông. Phải chăng Thích Chân Quang thích toả sáng mà tâm không thật, nhận vơ như người đời thường nói "thấy người sang bắt quàng làm họ"?
.....
https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/s-t-u-v/tran-nguon-phieu/nam-mo-ong-thay-quang?

Mộ cụ Nguyễn Sanh Huy ở Đồng Tháp


Cách tổ chức yếu kém, kệch cỡm ở một giải quốc tế.

Lão cạo nhận xét sau khi coi lại cái buổi khai mạc Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV cup Tôn Hoa Sen 2019.
- Nó là giải mời các câu lạc bộ ở nước khác đến để đấu vừa tầm chơi với tuyển VN. Thế nào người ta cũng nhường nhịn để VN cũng ẵm cái giải á quân cho hả hê.
- Một giải thể thao chẳng giống ai, khu vực quan chức chiếm không gian rộng, ghế ngồi trang hoàng như đám hội, hoa hè,.. có bảng tên từng quan chức. Tiếng là phục vụ dân nhưng dân thì chen chúc còn quan thì ngồi vênh mặt.
- Mở màn chương trình bằng văn nghệ Đông - Tây có nhảy, múa, hát bài chòi.
- Phần giới thiệu rườm rà như bỗn cũ: kính thưa một lô xí xông các quan chức. Đến ba ông phát biểu và các ông khác trao kỷ niệm chương để ai cũng có phần danh.
- Một giải thể thao dành cho phái nữ nhưng chẳng thấy đưa vai trò phụ nữ lên trong khâu tổ chức dù là lấy lệ, ở trong nước lẫn khách mới quốc tế.
- Có lẽ phía các đoàn quốc tế cũng chả thắc mắc gì vì họ đến để được vui chơi miễn phí. Ngân sách nhà nước nước đổ ra một đống tiền của dân, để lại tiếng chê cười của người đời.

VN đẻ ra cái bộ thập cẩm có tên Văn Thể Du, nghĩ rất đúng!

Chém vè ở miền Tây, nam nữ cũng thọ thọ bất thân!.

Quê mình ở miền Trung, nhỏ có nghe nên biết được ít nhiều về hầm do cơ sở đào cho mấy ông VC ẩn nấp gọi là nằm hầm bí mật. Khi về sống ở miền Tây, thấy cảnh quan lạ lẫm... Nhớ chuyện xưa, nên có lần hỏi ông nguyên là bí thư huyện uỷ:
Chém vè vùng sông nước đất thấp, hoạt động ở trong dân thì trốn ở đâu vậy Bác?
Ổng kể: Khi bị địch càn, ai ở chỗ sông nước thì lặn xuống nước, núp lục bình, cây cỏ dại. Ai đang ở trong dân thì trốn vào cái lu hoặc cái hầm đặt âm dưới đất, kéo nắp đậy lại. Họ làm những tấm đan bê tông ghép lại hình chữ nhật như cái kim tĩnh chôn người chết. Rồi trét xi măng kỹ mạch, quét thêm dầu hắc chống thấm, xong chôn xuống đất. Khi đụng chuyện nhảy vào, nam nữ ở riêng. Chứ bịt bùng mà nam nữ sống chung, mùi của nữ khó chịu, lâu chịu không nổi đâu!, Chú à.
Mình địa thêm: Đúng vậy, phải "nam nữ thọ thọ bất thân", ở quê con, mấy ông VC cũng kiêng cữ đờn bà dữ lắm! Bác ơi!...
Hình dân trục 2 cái "hầm" bí mật lên, tặng bảo tàng Tiền Giang.

Về cái chết người thân quen và nghĩ về cách trói "thúc ké".

Ám ảnh lúc nhỏ trong chiến tranh:

Hồi nhỏ chừng 5-6 tuổi ở quê, nghe tin ông Dượng (chồng cô Bảy em Cha) bị lính Nghĩa quân phục kích bắn chết nên mình đi xem. Tới nơi, thấy trên con đường vào ấp chiến lược, một xác bị nát bấy người, thịt bị phá ra, lỗ to gần bằng khu chén. Trẻ dân quê thời ấy đã biết là do đạn của súng tiểu liên Tam sông (Thompson). Trong hoàn cảnh: Dượng lén về trong đêm để hoạt động kinh tài, tức là móc nối dân, quyên góp gạo muối... để nuôi quân trên rừng.
Sau này, VC lôi kéo đứa con trai đầu của cô Bảy, mới chừng 17 tuổi căm thù địch, nối tiếp truyền thống, nhảy lên núi. Tham gia bộ đội địa phương để trả thù cha, rồi chết trong một trận đánh cũng tại quê nhà...
Tiếp theo - mới sáng nọ, mình nghe hàng xóm xôn xao nên chạy ra ngã ba giữa đường với bờ ruộng. Thì thấy một xác chết là ông... ở cách nhà mình hai miếng vườn nhà bà con. Mình thấy vết đạn và máu rỉ ra ở mang tai. Hai ngón chân cái có dây buột lại với nhau, lúc ấy quá nhỏ nên không nhớ chắc, nếu có thì mình không biết sao phải cần vậy. Có một mảnh giấy viết tay đặt trên người (sau này, biết

Mười mấy con M113 dàn hàng ngang làm cái giống dzề?

Tìm kiếm Blog này